Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20 - Trường THCS Kỳ Long

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20 - Trường THCS Kỳ Long

Tiết 1-2. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: - Thấy được vẻ dẹp trong p/cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị: * GV: bài soạn giảng; tư liệu về Bác: tranh ảnh, thơ văn

 * HS: vở soạn ; vở BTNV.

C. Tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định lớp.

2/ Giới thiệu sơ lược chương trình.

3/ Bài mới:

 Tiết 1

* Giới thiệu bài: HCM không những là nà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp vhoá chính là nét nổi bật trong p/cách HCM.

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20 - Trường THCS Kỳ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Thấy được vẻ dẹp trong p/cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: * GV: bài soạn giảng; tư liệu về Bác: tranh ảnh, thơ văn
 * HS: vở soạn ; vở BTNV.
C. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp.
2/ Giới thiệu sơ lược chương trình.
3/ Bài mới:
 Tiết 1
* Giới thiệu bài: HCM không những là nà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp vhoá chính là nét nổi bật trong p/cách HCM.
* Nội dung bài: 
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
? Theo em, Vb được viết với mục đích gì?
=>HS: Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp p/c Bác.
? Từ đó xác định pthức bđạt chính của Vb?
=>HS: P/pháp thuyết minh.
- HS đọc vb: Gv hướng dẫn đọc. 
- Đọcchú thích (sgk); GV giải nghĩa từ; lưu ý 1 số từ.
? Hãy nêu bố cục của Vb và nội dung chính của mỗi phần? 
=>HS: 2 phần.
- HS đọc phần 1 của VB. 
? Hãy nêu ra những b/hiện của “sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước” của Chủ tịch HCM? 
=>HS: Bác đã ghé lại nhiều hải cảng; sống dài ngày ở Anh, Pháp; nói và viết thạo nhiều thứ tiếng..
? Em hãy bổ sung tư liệu để làm rõ thêm những b/hiện vhoá đó ở Bác?
=>HS: Bác là thơ văn bằng tiếng Hán, tiếng Pháp
? Cách tiếp xúc vhoá của Bác có gì đặc biệt?
=>HS: Trên đường h/đ CM; trong lđộng; học hỏi nghiem túc; tioếp thu có định hướng; tiếp xúc sâu rộng
? Cách tiếp xúc vhoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong p/cách HCM?
=>HS thảo luận.
? Tác giả đã b/luận gì về những b/hiện vhoá đó ở Bác?
-đọc“Nhưng điều kì lạrất h/đại”
? Qua đvăn, em hiểu “những ả/h quốc tế” và “cái gốc vhoá dân tộc” ở Bác ntn?
=>HS thảo luận.
- Bác tiếp thu các giá trị vhoá của nhân loạià Vhoá Bác mang tính nhân loại.
- Bác giữ vững các giá trị vhoá nước nhà àvhoá Bác mang đạm bản sắc dân tộc.
? Em hiểu sự “nhào nặn” 2 nguồn vhoá DT và nhân loại ở Bác ntn?
? Từ đó, em hiẻu thêm những gì về vẻ đẹp trong p/cách vhoá HCM?
? Để làm rõ đặc điểm p/cách vhoá HCM, tgiả đã sử dụng p/pháp thuyết minh nào? Hiệu quả?
=>HS t/luận: so sánh, liệt kê, kết hợp bình luậnà đảm bảo tính k/quan + khơi gợi cảm xúc tự hào, tin tưởng.
I. Tìm hiểu chung.
1/ Tác giả, tác phẩm:
2/ Đọc – chú thích.
3/ Bố cục:
- Từ đầu à “ rất hiện đại” =>vẻ đẹp trong p/cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong p/cách sinh hoạt của Bác.
II. Tìm biểu văn bản:
1/ Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh: 
- Trong cuộc đời hoạt động CM, Bác đã đi qua nhiều nơi, tiép xúc với nhiều nền văn hoá à Bác có vốn hiểu biết sâu rộng nề văn hoá thế giới:
 + Nắm vững ptiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 + Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
 + Học hỏi, tìm hiểu tới mức sâu sắc.
