Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 36 - Trường THCS Hương Điền

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 36 - Trường THCS Hương Điền

 BÀI 1 : Tiết 1 : VĂN BẢN : TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp hs :

1.kiến thức:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bở ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

2.Kĩ năng:

- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và bniểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về mọt sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu mến mái trường,thầy cô và bạn bè

B .CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ,các bài thơ viết về buổi tựu trường

 - HS : Ôn lại kiên thức về văn bản biểu cảm và văn bản nhật dụng

C . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra sự chuẩnn bị của hs

 3 .Bài mới (gv giới thiệu vào bài)

 

doc 88 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 36 - Trường THCS Hương Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 20-08-2011
 BÀI 1 : Tiết 1 : VĂN BẢN : TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs : 
1.kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bở ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và bniểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về mọt sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến mái trường,thầy cô và bạn bè
B .CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ,các bài thơ viết về buổi tựu trường
 - HS : Ôn lại kiên thức về văn bản biểu cảm và văn bản nhật dụng
C . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra sự chuẩnn bị của hs
 3 .Bài mới (gv giới thiệu vào bài)
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Gv đọc mẫu sau đó hướng dẫn hs đọc(giọng chậm hơi buồn, sâu lắng)
- Hs đọc 
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả Thanh Tịnh?
? Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của tác giả mà em biết?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản thuộc thể loại gì?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?tác dụng của ngôi kể đó?
? Truyện được kể theo trình tự ntn?
GV hướng dẫn hs tìm hiểu những chú thích còn lại.
? Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Quang cảnh ở thời điểm đó như thế nào?
? Tâm trạng của nhân vật “tôi’ khi nhớ về kỉ niệm đó như thế nào?
? Hãy tìm những từ ngữ trong đoạn văn diễn tả được tâm trạng đó?
? Khung cảnh trên con đường đến trường được tác giả cảm nhận như thế nào? Vì sao?
? Tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
? Hãy tìm những cử chỉ,hành động,lời nói khi nhân vật tôi đi cùng mẹ tới trường?
? Những chi tiết đó diễn tả được điều gì ở nhân vật tôi ?
GV hệ thống lại nội dung tiết học.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Đọc
 2. Chú thích
a. Tác giả (1911-1988)
-Quê ở Huế
-Từng dạy học ,viết báo ,làm văn
-Sáng tác của ông đậm chất trữ tình,nhẹ nhàng , đằm thắm,tình cảm êm dịu, trong trẻo.
-Tác phẩm chính : 
-Hận chiến trường(thơ -1937); Quê mẹ (TN-1941); Chị và em,Ngậm ngải tìm trầm(TN)
b.Tác phẩm:
- Xuất xứ: được in trong tập Quê mẹ (1941)
 - Thể loại : truyện ngắn
 - Ngôi kể : thứ nhất –xưng tôi
 - Trình tự kể : theo thời gian của buổi tựu trường (theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Diển biến tâm trạng và cảm giác của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường.
a. Khơi nguồn kỉ niệm.
- Thời điểm : cuối thu –ngày khai trường
- Cảnh thiên nhiên : lá rụng nhiền,mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt : mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Tâm trạng : hồi hộp, xúc động, nhớ về dĩ vãng.
b.Trên con đường cùng mẹ tới trường.
- Khung cảnh : “Buổi mai hôm ấydài và hẹp”-- tất cả đều thay đổi – vì lòng tôi có sự thay đổi.
- Tâm trạng : cảm thấy trang trọng và đứng đắn.
- HS tìm trong sgk
Sự ngộ nghĩnh,ngây thơ, đáng yêu,háo hức ,hăm hở của cậu bé.
* TIỂU KẾT:
4.Củng cố: ? Nhắc lại những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh?
? Tâm trạng của nhân vật tôi trên con đường tới trường được thể hiện như thế nào?
5.Dặn dò: - Đọc diễn cảm văn bản
- Tìm hiểu tiếp tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi đến trường,khi nghe gọi tên và rời tay mẹ,khi ngồi vào chổ và thái độ của người lớn đối với trẻ em như thế nào ở tiết 2.
 ..
 Ngày 20-08-2011
 BÀI 1 : Tiết 2 : VĂN BẢN : TÔI ĐI HỌC (Tiếp)
 (Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs : 
1.kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bở ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và bniểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về mọt sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến mái trường,thầy cô và bạn bè
B .CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ,các bài thơ viết về buổi tựu trường
 - HS : Ôn lại kiên thức về văn bản biểu cảm và văn bản nhật dụng
C . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. ổn định tổ chức :
 2.Bài cũ: a.Nêu những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh?
b Nỗi nhớ về buổi tựu trường lần đầu tiên của tác giả được khơi ngườn từ thời điểm nào?
 3.Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
? Khi đến trường nhân vật tôi thấy ntn?
HS : sân trường dày đặc cả người,ai cũng áo quần sạch sẽ,gương mặt vui tươi sáng sủa.Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
? Theo em,vì sao nhân vật tôi lại có cảm giác như vậy?
? Nhìn thấy quang cảnh ấy, tâm trạng của nhân vật “tôi” ntn?
? Để diễn tả tâm trạng đó,tác giả đã sử dụng những chi tiết nghệ thuật nào ? tác dụng của nó ?
HS – So sánh
 -- kể và tả 
?Khi nghe gọi đến tên mình ,tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào ?
? Khi sắp phải rời tay mẹ ,tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào ?
? Theo em,vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy?
 Vì: sợ hãi,tất cả đều mới lạ 
? Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi ngồi vào chỗ như thế nào?
? Hình ảnh con chim ...trong đoạn văn có ý nghĩa gì?
- Gợi nhớ ,nhớ tiếc những ngày trẻ thơ,dụng ý nghệ thuật,có ý nghĩa tượng trưng
?Theo em, dòng chữ”Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
?Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ ,cử chỉ của những người lớn đối với các em bé...?
? Qua các hình ảnh về người lớn ,ta nhận thấy được điều gì?
 - nhận ra trách nhiệm ,tấm lòng của gia đình ,nhà trường đối với thế hệ tương lai.
? Hãy kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em? cảm nhận của em lúc ấy ra sao?
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm ?
? Qua văn bản, tác giả đã thể hiện được nội dung ,tư tưởng gì ?
II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
1.Diễn biến tâm trạng và cảm giác
c.Khi đi đến trường.
- Quang cảnh: ngôi trường thay đổi
- Tâm trạng: Lo sợ vẫn vơ,bỡ ngỡ ,vụng về ,lúng túng 
d. Khi nghe gọi tên và rời khỏi tay mẹ.
- Khi nghe gọi tên : giật mình và lúng túng,quên cả mẹ đứng sau
- khi rời tay mẹ
 Dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc
e. Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học đầu tiên
 - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật,nhìn bạn thấy quyến luyến
 -« Tôi đi học »
 + vừa khép lại bài văn vừa mở ra một thế giới mới,một bầu trời mới trong cuộc đời đứa trẻ.
 + vừa thể hiên chủ đề của tác phẩm
2. Thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo, đều tham dự buổi lễ
-Ông Đốc : từ tốn ,bao dung
- Thầy giáo trẻ : vui tính ,giàu tình yêu thương
- HS hồi tưởng lại
III.TỔNG KẾT 
1.Nghệ thuật
- Bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ theo trình tự thời gian.
- Kết hợp hài hoà giữa kể ,tả với bộc lộ tâm trạng,cảm xúc.
- Sử dụng những hình ảnh so sánh đặc sắc.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
2.Nội dung
- Diễn tả được tâm trạng hồi hộp,bỡ ngỡ của tác giả cũng như những em bé lần đầu tiên đến trường.
 IV.LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Hãy tìm đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát nói về ngày đầu tiên đi học.
 Hs trình bày - nhận xét
Bài tập 2. Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong tác phẩm.
Bài tập 3. Theo em.sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên nhờ những yếu tố nào ?
Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chứa đựng cảm xúc thiết tha,mang bao kỉ niệm mới lạ « mơn man »của nhân vật « tôi »
Tình cảm ấm áp,trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
Hình ảnh thiên nhiên,ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về ngày đầu tiên đi học.
4.Củng cố : Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
5. Dặn dò : 
- Đọc diễn cảm văn bản và đọc các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
- Nắm chắc nội dung ,nghệ thuật,ghi lại những ấn tượng ,cảm xúc của bản thân về ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
- Soạn :Cấp độ khái quát của nghĩa từ 
 Ngày soạn 21-08-2011
 BÀI 1 : TIẾT 3 : 
 Tiếng việt : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh : 
Về kiến thức :- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Về kỹ năng : Thông qua bài học,rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng,thực hành so sánh ,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 B . CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ 
 GV : - Tham khảo tài liệu –sgk
 - Soạn giáo án - hướng dẫn hs soạn bài
 HS : - Đọc - soạn bài
 - Tìm hiểu các ví dụ.
 C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới : ( gv giới thiệu vào bài)
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Gv cho hs quan sát sơ đồ trong SGK và nêu câu hỏi.
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú ,chim, cá ?
?Vì sao ?
? GV nêu câu hỏi b trong SGK ?
? Nghĩa của các từ thú, chim , cá hẹp hơn nghĩa của từ nào ?
- Hẹp hơn nghĩa của từ « Động vật »
? Em hãy tìm những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn và rộng hơn các từ “cây,cỏ ,hoa”
I.Từ có nghĩa rộng,từ có nghĩa hẹp
1.Ví dụ
a.- Nghĩa của từ « Động vật » rộng hơn nghĩa các từ thú ,chim,cá ---Vì :
 Phạm vi nghĩa của « động vật » bao hàm nghĩa của các từ trên
Nghĩa của các từ
 + Thú 
 + Chim Rộng hơn - - Hươu
 + Cá - Tu hú,sáo
 - Cá rô, cá thu
 b. Các từ : cây ,cỏ ,hoa ,
Nghĩa hẹp hơn :
Cây : cây cam, cây hồng,cây bưởi
Hoa : hoa hồng ,hoa cúc ,hoa lan
Cỏ : cỏ mực, cỏ tranh,cỏ lau
- Từ có nghĩa rộng hơn : Thực vật
? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ có nghĩa rộng và từ có nghĩa hẹp ?
? Một từ có thể vừa có nghĩa rộng ,vừa có nghĩa hẹp được không ?vì sao ?
? Hãy lấy một ví dụ về một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
GV hướng dẫn hs làm bài tập và gọi lên bảng trình bày.
GV cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
GV yêu cầu hs lên bảng làm.
2.Ghi nhớ :
- Từ có nghĩa rộng là từ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ HS lấy ví dụ
II. LUYỆN TẬP
Bài tập1.Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhón từ ngữ sau :
a.y phục- quần( quần đùi,quần dài)
 - áo (áo dài. áo sơ mi)
b. vũ khí - súng ( súng trường,súng đại bác)
 - bom ( bom ba càng,bom bi)
Bài tập 2 : Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
Chất đốt
Nghệ thuật
Thức ăn
Nhìn
Đánh
Bài tập3.Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nghĩa của mỗi từ ngữ sau: 
a. xe cộ ( xe máy, xe đạp,xe xích lô)
b.kim loại( sắt,nhôm, đồng)
c. hoa quả( cam ,chanh,bưởi,xoài)
d. họ hàng (ông nội, bác,dì..)
e. mang ( xác ... n biÕn cña c©u chuyÖn(më®Çu,diÔn biÕn,kÕt thóc)
- §iÒu g× khiÕn em xóc ®éng nhÊt? xóc ®éng nh­ thÕ nµo?
c.KÕt bµi. c¶m nghÜ cña em vÒ kØ niÖm ®ã.
4.Cñng cè:
? Dµn ý cña mét bµi v¨n tù sù kÕt hîp víi miªu t¶ vµ biÓu c¶m gåm cã mÊy phÇn? Nªu néi dung chÝnh cña mçi phÇn?
5.DÆn dß:
 - Häc bµi – X¸c ®Þnh thø tù c¸c sù viÖc ®­îc kÓ trong v¨n b¶n l·o H¹c vµ v¨n b¶n Tøc n­íc vì bê
 - So¹n v¨n b¶n: Hai c©y phong.
 Ngày soạn : 23-10-2011
 TIẾT 33: VĂN BẢN : HAI CÂY PHONG (T1)
 (Trích Người thầy đầu tiên – Ai- Ma- Tốp)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
1.Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp và hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương ,với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-Sen.
- Cách xây dựng mạch kể;cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2.Kĩ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương,phát hiện,phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
B.CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ.
GV: - Đọc- tìm hiểu tài liệu –sgk
 - Hướng dãn hs soạn bài.
HS: - Đọc- soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2.Bài cũ: a. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là một kiệt tác?
 b. Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ry.
3.Bài mới:
 Hoạt động của Gv và HS
 N ội dung ki ến th ức
GV đọc mẫu một đoạn và yêu cầu hs đọc tiếp.
 HS đọc .
? Hãy tóm tắt đoạn trích vừa đọc?
HS tóm tắt.
? Văn bản trên được trích ở phần nào của tác phẩm Người thầy đầu tiên? 
GV tóm tắt toàn bộ tác phẩm Người thầy đầu tiên cho hs hiểu được nội dung tp.
? Văn bản được viết theo thể loại gì?
? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Nêu tác dụng của việc chọn lựa ngôi kể đó ? 
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
GV hướng dẫn hs tìm hiểu những chú thích trong gsk.
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện trong đoạn trích?
- Kể chuyện lồng ghép nhau.
? Người kể xưng tôi ở đoạn nào? Xưng chúng tôi ở đoạn nào trong văn bản?
- Xưng tôi ở đoạn 1,2,4.
-Xưng chúng tôi từ (Vào năm học – biêng biếc
-Xưng chúng tôi từ (Vào năm học – biêng biếc kia).
? Theo em, đại từ“tôi” ở các đoạn 1,2,4 chỉ ai? Thời điểm nào?
? Đại từ chúng tôi ở đoạn 3 chỉ ai? Thời điểm nào?
? Theo em,cách kể chuyện lồng ghép như vậy có tác dụng gì?
? Trong hai mạch kể trên,mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
- Mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn bởi mạch kể này chiếm độ dài của văn bản nhiều hơn và bao bộc cả mạch kể kia.
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
1. Đọc –Tóm tắt
2.Chú thích
a.Tác giả:
- Ai ma-tốp(1928-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan,trước đây là một nước thuộc cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết 
- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của ông là cuộc sống khắc nghiệt nhưng đầy chất lãng mạn của người dân vùng núi Kư-rơ-gư-xtan.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cây phong non trùm khăn đỏ,Người thầy đầu tiên,Cánh đồng mẹ...
2.Tác phẩm:
- Vị trí: Trích ở phần đầu.
- . Thể loại: Truyện vừa.
- Ngôi kể: Số 1(Tôi,chúng tôi). 
- .Bố cục: 2 phần:
- P1: Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi.
- P2: Kí ức tuổi thơ về hai cây phong
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1.Hai mạch kể lồng ghép.
- Trong mạch kể xưng tôi – tôi là người kể chuyện-một hoạ sĩ,người làng Ku-ku-rêu.
+ Thời điểm: Hiện tại nhớ về quá
- Trong mạch kể xưng chúng tôi-vẫn là lời kể của nhân vật tôi,nhưng nhân vật tôi đang đại diện cho đám bạn học cũ-bọn con trai.Nhân vật tôi là một đứa trẻ trong bọn.
+ Thời điểm: quá khứ.
* Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên sống động,thân mật,gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn với người đọc.
* Tiểu kết.
 . 
 Ngày soạn :23-10-2011
 TIẾT 34: VĂN BẢN : HAI CÂY PHONG (T2)
 (Trích Người thầy đầu tiên – Ai- Ma- Tốp)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
1.Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp và hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương ,với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-Sen.
- Cách xây dựng mạch kể;cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2.Kĩ năng:
- Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương,phát hiện,phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
B.CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ.
GV: - Đọc- tìm hiểu tài liệu –sgk
 - Hướng dãn hs soạn bài.
HS: - Đọc- soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2.B ài c ũ:
3.B ài m ới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
? Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ được tác giả thể hiện ở đoạn nào của văn bản ?
- Đoạn 3.
? Có thể chia đoạn văn trên thành mấy đoạn nhỏ ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
2 đoạn : 
Đ1 :Bọn trẻ chơi đùa,trèo lên hai cây phong phá tổ chim.
Đ2 : phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi 
? Hai cây phong được tác giả giới thiệu như thế nào ?
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi giới thiệu về hai cây phong ?
So sánh.
? Cách so sánh ấy có ý nghĩa gì ?
? Hai cây phong được miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những chi tiết tác giả miêu tả vế hai cây phong ?
? Hai cây phong gợi lại cho tác giả kỷ niệm tuổi thơ nào với các bạn ?
? Từ trên cao ngất,phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều gì ?
? Cảm giác say sưa,ngây ngất của lũ trẻ khi ngồi trên cao nhìn xuống được tác giả miêu tả như thế nào?
- HS tìm –trình bày.
? Tại sao lũ trẻ lại có cảm giác say sưa,ngây ngất như vậy ?
HS thảo luận –trình bày.
? Qua cảm nhận của của lũ trẻ,cảnh vật thiên nhiên của làng quê được hiện ra như thế nào ?
Bức tranh thiên nhiên như hiện ra trước mắt với « chân trời xa thẳm,thảo nguyên hoang vu,dòng sông lấp lánh,làn sương mờ đục, »
? Em có cảm nhận gì về bức tranh làng quê qua sự miêu tả của tác giả?
? Hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với lũ trẻ làng quê?
? Từ hình ảnh hai cây phong gợi em nhớ gì về tuổi thơ nơi quê mình? 
? Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi ,nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này,hai cây phong được miêu tả hết sức sống động,như hai con người ,và không chỉ thông qua sự quan sát của người hoạ sĩ?
- Hai cây phong không chỉ được miêu tả qua con mắt nhìn của hoạ sĩ nhưng ở đây miêu tả động hơn. (nghiêng ngả thân cây,lay động lá cành...),nó còn được tả cả âm thanh.Hai cây phong còn được tả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Hai cây phong được nhân cách hoá cao độ,hết sức sinh động.
? Qua việc kể,tả về hai cây phong,tác giả đã biểu lộ được tình cảm gì?
? Tác phẩm văn học VN nào có cách diễn đạt tình yêu quê hương đất nước thể hiện bằng cây cối,dòng sông mà em biết?
? Đoạn trích đã thể hiện được t
? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản?
? Đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì?
GV cho hs viết một đoạn văn ngắn kể về một loài cây thân thuộc của quê hương mình.
 HS viết –trình bày.
II.HIỂU VĂN BẢN:
2. Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ.
- Phía trên làng,giữa một ngọn đồi,có hai cây phong lớnnhư những ngọn hải đăng đặt trên núi.
+ So sánh - Khẳng định hai cây phong là tín hiệu của làng,vai trò làm nỗi nhớ,là niềm tự hào của làng.
- Đặc điểm của hai cây phong.
+ Hai cây khổng lồ,xù xì những mắt mấu,các cành cây cao ngất,cao đến ngang tầm cánh chim bay,với bóng râm mát rượi,tiếng lá xào xạc dịu êm.Hai cây phong nghiêng ngả đung đưa muốn chào mời những người bạn nhỏ.
+ Kỹ niệm cùng các bạn lên đồi,trèo lên cây phá tổ chim.
- Từ trên cao phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
- Bức tranh thiên nhiên làng quê rất đẹp và thơ mộng.
- Ý nghĩa của hai cây phong : 
+ Như người bạn lớn,gắn bó,gần gũi.
+ Nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ.
+ Nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
3.Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
- Nguyên nhân chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động cho nhân vật tôi.
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
+ Do hai cây phong gắn bó với những kỷ niệm xa xưa ở tuổi học trò.
+ Là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.
- Thể hiện tình yêu quê hương da diết
III.TỔNG KẾT:
1.Nội dung:
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku-ku-rêu..
2.Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể,người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,truyênf sự rung cảm đến người đọc.
Có nhiều liên tưởng,tưởng tượng hết sức phong phú.
IV.LUYỆN TẬP:
 Hãy kể về một loài cây gắn liền với quê hương em.
 4.Củng cố: ? Qua đoạn trích đã thể hiện được vẻ đẹp gì về thiên nhiên và con người ?
 ? Em cảm nhận được điều gì qua tác phẩm?
 5.Dặn dò: Học bài – ôn tập chuẩn bị tiết sau làm bài tập làm văn số 2.
 Ngày soạn: 24 -11-2011
 TIẾT 35,36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs.
1.Kiến thức:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt,trình bày,sử dụng đan xen các yếu tố tự sự,miêu tả,biểu cảm.
B.CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:
GV: - Hướng dẫn hs ôn tập
 - Ra đề- lập đáp án,biểu điểm.
HS: Ôn tập về vai trò của các yếu tố miêu tả,biểu cảm trong văn bản tự sự.
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Tiến hành kiểm tra.
 ĐỀ RA.
 Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy,cô (hoặc) bố,mẹ buồn.
 I.Hướng dẫn HS xác định yêu cầu,nội dung,phạm vi đề ra.
 II.Theo dõi HS làm bài
 III.Hết giờ nhận xét,thu bài
 BIỂU ĐIỂM:
 1.Về kĩ năng: 
- Hiểu đúng yêu cầu đề bài,biết làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,,bố cục rõ ràng,diễn đạt trôi chảy,lời văn giàu cảm xúc,không mắc lỗi chính tả về từ ngữ và ngữ pháp.
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả,biểu cảm hợp lý trong bài viết và sắp xếp theo một trình trự nhất định.
2.Về nội dung.
 a.Mở bài: (0,5 điểm).
- Giới thiệu khuyết điểm của em khiến bố mẹ hoặc thầy cô buồn và giải thích vì sao ?
 b.Thân bài: ( 7 điểm). Kể lại diễn biến sự việc.
- Thời gian,không gian,hoàn cảnh khiến em mắc khuyết điểm.
- Nhân vật chính và những người liên quan.
- Nêu được nguyên nhân,diễn biến,kết quả của việc làm của em.
- Tâm trạng của thầy cô hoặc bố mẹ đối với việc làm của em . Họ buồn như thế nào?
- Tâm trạng,suy nghĩ của em sau việc làm đó? 
 c.Kết bài:( 0,5 điểm).
- Nêu cảm nghĩ của em khi thấy thầy, cô hoặc bố, mẹ buồn. 
Bài viết trình bày bố cục rõ ràng,hình thức đẹp,diễn đạt trôi chảy,diễn cảm.(2 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 ca nam.doc