Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 17

Tuần 17 Ngày soạn:

Tiết 64 Ngày dạy:

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn thuyết minh. Đồng thời nhận ra những chỗ còn yếu trong bài viết của mình.

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn và đọc nhận xét bài cho bạn.

 - Đánh giá được cụ thể kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Chấm chữa bài cho học sinh + Lựa chọn trước những bài viết tốt, khá Tb và yếu để đọc trước lớp và sửa chữa.

- HS: Xem lại kiến thức đã học.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức (1’)

 GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 
Tiết 64 Ngày dạy:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn thuyết minh. Đồng thời nhận ra những chỗ còn yếu trong bài viết của mình.
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn và đọc nhận xét bài cho bạn.
	- Đánh giá được cụ thể kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh. 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Chấm chữa bài cho học sinh + Lựa chọn trước những bài viết tốt, khá Tb và yếu để đọc trước lớp và sửa chữa.
- HS: Xem lại kiến thức đã học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	 Em hiểu thế là văn thuyết minh? Nêu các bước làm một bài văn thuyết minh?
Tiến hành trả bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài.
- Kiểu văn bản?
- Nội dung?
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cơ bản.
-Đọc đề bài.
-Trả lời: 
I. Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi. 
II. Yêu cầu của đề bài:
1. Kiểu bài: Văn thuyết minh
 2. Nội dung: Thuyết minh về cây bút bi.
3. Dàn ý:
a. Mở bài
 Giới thiệu chung về cây bút mà mình định thuyết minh.
b. Thân bài 
- Bút viết và vai trò của chúng trong học tập của học sinh và đối với mọi người.
- Sự xuất hiện của cây bút đem lại lợi ích chung nào?
- Cấu tạo cụ thể của cây bút (Gồm hai phần chính):
+ Vỏ bút: (Cấu tạo bằng gì? Cấu tạo như thế nào? Màu sắc ra sao? Có vai trò gì đối với cây bút?  )
+ Ruột bút: (Có cấu tạo như thế nào? Gồm những bộ phận nào? màu sắc ra sao? Vai trò gì? )
- Tác dụng cụ thể của từng loại bút.
- Cách sử dụng và bảo quản bút như thế nào?
c. Kết bài
- Nhấn mạnh vào tác dụng của bút. 
- Lời khuyên cho người sử dụng.
Hoạt động 2:
- Cho học sinh so sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài.
- Giáo viên nêu những hiện tượng phổ biến:
Nêu ưu điểm, hạn chế.
Nêu những ví dụ về lỗi điển hình của từng phần (lấy từ trong bài làm của học sinh).
Thảo luận, phát hiện lỗi và sửa chữa.
III. Sửa chữa lỗi:
 Lỗi (sai) Sửa lại (đúng)
Hoạt động 3:
- Công bố kết quả chung của cả lớp (thống kê điểm).
- Công bố kết quả của từng em và phát bài.
- Tuyên dương.
- Gọi học sinh đọc bài hay hoặc đoạn hay.
- Nghe
- Nghe
- Nghe
- Đọc
V. Kết quả: ...
* Điểm bài kiểm tra
Lớp
Sĩ số
Điểm bài kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8/A
8/E
 4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thức đã học về văn thuyết minh.
5. Hướng dẫn (2’)
- Tiếp tục đọc và sửa lại bài viết.
- Soạn bài “Ông đồ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 65 + 66
ÔNG ĐỒ VÀ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.
 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
 - Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.
 1. Kiến thức
 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
 - Lối viết giản dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên. 
- HS: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Đọc thuộc lòng bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” và nêu chủ đề của bài thơ.
	- Phan Châu Trinh đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào trong bài thơ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
Hoạt động 2 (10’)
Gv gọi 1 HS đọc chú thích trong SGK.
? Nêu những nét ngắn gọn về tác giả?
- GV nêu yêu cầu đọc: 
+ giọng chậm, ngắt nhịp 2/3; 3/2.
+ K1,2: giọng vui, phấn khởi.
+ K3,4: Chậm buồn, xúc động.
- Yêu cầu HS đọc chú thích về từ ngữ khó.
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 1 HS đọc chú thích.
- HS dựa vào chú thích trả lời, nhận xét và bổ sung.
- HS: Nghe hướng dẫn đọc. đọc văn bản theo yêu cầu.
- Xác định bố cục và trả lời.
- 1 HS đọc.
- Trao đổi, phát biểu.
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê Hải Dương chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta.
- Là nhà thơ tiêu biểu, có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
2. Đọc văn bản
3. Từ khó
4. Bố cục
- Khổ 1,2: Hình ảnh ông đồ thời đắc ‏ý (thời xưa).
- Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn tạ.
- Khổ 5: Nỗi lòng của tác giả.
Hoạt động 3 (35’)
- Gọi 1 HS đọc khổ 1 và 2.
? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm nào? Điều đó có ‏ý nghĩa gì?
? Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm...già” và hành động “Bày mực ... qua” có ‏ý nghĩa gì?
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào? Qua hình ảnh so sánh ấy em thử hình dung về nét chữ đó?
? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị như thế nào trong con mắt người đời?
? Biện pháp NT chủ yếu nào được sử dụng ở hai khổ thơ này? Phân tích tác dụng của nó?
- Cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương.
? Hình ảnh “Ông đồ vẫn ngồi đấy” gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Hai câu thơ 
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Tả cảnh hay tả tình? Hình ảnh nắng, mưa, bụi giúp ta hình dung tư thế và tâm trạng của ông nnhư thế nào?
? Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hao đào và ông đồ” ở Khổ 5 và Khổ 1? Sự giống và khác nhau này có ‏ý nghĩa gì? 
? “Những người muôn năm cũ” là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ như thế nào?
? Những câu thơ cuối cùng gieo vào lòng người đọc được tình cảm gì?
? Từ bài thơ em đồng cảm với nỗi lòng nào ?
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
? Văn bản mang ý nghĩa gì.
- 1 HS đọc.
- Suy nghĩ và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi và trả lời.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Trao đổi và trả lời.
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời, các em khác nhận xét và bổ sung. 
- Suy nghĩ và trả lời, các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận, phát biểu, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi và trả lời, các em khác nhận xét và bổ sung.
- Suy nghĩ và trả lời.
- HS tự bộc lộ tình cảm của mình.
- HS: Cảm thương, tiếc nuối những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên.
- Suy nghĩ trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý ( thời xưa)
- Gắn liền với hình ảnh “hoa đào”: tín hiệu của mùa xuân và Tết cổ truyền của dân tộc.
- Ông đồ có mặt giữa mùa vui, mùa đẹp, hạnh phúc của con người.
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hình ảnh của ông trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến.
=> Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người có sự gợi niềm vui hạnh phúc. 
- Tài viết chữ của ông đồ:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
- Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, cao qúy.
=> Ông trở thành trung tâm của sự chú ‏ý, được mọi người qu‏ý trọng, mến mộ.
b. Hình ảnh ông đồ thời tàn (Khổ 3,4)
- Biện pháp đối lập tương phản: Hình ảnh ông đồ thời xưa và hình ảnh ông đồ cô đơn. 
- Biện pháp nhân hoá: “ Giấy đỏ buồn không thắm” => Hình ảnh ông Đồ trở nên bẽ bàng, vô duyên.
- Buồn thương cho ông đồ cũng như cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
- Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào lãng quên.
- Hai câu thơ có tả cảnh nhưng qua đó để nói lên nỗi lòng “mượn cảnh ngụ tình”,
“Lá vàng rơi” vốn gợi sự tàn tạ, buồn bã, ở đây “lá vàng rơi” trên những tờ giấy viết câu đối nhưng vì ế khách ông cũng bỏ mặc “Ngoài trờibay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm, lạnh lùng buốt giá => Đó là mưa trong lòng người.
c. Nỗi lòng tác giả
- Giống: đều xuất hiện hoa đào nở.
- Khác: Khổ 1: ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở Khổ 5 không còn hình ảnh.
 => thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến. Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ và ông đồ cũng vậy.
- “Những người muôn năm cũ” => Đó là tâm trạng, tài hoa của các nhà nho xưa.
- Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do cuộc đời thay đổi.
2. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
- Xây dựng những hình ảnh đối lập.
- Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
3. Ý nghĩa văn bản
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* Ghi nhớ (SGK)
 4. Củng cố (5’)
Viết một đoạn văn giới thiệu hình ảnh ông đồ sau khi học xong bài thơ.
 5. Hướng dẫn (3’)
 - Đọc kĩ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
	- Chuẩn bị bài: “Hai chữ nước nhà” ( HDĐT).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 (Trần Tuấn Khải)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 - Cảm nhận được cảm xúc trữ tình yêu nước trong đoạn thơ.
 - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải.
 1. Kiến thức
 - Nối đau mất nước và ý phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
 - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
 2. Kĩ năng
 - Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
 - Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án.
- HS: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Ông đồ” và cho biết nội dung chính của hai khổ thơ này?
	- Đọc thuộc lòng ba khổ thơ cuối và cho biết nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 (Trần Tuấn Khải) 
Hoạt động 2 (5’)
- GV cho học sinh đọc phần chú thích về tác giả SGK.
? Hãy nêu vài nét nổi bật về tác giả Trần Tuấn Khải?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
- Gọi HS đọc và cho các em nhận xét cách đọc cảu bạn.
? Qua việc đọc văn bản, em hãy xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản? Thể thơ phù hợp với tâm trạng nào?
? Văn bản có cấu trúc gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
- 1 HS đọc chú thích.
- 1- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Trả lời 
- Nghe hướng dẫn và đọc.
- đọc và nhận xét cách đọc.
- Trao đổi và trả lời 
- Xác định bố cục của văn bản và trả lời.
I. Đọc - Tìm hiểu chung
 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
* Tác giả: (SGK)
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
 Bài thơ được sáng tác năm 1912, lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta.
2. Đọc văn bản
3. Thể thơ
- Song thất lục bát.
- Phù hợp với tâm trạng: êm đềm, mượt mà, đau đớn, da diết.
4. Bố cục văn bản
- Văn bản có thể chia làm 3 phần:
+ 8 câu đầu: Tâm trạng người cha khi từ biệt con.
+ 20 câu tiếp: Hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi.
+ 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
Hoạt động 3 (13’)
- GV gọi một HS đọc lại 8 câu thơ đầu.
? Cảnh vật thiên nhiên trong 8 câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?
? Cảnh vật nơi đây gợi cho em cảm giác gì?
? Em hiểu gì về tâm trạng của con người qua cảnh vật ấy?
? Người cha khuyên con điều gì? Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
? Hãy tìm những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả đến tình hình đất nước đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh?
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận.
? Cảnh đất nước lúc này như thế nào? 
? Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới là một tâm trạng như thế nào?
- GV: (Đó là tâm trạng của Nguyễn Phi Khanh - của nhân dân Đại Việt trong hoàn cảnh nước mất nhà tan).
- GV gọi một học sinh đọc tám câu thơ cuối.
? Người cha nói đến thế bất lực của mình nhằm mục đích gì?
- 1 HS đọc.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Trao đổi và trả lời, các em khác bổ sung.
- Trao đổi và trả lời.
- Trả lời.
- Tìm kiếm và trả lời. Các em khác nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát bảng phụ và ghi chép.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Trao đổi, phát biểu.
- 1 HS đọc tám câu thơ cuối.
- Trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Tâm trạng người cha khi từ biệt con (8 câu đầu)
- Cảnh vật: Nơi biên giới núi rừng ảm đạm, heo hút, ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu  
- Cảnh vật mang màu tang tóc, thê lương, như giục cơn sầu trong lòng người.
=> Tâm trạng đau đớn lúc li biệt.
- Khuyên con: Trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.
=> Lời khuyên như lời trăng trối.
b. Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc (20 câu tiếp theo)
- Đất nước đang trong cảnh tơi bời, chết chóc, bị tàn hại.
- Tâm trạng xé tâm can, ngậm ngùi, khóc thương, thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, càng, nói càng đau => Đó là nỗi đau mất nước.
c. Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai (8 câu thơ cuối)
 Nói đến thế bất lực của mình nhằm khích lệ người con có ý chí gánh vác vận mệnh của non sông đất nước.
? Nêu nghệ thuật của bài thơ
? Ý nghĩa cảu văn bản
Em hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Hai chữ nước nhà”.
- Trả lời
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.
3.Ý nghĩa
Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt nam trong cảnh nước mất nhà tan.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 5 (2’)
- Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập.
- HS trao đổi, trình bày, lớp nhận xét và bổ sung.
IV. Luyện tập
 4. Củng cố (2’)
- GV cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm những từ ngữ mang tính chất ước lệ.
 5. Hướng dẫn (1’)
- Học thuộc lòng đoạn thơ mà em yêu thích.
- Xem lại đặc điểm,giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết theo thể thơ song thất lục bát.
- Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi
Kí duyệt tuần 17
Ngày //..
Kiều Thị Phúc
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17.doc