Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 26

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 26

Tuần:1 Tiết VĂN BẢN:

 ( Thanh Tịnh)

A-MỤC TIÊU:Giúp học sinh hiểu:

-Những cảm xúc chân thật ,trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách trường.

-Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ ,bạn bè,mái trường quê hương.

-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

B-CHUẨN BỊ:

Giáo viên:Giáo án,sgk,tài liêụ tham khảo.

Học sinh: Soạn bài ,sgk.

C-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1-Ổn định lớp:

2-Kiểm tra bài cũ:

-Giáo viên: kiểm tra vở của học sinh,đồ dùng học tập

3- Bài mới:

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
 TÔI ĐI HỌC
Ngày dạy:
Tuần:1 Tiết VĂN BẢN: 
 ( Thanh Tịnh) 
A-MỤC TIÊU:Giúp học sinh hiểu: 
-Những cảm xúc chân thật ,trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách trường.
-Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ ,bạn bè,mái trường quê hương.
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
B-CHUẨN BỊ:
Giáo viên:Giáo án,sgk,tài liêụ tham khảo.
Học sinh: Soạn bài ,sgk.
C-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên: kiểm tra vở của học sinh,đồ dùng học tập 
3- Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích SGK
? Nêu một vài nét tiêu biểu về tác giả ? 
- Học sinh nêu.
? Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc .
? Giải thích một số từ khó.
- Học sinh tóm tắt văn bản.
? Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản.
? Đọc qua văn bản kỉ niệm ngày đầu đến trướng của”tôi”được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? 
-Học sinh : Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường, ở sân trường, trong lớp học.
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật”tôi”gắn với không gian , thời gian nào?
-Học sinh:+ Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
 +Thời gian: Cuối thu.
? Vì sao không gian và thời gian trở thành kỹ õniệm của tác giả?
-Học sinh: Gần gũi, quen thuộc, nó gắn với tuổi thơ của tác giả.
? Trong câu văn”con đường này thấy lạ”, cảm giác quen mà lạ của nhân vật có ý nghĩa gì?
-Học sinh: Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm nhận thức của cậu bé ngày đầu tới trường.
? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường tới trường làng đến trường nhân vật tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
-Học sinh: Yêu học, yêu bạn, yêu mái trường.
? Ởø phần này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Đề cao vấn đề gì ?
- Nghệ thuật so sánh, đề cao sự học của con người.
? Qua đoạn này tác giả có cảm nhận như thế nào về nhân vật “tôi”?
-Học sinh quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết:
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? 
- Đông ngườiàngười nào cũng đẹp.
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩ a gì?
- Không khí đặc biệt của ngày khai trường.
- Thể hiện tinh thần hiéu học của nhân dân ta
? Đoạn văn”họ như con chim e sợ” nghệ thuật được sử dụng là gì?Tác dụng của nó ?
- Nghệ thuật so sánhà đề cao sự hấp dẫn của nhà trường, khát vọng của tác giả đối với trường học.
Giáo viên:bên cạnh nhân vật “tôi” gắn liền với mái trường ở văn bản này còn xuất hiện nhân vật ông Đốc.
? Hình ảnh ông Đốc được nhớ lại qua hình ảnh nào?
- Ông nói “các em chờ chúng tôi”.
? Từ đó cho thấy tác giả nhớ tới ông Đốc bằng những hình ảnh nào?
- Quý trọng, tin tưởng biết ơn
- Giáo viên:khi bắt đầu đi học các em thường nhớ nhà mà khóc
? Em hãy nhớ và kể lại chính cảm xúc của chính mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học
- Học sinh tự bộc lộ
? Đến đây em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”và nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn này là gì?
Giáo viên cho học sinh tóm tắt lại phần cuối của văn bản. 
? Đoạn văn vừa tóm tắt thể hiện điều gì của nhân vật tôi?
? Nhân vật “tôi”cảm nhận được vấn đề gì khi vào lớp học?
- Bứơc vào thế giới rộng của mình, không còn bên cạnh mẹ như ở nhà.
- Mùi hương lạ xông lên.
? Hãy lí giải những cảm nhận đó của nhân vật “tôi”?
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học. Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì đã có ý thức.
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi”đối với lớp học của mình?
- Tình cảm trong sáng tha thiết. 
? Đoạn văn cuối văn bản có hai chi tiết:
- Một con chim cánh chim .
- Nhưng tiếng vần đọc .
? Những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật “tôi”?
? Qua văn bản, em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ nhân vật “tôi”?
- Giàu cảm xúc với tổi thơ, mái trường quê hương.
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn trong truyện ngắn này? 
- Nêu nội dung chính của văn bản
- Học sinh thảo luận .
- Muốn kể chuyện hay, cần có nhiều kỉ niệm đẹp, giàu cảm xúc.
I- Giới thiệu chung :
1. Tác giả : Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở Huế.
2. Tác phẩm : Tôi đi học in trong tập truyện Quê Mẹ (1941)
II- Đọc hiểu văn bản:
Đọc .
Thể loại :
III. Tìm hiểu văn bản :
1- Cảm nhận của tôi ngày đầu đến trường:
Nghệ thuật miêu tả so sánh , nhân vật “tôi” đã bộc lộ đức tính yêu học, yêu bạn bè, mái trường quê hương.
2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường 
-Miêu tả,so sánh giàu cảm xúc với trường lớp, người thân thể hiện dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay ngày đầu tiên đi học.
3- Cảm nhận của tôi trong lớp học.
- Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành để trưởng thành.
IV.Tổng kết : 
- NT: Kể theo trình tự thời gian, kết hợp hài hoà giữa kể, tả ,và biểu cảm .
- ND : Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời .
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
-Tóm tắt được văn bản.
-Học phần tổng kết ở sgk.
-Soạn bài: Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
 - Soạn theo câu hỏi trong sgk.
Ngày soạn:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Ngày dạy : 
Tuần 1-Tiết 3 
 A.MỤC TIÊU : Giúp hs:
-Nắm đựơc cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ của nó .
Thông qua bài học ,rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giừa cái chung và cái riêng .
B. CHUẨN BỊ:
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra vở soạn.
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Giáo viên vẽ sỏ đồ trong sgk và cho học sinh quan sát.
? Nghĩa của các từ động vật rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú chim, cá,? Vì sao?
? Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩacủa các từ voi, hươu?
-> Nghĩa rộng hơn.
? Nghĩa của các từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu ? Vì sao?
-> Rộng hơn vì phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá bao hàm nghĩa của ba loại trên.
? Tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ :cây, cỏ, hoa, lá?
 + Cây : Cây Cam, Cây Đào, Cây Chanh
 + Hoa : Hoa Lan, Hoa Hồng 
 + Co û: Cỏ Gà, Cỏ Gấu, Cỏ Chanh, 
? Qua các ví dụ trên em hiểu thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
? Một từ có thể vừa có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp được không?
-Học sinh : Được vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
-Giáo viên : Gọi học sinh đọc phần nhi nhớ SGK.
- Thế nào là một từ có nghĩa rộng hay hẹp hơn?
- Một từ có thển có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không?
- Học sinh : Đọc bài tập 1 SGK.
- Học sinh thảo luận và trả lờibài tập 2.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3:
I. Tìm hiểu bài :
- Nghĩa của các từ động vật rộng hơi nghĩa của thú ,chim, cá.
+ Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của ba tư ø: Thú, chim ,cá.
II. Bài học:
 Nghĩa của một từ có thể rộng hơn, hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
II-Luỵện tập:
Bài 1 : Lập sơ đồ 
 Y phục
 Quần áo Áo
Quần đùi, quần dài ; Áo sỏ mi 
Bài 2: 
Chất đối.
Nghệ thuật
Thức ăn.
Nhìn.
Đánh.
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
- Đọc lại văn bản”tôiđi học” để trả lời câu hỏi SGK phần “Tính thống văn bản”.
Ngày soạn:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Ngày dạy:
Tuần 1-Tiết 4: 
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các từ sao cho văn bản tập chung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình.
Rèn kỹ năng viết văntheo tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
B. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: giáo án,SGK.
Học sinh:soạn bài, đọc bài:
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
3- Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần văn bản: “Tôi đi học”
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
? - Buổi đầu tiên đi học.
? Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả?
- Cảm giác bâng khuâng, sao xuyến, náo nức, bỡ ngỡ
 Giáo viên: nội dung mà các em trả lời trên là chủ đề của văn bản “tôi đi học” 
? Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này là gì?
- Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
? Qua phân tích và tìm hiểu hãy cho biết chủ đề cũa Việt Nam là gì?
? Căn cứ vào đâu mà em biết chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nói lên kỉ niệm cũa tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Vào nhan đề .
- Từ ngữ, câu văn nói về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
? Thử tìm một số từ ngữ câu văn nói lên tâm trạng đó?
? Từ ngữ nào làm nổi bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”khi cùng mẹ đến trường,và cùng bạn vào lớp học?
- Con đường thấy lạ.
- Thay đổi hành vi.
? Dựa vào sự phân tích ở trên em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề cũa văn bản?
? Tính thống nhất này được thể hiện trong những phương diện nào?
- Hình thức, nội dung, đối tượng.
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
- Xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề đề mục, quan hệ giữa các phần của văn bản, các từ then chốt thường lặp đi lặp lại.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên goị học sinh đọc bài tập 1.
? Văn bản trên viết về đối tượng nào? Viết về vấn đề gì?
- Cây cọ ở vùng sông Thao quê hương của tác giả.
? Cách trình bày ra sao?
- Theo trình tự miêu tả hình dán ... c phân tích trên em thấy cô bé bán diêm sống trong hoàn cảnh nào?
? Trong cuoÄc sống ngày nay còn có những con người giống như cô bé bán diêm không?
- Học sinh tự phát biểu.
Tiết 2
- Học sinh quan sát đoạn 2.
? Hãy cho biết cô bé quẹt tất cả mấy lần?
- Năm lần. 
? Trong lần quẹt thứ nhất cô bé đã thấy những gì?
- Thấy lò sưởi.
? Đó là cảnh tượng như thế nào?
- Sáng sủa, ấm áp, thân mật.
? Điều đó cho thấy mong ước gì của cô bé bán diêm?
- Mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc.
? Ở lần quẹt thứ hai, qua ánh lửa diêm, cô bé đã thấy những gì?
- Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh
? Đó là một cảnh tượng như thế nào?
- Sang trọng, đầy đủ.
? Điều đó nói lên mong ước gì của cô bé bán diêm?
- Mong ước ăn ngon trong ngôi nhà thân thuộc.
? Sự sặp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế đó có nghĩa gì?
- Làm nổi rõ sự mong ước của cô bé.
? Trong lần quẹt thứ ba cô bé thấy gì?
- Cây thông nô en.
? Em bé có mong ước gì?
- Mong ước vui đón nô en.
? Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư?
- Bà hiện về.
? Cô mong ước điều gì?
- Mong được che trở, yêu thương.
? Lần quẹt diêm thứ năm nó có ý nghĩa gì?
- Chỉ cái chết mới giải thoát được bất hạnh của họ.
? Trong các mộng tưởng đó điều nào gắn liền với thực tế? Điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
- Học sinh trả lời.
? Những mộng tưởng diễn ra như thế nào để thể hiện rõ hoàn cảnh của cô bé bán diêm?
-Học sinh:Quan sát đoạn cuối của văn bản và cho biết:
? Vì sao khi miêu tả cái chết của em bé tác giả lại miêu tả"đôi môi mỉm cười, đôi má hồng ửng"?
- Học sinh thảo luận trả lời.
? Theo em kết thúc của truyện như vậy là có hậu không? Vì sao?
