Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 19

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 19

Tuần 19 Ngày soạn:

Tiết 70 + 71 Ngày dạy

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 Nhận dạng và bước dầu biết cách làm thơ bảy chữ.

1.Kiến thức

 Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.

2.Kĩ năng

- Nhận biết thơ bảy chữ

- Đặt thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, giáo án, Một số bài thơ bảy chữ được chép vào bảng phụ. Kẻ bảng giới thiệu về luật cơ bản của thể thơ bảy chữ đã được học.

- HS: SGK, tìm hiểu về thể thơ bảy chữ đã được học từ chương trình những năm học trước và tìm hiểu về luật thơ bảy chữ.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức (1’)

 GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.

 2. Kiểm tra bài cũ (3’)

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và các trang thiết bị dạy học cần thiết.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 
Tiết 70 + 71 Ngày dạy
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	Nhận dạng và bước dầu biết cách làm thơ bảy chữ.
1.Kiến thức
 Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2.Kĩ năng
- Nhận biết thơ bảy chữ
- Đặt thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,...
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, Một số bài thơ bảy chữ được chép vào bảng phụ. Kẻ bảng giới thiệu về luật cơ bản của thể thơ bảy chữ đã được học.
- HS: SGK, tìm hiểu về thể thơ bảy chữ đã được học từ chương trình những năm học trước và tìm hiểu về luật thơ bảy chữ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và các trang thiết bị dạy học cần thiết.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (20’)
? Hãy xác định các đặc điểm của thơ bảy chữ qua các bài đã học? 
- Sau khi học sinh trả lời, GV chốt lại kiến thức cơ bản: 
- Luật cơ bản:
 + Nhất, tam, ngũ bất luận.
 + Nhị, tứ, lục phân minh.
- GV dùng bảng phụ phân tích mẫu.
? Qua sát hai bài thơ, Em thấy bài thơ có bao nhiêu chữ? Dòng? 
? Hãy chỉ ra luật bằng trắc trong hai bài thơ?
? Hãy chỉ ra đối - niêm trong bài thơ?
? Bài thơ có nhịp như thế nào? 
? Bài thơ có cách gieo vần như thế nào
- Trao đổi và trả lời. 
- HS nghe và ghi chép.
- HS ghi chép.
- Quan sát bài thơ và trả lời.
- Quan sát bảng phụ và xác định luật bằng trắc. 
- Quan sát và trả lời.
- trả lời.
- Trả lời
 I. Chuẩn bị ở nhà
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
2. Đặc điểm thể thơ bảy chữ
- Một bài thơ bảy chữ thường có đặc điểm: 
+ Số tiếng và số dòng cố định.
+ Đối, niêm theo từng cặp câu.
+ Vần và cách ngắt nhịp cụ thể.
+ Luật bằng trắc cụ thể cho từng tiếng 
* Ví dụ: 
a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 B B B T T B B
 Bảy nổi, ba chìm với nước non.
 T T B B T T B
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
 T T T B B T T
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 B B T T T B B	
b. Bà tôi ở một túp lều tre
 B T T T T B B
 Có một hàng cau chạy trước hè.
 T T B B T T B
 Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,
 T T B B B T T 
 Xuân về hoa cải nở vàng hoe.
 B B B T T B B 
- Bài thơ gồm 28 chữ và có bốn dòng thơ.
- Đối - niêm.
+ Thanh bằng câu trên đối với thanh trắc câu dưới.
+ Các cặp niêm: Cùng là trắc hoặc bằng.
- Nhịp thơ: 4/3 (Một số bài thơ và câu thơ có nhịp 2/2/3. hoặc nhịp khác).
- Vần chân và đều là vần bằng (Tiếng thứ 7 của các câu 1 - 2 - 7 được gieo vần với nhau).
3. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ chép vào vở.
4. Tập làm một bài thơ bảy chữ với chủ đề tự chọn.
Hoạt động 2 (52’)
- GV cho học sinh đọc và hướng dẫn các em nhận diện thể thơ qua bài thơ “Chiều” của Đoàn văn Cừ.
? Qua bài tập trên, em hãy khái quát lại một vài nét chính về đặc diểm của thể thơ bảy chữ?
- GV: Luật thơ bảy chữ (Bàng trắc)
+ Các tiếng 1 - 3 - 5 có thể là thanh bằng hoặc trắc, không nhất thiết hoàn toàn theo luật.
+ Các tiếng 2 - 4 - 6: Phải nhất định theo luật bằng trắc.
- GV gọi một học sinh đọc bài thơ và cho các em xác định chỗ sai.
? Ta có thể sửa những chỗ sai đó bằng cách nào?
- GV cho học sinh thảo luận theo nhóm và sau đó cho mỗi nhóm sáng tác một bài thơ bảy chữ sau đó lên trình bày trước lớp. Các nhóm nghe và nhận xét đánh giá bài làm của nhau.
- GV: Sau khi học sinh thực hiện xong, GV đánh giá lại mức độ nhận thức và áp dụng vào việc làm bài tập của học sinh. 
- HS nhận diện, ghi chép.
- Trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Nghe và ghi chép.
- Đọc và xác định chỗ sai.
- HS nêu cách sửa.
- HS thảo luận theo nhóm và sau đó cho mỗi nhóm sáng tác một bài thơ bảy chữ sau đó lên trình bày trước lớp. Các nhóm nghe và nhận xét đánh giá bài làm của nhau.
- Nghe
II. Hoạt động trên lớp
1. Nhận diện thể thơ
a. Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,
 B B B T T B B
 Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
 T T B B T T B
 Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,
 T T B B B T T
 Vòm trời trong vắt ánh pha lê.
 B B B T T B B
b. Luật thơ bảy chữ: 
+ Mỗi câu gồm bảy chữ. (có thể có những câu thơ trong đó có 6 chữ).
+ Ngắt nhịp thông thường là 4/3. Có trường hợp ngắt nhịp 2/2/3 
+ Luật bằng trắc thường theo hai mô hình cụ thể: 
 Nhất, Tam, Ngũ: bất luận.
 Nhị, Tứ, Lục: phân minh.
Xác định chỗ sai và chữa lại.
- Các chỗ sai: 
+ Sau “Ngọn đèn mờ” Không có dấu phẩy => có dấu phẩy ® đọc sai nhịp. 
+ “ánh xanh xanh” sai vì không hiệp vần với chữ che ở câu trên.
2. Tập làm thơ
a. Làm tiếp hai câu thơ còn thiếu.
 ...
 ...
b. Làm tiếp hai câu thơ còn thiếu theo ý của mình.
 ...
 ...
c. Đọc bài làm ở nhà của HS.
 4. Củng cố (3’)
	Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về thơ bảy chữ khi học sinh làm bài tập.
 5 . Hướng dẫn (2’)
- Ôn tập bài học và thể thơ bảy chữ.
- Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ.
- Tập bài thơ bảy chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
- Mức độ nhớ kiến thức văn học, Tiếng Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
- Mức độ vận dụng kiến thức Tiếng Việt để giải các bài tập phần văn, tập làm văn và ngược lại.
- Kỹ năng viết đúng thể loại văn rự sự, kỹ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, viết câu.
- Học sinh thêm một lần củng cố nhận thức và cách làm kiểm tra theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
- Học sinh tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chấm và tổng hợp điểm kiểm tra.
- HS: Củng cố kiến thức và tự đánh giá, sửa chữa bài làm của mình.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra lúc sửa bài 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Yêu cấu HS nêu lai đề kiểm tra.
- GV ghi đề lên bảng.
- HS nêu lại nội dung đề kiểm tra
1. Đề kiểm tra
Hoạt động 2 (10’)
- GV Nhận xét đánh giá chung về bài làm của HS.
1. Trắc nghiệm:
- Nắm được nội dung bài và làm bài một cách một cách chính xác.
- Một số còn tẩy xóa nhiều.
2. Tự luận:
a. Những ưu điểm:
- Về kiểu bài: Đa số các bài viết đúng thể loại, đúng kiểu bài tuy nhiên một số ít bài bị lạc sang văn miêu tả và biểu cảm.
- Về bố cục: Các bài viết đủ ba thành phần: mở, thân, kết.
- Về nội dung: Đa số các bài viết giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.
- Về cách diễn đạt: Biết cách liên kết văn bản, nhiều bài dùng một số từ ngữ chưa đúng nghĩa, sai chính tả, chữ viết xấu.
- Về hình thức: Đã thể hiện cách trình bày khoa học, sạch, đẹp.
 b. Những tồn tại cần khắc phục:
- Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. 
- Nội dung còn sơ sài.
- Phần thuyết minh về cấu tạo còn sơ sài hoặc không theo trình tự hợp lý.
- Còn nhầm lẫn văn miêu tả biểu cảm.
- Bài viết còn sai từ, sai chính tả, dấu câu.
- HS nghe, ghi chép
2. Nhận xét đánh giá chung về bài làm.
a. Những ưu điểm
- Về kiểu bài: 
- Về nội dung: 
- Về cách diễn đạt: 
- Về hình thức: 
b. Những tồn tại cần khắc phục:
- Về kiểu bài: 
- Về nội dung: 
- Về cách diễn đạt: 
- Về hình thức: 
Hoạt động 3 (10’)
- GV Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài viết.
- HS lập dàn ý và ghi chép
3.Đáp án
* Phần trắc nghiệm:
* Phần tự luận:
Hoạt động 4 (17’)
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu HS tìm và nêu các lỗi tiêu biểu.
- Giáo viên tổng hợp kết quả của 3 nhóm trên bảng.
- Giáo viên đưa 1 số lỗi (dùng từ, chính tả, diễn đạt ...) lên bảng. Yêu cầu Học sinh chữa lỗi. 
- HS tìm, trình bày lên bảng.
- Sửa chữa.
4. Hướng dẫn học sinh đọc - trao đổi bài và sửa chữa
* Điểm bài kiểm tra
Lớp
Sĩ số
Điểm bài kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8/A
38
8/B
36
 4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thức đã học.
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tiếp tục đọc và sửa lại bài viết.
- Soạn bài “Nhớ rừng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 19
Ngày //
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19.doc