Tiết 1-Bài 1:
Văn bản: Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu bài học.
1/Kiến thức: Giúp hs cảm nhận
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật" tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2/Thái độ.
Hình thành hs tình cảm thiết tha với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương.
3/Kỹ năng.
Đọc, tóm tắt, kể lại văn bản, phân tích văn bản.
B. Phương pháp.
Quan sát, nêu vấn đề ,phân tích.
C.Thiết bị.
Sgk, sgv, bài soạn.
D. Hoạt động dạy học.
Soạn:18/08/09 Mã Thị Xuyến Dạy:19/08/09 Tiết 1-Bài 1: Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh) A. Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức: Giúp hs cảm nhận Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật" tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, trữ tình man mác của Thanh Tịnh. 2/Thái độ. Hình thành hs tình cảm thiết tha với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương. 3/Kỹ năng. Đọc, tóm tắt, kể lại văn bản, phân tích văn bản. B. Phương pháp. Quan sát, nêu vấn đề ,phân tích. C.Thiết bị. Sgk, sgv, bài soạn. D. Hoạt động dạy học. 1/Ổn định. 2/Kiểm tra: sự c/bị của hs. 3/ Bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Văn bản tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuângcủa 1 thời thơ ấu. Hoạt động của thầy-trò tg Nội dung ?Dựa vào chú thích, em nêu vài nét về tg? ?Ngoài thông tin đó em còn biết gì về tg nữa? ?Em kể 1 số tp chính của ông? (sgk-3) ?Nêu những hiểu biết của em về tp"tôi đi học"? ?Tác phẩm thuộc thể loại nào? Yêu cầu:Đọc chậm , hơi buồn. GV đọc- hs đọc. ?Em có nhận xét gì về cách đọc của bạn? ?Trong các chú thích từ nào là từ Hán việt? (1,2,6,7) ?Xét về thể loại vb, có thể xếp, bài này theo phương thức biểu đạt nào? Tự sự +miêu tả và biểu cảm . ?VB có thể chia làm mấy đoạn? Vị trí của từng đoạn? Đoạn 1: ..trên ngọn núi(6) Đoạn 2:.nghỉ cả ngày nữa(7) Đoạn 3:.còn lại. ?Dựa vào nội dung đoạn 1 em hãy đặt tiêu đề cho đoạn 1? HS quan sát đoạn 1 -sgk-1. ?Kỉ niệm ngỳ đàu tiên đến trường của nhân vật "tôi" gắn với thời gan ,không gian cụ thể nào? +Thời gian:Buổi sáng cuối thu. +Không gian: Con đường đai và hẹp. ?Thời gian được nói tới ở đây gợi lại trong em kỉ niệm gì về tuổi thơ, mùa thu? +Ngày khai trường. ?Khi đó tâm trạng của nhân vật tôi ntn? +Tâm trạng:Náo nức, mơn man, tưng bừng và rộn rã ?Tg sủ dụng loại từ nào để diễn tả tâm trạng của nhân vật "tôi"? àSử dụng từ láy. ?Việc sử dụng các từ láy có tác dụng gì? àgợi lại những kỉ niệm xưa nhưng rất gần gũi. ? Vì sao tg không gian ấy lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí Tg? ->Tg yêu tuổi thơ và yêu qhg tha thiêt. Vì đó là thời điểm, nơi chốn, quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tưởi thơ của Tg ở qhg. Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường. ?Trong câu văn:"Con đường này(t-5) cảm giác quen mà lạ của NV "tôi" có nghĩa gì? ->Tình cảm và nhận thức cậu bé thay đổi: thấy mình lớn lên, ?Như vật khi cùng mẹ đi trên con đường đến trường "tôi" cảm thấy thế nào? Vì sao nv "tôi" cảm thấy như vậy? -> thấy lạ vì lòng có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ?Trong câu văn:'trong chiếc áo vải..đứng đắn" NV "tôi" cảm thấy mình ntn? ?Việc cẩn thận nâng niu mấy quyển vở và khi xin mẹ để được cầm cả bút thước, chứng tỏ nv "tôi" muốn thể hiện điều gì với mọi người? Chú ý câu văn: Ý nghĩ ấy thoáng qua...ngang ngọn núi" ?Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp NT được sử dụng trong câu? HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày. àHS trả lời: +NT so sánh +Muốn nhận thức về nhiệm vụ trong cuộc sống. ?Qua tìm hiểu về cảm nhận của nv "tôi" trên đường cùng mẹ tới trường em thấy nv tôi bộc lộ những đức tính gì? GV nhận xét:Đối với 1 em bé vui thú vơi việc chơi đùa...đi học quả là 1 sự kiện lớn, 1thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tươi thơ. Việc thấy mình đứng đắn với những ý nghĩa trong sáng hồn nhiên đó là nét dịu dàng đán yêu cho mọi người chúng ta khi được biết đến. ?Trong đoạn 1 Tg đã sử dụng biện pháp tiêu biểu nào? ?Nhân xét về cảm nhận của NV "tôi" trên đường đến trường? 10' I. Đọc, tìm hiểu chung 1/ Tác giả, tác phẩm. a/Tác giả: Thanh Tịnh-Trần văn Ninh(1911-1998). -Quê :Huế. -Ông là tg của nhiều tập thơ. b/Tác phẩm: -In trong tập(Quê mẹ-XB năm 1941) -Thể loại: truyện ngắn. 2/ Đọc, chú thích. 3/ Bố cục: 3 đoạn. II. Đọc hiểu văn bản. 1/ Cảm nhận của nhân vật "tôi" trên đường tới trường. -Từ láy. -Thấy lạ -Trang trọng, đứng đắn -Muốn khẳng định mình. =>Trong sáng ,hồn nhiên, biết nhận thức về việc học. **Tiểu kết: -NT từ láy -Cảm nhận tinh tế,trong sáng về những ngày đầu tiên trên đường tới trường. 4/ Củng cố, dặn dò:(5') ?Bố cục của truyện ngắn "Tôi đi học" được tổ chức theo dòng hồi tưởng nào của NV "tôi" ? -Trình tự thời gian. +Từ hiện tại nhớ về quá khứ. +Những thay đổi trong tâm trạng và nhận thức của NV "tôi" được thể hiện theo từng chặng, từ lúc cùng mẹ đến trương cho đến khi bắt đầu tiết học đầu tiên =>Cách xây dựng bố cục như vậy phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi, nhưng vẫn khiến cho người lớn thấy xúc động vì ai cũng từng trải qua ngày đầu tiên đi học. _Dặn dò:Học bài và tóm tắt lại tp Phân tich tiếp đoạn 2,3 Soạn bài :Cấp độ khái quát Soạn: 18/08/09 Mã Thị Xuyến Dạy:19/08/09 Tiết:2-Bài 1 Văn bản: Tôi đi học ( Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức:Giúp hs cảm nhận. -Tâm trạng hồi hộp của NV "tôi" lúc ở trường và trong lớp học. -Thái độ ,cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học. -Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn. 2/Thái độ. -Hình thành tình cảm bạn bè, mái trường , gia đình. 3/Kĩ năng. Đọc ,tóm tắt và phân tích. B.Phương pháp. Nêu vấn đề ,vấn đáp ,phân tích C. Thiết bị. Sgk, sgv, bài soạn. D.Hoạt động dạy học. 1/Ổn định. 2/Kiểm tra; (5') ?Tóm tắt lại nội dung VB "Tôi đi học" 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy -trò Tg Nội dung GV giới thiệu chuyển ý: Sự cảm nhận mọi vật đều lạ khi cùng mẹ đến trường trên con dường làng, cảm giác ấy được nhân lên thế nào khi đứng trước sân trường của cậu bé. Học sinh đọc và quan sát đoạn 2-sgk. ?Tìm những chi tiết nói về cảnh sân trường làng Mĩ Lí? +Rất đông người. +Người nào quần áo cũng sạch sẽ, vui... ?Cảnh sân trường kucs đó được nhớ lại có ý nghĩa gì? -> không khí đặc biệt của ngày khai trường, thể hiện tinh thần hiếu học. ?Khi chưa đi học, NV "tôi" thấy ngôi trường làng Mĩ lí ntn? +Trước: xa lạ, cao ráo, sạch sẽ. ? Còn hôm nay? +Nay:xinh xắn oai nghiêm, như đình làng Hòa ấp, sân rộng... ?Biện pháp NT nào được sd để diễn tả điều đó? ?Hình ảnh so sánh đó mang ý nghĩa gì? ? Ngoài việc sử dụng so sánh tg đã sd nghệ thuật nào khi diễn tả tâm trạng của nv Tôi? GV cho hs thảo luận nhóm: +Động từ đặc tả tâm trạng. +Điệp từ láy:" Lúng túng" ?em có nhận xét gì về cách sd bp nt của tg? à Nghệ thuật chuẩn xác ?Qua việc sd những biện pháp nt đó em có nhận xét gì về tâm trạng của nv tôi? GV chốt:Khi đứng trước sân trường tôi mang nhiều tâm trạng cung bậc khác nhau. Ngập ngừng e sợ đến rụt rè, lúng túng đên run run và cuối cùng là khác. ?Hình ảnh ngôi trường làng Mĩ lí được gắn với NV nào? (Ông đốc) ?Hình ảnh ông đốc hiện lên qua chi tiết nào? +Các em phải cố gắng.. +Nhìn với cặp mắt hiền từ, cảm động. +Ông tươi cười, nhẫn nại ?Tg nhớ tới ông đốc =tình cảm nào? àYêu mến quý trọng tin tưởng và biết ơn. ?Phụ huynh thì sao? chuẩn bị chu đáo. ?Em có nhận xét gì về những người lớn? -Phu huynh chuẩn bị chu đáo cho con. -Ông đốc từ tốn bao dung. -Thầy giáo trẻ vui tính giàu tình thương yêu àngười lớn đầy trách nhiệm và hết lòng thương yêu. HS theo dõi đoạn cuối. ?Khi sắp hàng vào lớp NV "tôi" cảm thấy ntn? Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. ?Vì sao NV "tôi" lại cảm thấy như vậy? ->Cảm nhận được sự độc lập khi đi học ?Em hãy tìm những chi tiết nói về cảm giác mà NV "tôi" nhận được trước khi vào lớp? +Mùi hương lạ xông lên trong lớp. +Trông hình gì treo trên tường cũng thấy lạ và hay +Nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi cẩn thận. +Nhìn người bạn tí honkhông cảm thấy xa lạ. ?Những chi tiết đó chứng tỏ cảm giác gì? Cảm giác đó của NV "tôi" bắt đầu ý thức được trong lớp học sẽ gắn bó với mình. ?Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình? Đoạn cuối VB có 2 chi tiết: +Một con chim con liệng đến +Những tiếng phấn của thầy Những chi tiết đó nói thêm điều gì về NV "tôi"? ?Dòng chữ "tôi đi học" kết thúc truyện có ý nghĩa gì? Dòng "tôi đi học " thể hiện chủ đề của truyện ngắn. GV: Dòng chữ "tôi đi học" vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới, 1 bầu trời mới, 1 khoảng không gian, thời gian mới, 1 tâm trạng, tình cảm mới, 1gia đình mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ chạy chậm và chững chạc xuất hiện lần đầu tiên trên trang giấy trắng tinh, thơm tho như niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của NV "tôi" và của nỗi lòng chúng ta khi hồi nhớ lại buổi thiếu thời. ?Em hãy nhắc lại những biện pháp NT chính mà Tg đã sd trong bài? ?Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng "tôi" là những cảm giác nào? ?Từ đó em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ NV "tôi"-Tg? 15' 10' 5' 10' 2/ Cảm nhận của NV "tôi" lúc ở sân trường. -Nghệ thuật:So sánh =>Không khí đặc biệt của ngày khai trường +Động từ đặc tả tâm trạng. +Điệp từ láy =>Tôi mang nhiều tâm trạng 3/Cảm nhận của NV "tôi" trong lớp học. ->Lạ lẫm. ->Tình cảm trong sáng,tha thiết. =>Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành. III.Tổng kết- ghi nhớ. 1/Nghệ thuật: -Tự sự xen kẽ miêu tả, biểu cảm. -Từ láy, so sánh. 2/Nội dung: -Tình yêu, niềm chân trọng với trường, lớp, mẹ và qhg. -Giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường qhg IV. Luyện tập. Viết 1 đoạn văn từ 7-10 dòng ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên. 4/Củng cố, dặn dò.(5') -Làm bài tập -Soạn cấp độ khái quát Soạn: Mã Thị Xuyến Dạy: Tiết 3-Bài 1: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A.Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức:Giúp hs. Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2/ Thái độ: Có ý thức học tập tốt phân môn tiếng việt. 3/ Kĩ năng: Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối q/hệ giữa cái chung và cái riêng. B. Phương pháp. Quan sát, phân tích, nêu vấn đề, vấn đáp, quy nạp. C.Tài liệu. Sgk, sgv, bài soạn. D. Hoạt động dạy học. 1/Ổn định: 2/Kiểm tra: Không. 3/Bài mới : (3') Ở lớp 7 chúng ta đã học về 2 mối q/hệ về nghĩa của từ: đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Lên lớp 8 ta n/cứu mối q/hệ khác về nghĩa của từ ngữ đó là mối q/hệ bao hàm.Nói đến mối q/hệ bao hàm tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ. Hoạt động của thầy -trò tg Nội dung GV treo sơ đồ sgk-10 Thảo luận bàn; Câu hỏi sgk. Bàn 1,3,5 thảo luận ý a. Bàn 2,4,6b. Bàn 5,7,9c Các nhóm thảo luận 5' và đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét -Gv bổ sung. GV lưu ý : Chỉ có thể nói mối q/hệ rộng-hẹp giữa các từ ngữ khi chúng có sự đồng nhất về nghĩa. Chẳng hạn, có thể so sánh tính rộng hẹp của 2 từ: voi, hươu vì chúng đồng nhất với nhau về ý nghĩa đó là động vật. Nó không thể so sánh tính rộng ... o Hạc. -Đ 2:Cái chết của lão Hạc *Tóm tắt:Lão Hạc là hàng xóm của ông giáo.Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su.lão sống với con chó Vàng- kỉ vật của người con trai để lại. Hoàn cảnh khó khăn nhưng lão Hạc đã từ chối mọi sự giúp đỡ .Quyết không xâm phạm đến mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó,tự trù liệu đám ma của mình và tự tử= cách bả chó. ?Thái độ yêu mến con chó của lão Hạc được thể hiện qua chi tiết nào?(t-40) +Gọi cậu vàng. +Ăn cơm...nhà giàu. +chửi yêu . ?Qua đó cho thấy lão Hạc thể hiện t/c gì với cậuVàng? GV: lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó nuôi làm bạn được lão gọi thân mật là cậu Vàng. ?Lí do gì khiến lão Hạc phải bán chó? -Vì hoàn cảnh quá khó khăn, sau 1 trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm, những công việc nặng nhọc không làm được nữa, việc nhẹ họ tranh làm mất, lão không có việc làm..thóc cao gạo kém, lão nuôi thân không nổi.. ?Lão Hạc nói chuyện ý định bán chó 1 lần hay nhiều lần? -Bàn chuyện bán chó nhiều lần-> có thể thấy lão Hạc đã có suy tính, đắn đo nhiều lần, lão coi việc này rất hệ trọng,bởi cậu Vàng là bạn thân thích, là kỉ vật người con trai để lại, mà ông rất thương yêu. Như vậy;Lão Hạc phải bán chó vì không còn sự lựa chọn nào khác. Quan sát chữ to(t-41, 42) ?Tìm từ ngữ ,h/ả miêu tả thái độ và tâm trạng của lão Hạc,khi ão kể chuyện bán chó vàng với ông giáo? +cố làm ra vui vẻ. +Cười như mếu +Mắt ầng ậng nước. +Mặt đột nhiên co rúm lại +Vết nhăn xô lại. +Đầu nghẹo.. +Miệng mếu máo nư con nít. +Khóc hu hu. ?Em có nhận xét gì về việc sd các từ ngữ ,h/ả? ?Qua đó em hiểu thêm gì về tâm trạng lúc này của lão Hạc? ->Thể hiện 1 cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận. ?Từ đó em thấy lão Hạc là người như thế nào? ->Vô cùng thương yêu loài vật, sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. GV:Cái hay của những từ ngữ, chi tiết trên, tác giả đã lột tả được sự đau đớn, hối hận,xót xa, thương tiếc.. của lão Hạc với việc làm là bán cậu Vàng. Tất cả đang dâng trào, đang ào vỡ khi có người hỏi đến.Với nhưng người bình thường thì cũng chỉ tiếc nhẹ nhàng vừa phải, nhưng đối với lão Hạc- 1ông già giàu tình thương, giàu lòng nhân hậu thì đó là 1 vết thương lòng do lão tự gây ra. 10' 25' I.Đọc ,tìm hiểu chung. 1/ Tác giả, tác phẩm. a.Tác giả: NC(1915-1951). -Quê;Hà nam. -Là nhà văn hện thức xuất sắc trong VH hiện thực phê phán VN(1930-1945) b. Tác phẩm. -Sáng tác: 1943 2/Đọc ,chú thích. 3/ Bố cục: 2 đoạn. *Tóm tắt: II.Đọc hiểu văn bản. 1/Nhân vật lão Hạc. a.Tình cảm của lão Hạc đối với con chó. -Lão Hạc yêu con chó như kỉ vật của con trai để lại b. Tâm trạng của lão Hạc. *Tâm trạng: -Hình ảnh so sánh,từ láy gợi hình và mô phỏng âm thanh. ->Vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận. 4/Củng cố, dặn dò.(3') ?Qua phân tích em hiểu gì về cuộc đời và con ngươi của lão Hạc? -Phân tích văn bản tiếp theo. -Soạn từ tượng hình,tượng thanh. Ngữ văn: 8 Soạn: Mã Thị Xuyến Dạy: Tiết 14-Bài 4 văn bản: Lão Hạc (tiếp theo) A.Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: hs thấy được. -Thấy được nguyên nhân cái chết của lão Hạc. -Qua đó thấy dược số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CM-8. -Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn NC(thương cảm xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.) 2/ Thái độ: Có lòng đồng cảm, thông cảm sâu sắc với số phận nông dân nghèo trước CM. 3/ Kĩ năng: Tóm tắt, phân tích nv qua ngôn ngữ đói thoại độc thoại. B.Phương pháp. Quan sát, nêu vấn đề, pt. C.Thiết bị dạy học. Sgk, sgv, bài soạn. D.hoạt động dạy học. 1/ Ổn định. 2/Kiểm tra:(5') ?Tóm tắt vb "lão Hạc"? ?Đoạn trích lão Hạc kể về nhưng sự kiện chính nào? 3/bài mới: Hoạt động của thầy -trò Tg Nội dung ?Không chỉ kể chuyện bán cậu Vàng,lão Hạc đến nhà ông giáo để làm gì? -Nhờ ông giáo. ? Chi tiết nào thể hiện điều đó? +Trông mảnh vườn cho con. +giữ hộ 30 đồng bạc- lo ma chay sau khi chết. ?Mảnh vườn và món tiền giử ông giáo có nghĩa gì đối với lão Hạc? * Mảnh vườn: là tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con trai, nó gắn liền với danh dự, bổn phận của kẻ làm cha. * Số tiền 30 đông bạc : là cả đời dành dụm dùng phòng khi lão chết co tiền làm ma. ?Sau khi nhờ ông giáo,lão Hạc đã sống ntn.Em tìm chi tiết nói về c/s của lão Hạc? +Mấy hôm ăn khoai->khoai hết. +Chế được món gì thì ăn món ấy. +Ăn củ chuối, sung luộc, củ ráy ?Đây là c/s ntn? ?Trong tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc vào con đường ntn? (chết). Chuyển ý: Quan sát p2 của vb. ?Em tìm những chi tiết đặc tả về cái chết của lão Hạc? +Lão vật vã.. +đầu tóc rũ rượi. +Quần áo xộc xệch +hai mắt long sòng sọc. Bọt mép sùi ra ?Em có nhận xét gì về những từ ngữ được sử dụng khi miêu tả cái chết của lão Hạc? ?Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa như thế nào? -Ý thức cao về lẽ sống (Chết trong còn hơn sống đục)trong danh dự làm người hơn cả lẽ sống. gv bình: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc.Một mặt nó càng góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc,cũng là số phận của những người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước CM-8 Mặt khác cái chết đã có ý nghĩa tố cáo hiện thực XH thực dân nửa phong kiến,một XH tối tăm,nô lệ buộc những người nghèo khổ,đưa đẩy họ đến con đường cùng. ?Cái chết tự nguyện đó xuất phát từ phẩm chất nào? -Lòng thương con ,lòng tự trọng đáng kính. -Chú ý chữ in to(41-42) ?Ông giáo hiện ra qua những chi tiết nào? -Tôi muốn ôm choàng Lấy lão mà òa lên khóc. -Ái ngại cho lão. -An ủi lão. -Nắm lấy cái vai gầy của lão... ? Những chi tiết đó cho thấy ông giáo bày tỏ cảm xúc gì đối với lão Hạc? ->Diễn tả tình cảm xót thương, đồng cảm Chú ý đoạn văn: "Chao ôilấp mất"(t-44) ?Qua đó em hiểu thêm điều gì về nv ông giáo? ?Em có nhận xét gì về nt của tp? ?Nêu nội dung của tp? Đọc ghi nhớ Sgk 10' 10' 10' 5' II.Đọc hiểu văn bản. 1/ Nhân vật lão Hạc. a. Tình cảm lão hạc đối với con chó b.Tâm trạng lão Hạc(tiếp theo) *Cuộc sống: -nghèo khổ, cô độc-> nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sạch. 3/ Cái chết của lão Hạc. -Các từ tượng hình, tượng thanh giàu sức gợi cảm, gợi tả -> cái chết giữ dội , đau đớn làm cho người đọc cảm giác được chứng kiến cái chết của lão Hạc. 3/ Nhân vật ông giáo -Là người hiểu đời, hiểu người, có lòng vị tha cao cả. III. Tổng kết -ghi nhớ. 1/ Nghệ thuật. -XD và khắc họa nv tài tình, chân thực. -Cách kể chuyện;chân thực, cảm động, Kết hợp+ mt+biểu cảm. -Tình huống chuyện bất ngờ. 2/nội dung: Ghi nhớ (sgk) 4/ Củng cố, dặn dò.5' Thảo luận:Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử = bả chó thì giá trị nt của tp có bị giảm sút không? vì sao? ->Đây là 1 chi tiết rất q/trọng góp phần tạo nên đặc sắc nt của tp. Nếu bỏ chi tiết này thì việc kết thúc truyện sẽ mất tình huống bất ngờ, và không trở thành 1 sự kiện để ông giáo đưa ra những suy ngẫm của mình. Hơn nữa đó là cái chết khiến người đọc xót xa trước thân phận của con người,kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc. *Dặn dò: học bài , chuẩn bị bài :từ tượng hình ,từ tượng thanh. Ngữ văn:8 Mã Thị Xuyến Soạn: Dạy: Tiết 15 : Từ tượng hình, từ tượng thanh. A.Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: -Hiểu được thế nào là từ tượng hình ,từ tượng thanh. 2/ Thái độ: -Có ý thức sd từ tượng hình từ tượng thanh để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tếp. 3/ Kĩ năng: -Rèn kĩ năng nhận biết và sd 2 từ trên trong việc ciết vb tự sự ,mta, bc. B.Phương pháp. Phân tích ví dụ, quy nạp. C.Thiết bị dạy học. Sgk, sgv, bài soạn. D.hoạt động dạy học. 1/ Ổn định. 2/Kiểm tra:(5') ?Thế nào là trường từ vựng? cho ví dụ? 3/bài mới: Trong các vb tự sự, mta đã học, thường sd những từ ngữ để gợi tả hình dáng, âm thanh. Những từ như vậy gọi là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung HS đọc đoạn trích sgk-49. ?Trong các từ in đậm trên từ nào gợi tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? -Các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.->mô tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái. ?Những từ nào mô tả âm thanh? -Các từ: hu hu, ư ử. ?Những từ in đậm trên có t/d gì trong vb mta và tự sự ? ->Thường được sd dụng trong vb mta, tự sự. ?Những từ như vậy gọi là từ gì?. -> từ tượng hình từ tượng thanh. ?chúng có đặc điểm gì? t/d ra sao? HS đọc ghi nhớ sgk-49 ?Tìm từ tượng hình từ tượng thanh trong những câu sau(đoạn trích Tắt đèn- NTT)? +Từ tượng hình:rón rén ,lẻo khoẻo, chỏng quèo. +Từ tượng thanh: soàn soạt bịch ,bốp ,lảm nhảm. HS hoạt động cá nhân -Lò dò, khật khưỡng, liêu siêu, lom khom, ngất ngưởng, dò dẫm... HS hoạt động nhóm(mỗi nhóm 1 từ)-1 phút *Ha hả:Gợi tả tiếng cười to, tỏ ý rất khoái chí. *Hì hì:gợi tả tiếng cười vừa phải,thích thú hồn nhiên, có vẻ hiền lành. *Hô hố:gợi tả tiếng cười to và vô ý: thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người khác. *Hơ hớ:gợi tả tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn. +Lắc rắc: gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe tiếng cành cây khô gãy lắc rắc. +Lã chã:Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.->nước mắt ,mồ hôi rơi, chảy thành giọt nhiều và không rứt. +Lấm tấm:Trên cành cây đã lấm tấm những nụ hoa.->Ở trạng thái có nhiều điểm nhỏ và đều. **Từ còn lại về nhà làm. 15' 25' I. Đặc điểm và công dụng. 1/ Ví dụ : sgk-49 2/ Nhận xét: a. Đặc điểm. -Mô tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của con người. -Mô phỏng âm thanh. b. Tác dụng. -Gợi tả h/ả, âm thanh, cụ thể sinh động. -Có giá trị biểu cảm cao. *Ghi nhớ:sgk-49 II. Luyện tập. Bài 1: Bài 2:Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. Bài 3:Phân biệt các từ; Bài 4:đặt câu với mỗi từ đã cho: 4/ Củng cố, dặn dò ?Em nhắc lại thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Công dụng? -Dặn dò:Làm bài tập còn lại -Soạn liên kết các đoạn văn trong vb. Ngữ văn 8 Mã Thị Xuyến Soạn: Dạy: Tiết 16: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. A.Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: -Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch. 2/ Thái độ: -Có ý thức vận dụng vào bài viết . 3/ Kĩ năng: -Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ. B.Phương pháp. -Trực quan , nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp. C.Thiết bị dạy học. Sgk, sgv, bài soạn. D.hoạt động dạy học. 1/ Ổn định. 2/Kiểm tra( Không) 3/bài mới: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, một vb hoàn chinhe phải có sự liên kết giữa các đoạn văn với nhau. Vậy liên kết đoạn văn có t/d gì? có những cách liên kết nào trong đoạn văn. Hoạt động của thầy- trò Tg Nội dung HS đọc 2 đoạn trích sgk-50 ?Đôạn trích trên gồm mấy đoạn văn?Nội dung của từng đoạn? +Đ1:Cảnh trên sân trường làng Mĩ Lí. +Đ2:Cảm xúc của nv "tôi" khi lần đầu đến trường. ?Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì? Tại sao? 10' I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb. 1/ Ví dụ: 2/ Nhận xét:
Tài liệu đính kèm: