Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1: Văn bản Tôi đi học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1: Văn bản Tôi đi học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Tìm hiểu về tác giả , tác phẩm; đọc, nắm được nội dung của văn bản.

Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm; kĩ năng cảm nhận chất trữ tình trong văn xuôi của Thanh Tịnh.

3. Giáo dục học sinh biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ

2. Học sinh: Đọc tác phẩm, tìm hiểu chung về tác phẩm như câu hỏi ở sgk.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(2p)

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả rất chân thực cảm xúc ấy.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3146Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1: Văn bản Tôi đi học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Ngày soạn:25/8
Tiết 1:	Văn bản:	TÔI ĐI HỌC
	(Thanh Tịnh)
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Tìm hiểu về tác giả , tác phẩm; đọc, nắm được nội dung của văn bản.
Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm; kĩ năng cảm nhận chất trữ tình trong văn xuôi của Thanh Tịnh.
3. Giáo dục học sinh biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
2. Học sinh: Đọc tác phẩm, tìm hiểu chung về tác phẩm như câu hỏi ở sgk.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(2p)
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả rất chân thực cảm xúc ấy.
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
hoạt động 2:(7p) Tìm hiểu chung về tg, tp
GV: Gọi hs đọc phần chú thích
HS: đọc, nêu nhũng nét chính về tác giả
Gv nhấn mạnh thêm. HS ghi ý chính vào vở
Hoạt động 3(15P) Đọc và tìm hiểu chung
GV: hướng dẫn học sinh đọc , gv đọc mẫu, gọi hs đọc.
GV giải thích kĩ hơn một số từ ngữ khó trong phần chú thích
Hoạt động 4(10p): Tổ chức tìm hiểu văn bản
GV: Đọc toàn bộ tác phẩm ,em thấy những kỉ niệm về buổi tựu trường được tác giả diễn tả theo trình tự nào?
HS dựa vào văn bản, làm việc độc lập,
trả lời , lớp nhận xét, gv bổ sung.
Theo em, việc diễn tả cảm giác, tâm trạng theo trình tự thời gian như vậy có gây sự nhàm chán hay ngược lại?
( Hs có thể lí giải bằng nhiều cách khác nhau)
GV nói thêm cách diễn tả như thế là phù hợp diễn biến tâm lí của nhân vật nên có sức cuốn hút người đọc
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:Thanh Tịnh(1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, sinh ra ở ngoại ô thành phố Huế.
- Từ năm 1933 bắt đầu đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương. Ông thành công ở các thể loại truyện ngắn và thơ
- Truyện của ông thường toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn nhẹ nhàng mà thấm sâu.
2. Tác phẩm: In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó..
1.Đọc: Đọc đúng văn bản tự sự(truyện ngắn) nhưng giàu chất trữ tình; cần thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
2.Từ ngữ khó: 
- Ông đốc: ông hiệu trưởng
- bất giác: chợt, bỗng chợt.
- lạm nhận: nhận quá đi
III. Tìm hiểu văn bản
1.Tìm hiểu trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn.
* Theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng:biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng
* Diễn tả cảm giác, tâm trạng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường:
-Tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
-Tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng; nhìn mọi người; lúc nghe gọi tên.
-Tâm trạng, cảm giác của “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
	D. Củng cố, dặn dò:(6p)
	* Củng cố:
	-Nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm
	-Trình tự diễn tả cảm xúc.
	- Cảm xúc bao trùm của tác phẩm.
	* Dặn dò:
- Tìm hiểu , phân tích diễn biến tâm trạng của “tôi” trong ngày đầu đi học.
- Tìm hiểu thái độ của những người lớn.
- Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật ".

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet1.doc