Tuần 31 Ngày soạn :
Tiết 113 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
1. Kiến thức.
Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
2. Kĩ năng.
Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS trong học tập
II CHUẨN Bị
- Gv: sgk, soạn giáo án.
- Hs: sgk, chuẩn bị bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Tuần 31 Ngày soạn : Tiết 113 Ngày dạy : LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận. 1. Kiến thức. Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. 2. Kĩ năng. Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS trong học tập II CHUẨN Bị - Gv: sgk, soạn giáo án. - Hs: sgk, chuẩn bị bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (1’) - GV giới thiệu bài... - Hs nghe, ghi tên bài. LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Hoạt động 2 (10’) - Gọi Hs đọc đề bài ? Để làm đề bài này, các em sẽ lần lượt làm những việc gì? - Cho Hs tìm hiểu đề - Cho Hs thảo luận câu hỏi 1 ở mục II sgk. Hoạt động 3 (15’) - GV hướng dẫn Hs tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Gọi Hs đọc đoạn văn a mục II sgk. ? Chúng ta có thể đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn cụ thể nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? Trong đoạn văn ấy em thật sự muốn biểu hiện những tình cảm gì? - Gọi Hs đọc đoạn văn b sgk. ? Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì? ? Đoạn văn ấy biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm ấy của em không? ? Cần tăng cường các yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? - Cho Hs viết đoạn văn theo yêu cầu. - Gọi Hs khác nhận xét và góp ý theo nội dung sau: ? Đoạn văn đó đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa? ? Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa hay còn sáo khuôn? ? Sự diễn đạt tình cảm ấy có rõ ràng trong sáng hay không? => Gv chỉ rõ ưu và nhược điểm cho Hs rút kinh nghiệm. Hoạt động 4 (12’) - Hướng dẫn Hs làn bài tập 3 sgk trang 109. - Hs đọc - Hs trả lời + Tìm hiểu đề. + Tìm luận điểm, luận cứ. + Lập dàn ý. + Viết đoạn văn, bài văn. - Hs thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời. - Hs đọc - Hs trả lời - Hs đọc - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trình bày - Hs viết đoạn và trình bày trước lớp. - Hs nhận xét - Hs nghe - Hs làm bài tập 3 theo yêu cầu sau đó trình bày trước lớp. Đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với mỗi học sinh” Bài Tập 1 - Luận đề: những chuyến tham gia, du lịch do nhà trường tổ chức là vô cùng bổ ích đối với mọi Hs. - Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong bài văn chứng minh. Bởi nếu không có dẫn chứng thì luận điểm hoặc luận đề cũng chẳng thể sáng tỏ. - Các luận điểm được nêu ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lý, chặt chẽ để có thể làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ. - Hệ thống luận điểm nêu ra trong sgk phải được sắp đặt lại cho gọn gàng, mạch lạc, đỡ lộn xộn hơn. * Dàn ý: A. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan. B. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể: 1. Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp mọi chúng ta thêm khẻ mạnh. 2. Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp mọi chúng ta: - Tìm thêm được thật niềm vui cho bản thân mình. - Có tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. 3. Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp mọi chúng ta: - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp. - Đem lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. C. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. Bài tập 2 a. Đoạn văn sử dụng từ biểu cảm, câu cảm thán, ngôi kể “ta” trực tiếp bọc lộ cảm xúc. b. Trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”. - Luận điểm này gợi cảm xúc vui sướng bởi những cảnh mới lạ và đẹp, hiểu biết thêm về vẻ đẹp của đất nước, tự hào về quê hương đất nước(Đây là những yếu tố khi viết văn nghị luận có dịp đưa các yếu tố biểu cảm vào). - Đoạn văn (về chuyến đi Hạ Long) đã đủ yếu tố biểu cảm, đó là niềm vui trước cảnh đẹp của núi non trời biển - Cần tăng thêm yếu tố biểu cảm để biểu hiện đúng cảm xúc của em (từ cảm thán, câu cảm thán, độc thoại nội tâm..) Bài tập 3: viết đoạn văn chứng minh tình cảm tha thiết đối với thiên nhiên, đất nước qua ba bài thơ Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương. * Gợi ý: vừa phân tích, chứng minh tình cảm đối với thiên nhiên đất nước của tác giả vừa bộc lộ cảm xúc (chú ý sử dụng từ ngữ, kiểu câu, giọng điệu biểu cảm...). 4. Củng cố: (2’)Cho Hs nhắc lại kiến thức cơ bản đã học. 5. Hướng dẫn (2’) - Đọc và phát hiện yếu tố biểu cảm, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận( qua từ ngữ, câu cảm, giọng điệu) trỏng văn bản cụ thể. - Xác định cảm xúc trước vấn đề nêu ra ở đề bài trên. - Làm bài tập về nhà. - Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần văn bản. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 114 KIỂM TRA VĂN I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hệ thống hoá kiến thức phần Văn (các bài thơ trữ tình, văn nghị luận), có cái nhìn tổng hợp về nội dung và nghệ thuật các tác phẩm đã học ở đầu học kỳ đến nay. - Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và Tập làm văn để làm bài nghị luận văn học. II. CHUẨN BỊ - Gv: đề kiểm tra. - Hs: chuẩn bị bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. (1’) 3. Tiến hành kiểm tra Hoạt động 1: - Gv phát đề kiểm tra - Hs nhận đề Hoạt động 2: - Gv theo dõi Hs làm bài - Hs làm bài Hoạt động 3 - Gv thu bài - Hs nộp bài * Nội dung đề: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê Hương” là gì? A. Nhớ tiếc quá khứ. B. Thương người và hoài cổ. C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại. D. Đau xót và bất lực. Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại Cáo? A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ. C. Nước Đại Việt ta. D. Bàn luận về phép học. Câu 3: Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa là gì? A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới. B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn. D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ hơn. Câu 4. “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu? A. Bài Cáo của vua Quang Trung. C. Bài Tấu của Nguyễn Thiếp. B. Bài Hịch của Nguyễn Thiếp. D. Bài Tấu của Nguyễn Trãi. Câu5: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì? A. Học để làm người có đạo đức. B. Học để trở thành người có tri thức. C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Mục đích của “việc nhân nghĩa” được thể hiện trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì? Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. Câu7: Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc trong văn bản “Hịch tướng sĩ”? A. Cú diều B. Dê chó. C. Trâu ngựa. D. Hổ đói. Câu 8: Văn bản “Chiếu dời đô” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Thuyết minh. D. Lập luận. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Chép lại bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (2 điểm). Câu 2: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất ? vì sao? (4 điểm). * Đáp án: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B C D B C D II. TỰ LUẬN Câu 1: Chép đúng bài thơ (2 điểm). Câu 2: Trình bày được các ý sau: (mỗi ý 1 điểm). - Mở trường, mở rộng thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. - Việc học phải bắt đầu bằng những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. - Phương pháp học: + Tuần tự từ thấp đến cao. + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu. + Học phải kết hợp với hành. - Hs trình bày được ý kiến cá nhân đúng. 4. nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn - Ôn lại kiến thức đã học. - Chuẩn bị bài: lụa chọn trật tự từ trong câu. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 115 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I. MỤC TIÊU Nắm được cách sắp xếp và hiệu quả của sự sắp xếp trật tự từ trong câu. Từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ phù hpự với hoàn cảnh giao tiếp. 1. Kiến thức. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Tác dụng diễn đạt của trật tự từ khác nhau. 2. Kĩ năng. Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văb bản đã học. Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. 3 Thái độ Hình thành ở HS ý thức lựa chọn trật tự từ trong câu khi nói viết cho phù hợp với Yêu cầu phản ánh thực tế và điễn tả tư tưởng, tình cảm cho bản thân. II. CHUẨN BỊ - Gv: sgk, soạn giáo án, bảng phụ. - Hs: sgk, soạn bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Hội thoại giữa hai bạn đến trường (đã có gợi ý). - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3. Dạy bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (1’) - GV giới thiệu bài... - Hs nghe, ghi tên bài. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU Hoạt động 2 (10’) - Gọi Hs đọc ví dụ sgk. ? Có thể thay đổi trật tự các từ trong ví dụ trên theo những cách nào mà vẫn không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? ? Tại sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích? - Yêu cầu Hs lựa chọn một trong số các câu vừa viết để so sánh với câu trong văn bản. ? Qua sự so sánh trên đây, ta có thể rút ra kết luận gì về trật tự từ trong câu? - Gv khái quát lại theo nội dung Ghi nhớ trong sgk. Hoạt động 2 (11’) - Gọi Hs đọc yêu cầu của Ví dụ 1 sgk. ? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì? - Gọi Hs đọc Ví dụ 2 và so sánh tác dụng của những cách sắp xếp trong các bộ phận câu in đậm. ? Qua những ví dụ trên đây, có thể rút ra những kết luận gì về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Hoạt động 3 (12’) - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập trong sgk và giải thích lý do sắp xếp trật tự từ trong các câu in đậm. - Hs đọc - Hs đề xuất những cách thay đổi. -Hs trả lời - Hs so sánh các câu vừa viết với câu trong văn bản, rút ra kết luận. - Hs so sánh, nêu nhận xét. - Hs phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Hs đọc - Hs đọc - HS thảo luân nhóm, phát biểu. - Hs so sánh, nhận xét về hiệu quả diễn đạt của các câu in nghiêng. - Hs đọc phần Ghi nhớ trong sgk. - Hs hoạt động độc lập, sau đó phát biểu ý kiến, nhận xét. I. Nhận xét chung 1. Có thể thay đổi trật từ theo nhiều cách: - Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. - Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. - Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2. Trong văn bản, tác giả đã đặt cụm từ “Gõ đầu roi xuống đất” ở đầu câu với mục đích: + Tạo liên kết giữa câu văn này với câu trước đó (cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào với roi song, tay thước và dây thừng). + Nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ. 3. Hs có thể lựa chọn câu “Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ”. Trong câu này, từ “cai lệ” (chủ thể hành động) được đưa lên đầu câu. Điều này đảm bảo trật tự ngữ pháp thông thường (chủ ngữ đứng trước vị ngữ), tuy nhiên, ý nghĩa gợi tả của câu lại giảm đi. * Ghi nhớ (sgk) II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ * Ví dụ 1 (sgk) Nhận xét: - Trong câu (a), cai lệ đi trước, người nhà lý trưởng đi sau, điều đó vừa cho thấy địa vị xã hội của cai lệ cao hơn người nhà lý trưởng vừa thể hiện tính cách hung hăng của tên này (những kẻ hung hăng thường xông lên trước). - Thứ tự các sự việc trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn...” thể hiện đúng trình tự diễn ra trong thực tế: từ sự sợ hãi (xám mặt), chị Dậu đặt con xuống đất rồi mới có thể chạy đến đỡ lấy tay hắn... - Trong câu (b), các vật được kể (roi song, tay thước và dây thừng) tương ứng với người mang nó xuất hiện trước hay xuất hiện sau. * Ví dụ 2 (sgk) Nhận xét: - Trong câu nguyên văn (câu a), việc sắp xếp các yếu tố (làng, nước, nhà tranh, đồng lúa chín) có dụng ý rất rõ: nêu từ khái quát (làng, nước) đến cụ thể (mái nhà tranh, đồng lúa chín). - Trong câu (b) và câu (c), trật tự của các yếu tố thay đổi do đó trở nên lộn xộn, không thể hiện được ý nghĩa rõ ràng. * Ghi nhớ (sgk) III. Luyện tập a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sắp xép các nhân vật theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật ấy trong lịch sử. b. Cụm từ “Đẹp vô cùng” được đặt trước hô ngữ “Tổ quốc ta ơi” để nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông đất nước. c. Các bổ ngữ (mật thám, đội con gái) được đặt lên trước vừa có ý nhấn mạnh đến các đối tượng vừa tạo sự liên kết với câu trước. 4. Củng cố (3’) - Cần lựa chon trật tự từ trong câu như thế nào trong giao tiếp? - Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? 5. Hướng dẫn (2’) - Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một câu văn, câu thơ cụ thể. - Đọc và phát hiện yếu tố biểu cảm, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ( qua từ ngữ, câu cảm, giọng điệu) trong văn bản cụ thể. - Xác định cảm xúc trước vấn đề nêu ra ở đề bài trên. - Nhắc nhở Hs hoàn thành bài tập ở nhà. - Chuẩn bị: trả bài viết số 6 IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 116 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận có yếu tố biểu cảm. - Tự so sánh, đối chiếu với yêu cầu đề ra để rút kinh nghiệm, sửa đổi. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn và đọc nhận xét bài cho bạn. II. CHUẨN BỊ - Gv: Chấm chữa bài cho học sinh + Lựa chọn trước những bài viết tốt, khá Tb và yếu để đọc trước lớp và sửa chữa. - Hs: Xem lại kiến thức đã học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (1’) GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 2. Kiểm tra bài cũ (0’) Kiểm tra lúc trả bài. 3. Tiến hành trả bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: - Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài. - Kiểu văn bản? - Nội dung? - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cơ bản. -Đọc đề bài. -Trả lời: I. Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số ban trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. II. Yêu cầu của đề bài: 1. Kiểu bài: Văn nghị luận 2. Nội dung: Khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. 3. Dàn ý: Hệ thống luận điểm : a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang, sánh kịp với bạn bè năm châu”. b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn h/s phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước. c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm. d. Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi chưa chăm học, làm cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn. đ. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong đời sống. e.Vậy các bạn nên bớt đi chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền. Hoạt động 2: - Cho học sinh so sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài. - Giáo viên nêu những hiện tượng phổ biến: Nêu ưu điểm, hạn chế. Nêu những ví dụ về lỗi điển hình của từng phần (lấy từ trong bài làm của học sinh). Thảo luận, phát hiện lỗi và sửa chữa. III. Sửa chữa lỗi: Lỗi (sai) Sửa lại (đúng) Hoạt động 3: - Công bố kết quả chung của cả lớp (thống kê điểm). - Công bố kết quả của từng em và phát bài. - Tuyên dương. - Gọi học sinh đọc bài hay hoặc đoạn hay. - Nghe - Nghe - Nghe - Đọc V. Kết quả: ... * Điểm bài kiểm tra Lớp Sĩ số Điểm bài kiểm tra Giỏi Khá TB Yếu Kém 8/A 38 8/E 34 4. Củng cố (0’) Củng cố lại kiến thức đã học về văn nghị luận. 5. Hướng dẫn (1’) - Tiếp tục đọc và sửa lại bài viết. - Soạn bài :Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 31 Ngày//2012 KiÒu ThÞ Phóc
Tài liệu đính kèm: