Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 16 - Trường THCS Đại Tập

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 16 - Trường THCS Đại Tập

BÀI 1

TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Giúp hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu trường lớp

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: soạn bài, tài liệu tham khảo về nhà văn.

2. Học sinh: đọc tác phẩm, soạn trước bài ở nhà.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 45 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 16 - Trường THCS Đại Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1, 2
Ngày soạn: 18/8/2011
Ngày dạy:
BÀI 1
TÔI ĐI HỌC
 -Thanh Tịnh-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Giúp hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu trường lớp
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: soạn bài, tài liệu tham khảo về nhà văn.
2. Học sinh: đọc tác phẩm, soạn trước bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HĐ1 Tổ chức: 8c
HĐ2 KTBC: kiểm tra vở soạn, sgk của hs
HĐ3: Tổ chức dạy và học bài mới
* Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
* Nội dung dạy-học cụ thể
- Hs đọc phần chú thích sgk
? Em hãy nêu vài nét về tiểu sử nhà văn Thanh Tịnh?
? Nhũng sáng tác của Thanh Tịnh có đặc điểm gì?
GV đọc mẫu, hs đọc
- Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu
- Cho hs giải thích nghĩa một số từ khó
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Đây là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Thông qua dòng hồi tưởng của nv “tôi”, tác giả làm sống lại “những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”
? Văn bản được chia làm mấy phần? nội dung từng phần?
- Đ1: “từ đầu đến tưng bừng rộn rã” à Khơi nguồn nỗi nhớ
- Đ2: “Buổi mai hôm ấy.trên ngọn núi” à Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường
- Đ3: “Trước sân trường..trong các lớp”
à Tâm trạngđứng giữa sân trường khi nhìn mọi người, các bạn.
- Đ4: “Ông Đốc ..chút nào hết” à nv “tôi” khi nghỉ, gọi tên và rời mẹ vào lớp.
- Đ5: còn lại à Khi ngồi vào lớp học nghe những lời giảng đầu tiên.
? Xét về mặt thể loại văn bản, có thể xếp bài này vào kiểu văn bản nào?
- Không thể gọi văn bản là nhật dụng đơn thuần vì đầy là tác phẩm văn chương thực sự có giá trị tư tưởng, nghệ thuật đã được xuất bản từ lâu.
? Những kỷ niệm của tác giả được diễn tả theo trình tự nào?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? thời điểm đó có đặc điểm gì?
? Vì sao nỗi nhớ lại được khơi nguồn từ thời điểm này?
? Tâm trạng của nv “tôi” khi nhớ lại kỷ niệm cũ được miêu tả bằng từ ngữ biểu cảm nào? Tác dụng của biện pháp sd từ?
? Những cảm xúc ấy có trái ngược mâu thuẫn nhau không? Vì sao? 
- Không, mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả cụ thể tâm trạng khi nhớ lại kỷ niệm cũ. Các từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách giữ quá khứ-hiện tại. Kỷ niệm như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia.
- Hs chú ý đoạn “Buổi mai hôm ấy.trên ngọn núi”.
? Câu văn nào miêu tả sự thay đổi tâm trạng đầu tiên của nv “tôi”?
- “Con đường nàythấy lạ”
? Cảm giác “quen” mà “lạ” của nv “tôi” có ý nghĩa gì?
- Thực ra con đường ấy vẫn thế, nhưng tôi thấy khác vì hôm nay “tôi đi học”, tôi đã lớn hơn.
? Sự thay đổi ấy còn được thể hiện như thế nào trong ý nghĩa của “tôi”?
? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
? Việc học gắn liền với sách vởviệc này được tác giả nhớ lại bằng đv nào?
- Trong chiếc áo vảingọn núi.
? Qua chi tiết “ghì chặt quyển vở, và muốn thử sức tự cẩm bút thước.” em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
- Chi tiết trên diễn tả tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của em bé lần đầu tiên đến trường. Mặc dù 2 quyển vở khá nặng nhưng em vẫn cố gắng “xóc lên và nắm lại cẩn thận”. Hơn thế để chứng tỏ mình đã lớn em muốn “thử sức” khi đề nghị mẹ đưa bút thước để cẩm. Những động từ: thèm, bặm, ghì, chúi, xệch, muốn à cử chỉ ngộ nghĩnh thơ ngây, đáng yêu của chú bé
? Trong những cảm nhận mới mẻ của nhân vật “tôi”, em thấy nv “tôi” đã bộc lộ đức tính gì?
* Thảo luận: 
? Hãy phát hiện và phân tích ý được sử dụng trong câu văn sau: “ý nghĩ ấy.lướt ngang trên ngọn núi”.
- NT: so sánh, kỷ niệm đẹp, đề cao sự học của con người.
TIẾT 2
- Hs đọc từ: “trước sân trường.trong các lớp”.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
? Cảnh tượng ấy được nhớ lại có ý nghĩa gì?
? Hình ảnh so sánh “Trường.hơn cácvà xinh xắnlàng Hoà Ấp” có ý nghĩa gì?
- SS lớp học với đình làng nơi thờ cúng, không khí thiêng linh cất giấu những điều bí ẩn => diễn tả cảm xúc của tác giả về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học.
? Tâm trạng của nv “tôi” lúc này ra sao?
- Hình ảnh “ho như con chim” thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
- Hs đọc “Ông Đốcchút nào hết”.
? Hình ảnh ông Đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào? – Hs
? Từ đó cho thấy tác giả nhớ tới ông Đốc bằng tình cảm như thế nào?
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cô cậu học trò nhỏ trong đoạn văn “các cậu lủng lẻongập ngừng trong cổ”.
* Thảo luận: ? Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của mình vảo lúc này?
? Qua đó em hiểu gì về nhân vật “tôi” ? Khi nghe gọi tên vào lớp, hàng loạt trạng thái cảm xúc xen lẫn nhau: 
- Tiếng trống “vang dội cả lòng”, thấy “chơ vơ”.
- Lúc nghe gọi tên, tim như “ngừng đập”.
- Khi gọi đến tên, cậu giật mình và lúng túng.
- Thấy sợ khi phải xa mẹ, đây là cảm giác rất thật vì cậu bé phải một mình bước vào một thế giới khác.
? Tâm trạng “cảm thấy xa mẹ” nói lên điều gì?
- Cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học, phải tự mình làm tất cả, không còn mẹ bên cạnh như ở nhà nữa.
? Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
? Hình ảnh “một con chim..” nói lên điều gì?
- Một chút vuồn khi từ giã tuổi thơ
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học của bản thân.
? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm của “tôi” đối với lớp học của mình?
? Dòng chữ “tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
? Nội dung chính của truyện là gì?
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả (1911-1988)
- Tên thật là Trần Văn Ninh, quê TP Huế, từng dạy học, viết báo, viết văn.
- Tác phẩm đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tìm hiểu chung về văn bản
a. Đọc và tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích (sgk)
b. Tác phẩm
- “Tôi đi học” in trong tập “quê mẹ” xuất bản năm 1941
- Bố cục 5 phần
- Thể loại: Kiểu văn bản biểu cảm (vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nv “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên).
(- Trình tự (t): 
+ Từ hiện đại nhớ về quá vãng.
+ Những thay đổi tâm trạng và nhận thức của nv “tôi”)
II. Phân tích
1. Đoạn 1: Khơi nguồn kỷ niệm
- Cuối thu (khai trường): lá rụng nhiều, mây bàng bạc, em bé rụt rè đến trường à sự liên tưởng hiện tại, gợi quá khứ của bản thân.
- Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
à Từ láy: diễn tả tâm trạng, cảm xúc trong sáng nảy nở trong lòng “tôi”.
2. Đoạn 2: Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ đến buổi đầu tiên.
- Con đường “quen” mà “lạ” à tình cảm, nhận thức thay đổi, (tự thấy như đã lớn lên), con đường không còn dài rộng như trước.
- Không lội sông thả diều, không nô đùa.
à Tự thấy mình như đã lớn lên, cảm thấy trang trọng và đúng đắn (trong chiếc áo vải dù đen dài) => Nhận thức nghiêm túc về sự học hành.
- Ghì chặt 2 quyển vở: muốn thử sức cầm bút thước. àcó chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, chứng chạc như bạn, không thua kém.
=> Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
3. Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi đến trường.
- Cảnh: rất đông người 
 Người nào cũng đẹp
àPhản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường => Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả với mái trường tuổi thơ
- So sánh trường học với đình làng
àTác giả đề cao tri thức của con người trong trường học.
- Tâm trạng: Lo sợ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ, thèm vụng, chơ vơ, vụng về và lúng túng..(toàn thân run run, cứ dềnh dàng, chân co, chân ruỗi).
4. Đoạn 4. Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi nghe ông Đốc gọi tên vào lớp.
- Đối với ông Đốc: quý trọng, tin tưởng và biết ơn.
- Tâm trạng: khóc vì lo sợ, sung sướng, cảm giác xa mẹ.
àGiọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành (giọt nước mắt ngoan chứ không giọt nước vòi vĩnh)
=>Giàu cảm xúc với trường lớp, có dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ đầu tiên đi học.
5. Cảm nhận của “tôi” trong lớp học
- Thấy lạ và hay hay lạm nhậnkhông cảm thấy xa lạ.
àSự quyến luyến xã hội bất ngờ và tự nhiên. (Thấy lạ vì lần đầu tiên vào lớp học, không cảm thấy lạ vì bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình mãi)
- Chợt nhớ về kỷ niệm cũ khi thấy cánh chim.
- Vòng tay lên bàn chăm chỉ học tập
àTình cảm trong sáng, tha thiết
- “Tôi đi học” khép lại bài văn mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ. (Dòng chữ như niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của “tôi” khi nhớ lại kỷ niệm).
III. Tổng kết
1. Nội dung: Diễn tả nhưng kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên được ghi nhớ mãi.
2. Nghệ thuật
- So sánh diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Bố cục theo dòng hồi tưởng
- Kết hợp hài hòa giữa kể, tả để bộc lộ cảm xúc.
- Chất trữ thiết tha êm dịu.
* Ghi nhớ (sgk)
HĐ 4. Luyện tập củng cố.
- Tìm những hình ảnh đặc sắc trong truyện?
- Giáo viên cho học sinh hát bài “ngày đầu tiên đi học”
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung bài học
- Soạn bài “Trong lòng mẹ”
- Xem trước bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
Tiết 3
Ngày soạn: 21/8/2011
Ngày dạy:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
2. Kỹ năng
- Rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập vốn từ Tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nghiên cứu kỹ bài giảng, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Trò: Chuẩn bị sách vở, đọc trước bài mới
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HĐ1. Tổ chức 8c
HĐ2. Kiểm tra bài cũ: không
HĐ3. Tổ chức dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: một từ có thể bao hàm được nghĩa của từ kia, cấp độ khái quát của từ ngữ
* Nội dung bài học cụ thể
- GV cho hs đọc ví dụ, treo bảng phụ.
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn của từ “thú, chim, cá”? tại sao?
? Nghĩa của các từ: “thú, chim, cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: voi, hươu? Vì sao?
? Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của từ nào và hẹp hơn nghĩa của từ nào?
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?
? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?
? Quan sát sơ đồ và nhận xét
Xe đạp
Xe 
Phương tiện di chuyển
* BT nhanh: cho các từ : “cây, cỏ, hoa” tìm từ có phạm vi rộng và hẹp hơn 3 từ đó
TL: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây dừa, cỏ gấu, hoa huệ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
1. Tìm hiểu ví dụ: sgk
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ này bao hàm nghĩa của các từ: thú, chim, cá..
- Nghĩa của các từ: “thú, ... iệp và suy từ số phận con người, số phận bản thân=> Nỗi buồn, bất lực sâu sắc trước hiện tại, tương lai mù mịt.
- Tác giả đã khám phá những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của lão Hạc thông qua việc bán chó.
CHUYỂN TIẾT 14
? Qua việc lão nhờ và ông giáo, em có nhận xét gì nguyên nhân, mục đích của việc này?
- Nx: Vì câu chuyện quá hệ trọng, trình độ nói năng của lão Hạc còn hạn chế.
- Mục đích: Đây là ý định lão đã nung nấu từ lâu, lão đã quyết định một hướng giải quyết khó xử trong hoàn cảnh của minh.
? Có ý kiến cho rằng, lão Hạc làm như thế gàn dở, lại có người cho là đúng, ý kiến của em như thế nào?
- Nhìn về 1 phía, không ít những người hàng xóm của lão cho rằng lão dại, gàn dở: 
“có tiền mà.tự lão làm lão khổ”. Nhận xét của vợ ông Giáo chính là đại diện cho số đông những người nghèo khổ sống xung quanh lão Hạc. Nhưng cách xử sự của lão chính là thể hiện lòng thương con và tự trọng rất cao.
? Nam Cao đã tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
? Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn
? Từ đó em có nhận xét về cái chết của lão Hạc?
? Đối với mọi người, cái chết của lão Hạc có tác động như thế nào?
- Cái chết của lão Hạc bất ngờ và khó hiểu với ông Giáo, Binh Tư và mọi người. Cái chết làm câu chuyện thêm căng thẳng, xúc động.
? Nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
? Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết như vậy
- Lão chết để tự trừng phạt mình tự chịu hình phạt như một con chó, chết vì ăn bả chó.
- Lão Hạc chết trong vật vã, đau đớn ghê ghớm, cùng cực về thể xác nhưng chắc chắn lão sẽ thanh thản về tâm hồn vì đã hàon thành nốt công việc đối với con trai, với hàng xóm láng giềng về ma chay cho mình.
? Vì sao nhà văn Nam Cao không để lão Hạc chết một cách êm dịu và thi vị hơn mà lại chết vì ăn bả chó?
? Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?
? Tóm lại qua việc phân tích, em có nhận xét gì về lão Hạc?
à Nghèo khổ, bế tắc cùng đường nhưng giàu tình thương, giàu tự trọng. 
GV cái chết của lão Hạc phiền não làm cho mọi người xung quanh hiểu rõ con người của lão hơn.
? Nhân vật ông Giáo là hoá thân của ai?
- Tác giả Nam Cao
? Vai trò của ông giáo trong chuyện?
- Vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính đóng vai trò dẫn chuyện và trực tiếp bày tỏ thái độ, tâm trạng của bản thân.
? Thái độ của ông Giáo với lão Hạc được thể hiện như thế nào? 
- Hs phát hiện
? Qua đó chứng tỏ ông Giáo là 1 người tri thức như thế nào?
- Luôn an ủi, động viên tìm cách giúp đỡ lão Hạc?
- Gv gọi học sinh đọc “chao ôi!...thêm đáng buồn” “không cuộc đời,cho một nghĩa khác”
? Vì sao ông giáo lại có suy nghĩ như vậy?
? Em hiểu như thế nào về suy nghĩ của nhân vật “tôi” “chao ôi!....che lấp mất” ?
- Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách sống nhân đạo, phải quan sát suy nghĩ đặt mình vào địa vị của người khác, biết đồng cảm với mọi người xung quanh thì mới có thể hiểu và cảm thông với họ.
- Vật vãrũ rượi.xộc xệch, bọt mép sùi ra, người giật mạnh à Miêu tả, từ tượng hình
=> Cái chết dữ dội, đau đớn, vật vã
- NN chết vì ăn bả chó
+ Để tạ lỗi với cậu vàng. (tự trừng phạt)
+ Thương con
+ Giữ lòng tự trọng (trong danh dự làm người hơn cả sự sống).
à(Ấn tượng sẽ không sâu và số phận nhân vật không được đẩy đến cùng)
- Ý nghĩa:
+ Số phận lão Hạc à số phận người nông dân nghèo bị dồn vào đường cùng không lối thoát.
+ Thế nào hiện thực xã hội thực dân phong kiến.
2. Nhân vật ông Giáo-người kể chuyện.
- Giàu tình thương, giàu lòng tự trọng, thông cảm, xót thương hoàn cảnh của lão Hạc.
- thêm đáng buồn à Vì thất vọng. (Vì đói nghèo, 1 người lương thiện như lão Hạc có thể trộm cắp như Binh Tư).
- chưa hẳn là đáng buồn à hiểu lão Hạc. (tin vào phẩm chất tốt đẹp của người nông dân)
- Buồn theo nghĩa khác à sự bế tắc, vô vọng của người nông dân
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Số phận đau thương của con người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ.
+ Tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn với họ.
2. Nghệ thuật
- Kể chuyện, miêu tả tâm lý nhân vật
HĐ4. Luyện tập, củng cố
- Bài 7 (sgk)
? Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
? Nỗi buồn của nhân vật “tôi” nói lên điều gì?
HĐ5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung phần phân tích
- Học thuộc ghi nhớ
- Soạn bài “Cô bé bán diêm”
- Giờ sau học “Từ tượng thanh”
Tiết 15
Ngày soạn: 3/9/2011
Ngày dạy:
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là tượng hình, tượng thanh.
2. Kỹ năng
- Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tính biểu cảm của 2 từ này
B. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu bài giảng, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Trò: học bài cũ, chuận bị bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HĐ1. Tổ chức 8c
HĐ2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là trường từ vựng?
? Bài tập 3
HĐ3. Bài mới
* Giới thiệu bài: giáo viên chuyển tiếp bài
* Nội dung dạy học cụ thể
? Phát hiện những từ in đậm trong ví dụ trên
? Những từ trên có tính chất gì trong đoạn văn?
? Vì sao em cho đó là những từ gợi tả hình dáng và âm thanh?
- Móm mém: người già rụng hết răng nhai trệu trạo khó khăn.
- Xồng xộc: xông thẳng vào, thẳng đến một cách nhanh, đột ngột.
- Vật vã: vật mình lăn lộn vì đau đớn.
- Rũ rượi: tóc rối bù và xoã xuống
- Xộc xệch: lỏng lẻo, không gọn gàng ngay ngắn.
- Sòng sọc: mắt ở trạng thái mở to, không chớp đưa đi đưa lại rất nhanh.
- Hu hu: tiếng khóc to, liên tiếp
- Ư ử: tiếng chó kêu
? Vậy đặc điểm chung của nhóm từ trên là gì?
? Tác dụng của những từ ngữ ngày trong đoạn trích các em vừa đọc?
- Miêu tả nỗi đau khổ và ân hận của lão Hạc sau khi bán chó (Đ1).
- Tiếng kêu như có ý trách lão Hạc (Đ2).
- Sự bất ngờ trước cái chết đau đớn của lão Hạc.
? Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
? Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì trong văn bản miêu tả và tự sự.
? Cho ví dụ cụ thể
- Từ tượng hình: ngoằn ngoèo,lẻo khẻo, lêu đêu, lênh đênh.
- Từ tượng thanh: lảnh đảnh, rì rào, thánh thót, vi vu.
* Bài tập nhanh: cho đoạn văn
“Anh Dậu..dây thừng”
- Uể oải: mệt mỏi
- Run rẩy: yếu đuối
- Sầm sập: nhanh, mạnh
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Đặc điểm công dụng
1. Tìm hiểu ví dụ
a. Ví dụ: sgk
b. Nhận xét
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, hu hu, ư ử.
à Gợi tả hình dángvà âm thanh của con người và vật.
2. Ghi nhớ (sgk)
- Tác dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh, cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
II. Luyện tập
Bài 1
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp.
Bài 2
- TTH: gợi tả hình dáng đi của người: lò dò, khật khững, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu.
Bài 3
- Ha hả: cười to, sảng khoái, đắc ý
- Hì hì: cười phát ra cả đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, hồn nhiên.
- Hô hố: cười to, vô ý, hơi thô.
- Hơ hớ: cười to, hơi vô duyên.
Bài 4
- Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
- Mưa rơi lộc bộc bên hiên nhà.
