Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 99: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 99: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm

Tiết 99 – Tập làm văn:

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: - Vận dụng lí thuyết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

II. CÁC KĨ NĂNG SÔNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 99: Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A: Tiết (theo TKB):.... Ngày dạy:  Sĩ số: .. Vắng: 
	Tiết 99 – Tập làm văn: 
Ôn tập về luận điểm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: - Vận dụng lí thuyết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
II. Các kĩ năng sông cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Khái niệm luận điểm.
? Qua việc ôn lại sách Ngữ văn, 7 tập 2 cho biết:
? Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng nhất?
* GV: Có thể nói luận điểm là bộ xương, là linh hồn của văn bản nghị luận. Nếu không có hệ thống luận điểm, bài văn nghị luân sẽ bị vỡ vụn, thậm chí sẽ không còn là văn nghị luận nữa.
? Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (HCM – sách Ngữ văn 7, tập 2) có mấy luận điểm?
? Một bạn cho rằng văn bản “Chiếu dời đô” có hai luận điểm:
- Luận điểm 1: Lý do cần phải dời đô.
- Luận điểm 2: Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
? Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
? Vậy văn bản “Chiếu dời đô” có những luận điểm nào?
? Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông Tiên ở trong tòa ngọc”. Hãy giải thích sự lựa chọn của em?
- Suy nghĩ, lựa chọn.
- Nghe, hiểu.
- Hình dung, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, giải thích?
I. Khái niệm luận điểm.
1. Thế nào là luận điểm?
Câu trả lời đúng:
c. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong những bài văn nghị luận đã học.
- Có 4 luận điểm:
+ Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta (Luận điểm cơ sở, xuất phát).
+ Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đồng bào ta hiện nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
+ Bổn phận của chúng ta phải phát huy lòng yêu nước vào công việc kháng chiến (Luận điểm chính dùng làm kết luận).
- Cả hai ý trên đều chưa phải là luận điểm vì nó mới chỉ là những bộ phận, những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
- Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô (đây là luận điểm cơ sở, xuất phát).
- Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
- Thành Đại La thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
- Vua ban chiếu dời đô (Luận điểm chính – kết luận).
- Không phải luận điểm: “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” vì cả đoạn không giải thích, chứng minh hoặc làm rõ ý đó.
- Cũng không phải là luận điểm: “Nguyễn Trãi như một ông tiên trong tòa ngọc” vì tác giả đã bác bỏ ngay ý đó để đưa ra luận điểm của mình “Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên”.
=> Vậy luận điểm sẽ là: “Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc Việt Nam và thời đại lúc bấy giờ”.
* Hoạt động 2 – Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết
 trong văn bản nghị luận.
? Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Nếu trong bài văn, chủ tịch HCM chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không?
? Vậy chúng ra rút ra điều gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề trong bài văn nghị luận?
? Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích củ nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao?
? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, kết luận,
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn bản nghị luận.
- Chính là vấn đề yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nói rõ hơn là truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Không thể làm sáng tỏ được vấn đề này nếu trong bài văn tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. 
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề.
- Luận điểm phải trở thành hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ toàn diện.
- Mục đích của nhà vua không đạt được vì: Luận điểm trên chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La – vấn đề chủ chốt của bài chiếu. Bởi vì người đọc chưa hiểu được tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.
- Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề.
- Luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề được đưa ra.
* Hoạt động 3 – Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
? Để viết bài văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ra cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau?
? Từ sự tìm hiểu trên, chúng ta rút ra những kết luận gì nữa về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
- Suy nghĩ, lựa chọn.
- Suy nghĩ, phát biểu.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Xem xét hệ thống nào đạt được các yêu cầu sau:
- Hoàn toàn chính xác
- Thật sự liên kết với nhau.
- Phân biệt rành mạch các ý với nhau, đảm bảo cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo.
- Được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.
=> Để thỏa mãn các yêu cầu trên ta chọn hệ thống luận điểm (1).
* Luận điểm cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Hệ thống, mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo, không chèo bậc (trình tự hợp lý)
- Có luận điểm chính (cái đích của vấn đề, dùng để làm kết luận của bài); có luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng)
* Các luận điểm vừa phải đảm bảo:
- Phân biệt với nhau (không trùng lặp)
- Liên kết tương hỗ và phát triển hợp lý và chặt chẽ: luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau; luận điểm sau kế thừa và phát triển từ luận điểm trước. Tất cả đi đến luận điểm chủ chốt ở phần kết bài.
* Hoạt động 4 – Luyện tập.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 2 trong SGK.
- Làm theo hướng dẫn.
IV. Luyện tập.
* Bài tập 2 – SGK.
a. Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề “giáo dục là chìa khóa của tương lai” (hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Đây là vấn đề nghị luận, đồng thời cũng là luận điểm trung tâm. Vì thế không thể chọn các ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này làm luận điểm của bài văn.
b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự dưới đây:
Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau:
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống, trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
3. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò.
- Học Ghi nhớ, Hoàn thiện Bài tập.
- Chuẩn bị bài bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 99.doc