Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.

2/ Kĩ năng.

Bước đầu biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

3/ Thái độ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ

- HS : Xem lại kiến thức về bố cục và tính mạch lạc trong văn bản.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 8: Bố cục của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 2, tiết 8, Bố cục của văn bản
NS: 24/08/2009
NG: 27/08/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài. 
2/ Kĩ năng.
Bước đầu biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Xem lại kiến thức về bố cục và tính mạch lạc trong văn bản. 
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Chủ đề của văn bản là gì ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Nhắc lại kiến thức cũ để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học.
- Cách tiến hành:
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: 
Nhận diện được bố cục của văn bản và cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
- Cách tiến hành:
Hs đọc văn bản trong SGK Tr 24.
(?) văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó? Cho biết nhiệm vụ của từng phần?
- Văn bản trên chia 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu -> không màng danh lợi: Giới thiệu ông Chu Văn An
+ Phần 2: Tiếp đến "có khi không cho vào thăm": Công lao, uy tín và tính cách của ông Chu Văn An.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An
(?) Phân tích nhiệm vụ giữa các phần trong văn bản trên?
+ Phần mở bài: Giới thiệu ông Chu Văn An sống vào đời nhà trần là một thầy giáo đạo cao đức trọng.
+ Phần thân bài: Có nhiệm vụ triển khai cụ thể phẩm chất "đạo cao đức trọng": Thầy có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao, bản thân ông là người nghiêm khắc với học trò và đặc biệt không màng danh lợi.
+ Phần kết bài: Có nhiệm vụ nói lên tình cảm của mọi người đối với thầy giáo Chu Văn An
(?) Nhận xét mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên?
- Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự tiếp nối phần trước.
- Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản là: "Người thầy đạo cao đức trọng"
(?) Từ sự phân tích trên, hãy cho biết một cách khai quát: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau ntn?
(?) Như vậy, qua phần phân tích trên, em hãy định nghĩa bố cục của văn bản là gì?
Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
GV: Mở văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh ra đọc thầm và theo dõi vào phần thân bài của văn bản này cho biết: Phần thân bài của văn bản này kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào? 
+ Sự kiện 1: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường
+ Sự kiện 2: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi khi đến trường (khi nhìn sân trường, nhìn ngôi trường, nhìn các bạn và mọi người, lúc nghe gọi tên minh, lúc phải rời bàn tay mẹ để vào lớp)
+ Sự kiện 3: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi vào chỗ ngồi của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
GV: Ngoài ra, còn có sự sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng (đối tượng con đường, đối tượng sân trường, đối tượng làng Mĩ Lí): trước đây và "buổi mai hôm ấy"
GV: Mở văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng để trước mặt, đọc thầm, theo dõi vào phần thân bài cho biết: Văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.
(?) Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần thân bài của văn bản này? 
+ Đã tái hiện lại tâm trạng của chú bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô.
+ Tái hiện lại tâm trạng của chú bé Hồng trong khi bất ngờ gặp mẹ và khi được ở trong lòng mẹ.
(?) Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
GV: Theo dõi vào phần thân bài của văn bản "Người thầy đạo cao đức trọng"
(?) Cho biết phần thân bài của văn bản "Người thầy đạo cao đức trọng" nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "Người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
(?) Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản ntn?
- Nội dung của phần thân bài của văn bản cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc (các ý được trình bày theo một trình tự hợp lý) tuỳ thuộc vào kiểu bài và ý đồ giao tiếp của người viết.
- Các ý trong phần thần bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian hoặc vấn đề sao cho phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
HĐ3. HDHS rút ra kết luận bài học.
- Mục tiêu: 
Rút ra được bố cục của văn bản và cách bố trí sắp xếp các phần trong phần thân bài.
- Cách tiến hành:
(?) Thế nào là bố cục của văn bản ?
(?) Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự ntn ?
HS đọc ghi nhớ trong SGK
(?) Cần nắm được những đơn vị kiến thức nào trong phần ghi nhớ ?
HĐ4. HDHS luyện tập
- Mục tiêu:
+ Xác định được các yêu cầu bài tập
+ Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
- Cách tiến hành:
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv chia lớp làm 3 nhóm; mỗi nhóm làm một ý.
Gv gọi HS đứng dậy trình bày
Gv ghi " Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Gv gọi HS đứng dậy trình bày
Gv ghi " Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
2’
8’
20’
2’
13’
I/ Bố cục của văn bản.
1/ Bài tập. Tìm hiểu bố cục của văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.
2/ Tìm hiểu
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nhiệm vụ của từng phần như sau:
+ Phần mở bài: Giới thiệu vấn đề của văn bản
+ Phần thân bài: Triển khai cụ thể vấn đề của văn bản thành các ý lớn
+ Phần kết bài: Kết thúc vấn đề
Giữa các phần luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản
II/ Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
*/ Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
- Hồi tưởng: 
+ Những kỉ niệm trước khi đi học.
+ Các cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian: trên đường, trong sân trường, trong lớp.
- Liên tưởng đối lập: Những suy nghĩ trong hồi ức và hiện tại.
*/ Văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng
Diễn biến tâm trạng:
- Đ1: Tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm: thương mẹ sâu sắc.
+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ.
- Đ2: Những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên chú gặp lại mẹ và được yêu thương, ôm ấp trong lòng.
*/ Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh có thể miêu tả theo trình tự: 
- Trình tự không gian (tả phong cảnh), thời gian (Quá khứ, hiện tại, đồng hiện).
- Tả chỉnh thể – (đến) tả bộ phận (tả người, vật, con vật)
- Tả theo tình cảm, cảm xúc (tả người)
*/ Văn bản "Người thầy đạo cao đức trọng"
- Các sự việc nói về thầy Chu Văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về thầy Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.
III/ Ghi nhớ
Bố cục của văn bản là gì ?
Nhiệm vụ các phần của bố cục.
Cách trình bày phần thân bài.
III/ Luyện tập
1/ Bài tập 1 (SGK Tr 26, 27)
Phân tích cách trình bày.
- Đoạn a: Câu văn thể hiện chủ đề trong đoạn văn a là: "Tôi vội ra khoang trước nhìn cây gie sát ra sông" -> trình bày ý theo thứ tự không gian: từ xa đến gần.
- Đoạn b: Câu văn thể hiện chủ đề trong đoạn văn b là: "Vẻ đẹp của Ba Vì  muôn đời thần thoại" -> Trình bày ý theo thứ tự thời gian.
- Đoạn c: Câu văn thể hiện chủ đề trong đoạn văn c là: "Lịch sử thường sẵn những trang "-> Đây là một luận điểm được chứng minh, vì thế cách trình bày ý ở đây là sắp xếp 2 luận cứ theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh đưa ra ở câu mở đầu.
2/ Bài tập 3 (SGK Tr 27).
a) Giải thích câu tục ngữ: 
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của vế 1: "Đi một ngày đàng"
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của vế 2: "Học một sàng khôn"
- Giải thích ý nghĩa khái quát (nghĩa bóng) của cả câu tục ngữ.
b) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: 
- Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Các vị lãnh tụ bôn ba ở nước ngoài để tìm đương cứu nước như Hồ Chí Minh, Tôn Trung Sơn,  là những minh chứng cụ thể.
- Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiến tiến của thế giới.
4/ Củng cố.
(?) Có những cách nào để trình bày phần thân bài ?
Gv hệ thống kiến thức.
5/ HDHT
Học bài và hoàn thiện bài tập 2 (SGK Tr 27).
Chuẩn bị: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Tập xây dựng các đoạn văn theo các cách đã học.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc