Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 78: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 78: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Tiết 78:

KHI CON TU HÚ

(Tố Hữu)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh.

- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ.

3. Thái độ:

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Giao tiếp: Trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.

3. Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 78: Khi con tu hú (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :.........................
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 78: 
Khi con tu hú
(Tố Hữu)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh.
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ.
3. Thái độ: 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Giao tiếp: Trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
3. Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Học theo nhóm: - Thảo luận, trao đổi, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Động não: - Suy nghĩ về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
+ Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc.
- Đọc theo hướng dẫn.
1. Đọc.
Chú ý thay đổi giọng đọc:
+ 6 câu đầu giọng vừa, náo nức, phấn chấn.
+ 4 câu sau giọng bực bội, nhấn mạnh các động từ, các từ ngữ cảm thán: Hè ôi!, làm sao, chết uất thôi!
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Tác giả.
? Dựa vào Chú thích (*), hãy trình bày vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu ?
- Trình bày những hiểu biết về tác giả.
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở trường Quốc học. Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế). Sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên.
- Sau cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền, đồng thời vẫn sáng tác thơ.
- ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 1996).
- Các tác phẩm chính:
Các tập thơ:
+ Từ ấy (1937 – 1946);
+ Việt Bắc (1946–1954);
+ Gió lộng (1955–1961);
+ Ra trận (1962–1971);
+ Máu và hoa
(1972–1977);
+ Một tiếng đờn
(1979-1992);
+ Trường ca
Theo chân Bác
b. Tác phẩm.
? Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào thời gian nào ?
- Theo dõi, trả lời.
- Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác tháng 7 năm 1939 trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả mới bị bắt giam ở đấy.
c. Giải thích từ khó.
- Yêu cầu HS giải thích một số từ khó.
- Giải thích từ khó.
- Tu hú: loài chim lông màu đen, lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu mùa hè.
- Nắng đào: nắng hồng.
- Bầy: đàn.
- Rây: chuyển, ngả (màu).
- Lúa chiêm: loại lúa cấy vào tháng 11 – 12, gặt vào tháng 4, tháng 5.
3. Bố cục.
? Bố cục bài thơ có thể chia như thế nào? Mỗi phần có nội dung gì?
- Suy nghĩ, trả lời.
Chia 2 đoạn:
- Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: tiếng chim tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng nhà thơ (tả cảnh).
- Đoạn 2: 4 câu cuối: tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng tự do cháy bỏng trong lòng người tù (tả tình: tâm trạng người chiến sĩ trong nhà tù).
4. Thể thơ.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Trả lời.
- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát (6 – 8) nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm hưởng, có nhiều khả năng chuyển tải cảm xúc trữ tình.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu chi tiết.
II. Đọc hiểu chi tiết.
1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.
? Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng đã được khơi gợi từ đâu?
? Khung cảnh mùa hè đã được hiện lên với những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về khung cảnh ấy.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Bắt đầu từ tiếng chim tu hú. Âm thanh của tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ khung cảnh mùa hè bên ngoài xà lim.
- Trong tưởng tượng dồi dào của tâm hồn thi nhân, bức tranh mùa hè thật trẻ trung, rộn rã, đầy sức sống.
? Đương chín và ngọt dần gợi ra điều gì ?
? Giọng thơ có gì đáng chú ý ?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Chữ “đương chín” và “ngọt dần” gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua, sự sống đang tiếp tục diễn ra, vận động, phát triển.
- Giọng thơ bồi hồi, tha thiết.
? ánh nắng được miêu tả như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh đôi con diều sáo lộn nhào từng không?
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Đầy sân nắng đào: nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng rực rỡ.
- Hình ảnh con diều “lộn nhào từng không” mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do.
? Qua đó, em có cảm nhận gì về bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người chiến sĩ?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do trong cảm nhận của người tù trẻ trung và yêu đời, say mê khao khát sống, khao khát tự do.
2. Tâm trạng người tù.
? Mở đầu khổ 2, nhân vật trữ tình đã cảm nhận mùa hè đến bằng gì?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Bằng sức mạnh của cả tâm hồn, bằng cả tấm lòng.
? Em có nhận xét gì về giọng thơ?
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Giọng thơ từ tha thiết, chuyển thành uất hận sục sôi.
? Trong người chiến sĩ trẻ có cảm xúc gì?
? Tâm trạng của chiến sĩ cách mạng lúc này ra sao?
? Hành động muốn đạp tan phòng thể hiện điều gì?
? Theo em, tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ có giống nhau không ? Vì sao ?
? Bài thơ kết thúc như thế nào ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt.
- Tâm trạng của nhà thơ lúc này là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt.
- Niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài.
- Tiếng con tu hú ở đầu bài thơ đã đánh thức dậy những âm sắc của mùa hè, báo hiệu mùa hè đã tới.
- Tiếng chim tu hú cuối bài thơ lại như giục giã, khuyến khích niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.
Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù.
- Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay.
* Hoạt động 3 – Tổng kết.
III. Tổng kết.
? Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. Về nghệ thuật:
- Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc.
- Hai đoạn thơ - hai cảnh, hai tâm trạng, khác nhau mà vẫn thống nhất trong sự phát triển logic.
- Giọng điệu thơ tự nhiên khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt, sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển.
? Bài thơ thể hiện điều gì?
- Theo dõi Ghi nhớ, trả lời.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ.
(SGK, tr.20).
* Hoạt động 4 - Luyện tập
IV. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Viết một đoạn văn tả cảnh hè về nơi em ở.
2. Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
3. Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài.
4. Dặn dò.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích được bài thơ.
- Soạn bài: Tức cảnh Pắc Bó.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 78.doc