Giáo án Ngữ văn 8 tiết 101: Bàn luận về phép học - Trường THCS Lục Sĩ Thành

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 101: Bàn luận về phép học - Trường THCS Lục Sĩ Thành

BAØN LUAÄN VEÀ PHEÙP HOÏC

I/ Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu vế tấu .

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước .

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản .

2.Kĩ năng :

 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu .

 - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản .

 * Kỹ năng sống :

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về cách học tập.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các luận điểm trong bài văn .

- Tự nhận thức: xác định cách học tập tích cực.

3. Thái độ : Đọc kỹ văn bản và có cái nhìn tích cực với cách học tập và thực hiện theo.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 101: Bàn luận về phép học - Trường THCS Lục Sĩ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 101-Tuần: 28
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 BAØN LUAÄN VEÀ PHEÙP HOÏC
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :
Những hiểu biết bước đầu vế tấu .
Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước .
Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản .
2.Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu .
 - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản .
 * Kỹ năng sống :
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về cách học tập.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về các luận điểm trong bài văn .
- Tự nhận thức: xác định cách học tập tích cực.
3. Thái độ : Đọc kỹ văn bản và có cái nhìn tích cực với cách học tập và thực hiện theo.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động 
1-Ổn định:
2-Kiểm tra bài cũ:
3-Bài mới: 
-Kiểm diện.
-a/ Đọc thuộc lòng văn bản “Nước Đại Việt ta”
b/ Nêu nội dung ý nghĩa và nội dung khái quát của văn bản trên.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời.
-Lắng nghe 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài mới 
I/ Giới thiệu chung
1/ Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723-1804) quê ở Hà Tĩnh, được mọi người kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử. Là người học rộng hiểu sâu và rất được vua Quang Trung trọng dụng.
2/Tác phẩm:
a/ Xuất xứ :
- Là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791 khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua.
b/ Đọc
c/Từ khó: 
d/ Thể loại: Tấu
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Bàn về mục đích của việc học.
- Xem thường lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Coi trọng lấy mục đích thành người tốt đẹp làm cho đất nước hưng thịnh, vững bền.
è Đó là thái độ đúng đắn về cách học.
2/ Bàn về cách học.
- Mở rộng trường lớp, chấp nhận nhiều tầng lớp học.
- Nội dung học từ thấp lên cao.
- Hình thức học rộng nhưng gọn.
- Học đi đôi với hành.
3/ Tác dụng của phép học.
Đạo học thành khiến cho triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị.
*Gọi Hs đọc phần (¶) trong sgk.
CH:Cho biết sơ lược về tiểu sử của tác giả?
CH:Cho biết xuất xứ của văn bản trên?
*Gọi Hs đọc văn bản.
* Gọi Hs đọc trong sgk.
CH: Văn bản được viết theo thể loại nào? 
CH: Theo tác giả, luận điểm – phép học chân chính – được trình bày bằng những luận cứ nào?
CH: Trong câu văn biền ngẩu “Ngọc không mài không biết rõ đạo”, tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
CH: Tác giả cho rằng đạo học của kẻ đi học và học luân thường đạo lí để làm người. Em hiểu đạo học này như thế nào?
CH: Trong đoạn văn này tác giả đã phê phán lối học nào?
CH: Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của việc học lệch lạc, sai trái đó?
CH: Cho biết thái độ của người viết từ đoạn văn này?
*Gọi hs đọc đoạn văn 2.
CH: Khi bàn về cách học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào? Kế sách mới cho việc học đó là gì?
CH: Tại sao tác giả lại tin rằng, phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhân tài, vững yên được nước nhà?
CH: Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào?
CH:Tại sao có thể nói đạo học thành có liên quan đến triều đình ngay ngắn khiến thiên hạ thịnh trị?
* Đọc.
- Nguyễn Thiếp (1723-1804) quê ở tỉnh Hà Tỉnh và được mệnh danh là La Sơn Phu Tử; là người học rộng hiểu sâu và được vua Quang Trung trọng dụng.
- Là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua.
* Đọc
* Đọc
- Tấu
(1) Bàn về mục đích của việc học: Từ đầu tệ hại ấy.
(2) Bàn về cách học: Cúi xinbỏ qua.
(3) Tác dụng của phép học: Đạo họcthịnh trị
- Chỉ có học con người mới trở nên tốt đẹp + không thể không học mà trở thành người tốt đẹp + học tập là một qui luật trong cuộc sống.
- Đạo học ngày trước lấy mục đích hình thành đạo đức, nhân cách làm trọng: Tam cương, ngũ thường.
- Lối học lệch: không chú ý đến nội dung học.
- Lối học sai trái: học vì danh lợi của bản thân.
- Đảo lộn giá trị của con người, không có người tài đức è Đất nước gặp thảm hoạ.
- Xem thường lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp làm cho đất nước vững bền.
*Đọc
- Mở trường dạy học ở phủ, mở trường tư, con cháu các nhà tiện đâu học đấy è Mở rộng trường lớp, chấp nhận nhiều tầng lớp học.
- Phép học lấy Chu Tử làm chuẩn è Nội dung học từ thấp đến cao.
- Học rộng rồi tóm gọn è Hình thức học rộng nhưng gọn.
- Theo điều học mà làm è Học đi đôi với hành.
* Vì học như thế sẽ:
- Tạo được nhiều người tài giỏi.
- Giữ vững đạo đức.
- Biết gắn học với hành.
- Tránh được lối học hình thức.
- Tạo được nhiều người tốt è Triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
- Đạo học thành tạo ra nhiều người giỏi, có đạo đức khiến triều đình ngay ngắn, khiến việc cai trị quốc gia dể dàng.
Hoạt động 3: Tổng kết
III/ Tổng kết
Trang 79 – Sgk.
*Gọi Hs đọc mục ghi nhớ trong sgk.
* Đọc và ghi vào vở.
Hoạt động 4 : Củng cố-dặn dò.
- Em có nhận xét gì về đạo học của ông cha ta ngày trước?
- Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất.
- Học bài và tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”
a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk để từ đó cũng cố chắc chắn hơn những hiểu biết và cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
b/ Chuẩn bị trước phần lập hệ thống luận điểm cho đề bài trong sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doc101.doc