=> HCM có nhu cầu cao về vhoá, có năng lực vhoá, ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận vhoá, có quan điểm.
- Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
 + Không chịu ả/h một cách thụ động.
 + Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán cái hạn chế, tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ả/h quốc tế.
=> Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà 2 nguồn gốc vhoá nhân loại và dân tộc trong tri thức vhoá HCM. 
è Bác Hồ là người kế thừa và phát triển các giá trị vhoá. Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận vhoá ở HCM.
D. Hướng dẫn về nhà: 
 - Đọc và p/tích vẻ đẹp vhoá rất Vn, rát phương đông ở HCM.
 - Sưu tầm truyện kí kể về Bác.
 Tiết 2.
I/ Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp trong phong cách của Bác qua sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại?
II/ Bài mới (tiếp)
Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bìa học.
HS đọc phần 2 của Vb.
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, phương pháp thuyết minh của tác giả trong đvăn?
=>HS: Ngôn ngữ giản dị, những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã, liệt kê, các b/hiện cụ thể, xác thực
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong p/cách sống của Bác được làm sáng tỏ? Gợi lên trong ta t/cảm nào đối với Bác?
HS đọc đoạn cuối Vb.
? Tác giả đã bình luận ntn khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác?
=>HS: nếp sống đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
? Em hiểu ntn về cách sống “không tự thần thánh hoá”, “khác đời, hơn người”? 
=>HS: không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm; không tự đề cao mình, ko/ đặt mình lên mọi sự thông thường ở dời.
? Em hiểu ntn về nhận xét của tác giả: cách sống giản dị của Bác là một q/niệm thẩm mĩ về c/sống?
=>HS:Q/niệm thẩm mĩ ↔ q/niệm về cái đẹp.Với Bác sống như thế là sống đẹp.
? Tại sao tgiả lại có thể k/định: lối sống của Bác có khả năng đem lại hphúc thanh cao cho tâm hồn và cho thể xác?
=>HS t/luận nhóm.
? Vb đã cung cấp cho em thêm những hiểu biết gì về Bác? bồi đắp thêm những t/cảm nào của c/ta với Bác?
 ? Vb đã cung cấp cho em thêm những hiểu biết gì về bác? Từ đó bồi đắp cho em tthêm tình cảm nào đối với Bác?
? Từ đó, em học đc điều gì để viết Vb thuyết minh?
2/ Nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc dơn sơ.
+ Trang phục hết sức giản dị.
+ Ăn uống đạm bạc.
+ Tư trang ít ỏi.
àLối sống bình dị, trong sáng gợi lên lòng cảm phục, thương mến.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thnh cao, sang trọng.
 + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ.
 + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người.
 + Đây là một cách sống có vhoá đã trở thành một q/niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự tự nhiên, giản dị. 
à Nét đẹp trong lối sống rất dân tộc, rất VN trong p/cách HCM bình dị. đạm bạc mà vô cùng thanh cao, sang trọng à gợi nhớ đến cách sống của các vị hiền triết tronglịch sử: Nguyễn Trãi. NBKĐó là vẻ đẹp vốn có, hồn nhiên, gần gũi, ko/ xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập. 
III. Tổng kết - Luyện tập:
1.Vốn văn hoá sâu sắc kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng là b/hiện cao nhất trong p/cách HCM. Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp của đạo đức àgợi lên lòng quý trọng, thương mến, tự hào, biết ơn, noi gương.
2. Luyện tập: Hãy đọc 1 bài văn (thơ) để thuyết minh cho bài học về p/cách HCM. 
D. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc Vb, thấy đc vẻ đẹp trong p/c HCM: kết hợp DT với nhân loại, giản dị mà thanh cao.
- Hoàn thiện vở BTNV.
- Chuẩn bị: “Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình” ( Đọc, trả lời câu hỏi)
 Tiết 3 Các phương châm hội thoại.
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: * GV: bài soạn; PHT.
 *HS: Vở BTNV.
C. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp.
2/ Giới thiệu chung về phân môn Tiếng Việt lớp 9
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
HS đọc đoạn văn đối thoại (SGK)
? Nội dung được đề cập đến trong đoạn là gì?
=>HS: học bơi
? Em hiểu “bơi” nghĩa là gì?
=>HS giải ngghĩa từ.
? Vậy khi An hỏi “ học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “Ở dưới nước” thì có đáp ứng được điều mà An muốn biết không?
? Theo em, Ba cần trả lời ntn cho đúng ý An hỏi?
=>HS đặt t/huống trả lời câu hỏi.
? Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Gọi HS đọc/kể “Lợn cưới áo mới’
? Vì sao truyện lại gây cười? Nhân vật trong truyện lẽ ra phải hỏi và trả lời ntn?
? Như vậy, em cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
=>HS hệ thống k/thức à đọc ghi nhớ.
- HS đọc/kể “ Quả bí khổng lồ”
? Truyện phê phán điều gì? 
? Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
=>HS: ko nên nói điều mình ko tin là có thật
? Nếu: khi chưa rõ lí do bạn nghỉ họcthì em cần trả lời ntn khi cô giáo hỏi?
=>HS đặt t/huống giao tiếp=> ko nói những gì mà mình ko có bằng chứng xác thực.
- HS đọc ghi nhớ 2.
- HS đọc BT 1:
? Vận dụng phương châm về lượng để p/tích lỗi trong những câu văn?
HS dùng PHT.
GV thu bài, chấm, chữa.
Gv h/dẫn hs làm BTVN.
I.Tìm hiểu bài: 
1/ Phương châm về lượng:
a/ Ví dụ: 
* Câu trả lời của Ba ko mang nội dung mà An muốn biết ànói ít hơn những điều mà giao tiếp đòi hỏi.
* Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
b/ Bài học: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếư, không thừa è phương châm về lượng
2/ Phương châm về chất: 
a. Ví dụ (SGK).
b. Bài học: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà minh không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực èPhương châm về chất.
II.Luyện tập:
1.Bài 1: Phân tích lỗi:
a/ Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chưa nội dung đó.
b/ Thừa cụm từ “ có 2 cách”
2. Bài 2: Điền vào chỗ trống:
a/ nói có cách, mách có chứng
b/ nói dối
c/ nói mò
d/ nói nhăng nói cuội
e/nói trạng
3. BTVN: 3,4,5.
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm kiến thứcvà vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
- Hoàn thiện vở BTNV.
Tiết 4. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp trong Vb thuyết minh làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn.
 - Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào Vb thuyết minh.
B.Chuẩn bị: *GV: Bài soạn.
 *HS: Kiến thức cơ bản lớp 8: Vb thuyết minh; Vở BTNV.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
- GV giúp HS hệ thống kiến thức đã học.
? Vbản thuyết minh là gì?
=>HS nhắc lại k/niệm.
Đặc điển chủ yếu của Vb thuyết minh là gì?
=>HS: tri thức k/quan, xác thực, hữu ích.
? Nêu các p/pháp thuyết minh?
=>HS: 6 p/pháp.
- HS đọc Vb “Hạ Long - đất và nước”
? Đối tượng thuyết minh của Vb là gì?
? Vb thuyết minmh đặc điểm nào của đối tượng ấy?
? Vbản có cung cấp tri thức về đối tượng không?
=>HS: Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long ở p/diện: Đá và nước HL đem đến cho du khách những cảm giác thú vị.
? Vấn đề “sự kì lạ của HL là vô tận” được thuyết minh bằng cách nào?
? Nếu dùng p2 liệt kêcó nêu được sự kì lạ của HL không?
? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kì lạ của HL chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp gì?
=>HS thảo luận àGv kết luận.
=> Hs đọc ghi nhớ. 
 - HS đọc VB.
? Vb trên giống như một truyện ngắn, 1 truyện vui, vậy đó có phải là Vb thuyết minh không?
? Tính chất thuyết minh của Vb ấy thể hiện ở những điểm nào?
? Kể tên những p/pháp thuyết minh được sử dụngtrong Vb?
? Chỉ ra nét đặc biệt của bài văn thuyết minh này?
=>HS: sử dụng các bp nghệ thuật.
 ...  Tình huống bất ngờ: lời nói ngây thơ của con trẻ đẩy tính đa nghi của TS lên độ cao trào.
 + Cách xử sự độc đoán của TS: thiếu bình tĩnh, bỏ ngoài tai lời phân trần của vợ, ko/ cho vợ có cơ hội minh oan..=> sự vũ phu tàn bạo của TS đã đẩy VN đến cái chết oan nghiệt.
- Cái chết của VN: VN nhảy xuống sông tự vẫn, kết thúc c/đời 1 cách bi thảm.
=> Cái chết của VN có giá rịh tố cáo mạnh mẽ. Cái chết ấy trhực chất là sự bức tử: nàng bị nghi oan mà ko/ thể giãi bày, phải chấp nhận cái chết uất ức song rất đỗi bình tĩnh. Cái chết của nàng là sự đầu hàng số phận song cũng là sự cùng đường của kiếp người nhỏ bé trong XH; đồng thời đó còn là bản cáo trạng danh thép thói ghen tuông ích kỉ và những luật lệ PK hà khắc đã dung túng cho sự độc ác, tối tăm của XH.
3/ Vũ Nương được giải oan.
- Khi nhảy xuống sông, VN đã có lời nguyền
- Vn ko/ chết, nàng đc tiên cứu và sống dưới thuỷ cung, rồi gặp Phan Lang.
- TS lập đàn giải oan, VN trở về trong thoáng chốc
=> Cuộc trở về của VN k/định nhân cách cao đẹp của nàng: độ lượng, thuỷ chung, ân nghĩa, tha thiết với h/p gia đình; đồng thời thể hiện mơ ước của n/dân: ở hiền gặp lành.
- Vũ Nương trở về trong thoáng chốc làm tăng thêm tính bi kịch và ý nghĩa tố cáo của truyện:
muốn sống mà ko/ đc, thà trở về cõi chết còn hơn. Sự từ chối trở về nhân gian của VN 1 lần nữa là bản cáo trạng đanh thép XH đầy bất công ngang trái.
4/ Yếu tố kì ảo trong truyện.
- Các chi tiết hoang đường: 
- Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo:
 + Hoàn chình thêm nét đẹp vốn có của VN
 + Tạo 1 kết thúc có hậu cho t/phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của n/dân.
 + Chi tiết kì ảo cuối cùng mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc, tiềm ẩn tính bi kịch của tphẩm.
III. Tổng kết - Luyện tập:
1/ Ghi nhớ(sgk)
2/ Luuyện tập:
a/ Từ VB, em hiểu gì về NDữ và t/p truyền kì của ông?
b/ Phân tích sự sáng tạo của NDữ ở cuối VB?
D. Hướng dẫn về nhà;
- Đọc , c/m rằng: truyện tiêu biểu cho phát hiện của NDữ về số phận có tính chất bi kịch của người phụ nữ trong chế độ gia tộc phụ quyền thời PK?
- Nêu ý nghĩa của h/tượng chiếc bóng oan khiên?
- Soạn “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ( đọc và trả lời câu hỏi).
Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Hiểu dược sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
 - Hiểu rõ mối q/hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huóng giao tiếp.
 - Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
B. Chuẩn bị: *GV: bài soạn; bảng phụ; PHT.
 *HS: Vở BTNV; PHT.
C. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu mối qhệ giữa p/châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
 Những lí do không tuân thủ p/châm hội thoại?
 - Chữa BTVN. 
3/ Bài mới: 
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
? Hãy cho VD về 1 số từ nữ xưng hô trong tiếng Việt? Cho biết cách dùng những từ ngữ đó?
? Đọc đtrích “ Dế Mèn” và xác định các từ ngữ xưng hô trong đvăn?
? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Choắt và Dế Mèn trong 2 đ/trích trên?
=>HS t/luận.
? Giải thích sự thay đổi đó trong mỗi đoạn văn?
=>HS: tình huống giao tiếp thay đổi; ở đ2, Choắt nói với Mèn với tư cách 1 người bạn.
? Qua đó, em rút ra điều gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
=>HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc bài tập(sgk)
? Giải thích sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ở lời mời?
? Giải thích cách dùng từ xưng hô “chúng tôi” trong vb khoa học?
? Phân tích tác động của việc xưng hô trong câu nói của Bác?
- Hướng dẫn hs làm BTVN
I. Từ ngư xưng hô và việc sr dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
1/ Ví dụ( sgk)
a- Từ xưng hô: + em – anh ( của Choắt với Mèn)
 + ta – chú mày ( Mèn - Choắt )
=>xưng hô không b/đẳng của kẻ yếu với kẻ mạnh
b- Từ xưng hô: + tôi – anh (Mèn ↔ Choắt )
=> xưng hô bình đẳng
2/ Bài học: 
- Tiếng Việt có 1 hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II. Luyện tập:
1/ Bài 1: 
- Chúng ta àdùng sai 
 => sửa: Chúng tôi; chúng em
- Trong TV có “ngôi gộp” ( 1 nhóm, gồm cả người nói, người nghe) và “ngôi trừ” ( có người nói nhưng ko/ có người nghe) => cô học viên dùng nhầmàgây hiểu nhầm
2/ Bài 2: 
Chúng tôi à tăng tính k/quan cho những luận điểm k/học trong vb, ngoài ra t/hiện sự khiêm tốn của t/giả.
3/ Bài 5: 
- Trước 1945, người đứng đầu nhà nước là vua à xưng với dân chúng là ‘trẫm”
- Cách xưng “tôi” của Bác với đồng bào tạo cảm giác gần giũ, thân thiết, đánh dấu 1 bước ngoặt trong qhệ giữa lãnh tụ với nhân dân trong 1 nước dân chủ, độc lập.
4/ BTVN: 3,4,6.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT về nhà.
- Vận dụng việc dùng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp hàng ngày.
- Chuẩn bị “ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” (đọc vd, xem trước BT)
Tiết 19. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs: - Nắm được 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩa: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 - Vận dụng vào trong giao tiếp hàng ngày.
B. Chuẩn bị: * GV: Bài soạn
 *HS: Vở BTNV.
C. Tiến trình lên lớp: bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu hiệu gì?
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
 - Chữa BTVN;4,6.
3/ Bài mới:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
 GV gọi hs đọc đoạn trích (sgk)
? Trong phần (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu hiệu gì?
? Ở phần (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu hiệu gì? 
? Trong 2 ví dụ trên, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó đc ko? Khi đó 2 bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu hiệu nào?
=>HS: - Đổi vị trí.
 - Dùng dấu (- ) và dấu “ ” 
- GV tiến hành như mục 1.
? Chỉ ra phần trích (a,b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó đc ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu nào?
? Từ “rằng” nối 2 bộ phận lời của người dẫn và ý nghĩ có thể đc thay bằng từ nào?
=>HS: “Rằng” thay bằng “là”
=>HS đọc ghi nhớ.
- Đọc BT 1, xác định yêu cầu.
? Tìm lời dẫn trong những đoạn trích? Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ đc dẫn? Chỉ ra cách dẫn?
- HS dùng PHT viết đvăn theo 2 cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
 I. Tìm hiểu bài.
1/ Cách dẫn trực tiếp:
VD a/ “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?” à lời nói=> nó được tách ra khỏi phần câu dứng trước bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
VD b/ “ Khách tới chẳng hạn” à ý nghĩ => dấu hiệu tách là dấu 2 chấm và dẩu ngoặc kép.
2/ Cách dẫn gián tiếp.
VD a/ Lời nói
VD b/ Ý nghĩ 
3/ Bài học:
Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ:
* Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
* Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không dựt trong dấu ngoặc kép.
II. Luyện tập.
1/ Bài 1: 
a/ “ A! Lão già tệ lắm!...này à?”: dẫn ý nghĩ (mà nhân vật gán cho con chó) à dẫn trực tiếp.
b/ “ Cái vườn. còn rẻ cả” : dẫn ý nghĩ của nhân vật à dẫn trực tíêp.
2/ Bài 2:
 VD1: Trong “ Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch HCM nêu rõ: “ Chúng ta.”
VD 2: Trong “ Báo cáo chính trị” , Chủ tịch HCM khẳng định rằng chúng ta phải
3/ BTVN: bài 3.
D. Hướng dẫn về nhà.
- nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Hoàn thiện BTVN.
- Chuẩn bị bài : “Sự phát triểncủa từ vựng” ( xem trước VD, BT)
Tiết 20. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs: - Hiểu được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 - Sự phát triển của từ vựng đc diễn ra trước hết theo cách p/triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai p/thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
B. Chuẩn bị: *GV: Bài soạn; Từ điển TV.
 *HS: Vở BTNV.
C. Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Chữa BT 3 ( tiết 19)
3/ Bài mới: 
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
- HS đọc yêu cầu phần I, nhớ lại kiến thức lớp 8.
? Từ “kinh tế” trong “Vào nhà ngục.. ” có nghĩa là gì?
? Ngày nay chúng ta hiểu từ này ntn?
? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
=>HS: Nghĩa của từ ko/ phải bất biến, nó có thể thay đổi theo (t); có những nghĩa cũ bị mất đi và nghĩa mới đc hình thành.
- HS đọc mục 2, chú ý từ in đậm.
? Xác định nghĩa của từ “ xuân”, “tay” và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
=>HS dùng từ điển TV.
? Các nghĩa chuyển đc hình thành theo p/thức chuyển nghĩa nào?
=>HS hệ thống kiến thức 
- Đọc ghi nhớ (sgk) 
- Đọc yêu cầy bài tập.
? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và p/thức huyển nghĩa cua từ “chân”?
? Giải thích nghĩa của từ “trà” trong cách dùng như trà a-tiu-sô; trà hà thủ ô
?
HS làm bài tập 5
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
1/ Ví dụ:
a/ * “ Kinh tế” trong “kinh bang tế thế”, “kinh tế thế dân” : trị nước cứu đời, trị đời cứu dân => tác giả ôm hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
 * “Kinh tế”: chỉ toàn bộ h/động của con người trong lao động SX, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
b/ * - Xuân1 : mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm à nghĩa gốc.
 - Xuân2: tuổi trẻ à nghĩa chuyển => p/thức ẩn dụ.
 * - Tay1: 1 bộ phận của cơ thể con ngườià nghĩa gốc.
 - Tay2: người chuyên h/động hay giỏi về 1 môn, 1 nghề nào đó à nghĩa chuyển => p/thức hoán dụ.
2/ Bài học: 
- Cùng với sự phát triển của XH, từ vựng của ngôn ngữ cũng khgông ngừng phát triển. Một trong các cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ : phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ
II. Luyện tập
1/Bài 1
a/ Chân: nghĩa gốc
b/ Chân: nghĩa chuyển à p/thức hoán dụ.
c/ Chân: nghĩa chuyển à p/thức ẩn dụ
d/ Chân: ngghĩa chuyển à p/thức ẩn dụ
2/ Bài 2.
 “trà” dùng với nghĩa chuyển: sản phẩm từ thực phẩm, được chế biến thảnh dạng khô, dùng để pha nước uống => nghĩa chuyển theo p/thức ẩn dụ.
3/ Bài 5: 
 “Mặt trời 2 ” dùng theo p/thức ẩn dụ tu từ à tác giả gọi Bác là “ mặt trời”dựa trên mối qhệ tương đồng giỡa 2 đối tượng dc hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.
 Đây ko/ phải là h/tượng phát triển nghĩa của từ, bởi sự chuyển nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời, nó ko/ làm cho từ có thêm nghĩa mới và ko/ thể đưa vào giải thích trong từ điển. 
4/ BTVN: 3,4.
D. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm được sự phát triển nghĩa của từ tiếng Việt.
- Hoàn thiện BTVN.
- Chuẩn bị tiếp bài tiết 25: Sự phát triển của từ vựng



Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8(46).doc