Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 4 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 4 - Trường TH&THCS Húc Nghì

TÔI ĐI HỌC

 (ThanhTịnh)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng bở ngỡ, hồi hộp của tác giả về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường.

2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật.

3. Thái độ: Biết nâng niu kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẻ và giá trị của ngày đầu tiên đến trường.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Không.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát tranh ảnh về ngày khai trường và giới thiệu vào bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 4 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 1
	Ngày soạn:......../......./..........
tôi đi học
	(ThanhTịnh)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng bở ngỡ, hồi hộp của tác giả về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: Biết nâng niu kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẻ và giá trị của ngày đầu tiên đến trường.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát tranh ảnh về ngày khai trường và giới thiệu vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3:
* Trong văn bản, nhân vật nào là nhân vật chính?
Hs: Suy nghĩ, trình bày?
* Kỉ niệm sâu sắc của tác giả là gì? Những tình huống nào gợi cho tác giả nhớ về những kỉ niệm đó?
* Trong kỉ niệm đó, tâm trạng của tác giả được thể hiện theo trình tự như thế nào?
Hs: Quan sát, thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Thanh tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, quê ở Gia lạc, Huế.
* Văn bản được trích từ tác phẩm “Quê mẹ” (1941)
2. Đọc bài:
II. Phân tích:
1. Tâm trạng của nhân vật tôi:
* Sự thay đổi của đất trời và hình ảnh các em nhỏ tung tăng đến trườngề Tác giả nhớ lại kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường.
* Tâm trạng của tác giả được thể hiện theo trình tự thời gian.
- Trên con đường đến trường.
- Trong sân trường.
- Trong lớp học.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về tác giả, tác phẩm, nội dung văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, phân tích các phần còn lại.
Quyết chí thành danh
	 Ngày soạn:......../......./..........
Tiết thứ 2
tôi đi học
	(ThanhTịnh)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng bở ngỡ, hồi hộp của tác giả về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: Biết nâng niu kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẻ và giá trị của ngày đầu tiên đến trường.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Thái độ của tác giả đối với con đường đến trường như thế nào?
* Sự lúng túng, khác lạ của tác giả thể hiện ở chổ nào?
Hs: Tìm kiếm, suy nghĩ, trình bày.
* Sân trường được tác giả miêu tả như thế nào?
* Tâm trạng của tác giả đối với ngôi trường lúc này khác hôm trước như thế nào?
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Cảm giác bở ngở, sợ hải, của tác giả được bộc lộ qua những chi tiết nào?
* Chi tiết tác giả thấy các bạn khác và tác giả cũng òa khóc cho ta cảm nhận được gì ở tác giả?
* Trong lớp học, thái độ của tác giả được thể hiện qua những chi tiết nào?
* Ta thấy có gì độc đáo trong nhgệ thuật bộc lộ cảm xúc của tác giả?
Hoạt động 2:
* Các nhân vật khác có thái độ như thế nào đối với ngày tựu trường của trẻ?
* Từ đó am có nhận xét gì về giáo dục trong xã hội?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs: Đọc ghi nhớ sgk.
II. Phân tích:
1. Tâm trạng của nhân vật tôi:
- Trên đường đến trường: Cảm xúc mới lạ, lúng túng, tự thấy mình đứng đắn trang trọng.
- Trên sân trường nhộn nhịp, đông đúc, tác giả cảm thấy lo sợ vẫn vơ, thấy tất cả đều lạ lùng.
- Tác giả thấy mình đã lớn nhưng vẫn mang sự ngây thơ trẻ con.
- Trong lớp học, tác giả thấy tất cả vừa quen vừa lạ.
? Cảm xúc hồi hộp, mới lạ, tâm trạng lúng túng của nhân vật tôi trong những ngày đầu tiên đến trường được bộc lộ bằng sự kết hợp giữa tự sự miêi tả và biểu cảm.
2. Các nhân vật khác:
- Mọi người quan tâm chăm sóc chu đáo
ề Gia đình, nhà trường và xã hội là cái nôi giáo dục các emthành người.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về gia trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nộ dung bài học, đọc lại văn bản. chuẩn bị bài Trong lòng mẹ.
Quyết chí thành danh
	 Ngày soạn:......../......./..........
Tiết thứ 3
cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy về nhận thức mối quan hệ giữa cái chung-riêng, rộng-hẹp.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu, từ điển tiếng Việt.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa đã học và dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Quan sát bảng phụ sơ đồ các từ ngữ có nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
* Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ chim, thú, cá? Vì sao?
* Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ nai, hươu, voi? Vì sao?
Hs: Quan sát suy nghĩ, trình bày.
Hoạt động 2:
* Đối với các từ chim, thú, cá, từ động vật được xem là từ nghĩa rộng vậy khi nào từ đươch xem là có nghĩa rộng?
* Từ thú có nghĩa hẹp hơn từ động vật vậy thế nào là từ có nghĩa hẹp?
* Đồng thời từ thú có nghĩa rộng đối với từ hươu, nai, voi. Ta rút ra kết luận gì?
Hs: hảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bỏ sung, chốt lại.
Bài tập nhanh: Vẻ sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa của các từ: động vật, gia súc, gia cầm, trâu bò, lợn, gà, vịt.
Hs: Thảo luận, trình bày trên bảng.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3:
Bt1: Hoạt động nhóm, đại diện trình bày trên bảng phụ.
Bt2: Hs thảo luận, trình bày trên bảng.
Bt3: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng được thưởng điểm.
Các bài tập còn lại giáo viên hướng dẫn hs về nhà làm.
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1. Ví dụ:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ chim, thú, cá.
- Nghĩa của từ thú có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ nai, hươu, voi.
2. Kết luận:
- Từ nghĩa rộng: Phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ khác.
- Từ nghĩa hẹp: Khi phạm vi nghĩa được bao hàm bởi phạm vi nghĩa của các từ khác.
- Một từ có thể có nghĩa hẹp với từ này đồng thời có nghĩa rộng với các từ khác.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
a.
Y phục
Quần áo
Quần dài, quần đùi áo dài...
Bài tập 2:
a. Nhiên liệu.
b. Nghẹ thuật.
c. Các món ăn.
d. Hoạt động của mắt.
e. Hoạt động của chân tay.
Bài tập 3:
a. Xe đạp, xe máy, xe xích lô....
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về khái niệm từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm kiến thức bài học, làm các bài tập, chuẩn bị bài trường từ vựng.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......../......./..........	 
Tiết thứ 4
tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2. Kĩ năng: Biết xác định chủ đề của một văn bản, tạo lập văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Văn bản, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại khái niệm về văn bản và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc lại văn bản Tôi đi học.
* Tác giả nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
* Nó gợi lên những ấn tượng gì?
* Đó chính là nội dung chủ đề của văn bản Tôi đi học. Em hãy nêu một cách khái quát chủ đề của văn bản Tôi đi học?
Hs: Suy nghĩ, tự trình bày.
* Qua tìm hiểu chủ đề văn bản Tôi đi học, em hãy cho biết thế nào là chủ đề của văn bản?
Hoạt động 2:
* Trong văn bản Tôi đi học, nội dung chính, vhủ đề được thể hiện trực tiếp qua các câu từ nào?
Hs: Tìm kiếm, suy nghĩ, trình bày.
* Các từ, ngữ, câu đoạn, nhan đề của văn bản đều tập trung làm rỏ chủ đề của văn bản, ta nói văn bản đó có tính thống nhất về chủ đề. Vậy khi nào thì một văn bản được xem là có tính thống nhất về chủ đề?
Hs:Thảo luận, trình bày.
* Khi xác định tính thống nhất về chủ đề văn bản, ta căn cứ vào cơ sở nào?
Gv: Nhận xét, khái quát lại kiến thức về chủ đề của văn bản.
Hoạt động 3:
Bt1: Hs đọc văn bản thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập.
Bt2: Hs hoạt đọng nhóm tương tự như bt1.
I. Chủ đề của văn bản:
1. Ví dụ:
- Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường.
- Cảm xúc mới lạ, bở ngở, lúng túng của tác giả.
2. Kết luận:
Chủ đề của văn bản là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
 1. Ví dụ:
2. Kết luận:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi các phần, các chi tiết của văn bản đều biểu đạt một đối tượng, vấn đề chính đã xác định, không xa rời, lạc chủ đề.
- Chủ đề được thể hiện ở mục đề, nhan đề, từ ngữ then chốt.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2: Các ý b, d sẽlàm cho bài viết bị lạc đề.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về tính thống nhất của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Bố cục của văn bản.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct1-t4.doc