- Khôngà kết thúc truyện là cái chết thương tâm lạnh lùng của khách qua đường.
? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản? 
I-Giới thiệu tác giả -tác phẩm:
* Tác giả:
- An -đét xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch.
-Ôâng nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
* Tác phẩm:
-Trích truyện ngắn"Cô bé bán diêm".
II-Đọc- hiểu văn bản:
II-Phân tích:
1- Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
-Nhà nghèo khổ cực, đói, rét, bị đầy ải, một em bé hết sức đáng thương.
2-Những mộng tưởng của cô bé bán diêm:
-Những mộng tưởng diễn ra lần lượt,hợp lý gắn với hoàn cảnh đói rét, cô đọc của cô bé.
3-Cái chết của em bé:
-Cái chết tự nhiên của em bé thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả đối với con người cùng khổ
trong xãû hội lúc bấy giờ.
IV- Tổng kết: Ghi nhớ SGK.
4- Cũng cố:
? Tóm tắt lại truyện?
? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản?
5- Dặn dò:
-Học bài cũ,tóm tắt lại truyện?
-Soạn bài "Trợ từ thán từ",soạn thêo câu hỏi SGK.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: TUẦN 6.
Ngày dạy:
 Tiết 23: TRỢ TỪ THÁN TỪ
I- MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ?
-Biết cách sử dụng những từ loại trên trong những trường hợp cụ thể.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Giáo án SGK,tài liệu tham khảo, bảng phụ
-Học sinh: Soạn bài,SGK.
III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội?
? Đặt câu có hai từ ngữ trên?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên mờihọc sinh đọc ba ví dụ SGK.
a- Nó ăn hai bát cơm.
b-Nó ăn những hai bát cơm.
c-Nó ăn có hai bát cơm.
? Nội dung của ba câu trên nói về việc gì?
-Cùng nói đến một sự việc là ăn cơm.
? Mặc dù cùng nói về một sự việc nhưng nghĩa của chúng như thế nào?
-Khác nhau:
a-Phản ánh một sự việc có tính khách quan.
b-Đánh giá ăn hai bát cơm là nhiều.
c-ăn hai bát cơm là ít.
? Vậy từ "những" và từ ø"có" biểu thị cách đánh giá như thế nào của người nói với sự việc?
- Biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá.
? Qua các ví dụ trên em hiểu thế nào là trợ từ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thán từ.
-Học sinh đọc ví dụ SGK.
? Các từ "này" "A"biểu thị điều gì?
- Này gây sự chú ý.
-A biểu lộ thái độ tức giận.
? Từ "A" còn biểu thị những sắc thái tình cảm nào khác?
- Vui mừng, sung sướng.
? Căn cứ vào d8âu mà em xác định được?
-Căn cứ vào ngữ điệu.
-Giáo viên:nhừng từ dùng để bộc lộ cảm xúc gọi đáp gọi là thán từ.
? Như vậy em hiểu thế nào là thán từ?
? Vị trí của thán từ ?
? Thán từ có mấy loại? Nêu ví dụ của mỗi loại?
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.
I-Bài học:
1-Trợ từ:
 Là những từ chuyên đi kèm một từ ngũ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
2-Thán từ:
* Ghi nhớ:SGK.
II-LUYỆN TẬP:
Bài 2: Giải thích nghĩa của các từ in đậm:
- Lấy: Nhấn mạnh mức độ tối thiểu.
- Nguyên: chỉ như thế.
- Cả: Nhấn mạnh về mức độ.
Bài 4: Những thán từ bộc lộ cảm xúc.
- Kìa: Chỉ một nơi xa vị trí người nói, gợi sự chú ý.
- Ai ái: Sợ hãi.
4- Củng cố:
Thế nào là trợ từ? Thán từ?
Đặt câu có sử dụng trợ từ,thán từ?
5- Hứơng dẫn học sinh học bài ở nhà:
Học kỹ( lý thuyết).
Làm bài tập còn lại.
Soạn bài " miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự"
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
Một số học sinh đặt câu còn yếu.
Giáo viên hứớng dẫn kĩ một số học sinh yếu cách đặt câu.
Ngày soạn:
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
Ngày dạy:
Tuần 7 tiết: 24 
I- MỤC TIÊU:Giúp học sinh hiểu :
Sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả bộc lộ cảm xúc của một người viết trong một văn bản tự sự.
Rèn kĩ năng viết văn hay.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: giáo án, SGK.
Học sinh: SGK, soạn bài.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- Ổ định lớp.
2- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:
Tóm tắt lại văn bản " Lão Hạc".
Trong các tác phẩm văn học đã học văn bản nào khó tóm tắt nhất? Vì sao?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
- Học sinh tìm hiểu văn bản. 
? Trong đoạn trên tác giả kể lại chuyện gì?
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa tôi và mẹ tôi.
? Những căn cứ nào để xác định các yếu tố kể, ta, biểu cảm của đoạn văn?
- Kể: nêu nhân vật, sự việc hành động.
- Tả: chỉ ra tính chất, màu sắc, thái độ của sự vật, sự việc 
- Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc thái độ của nhân vật trước một sự việc, hành động.
Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố kể và tả trong đoạn văn?
- Xe chạy
- Tôi thở hồng hộc
? Những yếu tố trên đứng riêng hay xen kẽ vào nhau?
- Đứng xen vào nhau
? Tìm những yếu tố biểu cảm trong đoạn văn?
- Hay tại sự sung sướng  những cảm giác thơm tho lạ thừơng.
- Thử bỏ những yấu tố miêu tả và biểu cảm trên sau đó chép lại các câu văn kể ngừơi và việc thành một đoạn văn.
- Học sinh tự chép.
- Câu hỏi thảo luận.
? So sánh hai đoạn văn và nêu nhận xét nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện bị ảnh hưởng như thế nào? Từ đó rút ra vai trò tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự?
? Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Học sinh trả lời theo ghi nhớ SGK.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
I- SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC YẾU TO ÁKỂ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
1- Yếu tố miêu tả.
2- Yếu tố biểu cảm.
Hai yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho sự việc kể lại cuộc gặp gỡ thêm sinh động.
Ghi nhớ SGK.
II- LUYỆN TẬP.
4- Củng cố:
- Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn tự sự?
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Học bài cũ.
- Làm bài tập còn lại SGK.
- Soạn bài " Đánh nhau với cối say gió".
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Ngày dạy: 
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
Ngày soạn: 
Tuần 7 Tiết 25-26: VĂN BẢN- 
 (Xét-Van -Téc)
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
- Tài nghệ của Xét-Van-Téc trong việc xây dựng cặp nhân vật tương phản.
- Nhận xét các mặt tốt xấu của hai nhân vật"Đôn-Ki- Hô-Tê và Xan- Chô- Pan -Xa để rút ra bài học thực tiễn.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và cách đọc phân vai.
II- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo, tranh ảnh(nếu có).
- Học sinh:Soạn bài,sgk.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt văn bản(Cô bé bán diêm)?
? Em có nhận xét gì về việc kết thúc truyện của tác giả?
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên: Mời học sinh đọc phần chú thích (*)trong sgk.
Hãy cho biết những nét tiêu biểu về tác giả?
Văn bản này trích ở phần mấy của tiểu thuyết?
-Phần một của tiểu thuyết.
Bộ tiểu thuyết này gồm mấy phần? Ý của mỗi phần?
-Hai phần:
+Phần 1: Gồm 52 chương-1605 bản.
+Phần 2: Gồm 74 chương- 1615 bản.
-Giáo viên đọc mẩu hướng dẫn học sinh cách đọc phân vai.
? Học sinh giải thích một số từ khó trong sgk.
? Văn bản này gồm những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
? Theo dõi nhân vâït Đôn- Ki- Hô- Tê hãy cho biết: Vì sao Đôn -Ki Hô -Tê đánh nhau với cối xay gió? 
- Tưởng đó là những gã khổng lồ.
? Trận đánh của Đôn -Ki -Hô -Têđã diễn ra với hậu quả như thế nào?
- Ngọn giáo gãy kéo theo cả ngừơi và ngựa văng ra xa
? Sau đó nhân vật đã có hành động và ý nghĩ như thế nào?
- Bẻ một cành khô làm ngọn giáo.
- Thức suốt đêmkhông ngủ để nhớ nàng không ăn sáng.
Tiết 2
? Em có nhận xét gì về biểu hiện đó của đon Ki -Hô -Tê?
- Không bình thường.
- Điên rồ.
- Mê muội.
? Điều đó cho thấy Đôn -Ki -Hô Tê là người như thế nào?
àHoang tưởng.
? Cảm xúc của em trước biểu hiện mê muội và hoang tưởng của Đôn- Ki-Hô -Tê?
- Hài hước buồn cười.
? Dôn -Ki -Hô -Tê đâm thẳng vào cối say gió. Vậy nhân vật này có những tình cảm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 CN.doc