Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 16

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 16

Tuần 16 Ngày soan:

Tiết 61 + 62 Ngày dạy:

THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

1. Kiến thức

 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng

 - Quan sát đặc điểm hình thức một thể loại văn học.

 - Tìm ý lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soan: 
Tiết 61 + 62 Ngày dạy:
THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC 
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
1. Kiến thức
 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng
 - Quan sát đặc điểm hình thức một thể loại văn học.
 - Tìm ý lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ + Một số bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học của học sinh năm học trước.
- HS: SGK, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Hoạt động 2 (10’)
- Giáo viên chép đề lên bảng.
- Gọi học sinh đọc 2 bài thơ vừa học (Giáo viên treo bảng phụ).
? Xác định số câu, số tiếng trong 2 bài thơ vừa đọc?
- Cho các nhóm thảo luận câu hỏi theo yêu cầu trong SGK.
- Sau khi các nhóm trình bày và nhận xét kết quả lên bảng phụ. Giáo viên nhận xét đánh giá và đưa đáp án. 
? Lập dàn bài cho đề bài trên? 
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ trong SGK.
- Học sinh đọc 2 bài thơ trên bảng phụ.
* 4 nhóm học sinh làm 2 bài tập .
- Các nhóm thảo luận.
+ Nhóm 1: Xác định bằng trắc cho bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
 + Nhóm 2: Xác định bằng trắc cho bài: “Đập đá ở Côn Lôn” .
+ Nhóm 3: Xác định đối, niêm giữa các dòng.
 + Nhóm 4: Xác định vần, cách ngắt nhịp.
- Trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lập dàn ý và trình bày trước lớp, các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Học sinh ghi nhớ.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
 Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
1. Quan sát
- 8 dòng (Câu)
- Số tiếng (số chữ) trong 1 dòng : 7
2. Lập dàn bài
a. Mở bài 
 Thơ TNBC là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ VN rất yêu chuộng.
b. Thân bài 
- Nêu các đặc điểm:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Gieo vần.
+ Ngắt nhịp.
c. Kết bài 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thơ.
* Ghhi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (28’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Thuyết minh về truyện ngắn, trước hết ta phải làm gì? Giới thiệu những yếu tố nào của truyện ngắn?
? Lập dàn ý 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Trả lời câu hỏi và lập một dàn ý.
II. Luyện tập
Bước 1: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự:
a. Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn.
b. Gồm: Sự việc chính và nhân vật.
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
- Là yếu tố bổ trợ, giúp cho chuyện ngắn sinh động, hấp dẫn.
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu chung về thể loại văn học cần thuyết minh;
+Thân bài: trình bày các đặc điểm của thể loại văn học đó;
+Kết bài: vai trò, ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại.
4. Củng cố (3’)
	 Em hiểu thế là văn thuyết minh về một thể loại văn học? Nêu các bước làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học?
5. Hướng dẫn (2’)
- Nắm chắc phần ghi nhớ.
- Lập dàn ý cho bài làm văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học.
- Chuẩn bị bài “Muốn làm thằng Cuội”(HDĐT)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Hướng dẫn đọc thêm
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 (Tản Đà)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà.
 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà.
1. Kiến thức
 - Tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ,cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
 2. Kĩ năng
 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
 - Phát hiện so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án. 
- HS: SGK, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Đọc thuộc lòng bốn câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.
- Bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng như thế nào? Hãy tìm các chi tiết để chứng minh điều đó?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 (Tản Đà) 
Hoạt động 2 (10’)
- GV hướng dẫn học sinh đọc và gọi các em đọc văn bản.
? Trình bày hiểu biết của em về Tản Đà?
? Xuất xứ của bài thơ?
? Đọc các chú thích 2, 3, 4, 5,
? Nhân vật trữ tình lãng mạn trong trong bài thơ này là ai? Có quan hệ như thế nào đối với tác giả?
? Nhân vật trữ tình ở đây có tâm sự gì?
? Tâm sự ấy thuộc về cá nhân hay cộng đồng ?
- Học sinh đọc.
- Học sinh trình bày.
Bài thơ nằm trong quyển “Khối tình con I”. Xuất bản 1917.
- Học sinh tìm hiểu các từ khó theo yêu cầu của GV.
- HS: Nhân vật chữ tình là em. Là cách xưng hô mà tác giả nhân danh mình.
- HS: Chán cuộc sống trần thế, muốn cuộc sống cung trăng.
- HS: Cá nhân của tác giả nhân danh em.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả:
- Tản Đà (1889 - 1939) - Quê quán: Làng Khê thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
- Thời đại: Sống trong xã hội thực dân phong kiến có nhiều chuyện phi lí bạo tàn.
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đạm đà bản sắc dân tộc.
b. Tác phẩm
 Bài thơ nằm trong quyển “Khối tình con I”. Xuất bản 1917.
4. Cấu trúc.
Hoạt động 3 (18’)
- GV cho HS đọc hai câu thơ đầu.
? Câu thơ đầu sử dụng kiểu câu gì? Ta thấy tâm trạng của Tản Đà như thế nào qua lời thơ ấy?
? Theo em đó là nỗi buồn như thế nào?
? Tại sao Tản Đà lại than thở với Chị Hằng?
? Tại sao Tản Đà có nỗi buồn chán?
? TĐ có một nỗi niềm gì đối với xã hội ?
- Cho HS thảo luậncâu hỏi: Cái ngông của Tản Đà biểu hiện trong bốn câu thơ tiếp theo như thế nào?
? Thực chất cái ngông đó là gì?
? Hình ảnh thú vị nhất trong bài thơ là hình ảnh nào?
- 1 HS đọc
- Trả lời
- Trao đổi và trả lời. 
- HS: Trong nỗi buồn có cảm giác cô đơn vì nơi trần thế không có ai để bày tỏ, san sẻ, cho nhẹ bớt, nhà thơ phải tìm sự cảm thông nơi vũ trụ: hướng lên trời cao than thở với chị Hằng.
- Trả lời, bổ sung.
- HS thảo luận, phát biểu.
- HS: Cái ngông của Tản Đà xét cho cùng là xuất phát từ một thái độ bất hòa với XH: thà làm thằng cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng còn hơn là làm người nơi trần thế. 
- Trao đổi và trả lời.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Nội dung
a. Hai câu thơ đầu
- Câu cảm thán (ơi), thốt lên như một lời than thở, nhà thơ muốn giải bày tâm trạng.
=> Đó là nỗi buồn trong đêm thu, nỗi chán chường đối với cuộc đời.
- Ở đây còn có cảm giác chán vì trần thế. 
- Rõ ràng Tản Đà có một nỗi bất hoà sâu sắc với xã hội.
b. Bốn câu tiếp theo
 * Cái ngông của Tản Đà:
 - Tản Đà muốn làm thằng cuội:
 “Cung quế đã ai....xin chị nhắc lên chơi”.
- Gọi chị xưng em với Hằng Nga.
 - Muốn làm bầu bạn tri âm tri kỉ cùng với chị Hằng, cùng gió cùng mây
c. Hai câu cuối
 - Hình ảnh bất ngờ thú vị: Vào đêm trung thu hàng năm, Tản Đà cùng với chị Hằng: “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
- ý nghĩa của cái cười: 
+ Cái cười thỏa mãn ước mơ được sống trong một vương quốc của sự vĩnh hằng, trong sáng, cao xa.
+ Cái cười đầy mỉa mai, khinh bỉ cõi trần thấp bé, đầy bụi bặm, đáng buồn đáng chán.
?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong bài.
? Văn bản có ý nghĩa gì
? Nhà thơ Tản Đà đã thể hiện ước mơ gì qua bài thơ?
-Trả lời
- Dựa vào ghi nhớ để trả lời.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.
- Kết hợp tự sự và chữ tình.
- Giọng thơ hóm hỉnh duyên dáng.
3. Ý nghĩa
Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 5 (5’)
- GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ và trả lời các câu hỏi phần luyện tập trong SGK.
- HS thực hiện phần luyện tập.
IV. Luyện tập
4. Củng cố (3’)
	Nhà thơ Tản Đà đã thể hiện ước mơ gì qua bài thơ?
5. Hướng dẫn (2’)
	- Học thuộc lòng bài thơ và tìm hiểu thêm về Tản Đà.
 - Trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
	- Chuẩn ôn tập Tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 63
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I.
Kiến thức
 Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
Kĩ năng
 Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, chuẩn bị bài ôn tập trước khi đến lớp. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
	Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (20’)
- GV đặt câu hỏi để HS ôn lai lí thuyết đã học.
? Cấp độ khái quát của nghĩa từ là gì ? Nêu đặc điểm?
? Trường từ vựng?
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì ? Công dụng? Cho ví dụ.
? Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
? Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
? Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?
- GV cho học sinh trao đổi làm bài tập a SGK .
- Sau khi học sinh trao đổi, GV cho các em lên bảng điền vào bảng phụ những từ ngữ có cấp độ khái quát theo yêu cầu, GV cho học sinh nhận xét và kết luận, đánh giá.
- GV cho học sinh làm bài tập b SGK Trang.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập c.
- HS lần lược đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi phần lí thuyết.
- Trao đổi làm bài tập a, lên bảng điền vào sơ đồ.
- HS làm bài tập cá nhân,trình bày, lớp nhận xét và bổ sung.
- 2 HS lên bảng đặt câu
I. Từ vựng
1. Lí thuyết
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của một từ ngữ khác.
- Rộng: Khi phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 
* Trường từ vựng 
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
* Từ tượng hình, từ tượng thanh 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ, mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao và thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự.
* Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
* Nói quá 
 Phóng đại mức độ, quy mô, tình cảm => nhấn mạnh gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh 
 Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục...
2. Thực hành
a. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống.
- Truyện dân gian
+ Truyền thuyết
+ Truyện cổ tích
+ Truyện cười
+ Truyện ngụ ngôn
- Nét nghĩa chung đó là Truyện dân gian.
b. Tìm ví dụ
- “Làm trai cho đáng nên trai
 Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng”.
- “Tiếng đồn cha mẹ em hiền
 Cắn cơm không gẫy, cắn tiền gẫy đôi”.
c. Đặt câu có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh.
Hoạt động 2 (21’)
- GV đặt câu hỏi để HS ôn lai lí thuyết đã học.
? Trợ từ là gì?
? Thán từ là gì?
? Tình thái từ là gì ?
? Thế nào là câu ghép ?
- GV cho hai em lên bảng viết hai câu theo yêu cầu trong bài a SGK. 
- Cho học sinh xác định câu ghép trong đoạn trích. 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập c.	
- HS lần lược đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi phần lí thuyết.
- 2 HS lên bảng đặt câu sau đó các em khác nhận xét và bổ sung. 
- Trao đổi, phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Ngữ pháp
1. Lí thuyết
* Trợ từ 
 Là những từ sử dụng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
* Thán từ 
 Là những từ sử dụng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc sử dụng để gọi đáp.
* Tình thái từ
 Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái, tình cảm của người nói.
* Câu ghép
 Là câu có 2 cụm C - V phát triển và chúng không bao chức nhau. Mỗi cụm C - V của câu ghép có một dạng câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép.
2. Thực hành
a. Đặt câu có sử dụng trợ từ và thán từ.
b. - Câu ghép trong đoạn trích đó là: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Ta hoàn toàn có thể tách câu ghép này thành ba câu đơn. nhưng khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của ba sự việc không còn thể hiện rõ ràng như nguyên bản.
c. Xác định câu ghép và cách nối các về câu.
 4. Củng cố (0’)
Củng cố lại kiến thức đã học khi HS làm bài tập
 5. Hướng dẫn (2’)
 - Nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong một đoạn văn bản.
 - Ôn tập nội dung đã học .
 - Làm hoàn thành các bài tập trong SGK.
 - Chuẩn bị Trả bài TLV số 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 16
Ngày//..
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16.doc