HĐ4. Củng cố
? Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Ví dụ?
HĐ5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại.
- Đọc bài “Từ ngữ.xã hội”.
- Giờ sau học bài: “Liên kết các đoạn trong văn bản”
Tiết 16
Ngày soạn: 5/9/2011
Ngày dạy:
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp hs hiểu được các phương tiện liên kết đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ
3. Thái độ: giáo dục học sinh ý thức học tập
B. CHUẨN BỊ
- Gv: soạn bài, tài liệu tham khảo.
- Hs: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HĐ1. Tổ chức 8c
HĐ2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là đoạn văn, cách trình bày đoạn văn?
HĐ3. Tổ chức dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài: chuyển tiếp bài
* Nội dung dạy học cụ thể
- Học sinh đọc 2 ví dụ
? Hai đoạn văn trên mối quan hệ gì không? Tại sao?
? Cụm từ này bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn 2
? 2 đoạn văn trên đã liên kết với nhau như thế nào?
Hãy so sánh 2 đoạn văn ở mục 1 và 2?
- Mục 1: Bị đánh đồng về thời gian hiện tại và quá khứ của đoạn văn, hụt hẫng.
- Mục 2: Nhận định rõ về thời gian hiện tại và quá khứ của đoạn văn về sv và phát biểu cảm nghĩ à 2 đoạn trở nên liền mạch.
à Vì vậy cụm từ “trước đó mấy hồm” là phương tiện có tác dụng liên kết đoạn.
? Vậy liên kết đoạn trong văn bản có tác dụng gì?
? 2 đoạn văn liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học? Đó là những khâu nào?
? Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn
? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? (Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa).
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn?
? Từ ngữ liên kết?
? Hãy tìm các từ ngữ là phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập?
(Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên)
? Đọc lại VD ở mục I2, trang 50, 51 và cho biết từ “đó” thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào?
? Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn?
? Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn?
? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng quát?
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
? Vì sao nói câu đó có tác dụng liên kết?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.
1. Tìm hiểu ví dụ
a. VD (sgk).
b. Nhận xét.
- Hai đoạn văn cùng viết về một ngôi trường (tả, phát biểu cảm nghĩ), nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí. (đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ) nên sự liên kết giữa hai đoạn văn còn lỏng lẻo.
- ĐV2: Thêm cụm từ “trước đó mấy hôm” vào đoạn 2.
à Bổ sung thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn 2.
=> 2 đoạn văn gắn bó chặt chẽ với nhau. (tạo sự liên kết về hình thức và nội dung)
2 . Ghi nhới (sgk).
à Tác dụng: liên kết 2 đoạn văn về mặt hình thức góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh của văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản 
1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn 
a. Tìm hiểu ví dụ
* Ví dụ: (Sgk)
* Nhận xét:
VDa:
- 2 khâu: + Tìm hiểu
 + Cảm thụ
- Sau khâu tìm hiểu.
à Quan hệ liệt kê
VDb
Quan hệ tương phản đối lập “Nhưng còn lần này lại khác”.
VDc
- Từ “đó” thuộc loại chỉ từ.
- Trước đó: là quá khứ, còn trước sân trước làngthời hiện tại.
VDd
à Tóm lại, nhìn chung
b. Ghi nhớ (Sgk)
2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn
a. Tìm hiểu VD
* Ví dụ
* Nhận xét
- Ái dàlại đấy!
à Vì nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ “Bố đóng sách” ở đoạn văn trên.
b. Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập
Bài 1:
a. Nói như vậy à Tổng kết
b. Thế mà à Tương phản
c. Cũng à Nối tiếp, liệt kê
Tuy nhiên à Tương phản
Bài 2:
a. Từ đó, oán
b. Nói tóm lại, phải có
c. Tuy nhiên
d. Thậ khó trả lời
HĐ 4: Củng cố
? Vì sao phải liên kết đoạn văn trong văn bản
? Các phương tiện liên kết đoạn văn?
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập còn lại
- Đọc bài “Từ ngữ địa phương”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 tuan 14.doc