Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp học sinh .

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại cuae việc học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viêt bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

B Chuẩn bị

 I Giáo viên : Sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Ngyễn Thiếp, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II Học sinh : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

D Tiến trình lên lớp.

I Ổn định tổ chức: 1'

 II Bài cũ;5'

Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi .Quan niệm về đất nước của Nguyễn Trãi trong bài thơ được mở rộng và nâng cao những yếu tố gì so với bài Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt ?

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6534Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 11/3/07
Tiết 101 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận pháp học )
 Nguyễn Thiếp .
A Mục tiêu. Giúp học sinh .
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại cuae việc học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viêt bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
B Chuẩn bị 
 I Giáo viên : Sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Ngyễn Thiếp, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II Học sinh : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
D Tiến trình lên lớp.
I Ổn định tổ chức: 1' 
 II Bài cũ;5'
Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi .Quan niệm về đất nước của Nguyễn Trãi trong bài thơ được mở rộng và nâng cao những yếu tố gì so với bài Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt ?
 III Bài mới .
 Giới thiệu bài :2' Học để làm gì ? Học cái gì , học như thế nào ? Nói chung vấn đề học tập được cha ông ta bàn từ lâu. Một trong ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn Luận về phép học trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài giảng.
5P
5P
19p
3P
Hoạt động 1:
GV yêu cầu 1 HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm SGK.
Trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
Hoạt động 2:
Văn bản này được viết vào thời gian nào ? 
GV hướng dẫn giọng đọc khúc chiết, rõ ràng, nghiêm cẩn, chậm rãi.
GV cùng 2 HS đọc, nhận xét cách đọc.
Ngoài 8 chú thích SGK cần giải thích thêm một số từ ngữ như thịnh trị : ổn định phát triển trong thái bình.
Chính học : học theo con đường đúng đắn, chính nghĩa.
Hoạt động 3:Tổ chức tìm hiểu văn bản.
Tấu là gì ?
Tác giả nêu mục đích chân chính của việc học đó là gì ? 
Nhận xét cách nêu và cách lập luận ?
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy ?
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
GV liên hệ với tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của nhân dân ta .
GV nhấn mạnh tính chất đúng đắn, tính chất thực tiễn trong phương pháp học của Nguyễn Thiếp để học sinh vận dụng. 
Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ? 
Từ việc học tập đúng đắn sẽ cho kết quả như thế nào ?
I Giới thiệu tác giả - tác phẩm
 1 Tác giả : Hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ
Là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu.
Ông có tấm lòng vì dân vì nước.
2 Tác phẩm : Viết vào thời gian 
8 - 1791.
II Đọc - Tìm hiểu chú thích.
 1 Đọc .
 2 Tìm hiểu chú thích.
III Tìm hiểu văn bản.
1 Thể loại : Tấu chỉ những loại văn thư của thần tử, bầy tôi, quan tướng dâng lên vua chúa trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, cảm ơn.
2 Phân tích.
a.Mục đích của việc học.
Tác giả dẫn câu châm ngôn dễ hiểu để nhấn mạnh mục đích việc học.
Học để làm người.
 b. Phê phán những việc học sai trái và bàn về đổi mới phép học.
- Lối học sai trái : học cầu danh lợi, chuộng hình thức . Hậu quả : chúa tầm thường, thần nịnh hót, mất nước.
- Phương pháp học tập đúng đắn.
Việc học phải được phổ biến rộng khắp : mở thêm trường, thành phần người học.
Học phải từ thấp đến cao.
Học rộng, hiểu sâu, tóm lược những điều cơ bản.
Học phải kết hợp với hành.
c. Ý nghĩa của việc học chân chính
Đất nước nhiều nhân tài,chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
3 Tổng kết:
Ghi nhớ : SGK
 IV Củng cố - Dặn dò:5P
 1 Củng cố : Xác định luận điểm chủ yếu của văn bản.
 2 Dặn dò : Học bài, làm BT 1,2 SBT, làm bài tâp 5 SGK
 Chuẩn bị viết bài số 6: xem trước các đề ở SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doct101.doc