Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 100: Hành động nói (Tiếp) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 100: Hành động nói (Tiếp) - Năm học 2010-2011

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói

2. Kĩ năng

 Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp

3.Thái độ

 Có ý thức vận dụng các kiểu hành động nói trong quá trình tạo lập văn bản và trong giao tiếp có hiệu quả.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng ra quyết định

3. Kĩ năng tự xác định giá trị

4. Kĩ năng hợp tác

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1708Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 100: Hành động nói (Tiếp) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 03/ 2011
Ngày giảng:08/ 03 / 2011
Bài 24
Tiết 100: hành động nói ( tiếp)
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói
2. Kĩ năng
 Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp
3.Thái độ
 Có ý thức vận dụng các kiểu hành động nói trong quá trình tạo lập văn bản và trong giao tiếp có hiệu quả.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng ra quyết định
3. Kĩ năng tự xác định giá trị
4. Kĩ năng hợp tác
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
 H. Thế nào là hành động nói và các kiểu hành động nói thường gặp? ví dụ
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
- Hành động hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
VD: Bác trai khỏe rồi chứ? ( Hành động hỏi)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
GV .Cậu hãy đi ngay đi !
H. Kiểu câu theo mục đích nói? Mục đích của hành động nói trong câu trên là gì?
( câu cầu khiến, điều khiển)
 Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó gọi là cách dùng trực tiếp.Vậy khi không dùng phù hợp với chức năng của nó gọi là gì, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói
- GV treo bảng phụ
- Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu
H. Đoạn văn gồm có mấy câu?
- 5 câu
H. Em hãy cho biết sự giống nhau về hình thức trong các câu trên?
- Đều là câu trần thuật và đều kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu
H.Hãy xác định mục đích nói và hành động nói được thực hiện trong các câu trên?
18’
I. Cách thực hiện hành động nói 
1. Bài tập: tìm hiểu cách thực hiện hành động nói trong đoạn văn
TT
ví dụ
Kiểu câu
MĐ nói
HĐN được thực hiện
1
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
Trần thuật
Trình bày
Trình bày
2
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Trần thuật
Trình bày
Trình bày
3.
Nhưng cũng có khi cất dấu trong rương, trong hòm.
Trần thuật
Trình bày
Trình bày
4. 
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.
Trần thuật
điều khiển
điều khiển
5. 
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Trần thuật
điều khiển
điều khiển
H. Quan sát trên bảng phụ em có nhận xét gì về kiểu câu với hành động nói ?
- Cùng là câu trần thuật nhưng chúng thực hiện hành động nói khác nhau.
GV:vậy mỗi hành động có thể được thực hiện bằng những kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó gọi là cách dùng trực tiếp hoặc là bằng kiểu câu khác gọi là cách dùng gián tiếp.
H. Hãy cho biết có mấy cách thực hiện hành động nói?
- HS trả lời GV cho học sinh đọc ghi nhớ
- Những điều cần nắm trong ghi nhớ
H. Học sinh tìm ví dụ về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp?
- HS hoạt động nhóm 8/ 5’, mỗi nhóm tìm 2 VD
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chữa
+ Anh đi đâu đấy? ( Trực tiếp)
+ Anh có thể lấy giúp tôi cái bút không ?
 ( gián tiếp)
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định cách thực hiện hành động nói trong văn bản cụ thể
- Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu câu nghi vấn( hoặc cảm thán, cầu khiến, trần thuật) được lựa chọn với mục đích nói của nó trong một văn bản cụ thể
- Phân tích tác dụng của cách thực hiện hành động nói gián tiếp trong văn bản, trong đời sống.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh thực hiện
- Trình bày, GV nhận xét, chữa
- Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe nhưng lí lẽ của tác giả.
- Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên khích lệ.
- Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có con đường là chiến đấu bảo vệ tổ quốc
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
- HS thực hiện, nhận xét
- GV chữa
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập, nhận xét
- GV chữa
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập, nhận xét
- GV chữa
GV: Khi giao tiếp thì phải xác định đối tượng giao tiếp và phải lựa chọn các phương tiện diễn đạt chẳng những phù hợp với nội dung cần diễn đạt mà còn phải phù hợp với vị trí xã hội để đạt được mục đích giao tiếp còn tạo ra sự vui vẻ và lịch sự trong lời nói
Bài 5 tương tự như bài số 4 các em về nhà thực hiện tiếp.
18’
+ Câu 1,2,3: câu trần thuật thể hiện hành động nói trình bày -> cách dùng trực tiếp
+ Câu 4,5: câu trần thuật nhưng thực hiện hành động nói khác -> cách dùng gián tiếp
2.Ghi nhớ
- Có 2 cách thực hiện hành động nói
II. Luyện tập
Bài tập 1.tìm câu nghi vấn và nêu mục đích, vị trí của nó có liên quan gì đến mục đích nói
- Từ xưakhông có? ( khẳng định)
- Lúc bấy giờđược không? ( phủ định)
- Lúc bấy giờđược không? ( khẳng định)
- Vì sao vậy? ( gây sự chú ý)
- Nếu vậyđất nữa ( phủ định)
Bài tập 2. Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến và nêu tác dụng
a. Tất cả các câu trần thuật trên đều thực hiện hành động cầu khiến.
-> Cách dùng này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thân thiết của mỗi người.
Bài 3.Tìm câu có mục đích cầu khiến và nêu tác dụng của mỗi câu trong việc thực hiện tính cách nhân vật
- Dế Choắt:
+ Song anhdám nói
+ Anh nghĩ thương emchạy sang
- Dế Mèn
+ Được, chú ra nào.
+ Thôi, imấy đi.
-> Dế Choắt nhã nhặn, khiêm tốn
-> Dế Mèn ngạo mạn, hống hách.
Bài tập 4. Lựa chọn câu phù hợp với nhân vật giao tiếp
- Có thể dùng cả 5 cách
- Hai cách b,c nhã nhặn và lịch sự hơn cả
4.Củng cố ( 1’)
Gv hệ thống lại bài: các cách thực hiện hành động nói.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà làm tiếp bài tập 5
- Học thuộc nội dug học tập trên lớp tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua cách nhân vật thực hiện hành động nói trong các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài: Ôn tập luận điểm ( yêu cầu: chuẩn bị theo câu hỏi sgk)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 100.doc