Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Mai Phương

Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II -  Mai Phương

Tuần 20. Tiết 73 : Văn bản:

NHỚ RỪNG

 - Thế Lữ -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng

 2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.

II. CHUẨN BỊ.

 Giáo viên: ảnh chân dung Thế Lữ.

 Học sinh: tìm hiểu bài thơ.

 

doc 132 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24. 12. 2011
 Ngày dạy: 26. 12. 2011
Tuần 20. Tiết 73 : Văn bản:
NHớ RừNG
 - Thế Lữ -
i. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: 
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.
ii. Chuẩn bị.
 Giáo viên: ảnh chân dung Thế Lữ.
 Học sinh: tìm hiểu bài thơ.
iii. Tiến trình dạy và học
 1. ÔĐTC: Sỹ số:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Hoạt động dạy học: 	
 *Hoạt động 1: Khởi động
* GV: Giới thiệu : Sơ lược về Thơ mới và phong trào Thơ mới... “ Nhớ rừng ” là lời con hổ trong vườn bách thú – tác giả mượn lời con hổbài thơ có được sự đồng cảm rộng lớn, có tiếng vang lớn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu những nét chính về tác giả? 
? Nêu giá trị của bài thơ đv tg?
? NX về số chữ trong câu và cách gieo vần của bài thơ?
- Viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền
G: Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn?
- Đoạn 1,4 : Con hổ ở vườn bách thú
- Đoạn 2,3 : Nhớ lại cảnh sơn lâm
- Đoạn 5 : Khao khát giấc mộng ngàn to lớn.
GV Chốt ý chính, chuyển mục II
? Hai câu đầu nói lên điều gì về hoàn cảnh đặc biệt và tâm trạng của con hổ?
H: bị giam cầm trong cũi sắt, căm hờn, uất hận
? Nhận xét về từ ngữ trong hai câu thơ này?
H: ĐT gợi tả, diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức âm ỉ, luôn thường trực trong tâm hồn.
H: Đọc đoạn 4
? Cảnh vườn bách thú được miêu tả ntn?
H: Đơn điệu, buồn tẻ, đều chỉ là nhân tạo do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên tầm thường, giả dối, không phải là TG của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ.
? Cảnh tượng ấy khiến tâm trạng của hổ ntn?
H: Căm giận, uất ức dồn nén trong lòng kéo dài.
Nội dung kiến thức cơ bản
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
 Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới buổi đầu (1932-1935)
2.Tác phẩm
- Là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ
3. Bố cục : 5 đoạn, chia 3 phần:
II. Phân tích
1. Con hổ ở vườn bách thú
- Sd ĐTừ gợi tả: gặm khối căm hờn
- Chán ghét thực tại tù túng, tầm thường
4.Củng cố: Phân tích hình ảnh con hổ trong vườn bách thú.
5. Dặn dò: - Học thuộc đoạn 2 – 3
 - Phân tích các nội dung
 Ngày soạn: 27. 12. 2011
 Ngày dạy: 29. 12. 2011
Tuần 20. Tiết 74 : Văn bản:
 NHớ RừNG (tiếp)
	- Thế Lữ -
A. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: 
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.
B. Chuẩn bị.
 Giáo viên: ảnh chân dung Thế Lữ.
 Học sinh: tìm hiểu bài thơ.
C. Tiến trình dạy và học
 1. ÔĐTC: Sỹ số:
 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ
Phân tích hình ảnh con hổ trong vườn bách thú
 3. Hoạt động dạy học:
*HĐ1 : Khởi động
GV tóm tắt nội dung tiết học trước, liên hệ nội dung xẽ học rồi vào bài
*HĐ2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
G: ghi lại các mục đã học
H: đọc đoạn 2,3
? Cảnh sơn lâm đợc gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
H: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn
? Những từ ngữ đó khiến em hình dung ra cảnh ntn?
H: Núi rừng đại ngàn, lớn lao, phi thường, hoang vu, bí mật – giang sơn của hổ xa kia
? Có gì đặc sắc trong các từ ngữ miêu tả chúa tể của muôn loài? 
? Trong khung cảnh đó hình ảnh con hổ hiện ra với vẻ đẹp ntn? 
? Đoạn thơ thứ ba NT tả có gì đặc sắc? 
H : Điệp ngữ, nhân hoá, câu hỏi tu từ, liệt kê, giọng điệu nhanh.
 ? Tác dụng của NT đó?
H : làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, tư thế lẫm liệt, kiêu hãnh của chúa sơn lâm đầy quyền uy và nỗi nhớ tiếc không nguôi.
? Em có nhận xét gì cuộc sống con hổ khi ở chốn sơn lâm?
H : đọc đoạn cuối.
G : tổ chức cho HS TL nhóm CH : 
? Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện ntn? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân VN đương thời?
H : TL nhóm, cử đại diện trả lời, các nhóm khác NX, bs
G : KL
*HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết
? Chỉ ra những đặc sắc nt và nd của bài thơ ?
H : - Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. Xd hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ 
nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
H : đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Nét đặc sắc của nghệ thuật thông qua các từ ngữ cụ thể trong bài thơ.
( GV hướng dẫn lấy dẫn chứng để chứng minh)
Nội dung kiến thức cơ bản
I.Tìm hiểu chung
II. Phân tích”;
1. Con hổ trong vườn bách thú:
2. Con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ:
- Cảnh núi rừng đại ngàn lớn lao, phi thường
- SD nhiều từ gợi tả khi miêu tả chúa sơn lâm:
=> Hổ oai phong, lẫm liệt
- Cuộc sống tự do, tung hoành đầy quyền uy.
3. Khao khát, tâm sự của con hổ :
- Bất hoà với thực tại
- Khao khát tự do mãnh liệt
* Tâm sự con hổ – tâm sự của con người VN bị mất nước khi đó.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ ? Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Nắm vững ND và Nt của bài.
 - Chuẩn bị Câu nghi vấn.
Tuần 20 - Tiết 75. 
Phần Tiếng Việt
Ngày soạn 27. 12. 2011 
Ngày giảng : 29. 12. 2011
CÂU NGHI VấN
i. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: HS cần:
 - Hiểu được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi.
 2.Tư tưởng: 
 - Bước đầu HS biết cách sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp cho hiệu quả.
 3. Kĩ nẵng:
 - Rèn kĩ năng nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
 - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
ii. Chuẩn bị
 Thầy : bảng phụ, phiếu bài tập
 Trò : Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
iii. Tiến trình giờ lên lớp:
 1. ÔĐTC: Sỹ số:
 2. Kiểm tra: Kể tên và công dụng của các kiểu câu em biết
 3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
GV liên hệ với các kiểu câu đã học của HS, Liên hệ nội dung bài học rồi vào bài
Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm
 Hoạt động của thầy và trò
G: Treo bảng phụ chép VD, CH trong SGK
Trao đổi nhóm hai bạn : 3 phút, đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
a. Câu nghi vấn
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá? 
- Đặc điểm :+ Dấu chấm hỏi; Có những từ nghi vấn: cókhông, làm (sao), hay (là)
b. Chức năng: Câu nghi vấn dùng để hỏi
? Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
H: Dựa vào phần pt VD khái quát KT
H: Đọc phần ghi nhớ (SGK)
* HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập
 H: làm việc nhóm 4 bạn
Xác định câu nghi vấn
Nêu đặc điểm hình thức
Bài tập 2:
BT : Chữa bài – nhận xét a. Căn cứ vào từ ngữ - dấu câu
b. Không thể thay, nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành câu thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài 3:
H: Thảo luận cả lớp 
G: chú ý: Trong Tiếng Việt, tổ hợp “X cũng” như: ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao nhiêu cũng bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (ví dụ: “Ai cũng thế đấy” có nghĩa là mọi người đều thấy thế) và X là một từ phiếm định, chứ không phải là nghi vấn.
Bài 4:
? Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu?
- Câu 2 : Có giả định – người được hỏi trước có vấn đề về sức khoẻ
- Câu 1 : Không có như vậy
Bài 5:
H: Làm việc theo nhóm
H: Làm vào phiếu BT
? Xác định câu đúng? sai? Giải thích?
Nội dung kiến thức cơ bản
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét
Đặc điểm :
+ Dấu chấm hỏi; 
+ Có những từ nghi vấn
b. Chức năng: 
 Câu nghi vấn dùng để hỏi
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
Bài 1
Câu
SL
câu NV
Từ nghi vấn
Dấu 
câu
a
1
Phải không
?
b
1
Tại sao
?
c
2
Gì
?
d
4
Không, gì, hả
?
Bài 2
Bài 3
* Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn.
+ Câu a và b có các từ nghi vấn như: có không; tại sao. Nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
+ Trong câu c và d thì: nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định.
a, b : Không vì đó không phải là câu nghi vấn
Bài 4
Bài 5:
 Nhận xét:
- Câu a: “Bao giờ” đứng ở đầu câu: hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động đi.
- Câu b: “Bao giờ” đứng ở cuối câu: Hỏi về thời gian đã diễn ra hành động đi.
 Bài 6
- Câu 1 : Đúng
- Câu 2 : Sai
4.Củng cố : HS đọc lại các ghi nhớ.
5. Dặn dò : - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài : Viết đoạn trong văn bản thuyết minh
Tuần 21 - Tiết 76. 
Phần Tập làm văn
Ngày soạn 31. 12. 2011 
Ngày giảng : 01. 01. 2012
VIếT ĐOạN VĂN TRONG VĂN BảN THUYếT MINH
i. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS cần:
 - Nắm vững kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
 - Hiểu các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
 2. Thái độ: 
 Giáo dục HS ý thức viết đoạn văn thuyết minh đúng yêu cầu.
 3. Kĩ năng :
 - xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
 - Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
 - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
ii.Chuẩn bị:
 GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
iii. Tiến trình giờ lên lớp:
 1. ÔĐTC: Sỹ số: 
 2. KTBC: Thế nào là văn TM? Đoạn văn là gì?.
 3. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Khởi động
 G: ĐVĐ: ở học kỳ I, các em đã làm quen với kiểu văn bản thuyết minh, với khái niệm đoạn văn. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh như thế nào cho hợp lý.
*Hoạt động 2 Phân tích mẫu, hình thành khái niệm
Hoạt động của thầy và trò
Theo em đoạn văn là gì?
Đọc kĩ đoạn văn thuyết minh mục 1a (SGK).
? Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn?
? Câu 2, 3, 4, 5 có tác dụng gì trong đoạn? bổ sung thông tin.
HS đọc kĩ đoạn b, đoạn b có câu chủ đề không? Không vậy đoạn b được trình bày theo cách nào? song hành.
? Vậy đoạn b có từ ngữ chủ đề không? Đó là từ nào? Các câu trong đoạn có vai trò gì?
GV chốt lại ý chính, chuyển mục II
HS đọc kĩ đoạn a ... văn bản tự sự?
? Tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm có tác dụng ntn?
? Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
Nội dung kiến thức cơ bản
I Lý thuyết
Câu 1- Tất cả các đơn vị ngôn ngữ nói tới chủ đề xác định
- Hình thức: phải có nhan đề, đề mục
Câu 2- Hoa phượng đã nở bung rực đỏ sân trường. Tiếng ve ngày 1 ngày 2 còn lẻ tẻ bây giờ đã sôi ran khắp cả vòm cây bóng mát. Tiếng những con chim sẻ trên mái ngói, trong tầng lá xi rậm rạp lảnh lót thật vui tai. Hoa sen đã nở bung cánh đỏ, cánh trắng thơm ngào ngạt theo ngọn gió nồm rười rượi.
Câu 3- Tóm tắt văn bản tự sự: Kể chuyện trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu.
Câu 4- Văn bản tự sự bao giờ cũng có ít hay nhiều yếu tố đan xen, các yếu tố này làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật cụ thể sinh động.
Câu 5 :- Là ý kiến quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
4 Củng cố - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
5 Dặn dò: Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.Các Câu hỏi còn lại
Tuần 37 - Tiết 137 Ngày soạn: ./05/2012 Tập làm văn: Ngày dạy :/05/2012
Văn bản thông báo
i. Mục tiêu.
	- Hs hiểu được đặc điểm, cách viết và các tình huống cần phải viết văn bản thông báo.
	- Nhận biết và nắm bắt được các đặc điểm của văn bản thông báo.
	- Biết cách làm văn bản thông báo.
ii. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án , tài liệu
- HS: Đọc trước bài
iii. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức
 - KTBC: ? Thế nào là văn bản tường trình?
- Bài mới:
- Hs đọc kĩ các văn bản thông báo sgk.
? Trong văn bản trên ai là người thông báo? 
? Ai là người nhận thông báo ? 
? Mục đích của thông báo là gì ?
? Nội dung của thông báo là gì ?
? Thể thức của văn bản thông báo ntn ?
? Hãy nêu một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt trong nhà trường ?
? Vậy văn bản thông báo có các đặc điểm gì ?
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
VB1:
- Người thông báo: Hiệu trưởng Trường THCS Hải Nam 
- Người nhận thông báo: giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng các lớp trong toàn trường
- Mục đích: Truyền đạt thông tin, nội dung cụ thể để cấp dưới thực hiện.
VB2:
- Người thông báo: Liên đội TNTPHCM trương THCS Đoàn Kết
- Người nhận thông báo: Các chi đội TNTP trong nhà trường
- Mục đích: Thông báo kế hoạch đại hội đại biểu TNTPHCM
- Nội dung: Thường là các kế hoạch hoạt động, làm việc, nội dung công việc, quy định về thời gian, địa điểm cụ thể, chính xác.
- Thể thức: hành chính phải ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, thời gian, người nhận, người thông báo kèm chức vụ.
- Thông báo kế hoạch khai giảng, nghỉ hè, học thêm, hoạt động ngoài giờ lên lớp...
3.Ghi nhớ1-2 
- Hs đọc các tình huống
? Tình huống nào phải viết thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
- Hs đọc sgk và tự rút ra các phần chủ yếu của một văn bản thông báo.
- Hs thảo luận và đề xuất cách viết từng phần về nội dung, loại chữ, vị trí ...
- Gv nhấn mạnh kiến thức cơ bản.
? Viết thông báo triệu tập các BCH liên đội về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năn học 2008 - 2009?
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống viết thông báo.
a. Tường trình.
b. Thông báo.
- Người thông báo: Ban giám hiệu.
- Người nhận: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng.
c. Thông báo:
- Người thông báo: ban chỉ huy liên đội TNTP HCM
- Người nhận: chi đội trưởng.
2. Cách làm văn bản thông báo.
a. Thể thức mở đầu vb thông báo
b. Nội dung thông báo
c. Thể thức kết thúc văn bản thông báo
3. Ghi nhớ 3
4. Lưu ý
- Học sinh đọc sgk
III. Luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh viết
- HS viết sau đó trình bày bài viết của mình
- GV nhận xét rút kinh nghiệm
D. Củng cố - Hướng dẫn.
? Em đã nhận hoặc viết thông báo chưa ? Trong tình huống ntn ?
- Về nhà học bài. Tập viết các văn bản thông báo.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng việt.
Tuần 37 - Tiết 138 Ngày soạn: ./05/2012 Tiếng Việt Ngày dạy :/05/2012
Chương trình địa phương phần tiếng việt
qui tắc viết hoa trong tiếng việt và chữa lỗi viết hoa 
cho học sinh yên bái
i Mục tiêu.
Học sinh biết được qui tắc viết hoa trong tiếng Việt: Tên người, tên con vật, tên địa lý, tên tổ chức chính trị xã hội, tên các chức vụ, danh hiệu..
Rèn kỹ năng học sinh viết đúng qui tắc tiếng Việt các loại tên trên
Giáo dục ý thức viết đúng chính tả góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
ii. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án , tài liệu
- HS: Chuẩn bị xem lại phần danh từ ở lớp 6 ( Danh từ riêng và qui tắc viết hoa)
iii. Tiến trình dạy - học
1- Tổ chức
 2- KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3 - Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV Nêu yêu cầu của tiết học rồi vào bài.
 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm
Hoạt động của thầy và trò
GV dùng bảng phụ viết các tên người
( tên người việt, tên người nước ngoài, tên người nước ngoài phiên âm qua Hán Việt)
 Nêu cách viết hoa?
GV dùng bảng phụ có viết tên một số con vật
Nêu cách viét hoa?
GV dùng bảng phụ viết các tên địa danh
( tên địa danh Việt, nước ngoài phiên âm qua tiếng Việt, tên địa danh nước ngoài phiên âm qua Hán Việt)
 Nêu cách viết hoa?
GV dùng bảng phụ viết các têncác tổ chức chính trị, xã hội:
 Nêu cách viết hoa?
GV dùng bảng phụ viết hoa các chức vụ, danh hiệu:
Nêu cách viết hoa?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập viết chính tả nghe đọc và sửa lỗi cho học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
i Lý thuyết
1. Qui tắc viết hoa tên người:
Tên người Việt, tên người nước ngoài phiên âm qua tiếng Hán Việt viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các âm tiết.
- Tên người nước ngoài theo cách phiên âm ra tiếng Việt viết hoa mỗi chữ cái đầu của mỗi bộ phận của họ, tên có đánh dấu mũ, dấu thanh trong các âm tiết có gạch nối.
2. Qui tắc viết hoa tên con vật
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết.
3. Qui tắc viết hoa tên địa lý:
Tên địa lý Việt nam (địa lý nước ngoài phiên âm ra Hán Việt) được viết hoa chữ cái đầu của mối âm tiết
Tên địa lý phiên âm của dân tộc thiểu số (Tên địa lý nước ngoài phiên âm ra tiếng việt) chỉ viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận của tên và giữa các âm tiết trong bộ phận có gạch nối.
4, Viết hoa các tổ chức chính trị, xã hội:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết thể hiện tính chất riêng biệt của tên
5, Viết hoa các chức vụ, danh hiệu:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết thể hiện tính chất riêng biệt của các chức vụ, danh hiệu
II Luyện tập
4.Củng cố - 
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
- Gv nhận xét ý thức tham gia học tập của học sinh.
5.Dặn dò.- Về nhà học bài.
- Ôn luyện văn bản thông báo để giờ sau luyện tập học.
______________________________________
Tiết 139 Ngày soạn:5/05/09
Tập làm văn 
luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu.
	- Hs ôn lại những tri thức về văn bản thông báo như mục đích, yêu cầu, cách làm văn bản thông báo.
	- Nâng cao năng lực viết thông báo.
	- Giáo dục ý thức luyện tập thường xuyên.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án , tài liệu
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức
 - KTBC: ? Thế nào là văn bản thông báo?
- Bài mới:
? Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
? Nội dung thông báo thường là gì?
? Văn bản thông báo có những mục nào?
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những mục nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
? Lựa chon loại văn bản trong các trường hợp sau? 
? Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản thông báo sau và chữa lại cho đúng?
? Nêu một số tình huống cần viết văn bản thông báo? Lựa chọn một tình huống để viết văn bản thông báo? 
- Gv hướng dẫn hs viết
I. Ôn tập lí thuyết
Câu 1
- Truyền đạt những thông tin cụ thể, tổ chức cho những người dưới quyền
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai?
Câu 2
a. Nội dung thông báo:
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai. Nội dung công việc, quy định thời gian, địa điểm
b. Văn bản thông báo có các mục:
- Thể thức mở đầu
- Nội dung thông báo
- Thể thức kết thúc
Câu 3
- Giống nhau: Thể thức trình bày
- Khác nhau:Vấn đề gây hậu quả
II. Luyện tập
Bài tập 1
a. Viết thông báo
b. Viết báo cáo
c. Viết thông báo
Bài tập 2
1. Thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới.
2. Nội dung thông báo không phù hợp với tên thông báo ( Tên thông báo: thông báo kế hoạch, nhưng nội dung: sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch)
 Bài tập 3 - 4
- Thông báo: Thu giấy vụn
- Thông báo kế hoạch kỉ niệm sinh nhật Bác 19/5
D. Củng cố - Hướng dẫn
- Gv nhận xét ý thức học tập của hs
- Hoàn thiện văn bản thông báo vào vở
- Nắm chắc văn bản thông báo
____________________________________
Tiết 140 Ngày soạn:05/05/09
Tập làm văn:
 trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu.
	- Hs thông qua kết quả bài kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu của mình, từ đó định hướng cho quá trình ôn tập trong hè và phương hướng học tập cho lớp 9.
	- Rèn kĩ năng sửa sai và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
	- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong việc phê và tự phê.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án , thống kê lỗi
- HS: Xem lại đề bài kiểm tra
C. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức
 - KTBC: 
- Bài mới:
I. Đề bài 
- Xem lại tiết 135, 136
II. Chữa bài
- GV lần lượt nêu câu hỏi, yêu cầu hs trả lời
- GV nhận xét chốt lại kiến thức
- Đáp án xem tiết 135,136
III. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Đa số phần tiếng Việt các em làm đúng
- Phần văn các em đã chép được 1 đoạn thơ trong văn bản, nêu được nội dung,
 nghệ thuật 
- Có một số bài các em xác định rất rõ yêu cầu của đề bài nên viết bài rất dễ hiểu,
 khoa học, luận điểm thuyết phục ở phần tự luận.
- Môt số bài trình bày khoa học, chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.
- Đặc biệt ở ở một số bài các em đã biết kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các yếu
 tố tự sự, biểu cảm trong bài văn nên đã tạo ra sức thuyết phục cao cho bài viết. Đồng thời các em thể hiện được sự nắm chắc và khai thác sâu đoạn văn để chứng minh.
 - Bài làm tốt: Nhi, Tâm (8A), Thư, Lan (8C)
2. Nhược điểm.
- 1/3 số bài tự luận còn trình bày bẩn, dập xoá nhiều.
- Một số bài xác định chưa đúng thể loại nên diễn đạt không phù hợp, xác định
 yêu cầu nội dung chưa đúng nên bài viết còn lan man không rõ trọng tâm.
- 1/ 3 số bài chữ viết, diễn đạt, câu còn sai nhiều.
- Bài làm yếu: Tuân, Bắc (8A), Thành, Mạnh (8C)
IV. Rút kinh nghiệm
 - Hs dựa vào phần đáp án và nhận xét của giáo viên để tự rút ra hạn chế của đề
 bài và sữa chữa.
- Hs tự sửa hoặc sửa theo nhóm.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
- Gv nhận xét ý thức tham gia sửa chữa, rút kinh nghiệm của học sinh.
- Về nhà tự ôn tập lại toàn bộ chương trình ngữ văn 8 theo sgk tập 1, 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 ki II.doc