TIẾT 105 -106 :SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thưc ,giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt truyện ,phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập tương phản và tăng cấp.
B/CHUẨN BỊ:
- GV: Bài soạn, tranh ảnh minh hoạ.
- HS: Soạn kĩ bài, đọc kỹ truyện.
C/ NỘI DUNG LÊN LỚP.
*KIỂM TRA.Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
*BÀI MỚI.
GV giới thiệu bài:
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 105 -106 :sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thưc ,giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt truyện ,phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập tương phản và tăng cấp. B/chuẩn bị: - GV: Bài soạn, tranh ảnh minh hoạ. - HS: Soạn kĩ bài, đọc kỹ truyện. C/ Nội dung lên lớp. *Kiểm tra.Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs *Bài mới. GV giới thiệu bài: I) Đọc -Tìm hiểu chung. - HS đọc phần Tiểu dẫn SGK - Nêu những nét chính về tác giả ,tác phẩm? - GV chốt ý cơ bản. 1.Tác giả ,tác phẩm. -Phạm Duy Tốn (1883-1924) Quê Thường Tín ,Hà Tây. - Truyện ngắn “Sống chết mặc bay”viết tháng 7/1918. GV hướng dẫn đọc: Gvđọc mẫu,Hs đọc tiếp, GV Nhận xét uốn nắn. HS xem chú giải từ khó. 2- Đọc – Tìm hiểu từ khó. * Đọc. * Tìm hiểu từ khó Cho biết văn bản kể về sự việc gì? Nhân vật chính là ai? +Vỡ đê +Quan phụ mẫu . Sự kiện và nhân vật đó được tổ chức trong một cốt truyện gồm ba phần nội dung : - Cảnh đê sắp vỡ. -Cảnh trên đê và cảnh trongđình. - Cảnh đê vỡ. Tương ứng với ba phần đó là những đoạn nào? Phần nội dung nào là chính? Vì sao em xác định như thế? (Đoạn hai,vì dung lượng dài nhất,tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phủ.) 3. Bố cục : 3 phần - Từ đầu đến Không khéo thì vỡ mất . - Tiếp đến Điếu mày. - Đoạn còn lại. Theo em văn bản này thuộc thể lọai nào? - GV lưu ý hơn về truyện ngắn hiện đại. (SGV) ? Hai bức tranh SGKđược vẽ với dụng ý gì? *Minh họa nội dung chính của truyện. *Tạo hai cảnh trái ngược,làm nổi bật tư tưởng phê phán bọn quan lại ăn chơi vô trách nhiệm trong khi dân đang ra sức cứu đê. 4. Thể loại - Truyện ngắn hiện đại . II)Tìm hiểu chi tiết Em hãy đọc đọan 1. Cảnh đê vỡ được gợi tả bằng các chi tiết không gian, thời gian nào ,địa điểm nào? Các chi tiết đó gợi cảnh tượng như thế nào ? HS thảo luận : Tên sông được nói cụ thể ( Sông Nhị Hà),nhưng tên làng ,tên phủ được ghi bằng kí hiệu (làng X,Phủ X).Điều đó dụng ý gì? * Chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể phổ biến ở nhiều nơi nước ta . ?Trong truyện này ,phần mở đầu có vai trò “thắt nút”.ý nghĩa ‘thắt nút ‘ở đây là gì? * GV tóm ý dặn dò tiết sau : - Đọc kĩ ,tìm hiểu các phần còn lại theo câu hỏi SGK 1.Cảnh đê sắp vỡ : -Thời gian : Gần 1giờ đêm . -Không gian : Trời mưa tầm tã ,nước sông lên to . - Địa điểm ; Khúc sông làng X,thuộc phủ X. => Nguy cơ làm vỡ đê . =>Vai trò thắt nút :Tạo tình huống có vấn đề để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. Tiết 106: Kiểm tra bài cũ: - Những hiểu biết của emvề tác giả Phạm Duy tốn và tác phẩm Sống chết mặc bay? - Nêu bố cục của truyện? GVtóm ý ,nhấn mạnh vai trò thắt nút của phần mở đầu.,dẫn dắt HS vào phân tích phần sau. * Giáo viên cho học sinh phân tích cảnh này bằng cách chia vở làm hai cột tạo tính đối lập tương phản . Cảnh tượng trên đê trước khi đê vỡ đuợc miêu tả ở đọan nào ?Em hãy đọc . (“ Dân phu” đến “hỏng mất”) ? Cảnh được miêu tả bằng những chi tiết , hình ảnh và âm thanh điển hình nào? ? Ngôn ngữ miêu tả của tác giả có gì đặc sắc ? Tác dụng? ? Đặt trong nội dung truyện Sống chết mặc bay ,đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì? * Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược khác sẽ diễn ra ở trong đình. HS đọc đoạn tả cảnh trong đình. Đoạn này kể về sự việc gì ? + Quan phụ mẫu được hầu hạ chơi tổ tôm trong khi có tin đê vỡ. - Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ được hầu hạ,tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung ,đồ vật đểdựng hình ảnh quan phủ? 2.Cảnh trên đê và cảnh trong đình : a.Cảnh trên đê -Kẻ thì thuổng ,người cuốcđắp ,cứ bì bõm lướt thướt như chuột lột -Âm thanh : Trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi . -Tiếng người xáo xác gọi nhau . =>Tác giả sử dụng nhiều từ láy: “bì bõm” , “lướt thướt” , “xao xác” , “tầm tã”, “cuồn cuộn” kết hợp ngôn ngữ biểu cảm ( Than ôi ,lo thay ,nguy thay) gợi cảnh tượng hối hả , chen chúc ,nháo nhác thảm hại . b.Cảnh trong đình: - Quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi,,tay trái tựa gối xếp,chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi .. - Đồ vật :Bát yến hấp đường phèn,tráp đồi mồi,ống thuốc bạc ,đồng hồ vàng -Các chi tiết đó tạo lên hình ảnh quan phụ mẫu như thế nào? - Hình ảnh quan phụmẫu nhàn nhã hưởng lạc trái ngược với hình ảnh nào ngoài đê? - Béo tốt , nhàn nhã thích hưởng lạc,hách dịch. - Trái ngược với hình ảnh trăm họ đang vất vả ,lấm láp ,gộigió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê. - Quan phụ mẫu là cha mẹ dân mà trong khi trăm họ vất vả gội gió tắm mưa để cứu đê cho thấy quan là kẻ như thế nào? - Khi được bẩm báo về tin tức trên đê thái độ của quan như thế nào? - Những hình ảnh tương phản nào xuất hiện trong đoạn truyện này? +Có người khẽ nói >< Quan cau mặt gắt. + Tiếng kêu vang trời >< Quan điềm nhiên chơi bài. + Cáu gắt khi có người bẩm báo tin tức trên đê>< Sung sướng vì ù bài - Chi tiết nào trong đoạn này khắc họa rõ tính cách của quan phụ mẫu? Chi tiết này cho thấy quan là kẻ như thế nào? GV Thái độ vô trách nhiệm ,táng tận lương tâm của quan phụ mẫu được miêu tả theo chiều hướng như thế nào? + Tăng dần Gvtrong khi miêu tả và kể chuyện này,nhà văn đã có những lời bình luận và biểu cảm.Hãy tìm đọc những câu văn đó. ? Kết hợp miêu tả ,kể chuyện bằng tương phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì? * Làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ . * Gián tiếp phả ánh tình cảnh thê thảm của nhân dân. * Bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả Vô trách nhiệm. - Ngài cau mặt ,gắt rằng : “Mặc kệ ” - Tiếng kêu vang trời>< Quan điềm nhiên chơi bài,sung sướngvì ù bài. - Táng tận lương tâm. ? Liên hệ : Em thấy ngày nay các cấp chính quyền của Đảng và Nhà nước ta có vô trách nhiệm như tên quan không? Nêu một số biểu hiện cụ thể ? (Xuống tận nơi chỉ đạo sâu sát ,lo lắng ,cứu trợ) Theo dõi đoạn cuối văn bản,cho biết : ?Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả với biểu cảm như thế nào? ? Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này? Đặt trong toàn bộ truyện ,đoạn này có ý nghĩa gì? 3) Cảnh đê vỡ. + Nước tràn lênh láng ,xoáy thành vực sâu,nhà cửa trôi băng ,lúa má ngập hết. + kẻ sống không chỗ ở ,kẻ chết không nơi chôn,lênh đênh mặt nước .chiếc bóng bơ vơ ,tìnhcảnh thảm sầu ,kể sao cho xiết! Vừa gợi tả cảnh tượng lũ lụt do đê vỡ ,vừa tỏ lòng ai oấn cảm thương của tác giả. Vai trò mở nút :Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả. HS thảo luận nhóm theo bàn: ? Giá trị của Sống chết mặc bay trên các phương diện : Nội dung phản ánh hiện thực? Nội dung nhân đạo? Đặc sắc nghệ thuật? GV Tóm ý các nhóm trình bày: .III: Tổng kết. a)GTHT: Phả ánh cuôc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống thê thảm của người dân trong xã hội cũ. b)GTNĐ:Lên án bọn cầm quyền vô trách nhiệm ,táng tận lương tâm. -Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng. c)ĐSNT: Dùng biện pháp tương phản đối lập ,tăng cấp để khắc họa nhân vật và làm nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện D/ Hướng dẫn về nhà : - Đọc kĩ lại toàn bộ truyện ,nắm vững giá trị nội dung ,nghệ thuật của truyện.
Tài liệu đính kèm: