Giáo án Ngữ văn 8 tiết 102 bài 28: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 102 bài 28: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

TIẾT 102 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.

 b) Về kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

 c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập để lĩnh hội kiến thức.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và câu hỏi trong SGK.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 102 bài 28: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 102 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
	b) Về kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập để lĩnh hội kiến thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Nêu cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận?
	Đáp án: Khi trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận, cần chú ý: (1 điểm)
	- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). (4 điểm)
	- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. (2.5 điểm)
	- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. (2.5 điểm)
	* Vào bài (1’): Để giúp các em có được kĩ năng trình bày luận điểm theo đúng yêu cầu, tiết học này ta cùng đi luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
b) Dạy nội dung bài mới:
	* Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
	GV: Gọi HS đọc đề bài.
	?KH: Đề yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì, với ai, nhằm mục đích gì? Để đạt mục đích đó, người viết phải làm thế nào?
	HS: Vấn đề “phải học tập chăm chỉ hơn” cho đối tượng các bạn học sinh trong lớp nhằm mục đích khuyên các bạn cố gắng học tập để trở thành người hiểu biết và có ích cho đất nước. Để đạt được mục đích trên, người viết cần xây dựng một hệ thống luận điểm chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận.
	I. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM (18’)
	?TB: Hãy nhắc lại thế nào là luận điểm? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề trong bài văn nghị luận?
	HS: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. Luận điểm cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn được đặt ra.
	GV: Gọi HS đọc mục 1 phần II.
	* Hệ thống luận điểm SGK
	?KH: Hệ thống luận điểm của bạn có chỗ nào chưa chính xác theo yêu cầu của đề? Nếu có cần điều chỉnh sắp xếp như thế nào?
	HS: Luận điểm a còn có nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài (đề bài nêu: “phải học tập chăm chỉ hơn”, luận điểm lại nói đến lao động tốt)=> cần loại bỏ nội dung không phù hợp đó.
	Ghi: - Luận điểm a nội dung “lao động tốt” không phù hợp=> loại bỏ.
	?KH: Các luận điểm còn lại có đủ tạo nên mạch văn thông suốt làm sáng rõ vấn đề chưa? Theo em cần phải làm thế nào?
	HS: Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được sáng rõ. Cần thêm những luận điểm sau: Đất nước rất cần những người tài giỏi (luận điểm xuất phát); phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài.
	Ghi: - Mạch văn còn bị đứt đoạn do thiếu những luận điểm cần thiết. Cần thêm các luận điểm sau: 
+ Đất nước rất cần những người tài giỏi; 
+ Phải chăm học mới học giỏi, mới thành tài.
?KH: Cách sắp xếp các luận điểm trên đã hợp lí chưa? Hãy chỉ rõ?
HS: Chưa. Vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc vì nội dung của luận điểm a đang nói: “Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ xứng đáng cho mọi người noi theo”, luận điểm b không tiếp thu và phát huy kết quả của luận điểm a mà lại nêu một nội dung hết sức mâu thuẫn và thiếu ăn nhập “Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.”. Luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e, bởi luận điểm e là luận điểm mở rộng, luận điểm d là luận điểm kết luận. Cụ thể luận điểm e bàn về tác hại của việc ham chơi, không chịu học hành. Luận điểm d đưa ra lời khuyên hãy chuyên cần học tập hơn. Phải chỉ ra tác hại sau đó mới đưa ra lời khuyên thì vấn đề được bàn luận mới có sức thuyết phục.
?G: Hãy sắp xếp lại các luận điểm?
* Sắp xếp lại hệ thống luận điểm
Ghi: a) Đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với bè bạn năm châu.
b) Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c) Muốn học giỏi, muốn trở thành tài thì trước hết phải học chăm.
d) Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy, cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
e) Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g) Vậy, các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
II. TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM (20’)
	?TB: Hãy nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm thành một đoạn văn?
	HS: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trất tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
	GV: Gọi HS đọc mục 2 phần II.
	* Chọn câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm
	?TB: Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a trong bài đều chính xác không? Vì sao?
	HS: Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân – quả để có thể nối bằng từ: “do đó”=> câu này không dùng để chuyển đoạn được.
	?KH: Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không? Em thích câu nào hơn cả, vì sao?
	HS: Câu thứ nhất vì đơn giản dễ làm theo. Câu thứ ba vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết.
	Ghi: - Chọn câu 1 hoặc câu 3.
	?KH: Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào không?
	HS: “Nhưng rất đáng tiếc là một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.” hoặc “Một số bạn quan niệm: tuổi học trò cần phải vui chơi cho thoải mái song các bạn ấy chưa thấy rằng.”
	GV: Cùng một đoạn văn ta có thể có nhiều cách chuyển đoạn khác nhau. Cũng vậy, trong một bài văn nghị luận, các em nên dùng nhiều cách chuyển đoạn khác nhau để bài làm đỡ đơn điệu, nhàm chán.
	?TB: Sau khi chọn được câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ta tiếp tục làm gì?
	HS: Sắp xếp những luận cứ theo trình tự hợp lí để sự trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ.
	* Sắp xếp các luận cứ theo trình tự hợp lí
	GV: Gọi HS đọc phần b mục 2 trang 83, 84.
	?KH: Nên sắp xếp những luận cứ trong mục 2.b theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm e được rành mạch chặt chẽ?
	Ghi: - Trình tự sắp xếp luận cứ trong mục 2.b hợp lí làm rõ dần luận điểm.
	GV: Trình tự sắp xếp các luận cứ trong mục 2b làm rõ dần luận điểm: ý trước dẫn tới ý sau, ý sau kế tiếp ý trước để tới câu cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
	GV: Gọi HS đọc phần 2c.
	?KH: Hãy viết câu kết đoạn theo yêu cầu của mục c?
	* Viết câu kết đoạn 
	Ghi: Cách 1: - Đến lúc ấy, ta mới tỉnh ngộ và hối hận thì liệu có còn kịp không?
	?TB: Ngoài cách vừa nêu, em có thể kết thúc đoạn văn theo cách khác không?
	Ghi: Cách 2: - Tóm lại, chúng ta phải thừa nhận một chân lí hiển nhiên rằng: người học sinh bây giờ càng ham chơi bời không chịu học hành thì sau này càng khó tìm được niềm vui chân chính lâu bền.
	Cách 3:- Bởi vậy với học sinh hôm nay chăm học không chỉ là nhiệm vụ cần thiết tự giác mà còn là niềm vui, niềm tin cho tương lai.	
	?TB: Đoạn văn chúng ta vừa hoàn thiện là đoạn diễn dịch hay quy nạp?
	HS: Đoạn diễn dịch vì câu nêu luận điểm đứng ở đầu đoạn.
	?G: Hãy thử biến đoạn văn diễn dịch này thành đoạn quy nạp?
	GV: Cho HS thực hiện và đọc trước lớp.
	HS: Các bạn ạ, sau này khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học kĩ thuật văn hóa nghệ thuật ngày một nâng cao làm việc gì cũng cần phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập. Không chăm học thì sau này sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Vậy thì xin các bạn hãy nên nhớ rằng: bây giờ càng ham vui chơi không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Có phải chỉ cần thay đổi vị trí của câu chủ đề là ta sẽ chuyển đổi từ đoạn diễn dịch sang đoạn quy nạp hay ngược lại không?
	HS: Để chuyển đổi từ đoạn diễn dịch sang đoạn quy nạp, ta vừa chuyển đổi vị trí của câu chủ đề vừa phải sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn không bị mất đi.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Tiếp tục ôn nắm vững kiến thức về luận điểm, cách trình bày luận điểm trong đoạn văn, bài văn.
	- Làm bài 4 (84), đọc bài đọc thêm trong SGK (84, 85) để học tập cách viết.
	- Đọc các bài văn nghị luận đã học, tham khảo 3 đề Tập làm văn trang 85 để tiết tới làm tốt bài viết số 6 văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 102 bai 28.doc