Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 128: Tập làm văn: luyện tập văn bản tường trình

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 128: Tập làm văn: luyện tập văn bản tường trình

Tiết 128 – Tập làm văn:

LUYỆN TẬP VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình.

- Mục đích, yêu cầu cấu tạo một văn bản tường trình.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết rõ hơn về tình huống cần viết văn bản tường trình.

- Quan sát và nắm bắt trình tự sự việc để tường trình.

3. Thái độ: - Viết được văn bản tường trình thuần thục hơn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

 1. Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản tường trình.

 2. Ứng xử: Biết sử dụng văn bản tường trình phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

 3. Tư duy sáng tạo.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 128: Tập làm văn: luyện tập văn bản tường trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 128 – Tập làm văn:
Luyện tập Văn bản tường trình
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình.
- Mục đích, yêu cầu cấu tạo một văn bản tường trình.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết rõ hơn về tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Quan sát và nắm bắt trình tự sự việc để tường trình.
3. Thái độ: - Viết được văn bản tường trình thuần thục hơn.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
	1. Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản tường trình.
	2. ứng xử: Biết sử dụng văn bản tường trình phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
	3. Tư duy sáng tạo.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích tình huống cần trình bày văn bản tường trình trong cuộc sống.
+ Thực hành viết văn bản tường trình phù hợp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Học theo nhóm: Trao đổi, phân tích những đặc điểm, cách lập văn bản tường trình.
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
	1. Kiểm tra. (5’). ?Thế nào là văn bản tường trình? Cách làm văn bản tường trình như thế nào?
	2. Bài mới. (35’).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Ôn tập Lí thuyết (10’).
I. Ôn tập lí thuyết.
? Chúng ta viết văn bản tường trình nhằm mục đích gì?
- Hình dung kiến thức, trả lời.
1. Mục đích viết văn bản tường trình.
? Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Hình dung kiến thức, phát biểu.
2. So sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo.
Bảng so sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo
- Mục đích: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết: Tham gia hoặc chứng kiến sự việc; cá nhân, tập thể.
- Người nhận: Cấp trên (thầy cô giáo), cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến: Theo mẫu.
- Mục đích: Trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
- Người viết: Người tham gia, người phụ trách công việc; tổ chức, tập thể.
- Người nhận: Cấp trên (thầy cô giáo), cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến: Theo mẫu.
* Hoạt động 2 – Luyện tập (25’).
II. Luyện tập.
? Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dung văn bản ở các tình huống dưới đây?
? Nguyên nhân sai là do đâu?
- Theo dõi, tìm chỗ sai.
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. Bài tập 1.
- Cả ba văn văn bản đều không cần phải viết văn bản tường trình.
+ Tình huống a: Viết bản kiểm điểm nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
+ Tình huống b: Viết thông báo cho các bạn về kế hoạch tổ chức Đại hội Chi đội và phân công chuẩn bị.
+ Tình huống c: Viết văn bản báo cáo công tác của chi đội.
- Nguyên nhân sai: Chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trường hợp nào cần viết văn bản tường trình.
? Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình?
- Nhận xét, đánh giá.
- Suy nghĩ, nêu ra.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Bài tập 2.
* Ví dụ: 
- Tường trình với các chu công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân chứng kiến.
- Tường trình với cô giáo bộ môn Ngữ văn vì sao em không thể hoàn thành bài văn tả mẹ.
- Tường trình với cô giáo chủ nhiệm về buổi nghỉ học đột xuất ngày hôm qua.
3. Bài tập 3.
? Từ các tình huống trên, hãy viết một văn bản tường trình cụ thể?
- Nhận xét, đánh giá.
- Viết văn bản tường trình.
- Trình bày.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Viết một văn bản tường trình cụ thể từ các tình huống trên.
	3. Củng cố. (3’).
	- Có phải tình huống nào chúng ta cũng có thể viết văn bản tường trình không?
	4. Dặn dò. (2’).
	- Hoàn thiện Bài tập.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 128.doc