Giáo án Ngữ văn 8: Quê hương -Tế Hanh

Giáo án Ngữ văn 8: Quê hương -Tế Hanh

QUÊ HƯƠNG – TẾ HANH

I. Giới thiệu tác giả

- Tế Hanh (Trần Tế Hanh) - 1920

- Quê: Làng Bình Dương - Bình Sơn - Quảng Ngãi (Làng chài ven biển, có dòng sông bao quanh, nước xanh trong suốt 4 mùa)Hình ảnh dòng sông trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của nhà thơ.

- Ngay từ những ngày đầu sáng tác thơ Tế Hanh đã gắn bó tha thiết với làng quê (quê hương, lời con đường quê, một làng thương nhớ).

- Sau này thơ Tế Hanh được mở rộng về đề tài nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài viết về quê hương.

- Tế Hanh là nhà thơ của quê hương.

II. Đọc hiểu văn bản:

 Bố cục: 4 phần

+ Hai câu đầu: Giới thiệu chung về "làng tôi".

+ Sáu câu tiếp theo: miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.

+ 8 câu tiếp: cảnh thuyền đánh cá trở về

+ Khổ cuối: tình cảm của tác giả

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Quê hương -Tế Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	QUấ HƯƠNG – TẾ HANH
I. Giới thiệu tác giả 
- Tế Hanh (Trần Tế Hanh) - 1920 
- Quê: Làng Bình Dương - Bình Sơn - Quảng Ngãi (Làng chài ven biển, có dòng sông bao quanh, nước xanh trong suốt 4 mùa)Hình ảnh dòng sông trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của nhà thơ.
- Ngay từ những ngày đầu sáng tác thơ Tế Hanh đã gắn bó tha thiết với làng quê (quê hương, lời con đường quê, một làng thương nhớ).
- Sau này thơ Tế Hanh được mở rộng về đề tài nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài viết về quê hương.
- Tế Hanh là nhà thơ của quê hương.
II. Đọc hiểu văn bản: 
 Bố cục: 4 phần
+ Hai câu đầu: Giới thiệu chung về "làng tôi".
+ Sáu câu tiếp theo: miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.
+ 8 câu tiếp: cảnh thuyền đánh cá trở về 
+ Khổ cuối: tình cảm của tác giả
1. Cảnh dân chài ra khơi đánh cá
- Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng 
- Con thuyền như con tuấn mã phăng mái chèo vượt Trường Giang.
- Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng...
* Nhận xét cảnh:
- Câu 1: Mở ra cảnh tượng bầu trời cao, rộng, trong trẻo có màu hồng của nắng sớm.
- Câu 3, 4, 5, 6: Hình ảnh con thuyền so sánh với con tuấn mã với hành động mạnh hăng phăng vượt... đã diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng.
Bốn câu thơ vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
+ Cánh buồm căng gió biển quen thuộc trở nên thơ mộng, vừa hùng tráng. Nhà thơ vừa vẽ ra cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
 + Cánh buồn được nhân hoá: "Rướn" như một sinh thể biết cử động đang rướn thân cao, trắng thâu, góp gió biển của quê hương
2. Cảnh thuyền đánh cá về bến 
* Cảnh dân làng chài đón thuyền đánh cá trở về (khổ 3) 
+ Tác giả không tả cụ thể một ai mà tả chung gợi không khí cả làng.
- Âm thanh: ồn ào, không khí tấp nập, vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn.
- Câu thơ "Nhờ ơn trời..." như một tiếng reo cảm tạ đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe, thể hiện tín ngưỡng, tâm hồn đẹp đẽ của những người dân vùng biển.
Bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.
* Hình ảnh trai tráng và con thuyền sau chuyến đi biển.
- Câu 1: "Dân chài lưới... ngăm rám nắng" Câu tả thực.
- Câu 2: "Cả thân mình..." là sáng tạo độc đáo, thú vị.
Những người dân chài.. với làn da nhuộm nắng, gió, thân hình vạm vỡ, thắm nồng vị mặn nồng toả vị xa xăm của biển cả, vẻ đẹp, giản dị, thơ mộng, khoẻ khoắn. Hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn vừa trở nên có tầm vóc.
- Hình ảnh con thuyền: nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió.
Con thuyền được nhân hoá, con thuyền dã có hồn cũng là một thành viên của làng biển.
4. Tình cảm của tác giả 
- Tác giả trực tiếp nói nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình (nước xanh, cá bạc, buồm, thuyền, mùi nồng mặn) Đây là màu sắc, là hương vị của một làng chài ven biển. Nỗi nhớ chân thành, tha thiết.
"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".
Câu thơ giản dị, tự nhiên, nhà thơ luôn tưởng nhớ cái mùa nồng mặn đặc trưng của quê hương đây là hương vị lao động, hương vị riêng của quê hương. Chính vì vậy bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh quê hương trong sáng, khoẻ khoắn
IV. Tổng kết
Những nét đặc sắc về nghệ thuật 
- Đây là bài thơ: trữ tình 4/5 số khổ thơ lại là miêu tả.
- 4 câu cuối là biểu cảm nhưng 2 câu giữa lại là miêu tả.
Đây là bài thơ trữ tình với phương thức biểu đạt chính là biểu cảm vì: Toàn bộ hình ảnh miêu tả là tái hiện hình ảnh phong cảnh, cuộc sống của người dân chài qua nỗi nhớ của tác giả.
- Ngòi bút miêu tả bay bổng, cảm hứng, cảm xúc chủ quan. Vì vậy mới có hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng, các biện pháp nhân hoá độc đáo, thổi hồn cho sự vật.
+ Sự sáng tạo hình ảnh thơ 
- Câu thơ miêu tả cảnh không tô vẽ, chuẩn xác đến từng chi tiết khiến người đọc hình dùng rõ cảnh. 
- Hình ảnh bay bổng, lãng mạn.
Giá trị nội dung
Bài thơ là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
c. tham khảo
Tế Hanh bắt đầu làm thơ và chịu ảnh hưởng của những nguồn này trong bước đầu sáng tác. Những ngày nghỉ học là bài thơ đầu tiên viết 1938. Những sáng tác trong tuổi học sinh được tập hợp lại trong tập Hoa niên (1944; được giải khen tặng của Tự lực văn đoàn 1939, dưới tên Nghẹn ngào). Ngoài những thi đề quen thuộc của "thơ mới" sự cô đơn, nỗi buồn vớ vẩn, ái tình không được đáp lại, v.v. Hoa niên ít nhiều còn những tình cảm trong trắng của tuổi thiếu niên với quê hương, gia đình, nhà trường (Quê hương, Chiếc rổ may, Lời con đường quê). Sau Hoa niên ông còn có một tập thơ mang âm hưởng khác lấy tên Những số kiếp, nhưng chưa xuất bản. Cách mạng tháng Tám tạo ra một bước ngoặc trong đời thơ Tế Hanh. Tham gia cách mạng ở Huế; Trong kháng chiến chống Pháp hoạt động văn nghệ ở Liên khu V; 1949-1954 ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ, tập kết ra Bắc, công tác ở Hội văn nghệ, rồi Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều năm là Uỷ viên Chấp hành và Ban Thường vụ của Hội.
 Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh cố gắng đổi mới thơ ca của mình. Với ý thức dùng thơ ca phục vụ chiến đấu của dân tộc, nhà thơ viết về cuộc sống và tấm lòng của những người lao động, những con người kháng chiến ở quê hương, làm thơ phục vụ các đợt công tác và phong trào quần chúng, đồng thời ông cũng viết về những đổi thay trong tư tưởng, tình cảm của mình. Tập thơ Nhân dân một lòng (1953). Sau 1954, thơ Tế Hanh mới thực sự trưởng thành và phong phú: Lòng miền Nam (1956), Gửi miên Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông (1980). Được dư luận chú ý nhất là các tập Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương...
Chủ đề quen thuộc và thành công hơn cả của Tế Hanh là tình cảm với miền Nam quê hương, là ý chí đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Nhiều bài thơ của ông ở trong số những bài tiêu biểu cho đề tài này của thơ ca Việt Nam đương thời: Nhớ con sông quê hương, Chiêm bao, Nói chuyện với sông Hiền Lương, Mặt quê hương,... Phong cảnh và con người quê hương thường được tái hiện với những tình cảm khi lắng đọng, khi dào dạt, những điều thiết tha, chân thành trong những kỉ niệm tươi thắm. Đồng thời, Tế Hanh cũng viết về cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, ngợi ca những biến đổi cách mạng trong những biểu hiện bình thường của cuộc sống hàng ngày, ca ngợi hạnh phúc bình dị của cuộc sống mới.
Trong thơ Tế Hanh, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hoà bình dị nhưng không kém phần tha thiết đã giúp cho thơ Tế Hanh dễ dàng đến được với người đọc. Tuy nhiên, cũng có khi thơ ông rơi vào dễ dãi hoặc dàn trải phẳng lặng. Tế Hanh còn góp phần dịch, giới thiệu nhiều nhà thơ lớn của thế giới với công chúng Việt Nam.
Nguyễn Văn Long

Tài liệu đính kèm:

  • docQue huong Te Hanh.doc