Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 15

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 15

Tiết 1

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu

Giúp hs:

- Bước đầu cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Bước đầu thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật.

B. Chuẩn bị

- Chân dung Thanh Tịnh. Tranh, ảnh buổi tựu trường.

C. Hoạt động dạy - học

* Khởi động.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra: (KT sách, vở, đồ dùng của hs - Hướng dẫn, yêu cầu học tập)

 

doc 44 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12.8.10
Tiết 1
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu
Giúp hs:
- Bước đầu cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Bước đầu thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị
- Chân dung Thanh Tịnh. Tranh, ảnh buổi tựu trường. 
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: (KT sách, vở, đồ dùng của hs - Hướng dẫn, yêu cầu học tập)
3. Bài mới: 
- Giới thiệu: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi đi học” là một truyện ngắn xuất sắc với lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng mà thấm đượm thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nv “tôi”...
* Tiến trình tiết dạy
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
- H. Đọc chú thích*.
? Em hiểu gì về tác giả, tác phẩm?
- Cách đọc: Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. Chú ý lời nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc.
- H. Tìm hiểu các chú thích 2, 4, 6, 7.
? Tp được viết trong thời gian nào?
? Nêu xuất xứ và đại ý của đoạn trích?
- G. Toàn bộ tp là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
? Vb được viết theo thể loại nào?
? Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Tác giả chọn ngôi kể thứ mấy, nhân vật chính là ai?
? Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
- H. Đọc đv đầu và trả lời câu hỏi.
? Những gì đã gợi lên trong lòng nv “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu bằng 2 đoạn văn và các biện pháp NT sử dụng trong 2 đoạn văn ấy?
 (Hai câu văn mở đầu tạo thành 2 đoạn văn rất gợi cảm. Câu 1 là sắc thu - lá rụng, mây bàng bạc gợi kỉ niệm mơn man, nhè nhẹ của buổi tựu trường. Câu 2 dùng h/ả so sánh, nhân hoá, giọng văn nhẹ nhàng giàu cảm xúc)
? Phân tích giá trị gợi cảm của các từ láy trong đoạn văn?
? Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
- H. Trên đường tới trường đ nhìn thấy ngôi trường đ ngồi vào chỗ của mình; từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
? Trên đường cùng mẹ tới trường, “tôi” có tâm trạng và cảm giác ntn?
? Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”?
? Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì?
? Chi tiết “tôi không lội Sơn nữa” có ý nghĩa gì?
? Có thể hiểu gì về nv “tôi” qua chi tiết “Ghì thật chặt hai quyển ” và “muốn thử sức mình tự cầm bút thước”?
? Qua phân tích, em thấy n.v tôi đã tự bộc lộ đức tính gì?
* TL nhóm: Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả nhận xét: “ý nghĩ ấy ... trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của BPNT được sử dụng trong câu văn trên?
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Tác giả (1911 - 1988)
- Quê: Huế.
 Ông thành công ở thể loại truyện ngắn và thơ. Các tp đều toát lên 1 t/c êm dịu, trong trẻo, đằm thắm.
- Tác phẩm chính: Quê mẹ, Đi giữa một mùa sen.
2. Tác phẩm
* Đọc, chú thích.
 - Ông đốc, lạm nhận, lớp 5.
* Xuất xứ: In trong tập “Quê mẹ” - 1941.
* Đại ý
 Tác giả kể lại những kỉ niệm êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời (khi được mẹ dẫn vào lớp 1)
* Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
* Phương thức biểu đạt: 
 Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
* Ngôi kể thứ nhất: “Tôi” - Nhân vật chính bộc lộ cảm xúc của mình.
* Bố cục: (3 đoạn) 
 + Từ đầu g “ngọn núi”: Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường.
 + Tiếp g “cả ngày nữa”: Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
 + Còn lại: Cảm nhận của n.v “tôi” ở trong lớp học.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh gợi nhớ những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nv “tôi”.
- Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu, ngày khai trường
- Thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
=> Thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương -> Gợi “tôi” nhớ lại mình trong ngày đầu tiên đến trường.
=> Điều đó chứng tỏ tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
- Từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã 
 g Diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực của “tôi” khi ấy -> Góp phần rút ngắn khoảng cách t/gian giữa quá khứ và hiện tại (chuyện xảy ra từ bao năm rồi mà như vừa mới hôm qua)
- Trình tự: Thời gian: Từ hiện tại mà nhớ về quá khứ, và ở từng thời điểm khác nhau:
 Trên đường cùng mẹ tới trường.
 Khi đứng giữa sân trường.
 Lúc nghe gọi tên mình.
 Lúc rời tay mẹ vào lớp
 Khi ngồi trong lớp học. 
2. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
a, Trên đường cùng mẹ tới trường.
- Có sự thay đổi lớn trong lòng (con đường, cảnh vật xq vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ)
- Thấy mình lớn lên, nhận thức về sự nghiêm túc học hành (Ko lội sông thả diều, ko ra đồng nô đùa)
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới.
- Muốn được chững chạc như bạn, thử sức, kđ mình (xin mẹ được cầm bút, thước)
=> Ham học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
* Nghệ thuật so sánh
 - Kỉ niệm đẹp, cao siêu
 - Đề cao sự học của con người.
* Luyện tập, củng cố
	1. Hãy đọc diễn cảm những đoạn văn mà em thích.
	2. Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được sử dụng trong tp.
	3. Đọc những đv có yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả.
* Hướng dẫn
	- Tìm các chi tiết chứng tỏ t/trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nv “tôi”.
	- Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em.
	- Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của tp.
Ngày 12.8.10
Tiết 2
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp hs hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
B. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
 	- Nêu tâm trạng của n.v “tôi” trên đường tới trường?
3. Bài mới
Cách chọn ngôi kể thứ nhất kết hợp trình tự sự việc được kể theo thời gian có tác dụng gì trong thể hiện nội dung? Chúng ta cùng phân tích để làm rõ.
* Tiến trình tiết dạy
- H. Nhắc lại những kỉ niệm của “tôi” được tái hiện ở những thời điểm cụ thể.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
 (đông người, ai cũng đẹp)
? Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì?
? Nhân vật tôi đã cảm nhận ntn về ngôi trường? H/ả so sánh ấy có ý nghĩa ntn?
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
- H. Suy luận.
 + Miêu tả sống động, chân thực, cảm động những rung động, biến đổi trong trạng thái tâm lí của những cậu học trò mới. 
 + Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường 
 + Thể hiện khát vọng bay bổng của tuổi thơ. 
? Tiếng trống trường ngày khai giảng thường gây sự hồi hộp, rộn rã, tưng bừng, còn với n.v tôi và các hs mới ở trường Mĩ Lí thì sao?
? Nv “tôi” có cảm giác ntn khi đứng giữa sân trường?
? Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của nv “tôi” ntn? Và cảm giác của cậu khi phải rời bàn tay mẹ?
- H. Phát hiện, nhận xét.
- H. Đọc đv: “Các cậu lưng lẻo ... cổ”
? Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ?
 (Khóc vì lo sợ, vì sung sướng, giàu tĩnh cảm)
? Đến đây em hiểu thêm điều gì về n.v “tôi”?
** Gv. T/g đã diễn tả chân thực cử chỉ ánh mắt, cảm xúc hồn nhiên trong sáng của các cậu học trò. Đó là sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu - là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, e sợ trước 1 thời kì thử thách không ít khó khăn g T/g giãi bày tuổi thơ của chính mình - những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
? Em hãy cho biết “tôi” có cảm giác ntn khi ngồi học giờ học đầu tiên?
? Những chi tiết đó cho em biết thêm điều gì về n.v tôi ?
- H. Đọc đv “Một con chim”
* Thảo luận:
 + “Một con chim liệng ... cánh chim”
 + “Những tiếng phấn ... vần đọc”
 + Dòng chữ “Tôi đi học”.
 Cách kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
- G. Hướng dẫn hs tìm hiểu thêm.
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- H. Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích.
? Sự quan tâm của mọi người với các em nhỏ có ý nghĩa gì?
- H. Thảo luận.
? Nhận xét về đặc sắc NT của truyện?
? Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
- H. Phát biểu.
- G. Chốt ý.
- G. Kết luận.
- H. Đọc ghi nhớ (9)
II. Tìm hiểu văn bản
2. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
b. Khi đứng giữa sân trường
- Sân trường: “dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa”.
 -> Không khí ngày khai trường náo nức, tưng bừng. Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta, bộc lộ tình cảm sâu nặng của t/g đối với mái trường tuổi thơ 
- Ngôi trường: “Cao ráo, sạch sẽ hơn, xinh xắn, oai nghiêm như đình làng”.
-> Cảm thấy mình bé nhỏ - lo sợ vẩn vơ.
=> Tâm trạng hồn nhiên, cảm xúc trang nghiêm.
- Các cậu học trò: “Như con chim non đứng trên bờ tổ ... ngập ngừng, e sợ”
- N.v tôi cảm thấy: chơ vơ, tất cả các học trò mới: vụng về, lúng túng - tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước ... run run theo nhịp bước.
c. Khi ông đốc gọi tên.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình: tim ngừng đập
- Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng.
d. Khi cùng các bạn đi vào lớp.
- Cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ: những tiếng khóc nức nở (hay thút thít) bật ra một cách tự nhiên.
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
=> Giàu cảm xúc với trường, người thân
e. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
 + Nhìn cái gì cũng thấy mới lạ, hay hay.
 + ý thức được bạn bè, bàn ghế sẽ gắn bó với mình
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
=> Nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên. 
 Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu học hành.
* Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ vừa khép lại bài văn vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ.
3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em, đều trân trọng tham dự buổi tựu trường, cùng lo lắng, hồi hộp như con em mình.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo: vui tính, giàu tình yêu thương hs.
=> Chứng tỏ gđ, nhà trường đều có trách nhiệm và tấm lòng đối với thế hệ tương lai -> Đó là 1 môi trường giáo dục ấm áp, nuôi dưỡng các em trưởng thành.
4. Đặc sắc về nghệ ... ; Nghèo khổ, cô độc, túng quẫn.
b, Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”
* Trước khi bán cậu Vàng.
- Suy tính, đắn đo nhiều lắm (nói đi nói lại việc bán cậu Vàng với ông giáo) 
đ Việc rất hệ trọng, vì con chó có ý nghĩa với cđ lão.
* Sau khi bán.
- Lão cố làm ra vẻ vui nhưng rất đau khổ: mếu, khóc ...
- Lão day dứt, ăn năn: già bằng này ....
-> Từ láy, từ ngữ h/ả đã lột tả được sự đau đớn, xót xa, hối hận, thương tiếc ... tất cả trào dâng và vỡ oà khi có người hỏi đến.
- Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, 1 hình hài thật đáng thương.
=> Bản chất con người lão Hạc.
 - Là người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực.
- Nhân hậu, thương yêu con sâu sắc.
(luôn mong mỏi, đợi chờ con, luôn ăn năn và cảm thấy “mắc tội” vì ko lo liệu nổi cho con...)
- Là người giàu lòng tự trọng, không muốn người đời thương hại hoặc xem thường.
* Củng cố, luyện tập
	- Kể tóm tắt truyện.
* Hướng dẫn
	- Tìm nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Suy nghĩ về tình cảm và bản chất của lão Hạc qua việc trò chuyện với ông giáo.
	- Thái độ của nv “tôi” với lão Hạc.
Ngày
 Tiết 14 
 Lão Hạc (Tiếp) 
A. Mục tiêu (Tiết 2)
Giúp hs:
- Thấy được nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao qua nhân vật ông giáo: thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
- Hiểu được đặc sắc NT tr/ng Nam Cao: khắc hoạ nv tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Kể tóm tắt truyện “Lão Hạc”.
- Phân tích db tâm trạng của lão Hạc khi phải bán con chó?
3. Bài mới
* Tiến trình tiết dạy
? Sau khi bán chó, lão Hạc có c/s ntn?
? Tại sao lão Hạc lại tự tử bằng cách ăn bả chó?
(Lão đã phải đứng trước 1 sự lựa chọn khốc liệt: mất danh dự nghĩa là ăn vào đồng tiền của con hoặc là chết -> Và lão đã tự nguyện chết - Một cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính)
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc?
? Vì sao còn tiền (30 đồng), vườn (3 sào) mà lão Hạc phải tìm đến cái chết?
? Qua việc lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, em có suy nghĩ gì về tính cách của lão?
- H. Thảo luận.
 (Lão là người hay suy nghĩ, tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình, ko muốn làm phiền luỵ cho láng giềng)
? Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận người nông dân trước CM? 
? Cái chết của lão Hạc được miêu tả ntn? 
( Vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc được toả sáng từ 2 phía: ý thức cao về lẽ sống - trọng danh dự làm người hơn cả sự sống - sẵn sàng hi sinh đời mình cho hạnh phúc của con)
? Việc t/g miêu tả cái chết của lão Hạc như vậy có ý nghĩa gì?
- H. Trả lời theo các ý: + nhân cách
 + số phận
 + hi vọng
** G. Cái chết của lão Hạc khiến người đọc cảm thương cho số phận của người nd VN trước CM, căm ghét XHTD nửa PK, tin vào bản chất lương thiện của con người.
? Đv gây xúc động, hấp dẫn người đọc ở những chi tiết nào?
? So sánh với cách kể chuyện của NTT trong “Tắt đèn”? Ông giáo có vai trò ntn trong câu chuỵên này ?
- N/v "ông giáo" vừa như chứng kiến câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ t/cảm bộc lộ tâm trạng của bản thân, vừa đóng vai dẫn dắt câu chuyện. 
? Nhân vật ông giáo hiện lên trong truyện ngắn này là người ntn?
? Ông giáo có hiểu lão Hạc ngay từ đầu ko? Tình cảm của ông giáo với lão Hạc có sự chuyển biến ntn?
- H. Thảo luận:
 + Câu 4 (sgk)
 + Câu 6: ý nghĩ của nv “tôi” qua đoạn “Chao ôi!  che lấp mất.”
** Cuộc đời đáng buồn: Vì 1 người lương thiện như lão Hạc lúc cùng quẫn cũng bị tha hoá về nhân cách
** Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn:
vì không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm, lòng tự trọng của 1 người lương thiện như lão Hạc - ta có quyền hi vọng, tin tưởng ở con người.
** Buồn theo 1 nghĩa khác: Vì rất ít người hiểu cái chết của lão Hạc chan chứa tình thương, lòng nhân ái - cao đẹp, đáng trân trọng.
- H. Thảo luận.
 + Hai lần nv “tôi” cảm thấy cuộc đời đáng buồn. Điều đó có ý nghĩa gì?
 (vừa có giá trị tố cáo sâu sắc lại mang ý nghĩa nhân đạo cao cả)
? Em cảm nhận được điều gì về ông giáo, t/g?
? Nghệ thuật của truyện có gì đặc sắc?
 + Truyện được kể bằng lời của nv “tôi” có hiệu quả NT gì?
 + Cách xây dựng nv có gì đặc sắc?
 (Chú ý việc lão Hạc kể chuyện lừa cậu Vàng, sự vật vã, đau đớn trước lúc chết)
 + Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ (chi tiết lão Hạc ăn bả chó) có tác dụng gì?
? Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
? So sánh với cách kể của NTT?
- H. Đọc phân vai.
- G. NC là nhà văn của những người nghèo khổ lương thiện, giàu lòng thương người nghèo, có lòng tin mãnh liệt vào p/c tốt đẹp của người lao động.
II. Tìm hiểu văn bản
2. Cái chết của lão Hạc.
* Nguyên nhân:
+ Đói khổ, túng quẫn
+ Lòng thương con âm thầm
=> Lão là người hay nghĩ, cẩn thận, có lòng tự trọng cao độ, lão thà nhịn ăn chứ ko gây phiền hà cho hàng xóm và ngay cả khi chết lão cũng ko muốn phiền luỵ đến ai.
=> Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương của người cha nghèo giàu lòng tự trọng.
=> Số phận của người nông dân trước CMT8: nghèo khổ, cơ cực, đáng thương.
* Cái chết của lão Hạc
- Lão Hạc vật vã ... nảy lên.
=> Nhiều từ ngữ tượng hình => Cái chết thê thảm, đau đớn, dữ dội, đáng thương. Cái chết thể hiện nhân cách đẹp đẽ, cao thượng của con người có lòng tự trọng cao độ "chết trong còn hơn sống đục”
* ý nghĩa cái chết của lão Hạc.
- Nói lên nhân cách đẹp đẽ, cao thượng: tự trọng, trong sạch, thương con của lão Hạc.
- Tố cáo XH PK đẩy con người tới bước đường cùng.
- Thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
* Nghệ thuật:
- Tạo > gây xúc động bất ngờ.
3. Thái độ, t/c của ông giáo, của t/g đối với lão Hạc.
- Là 1 trí thức nghèo lương thiện, tốt bụng, giàu tình thương người, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, an ủi lão Hạc.
* Diễn biến tâm trạng.
- Lúc đầu nghe kể về ý định bán chó: lòng dửng dưng.
- Nghe kể chuyện bán chó: xúc động, an ủi động viên lão Hạc.
- Nghe Binh Tư nói chuyện xin bả chó: Nghĩ cuộc đời quả thật đáng buồn - hiểu sai về lão Hạc.
- Chứng kiến cảnh lão Hạc chết: hiểu, thương và trân trọng.
* Suy nghĩ, thái độ của ông giáo
- Về cuộc đời.
- Cách nhìn người.
 T/g kđ 1 thái độ sống, 1 cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: phải quan sát, suy nghĩ, tìm hiểu những người xq mình bằng cái nhìn có chiều sâu ... mới thấy hết được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người -> Ta mới đồng cảm, trân trọng, nâng niu họ.
=> + Luôn thương yêu và trân trọng những người lao động nghèo khổ.
 + Cách nhìn người đúng đắn.
 + Là người có tấm lòng nhân đạo cao cả.
4. Đặc sắc nghệ thuật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Kể bằng ngôi thứ nhất khiến câu chuyện trở nên chân thật, xúc động.
- Kết hợp kể, tả, b/c - truyện gần gũi, hấp dẫn.
- Khắc hoạ nv sinh động, miêu tả tâm lí sâu sắc.
- Tạo dựng tình huống bất ngờ gây hứng thú, lôi cuốn.
- Ngôn ngữ sinh động, giàu tính tạo hình, gợi cảm.
III. Tổng kết
 ~ Phản ánh số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong XH cũ.
 * Ghi nhớ (sgk - 48)
* Luyện tập, củng cố
	- Qua truyện, em nhận thức về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong XH cũ ntn?
- Nv ông giáo giúp em hiểu gì về tác giả? Nét đặc sắc về NT của truyện là gì?
 ** Thảo luận nhóm 
(Tham khảo cho hs khá giỏi)
(1) Nghệ thuật khắc hoạ nv của NC vừa có chiều sâu tâm lí vừa có tính chất tạo hình. Hãy chứng minh qua đoạn đầu của đoạn trích?
(2) Chất trữ tình đậm đà, kết hợp rất khéo léo với mạch tự sự đã tạo nên đặc sắc của truyện ngắn NC. Chứng minh qua vài đoạn tiêu biểu?
(3) Theo em ai có lỗi trong cái chết của lão Hạc? Bi kịch của lão là lạc quan hay bi quan? Vì sao?
* Hướng dẫn
- Tập tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân cách cao đẹp của lão Hạc.
 (Nêu cảm nghĩ về tình yêu con của Lão Hạc)
- Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Ngày
Tiết 15
Từ tượng hình, từ tượng thanh
A. Mục tiêu
Giúp hs hiểu được :
- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- ý nghĩa, giá trị của từ tượng hình, tượng thanh trong văn miêu tả, tự sự.
- Rèn ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong giao tiếp để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm cho câu văn.
B.Chuẩn bị
- Bảng phụ, đoạn văn có từ tượng hình, tượng thanh.
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
3. Bài mới
* Tiến trình tiết dạy 
- H. Đọc ví dụ (49). Chú ý các từ in đậm.
- Phân nhóm, thảo luận.
+ Từ nào gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
+ Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
? Vậy em hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
? Những từ đó có tác dụng gì trong cách miêu tả và tự sự của tác giả?
- H. Tìm một số từ tượng hình, tượng thanh.
? Qua các VD trên, em thấy các từ tượng hình, tượng thanh có giá trị ntn trong quá trình giao tiếp?
* Luyện tập.
- H. Đọc yêu cầu BT.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời
- Cá nhân làm theo mẫu
- Phân nhóm 4 :
+ Thảo luận
+ Đại diện trả lời
+ Gv ra đáp án
I. Đặc điểm, công dụng
1. Ví dụ:
- Từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc, xộc xệch.
-> Gợi hình ảnh dáng vẻ của lão Hạc sau khi bán con chó và cái chết của lão.
 => Từ tượng hình.
- Từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử
-> Tiếng khóc của lão Hạc, tiếng kêu của con chó => Từ tượng thanh.
* Tác dụng:
+ Hình dung cụ thể về dáng vẻ đau khổ của lão Hạc khi bán con chó và cái chết thê thảm, đau đớn của lão.
+ Gợi tả tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão Hạc và sự trách móc của con chó. 
2. Ghi nhớ (sgk - 49)
* Trong văn miêu tả, tự sự, biểu cảm, giao tiếp từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động như trong cuộc sống nên có sức biểu cảm cao
II. Luyện tập
Bài 1.
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, đốp.
Bài 2. Tìm từ.
- Từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: đủng đỉnh, khệnh khạng, lẫm chẫm, lừng thững, thướt tha, lò dò, khập khễnh, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu.
Bài 3.
 Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười:
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hi hi: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, bất ngờ.
- Hô hố: mô phỏng tiếng cười to, vô ý, thô lỗ.
- Hơ hớ: ~ cười to, thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, giữ gìn, có chút vô duyên.
Bài 4. 
 Viết 1 đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh.
* Củng cố.
	- Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Tác dụng?
* Hướng dẫn.
- Thuộc ghi nhớ.
- Làm bài 4, 5 (sgk), 6 (SBT)
- Chuẩn bị: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 (T1 - T15).doc