TUẦN 1
TIẾT 1 + 2
TÔI ĐI HỌC
- THANH TỊNH -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua bài học giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình đằm thắm êm dịu trong trẻo và tràn đầy chất thơ của tác giả.
B. CHUẨN BỊ:
- Thày: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Trò: Sách vở, đọc trước bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Kiểm tra: Sách vở của học sinh.
Ngày soạn: Ngày dạy:. Tuần 1 Tiết 1 + 2 Tôi đi học - Thanh Tịnh - A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình đằm thắm êm dịu trong trẻo và tràn đầy chất thơ của tác giả. B. Chuẩn bị: - Thày: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Trò: Sách vở, đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra: Sách vở của học sinh. 2. Bài mới: - GV hướng dẫn cách đọc. - GV đọc mẫu 1 đoạn - HS đọc. - GV nhận xét, sửa. I. Đọc và tìm hiểu chung 1- Đọc văn bản: - HS đọc phần chú thích, nêu những nét chính. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó. 2- Tác giả - Tác phẩm. * Giải thích từ khó. - GV: Thông thường truyện ngắn đ sự kiện, nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội. + Tôi đi học dựa theo dòng hồi thưởng của nhân vật. ?Dựa vào các phương thức biểu đạt của văn bản em thấy truyện thuộc phương thức biểu đạt nào? ? Phương thức nào nổi trội? Vì sao? - G/v: Vì toàn bộ tác phẩm diễn tả cảm giác, tâm trạng của nhân vật tôi theo dòng hồi tưởng. ?Sự hồi tưởng cảm giác, tâm trạng ngày đầu tiên đến trường đựơc diễn tả theo trình tự nào? 3- Thể loại, bố cục. * Thể loại: - Truyện ngắn trữ tình. - Đan xen, tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Phương thức biểu cảm nổi trội. * Bố cục: Gồm 3 đoạn: - Đ1: Từ đầu đ trên ngọn núi. ị Trên con đường cùng mẹ tới trường. - Đ2: Tiếp: Trước sân trường đ Nghỉ cả ngày. ị Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường. - Đ3: Còn lại. ị Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học. II. Đọc, hiểu nội dung văn bản, 1- Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường. - HS đọc đoạn 1. ? Kỷ niệm buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?. - Hàng năm: Cuối thu Lá .... mây Mấy em nhỏ ị Kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. GV: Mở đầu truyện là 2 câu văn tạo thành 2 đoạn văn rất gợi cảm. C1: Với sắc thu, lá vàng, với mây bàng bạc đ Gợi nhớ kỷ niệm. C2: ? Hãy đọc và nêu kỷ niệm của em? Dùng hình ảnh so sánh + nhân hoá để hình tượng cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi “như,....” ?Dòng hồi tưởng của tác giả theo trình tự nào? (Trình tự của buổi tựu trường) ?Trên con đường cùng mẹ tới trường nhân vật “tôi’ - cậu bé lớp 5 - lớp đầu tiên của bậc tiểu học đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình như thế nào? ? Vì sao lại có sự thay đổi như vậy?. ? Được đi học đã có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? GV: Đối với 1 cậu bé chỉ biết chơi, đùa, thả diều chạy nhảy với các bạn thì đi học là một sự kiện lớn, 1 thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt tuổi thơ. ? Các em đã được học văn bản. “Cổng trường mở ra” - Lí Lan - L7 các em có nhớ câu văn nào hay nhất nói về vai trò to lớn của nhà trường đối với trẻ thơ?. ị Từ mái ấm gia đình đ cắp sách tới trường với lớp học mới, trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, được học hành, chăm sóc yêu thương để mở mang trí tuệ, nhân tài. ? Nhận thức được điều đó, tâm trạng cậu bé đã có sự biến đổi nhu thế nào? ?Em có nhận xét gì về cách dùng 1 loạt các từ: thèm, bặm, ghì, xóc lên nắm trong đoạn văn. ị Những động từ được sử dụng đúng chỗ đã khiến người đọc dễ dàng, tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ đáng yêu của “tôi’. ? Trong tâm trạng háo hức của buổi tựu trường trong đầu cậu bé nảy ra ý nghĩ non nớt, đó là ý nghĩ nào?. ? Phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh ở cuối đoạn? ý nghĩ non nớt thoáng qua một làn mây lướt trên ngọn núi. ị Lần thứ 2 tác giả lại sáng tạo nên 1 so sánh lý thú thể hiện ý nghĩ hồn nhiên, ngây thơ của chú bé lần đầu tới trường. - Con đường làng: Quen đi lại Thấy lạ - Lòng tôi có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học. “Đi đi con hãy can đảm lên thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. - Thấy mình trang trọng, đứng đắn. - Thấy bạn gọi tên nhau trao sách vở cho nhau - Cầm 2 quyển vở đ thấy nặng đ bặm... ghì... xóc lên, nắm lại cẩn thận. - Muốn thử sức cầm bút, thước. - ý nghĩ non nớt: Chắc người thạo mới cầm nổi bút, thước. 3. Củng cố Diễn biến tâm trạng nhân vật tôI có biến chuyển như thế nào 4. hướng dẫn Học bài cũ và xem trước tiết 2 D. Rút kinh nghiệm .. Tiết 2: Tôi đi học - Thanh Tịnh - A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình đằm thắm êm dịu trong trẻo và tràn đầy chất thơ của tác giả. B. Chuẩn bị: - Thày: Soạn tiếp bài. - Trò: Học bài tiết 1 và chuẩn bị tiếp. C. Tiến trình. 1- Kiểm tra: ? Nhân vật “tôi” có tâm trạng và cảm xúc như thế nào khi cùng mẹ đến trường?. 2- Bài mới: - HS đọc đoạn 2. ? Cảnh sân trường Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?. ? Cảnh được tác giả nhắc lại có ý nghĩa gì? - Phản ánh không khí đặc biệt của ngày khai trường. - Thể hiện t2 hiếu học của ND. - Bộc lộ tình cảm sâu nặng của t/giả đối với mái trường tuổi thơ. ? Trước sự cảm nhận của tác giả về ngôi trường trước ngày đi học và ngày đầu tiên được đến trường có gì khác nhau?. ?Tại sao t/giả lại so sánh trường Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng? ị Diễn tả cảm xúc oai nghiêm của tác giả về mái trường đ mình thì nhỏ bé. Đó là tâm trạng rất thật. ?Cảnh các bạn hs mới ở sân trường được tác giả miêu tả như thế nào?. - Đọc SGK. ?Hãy chỉ ra cái hay của NT so sánh. Trong câu: “Họ như con chim ngập ngừng e sợ”. ị Đây là hình ảnh so sánh thứ 3 vừa: + Tả đúng tâm trạng nhân vật. + Gợi 1 sự liên tưởng: Mái trường tổ ấm - học trò nhỏ - cánh chim. ?Em hãy đọc lại đoạn văn miêu tả các câu học trò nhỏ đ Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?. - Dùng rất nhiều đ/từ đặc tả tâm lý tâm trạng nhân vật: ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run. - Từ láy “lúng túng” điệp tới 4 lần “Nghe nói giật mình lúng túng: ị Đây là 1 từ khái quát, diễn tả nhiều tâm trạng, ánh mắt, cử chỉ, ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên trong sáng của cậu học trò trong buổi tựư trường đầu tiên. ?Đỉnh cao của tâm trạng lúng túng được thể hiện qua chi tiết nào? đ Rời người thân, xếp hàng vào lớp. ? Điều thú vị của chi tiết này là ở chỗ nào? - Vừa nãy trên đường tới trường đ náo nức thấy mình đã lớn. - Giờ đây lại khóc đ tiếng khóc thành dây chuyền rất tự nhiên, rất ngây thơ. ? Khóc vì sao? vì e sợ vì luyến tiếc hay nó là niềm vui đ bước vào một thế giới mới lạ. - HS đọc đoạn kết. ? Cảm giác và tâm trạng của “tôi” khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn?. ? Có thể nói đoạn văn kết thúc câu chuyện ngắn gọn mà hiện lên nhiều hỉnh ảnh rất đẹp và giàu ý nghĩa. ? Đó là những hình ảnh nào? Hãy phân tích những hình ảnh đó? ị Đây là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa nghịch ngợm để bước vào thế giới học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn. ? Văn bản “Tôi đi học” có sự kết hợp của các loại văn bản sau không? A. Biểu cảm C. Tự sự B. Miêu tả D. Cả 3 yếu tố trên ? Sự kết hợp đã diễn tả ra ntn? Tác dụng? ?Vai trò của TN trong truyện? ?Chất thơ của truyện thể hiện ở những yếu tố nào? 2- Tâm trạng và cảm xúc của “tôi” khi cùng mẹ đến trường. * Sân trường: - Dày đặc người. - Người nào cũng: Ăn mặc gương mặt * Trường: - Trước: xa lạ, cao ráo. - Nay: xinh xắn, oai nghiêm như đình làng. * Học trò mới: Bỡ ngỡ... nép mình... chỉ dám nhìn một nửa, đi từng bước nhẹ, cảm thấy chơ vơ, run lên theo từng nhịp trống. - Một cậu mộ mặt khóc tôi ....... khóc theo. đám học trò ...... thút thít. 3- Tâm trạng và cảm xúc của tôi khi ngồi trong lớp học. - Vào lớp Nhìn cái gì cũng thấy mới lạ Lạm nhận Bạn chưa quen nhưng không thấy lạ - Chú chim nhỏ rụt rè.... - Tiếng phấn và chữ viết..... - Tôi vòng tay lên bàn.... - Chăm chỉ nhìn .... lẩm nhẩm đánh vần viết: Tôi đi học. IV. Tổng kết. * Ghi nhớ. V. Luyện tập: - Câu văn nào dưới đây không nói lên tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên? A. Con đường này tôi thấy quen.... thấy lạ. B. Cũng như tôi .... từng bước nhẹ. C. Lần ấy tựu trường đối với tôi là một nơi xa lạ. D. Trong lúc ông ta...... tim tôi ngừng đập. 3. Củng cố. + Khái quát lại nội dung bài. + Đọc lại phần ghi nhớ. + Học bài và chuẩn bị: “Trong lòng mẹ” 4. Hướng dẫn. D. Rút kinh nghiệm ..Ngày soạn:... Ngày dạy:. Bài 1 - Tiết 3 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: - Hiểu rõ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. - Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. B. Chuẩn bị: - Thày: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Trò: Đọc SGK. C. Tiến trình. 1.Kiểm tra: ? Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? ? Nhận xét về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong 2 nhóm. ? Nêu khái niệm về nghĩa của từ. đ Dẫn dắt vào bài mới. 1. Bài mới: I. Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Giáo viên đưa sơ đồ bảng phụ - SGK. Vật nuôi Gia súc Gia cầm Trâu Bò Mèo Chó Gà Ngan Ngỗng Mèo mướp Mèo mun Mèo tam thể ? Nhìn vào sơ đồ - Nhận xét nghĩa của từ mèo với các từ mèo mướp, mèo mun, mèo tam thể. - Nghĩa của từ gia súc với từ trâu, bò. đ Nghĩa nào khái quát hơn. GV: Sự khái quát có mức độ từ lớn đến nhỏ, như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - HS quan sát tiếp sơ đồ. ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao? ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu, tại sao? ? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào?đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào? GV: Dùng sơ đồ hình tròn để biểu diễn mối quan hệ bao hàm này. II. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. Thú - “Động vật” bao hàm Chim Cá Thú Voi hươu Động vật Chim Tu hú sáo Cá rô Cá thu Cá - Từ quan sát sơ đồ h/s rút ra 3 KL - HS đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ. * Lưu ý. Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối. VD: Trà gừng Trà Trà Atirô Trà khổ qua III. Luyện tập. Bài 1: Giáo viên hướng dẫn làm theo hồ sơ. Bài 2 + 3: Học sinh đọc bài và xác định yêu cầu của bài tập. - Gọi học sinh lên bảng làm, cho điểm, nhận xét. Bài 4: - Chia nhóm thảo luận, phát phiếu học tập. - Mỗi nhóm đại diện một em lên chữa 1 ý - giáo viên nhận xét. Bài 5: Học sinh xác định yêu cầu, lên chữa, giáo viên nhận xét. 3. Củng cố: - Đọc lại phần ghi nhớ. 4. Hướng dẫn: - Học bài - làm bài tập. - Chuẩn bị bài tiếp. D. Rút kinh nghiệm .. Ngày soạn:.. Ngày dạy: Bài 1 - Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: - Nắm ... ng hổ sấn tới định trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn, tôi dằn giọng: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới chỗ chồng tôi. Tôi nghiến răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Tiện tay tôi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất nhưng miệng vẫn thét trói như một thằng điên. 4. Củng cố: - Khái quát ND bài học. 5. Hướng dẫn: - Tập luyện nói theo ngôi kể qua các đoạn văn trong các đoạn văn đã học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. 6- RKN. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 11: Tiết 43 Câu ghép A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS: - Nắm được đặc điểm của câu ghép. - Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép. B. Chuẩn bị: - Thày: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Trò: Học bài, chuẩn bị theo SGK. C. Tiến trình. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra. ? Nói giảm, nói tránh là gì? Nêu tác dụng của nói giảm, nói tránh?. ? Làm BT4. 3- Bài mới. - 2 HS đọc đoạn văn. ? Em hãy tìm các cụm C - V trong những câu in đậm đoạn văn?. ? Hãy phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C - V. (Câu này có 3 cụm C - V, cụm C - V cuối giải thích nghĩa cho cụm C - V thứ 2). (Câu này có 2 cụm C - V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên, nảy nở). ? Làm thế nào để ta có thể nhận biết được câu ghép? ? Trình bày kết quả phân tích vào bảng (SGK). ? Qua việc tìm hiểu đoạn văn và vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết: Trong các câu trên câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ (2 lần). ? Trong đoạn văn, ngoài các câu đã tìm hiểu? Em hãy tìm thêm các câu ghép khác?. ? Trong các câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào/ ? Em hãy lấy VD về câu ghép có sử dụng từ nối giữa các vế câu? ? Như vậy, qua việc tìm hiểu trên em hãy cho biết: Để nối các vế trong câu ghép ta có mấy cách, cụ thể là những cách nào? - HS đọc phần ghi nhớ 2 (2 lần). - Với mỗi bài tập GV cho HS đọc bài và xác định yêu cầu của bài. - HS lên bảng làm GV nhận xét s/chữa. * Giới thiệu bài: I. Đặc điểm câu câu ghép. * Đoạn văn: 1. a. Tôi quên thế nào.... quang đăng. - Tôi quên. - Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi. - Mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. b. Mẹ tôi âu yếm ... dài và hẹp. - Mẹ tôi .... dẫn đi. c. Cảnh vật chung quanh.... tôi đi học. 2. - Câu có 1 cụm C - V: “Buổi mai hôm ấy.... dài và hẹp” - Câu có nhiều cụm C - V không bao chứa nhau: “ Cảnh vật chung quanh ... tôi đi học” - Câu có cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn. “Tôi quên thế nào... bầu trời quang đãng” ị Nhận biết được câu ghép: Là câu có 2 hoặc nhiều cụm C - B không bao chứa nhau. 3. - Câu đơn: “Buổi mai hồng.... dài và hẹp”. - Câu ghép: “Cảnh vật chung quanh.... tôi đi học” * Ghi nhớ 1 (GSK). II. Cách nối các câu. - Câu ghép: + Câu 1: Hằng năm... tựu trường. + Câu 2: Những ý tưởng...... không nhớ hết. đ Các vế câu nói với nhau bằng quan hệ từ: vì, nhưng. - VD: + Hắn... vốn không ưa lão bởi lão vì lão lương thiện quá. + Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. + Khi 2 người lên trên gác thì Giônxi đang ngủ. * Các cách nối: 2 cách. - C1: Nối bằng từ có tác dụng nối. + Nối bằng 1 quan hệ từ. + Nối bằng cặp quan hệ từ. + Nối bằng từ hô ứng (cặp phó từ, chỉ từ hay đại từ). - C2: Không dùng từ nối (giữa các vế câu thường dùng dấu phẩy hoặc dấu hai chấm). * Ghi nhớ 2: III. Luyện tập. Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn trích và chỉ ra cách nối. a. U van Dàn, u lạy Dần (Nối bằng dấu phẩy) b. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (Nối bằng dấu phẩy) - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (Nối bằng dấu phẩy) - Nếu Dần không buông .... cả Dần nữa đấy. (Nối bằng dấu phẩy) c. Cô tôi chưa dứt câu,... không ra tiếng nói. (Nối bằng dấu phẩy) - Giá những cổ tục..... đầu mẩu gỗ, (thì) tôi quyết vồ lấy .... nát vụn mới thôi. (Nối bằng dấu phẩy, có thể thay đổi dấu phẩy bằng từ thì) d. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi... đã cay cay. (Nối bằng dấu hai chấm) e. Hắn làm nghề ăn trộm... Lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Nối bằng quan hệ từ vì) 2- Bài tập 2: Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ. a. Vì trời mưa nên đường trơn. b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. c. Tuy nhà ở xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. d. Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay. 3- Bài tập 3: Chuyển những câu ghép vừa đặt thành những câu ghép mới bằng 2 cách: - Bỏ bớt 1 quan hệ từ. - Đảo lại trật tự các vế câu. a. Trời mưa to nên đường rất trơn. Đường rất trơn vì trời mưa to. b. Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học. c. Nhà ở xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. Bắc vẫn đi học đúng giờ tuy nhà ở xa. d. Vân học giỏi mà rất khéo tay. Không nhưng Vân khéo tay mà còn học giỏi. 4- Bài tập 4: Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng. a. Vừa.... đã. Bác ấy vừa ốm dậy đã đi ra đồng làm việc. b..... đâu ..... đấy. Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy một cách nghiêm chỉnh. c..... càng..... càng.... Nó càng nói nhiều càng đỏ mặt lúng túng. Cuộc sống càng khó khăn chúng ta càng phải kiên trì phấn đấu. 5- Bài tập 5: Viết đoạn văn ngắn về các đề tài sau: a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn. Viết văn là một công việc khó khăn, vì vậy muốn viết được một bài văn hay, nhất thiết phải kiên trì rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Một trong các khâu quan trọng của việc rèn luyện viết văn là khâu lập dàn ý. Mỗi bài văn phải có bố cục 3 phần hoàn chỉnh, mỗi phần phải trình bày 1 hoặc nhiều ý nhất định, các ý phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Để đạt được yêu cầu trên thì bắt buộc phải làm tốt khâu lập dàn ý. Nhờ có dàn ý mà bài văn không bị lạc đề hoặc thiếu ý. Cũng nhờ có dàn ý mà (bài văn) người viết có cơ sở để tự kiểm tra bài viết của mình để kịp thời sửa chữa, bổ sung những ý còn thiếu hoặc chưa liên kết với nhau. (C1 và C3 là câu ghép, các câu được nối với nhau bằng dấu phẩy, chấm phẩy). 4. Củng cố: - Khái quát ND bài học. 5. Hướng dẫn: - Về học bài - chuẩn bị bài tiếp. 6- RKN. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 11: Tiết 44 A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS: - Hiểu được vai trò, vị trí, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. - Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận. B. Chuẩn bị: - Thày: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Trò: Đọc, chuẩn bị bài theo SGK. C. Tiến trình. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra. 3- Bài mới. - HS đọc 3 văn bản. ? Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu giải thích vấn đề gì? ? Em thường gặp những văn bản đó ở đâu? ? Khi nào ta dùng loại văn bản đó? ? Kể tên 1 số văn bản thuyết minh mà em biết? ? Qua tìm hiểu, ta thấy văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào đốivới đời sống con người? ? Các văn bản trên có thể coi là văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận hay biểu cảm không? vì sao? ? Các văn bản trên cùng có 1 đặc điểm chung là gì? ? Các văn bản trên được trình bày bằng phương thức nào? ? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Học sinh đọc các văn bản và xác định yêu cầu. * Giới thiệu bài: I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. 1- Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. * Văn bản: - Cây dừa Bình Định. - Tại sao lá cây có màu xanh lục. - Huế. a. Cây dừa Bình Định. Nêu rõ lợi ích của cây dừa, tên riêng gắn liền với những đặc đim của cây dừa Bình Định. b. Tại sao lá cây có màu xanh lục: đ Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây. c. Huế đ Giới thiệu Huế là 1 trung tâm văn hoá nghề thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm rất độc đáo. - Thường gặp trong cuộc sống. - Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện..) thì ta dùng văn bản thuyết minh. - Một số văn bản thuyết minh: + Cầu Long Biên, 1 chứng nhân lịch sử + Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 + Ôn dịch thuốc lá. đVăn bản thuyết minh có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến. VD: Mua 1 cái tivi, 1 hộp bánh, 1 hộp thuốc, 1 lời giới thiệu sản phẩm, 1 danh lam thắng cảnh. 2- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. - Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận hay biểu cảm vì: + Văn bản tự sự thì phải có nhân vật và sự việc. + Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng. + Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người và cảm xúc. đ Như vậy đây là một loại văn bản khác gọi là văn bản thuyết minh. * Những đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là: a. Trình bày các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: - Cây dừa: Thân, lá, nước, cùi, sọ ntn? - Lá cây: Tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng ntn?. - Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc, các món ăn ntn?. b. Trình bày một cách khách quan. - Cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó. - Không có các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ các cảm xúc chủ quan sự yêu, ghét. - Mục đích của văn bản thuyết minh là giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế, chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức 1 hình tượng nghệ thuật đựơc xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng. * Lưu ý: Cần hiểu những đặc điểm trên với ý nghĩa tương đối, cốt để phân biệt với các loại văn bản khác, không nên tuyệt đối hoá (1 cách cực đoan) vì trong văn bản nghị luận vẫn có yếu tố cảm xúc. - Phương thức trình bày: Giới thiệu, giải thích để thuyết minh các đặc điểm cơ bản của đối tượng. - Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, cô đọng chặt chẽ và hấp dẫn. * Ghi nhớ: (SGK). III. Luyện tập. 1- Bài tập 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Tại sao? a. Cung cấp kiến thức lịch sử. b. Cung cấp kiến thức sinh vật. 2- Bài tập 2: Văn bản “Thôn tin về ngày trái đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?. - Đây là văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn nghị luận: đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. - Có sử dụng yếu tố thuyết minh khi nói về tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. 3- Bài tập 3. Các văn bản khác như: tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì: - Tự sự: Giới thiệu sự việc, nhân vật. - Miêu tả: Giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian. - Biểu cảm: Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật. - Nghị luận: Giới thiệu luận điểm, luận cứ. 4. Củng cố: - Khái quát ND bài học. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn: - Về học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. 6- RKN.
Tài liệu đính kèm: