Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 127: Tập làm văn: Văn bản tường trình

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 127: Tập làm văn: Văn bản tường trình

Tiết 127 – Tập làm văn:

VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình.

- Mục đích, yêu câu và quy cách làm một văn bản tường trình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.

- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.

3. Thái độ: - Vận dụng bài học để viết được một văn bản tường trình đúng quy cách trong cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

 1. Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản tường trình.

 2. Ứng xử: Biết sử dụng văn bản tường trình phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

 3. Tư duy sáng tạo.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phân tích tình huống cần trình bày văn bản tường trình trong cuộc sống.

+ Thực hành viết văn bản tường trình phù hợp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

+ Học theo nhóm: Trao đổi, phân tích những đặc điểm, cách lập văn bản tường trình

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 127: Tập làm văn: Văn bản tường trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 127 – Tập làm văn:
Văn bản tường trình
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình.
- Mục đích, yêu câu và quy cách làm một văn bản tường trình.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
3. Thái độ: - Vận dụng bài học để viết được một văn bản tường trình đúng quy cách trong cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
	1. Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản tường trình.
	2. ứng xử: Biết sử dụng văn bản tường trình phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
	3. Tư duy sáng tạo.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích tình huống cần trình bày văn bản tường trình trong cuộc sống.
+ Thực hành viết văn bản tường trình phù hợp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Học theo nhóm: Trao đổi, phân tích những đặc điểm, cách lập văn bản tường trình
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
	1. Kiểm tra: (5’) - Sự chuẩn bị của HS.
	2. Bài mới. (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Khái niệm Văn bản tường trình (3’).
- Hướng dẫn HS hình thành khái niệm văn bản trường trình.
- Nắm nội dung khái niệm.
I. Khái niệm văn bản tường trình.
Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
* Hoạt động 2 – Đặc điểm của văn bản tường trình (8’).
Ii. Đặc điểm của văn bản tường trình.
- Yêu cầu đọc và tìm hiểu các văn bản tường trình trong SGK. 
- Đọc và tìm hiểu.
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét.
? Người viết các văn bản tường trình trên là ai? Người viết ở đây có vai trò như thế nào?
? Người nhận các văn bản tường trình trên là ai? 
? Vì sao trong các trường hợp trên lại phải viết văn bản tường trình? 
? Nội dung tường trình là gì?
? Thể thức trình bày có gì đáng chú ý?
? Người viết văn bản tường trình cần có thái độ như thế nào?
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Người viết tường trình đều là học sinh THCS. Cả hai em học sinh đều liên quan đến vụ việc: Người gây ra vụ việc (văn bản 1), người là nạn nhân của vụ việc (văn bản 2).
- Người nhận là giáo viên bộ môn Ngữ văn (văn bản 1), là Hiệu trưởng Nhà trường (văn bản 2).
=> Những người có thẩm quyền và trách nhiệm biết và giải quyết.
- Phải viết văn bản tường trình vì người có thẩm quyền và trách nhiệm chưa hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất sự việc nên chưa thể có kết luận và cách thức giải quyết: Vì sao học sinh Dũng nộp bài chậm? Vì sao đã gửi xe ở nhà xe của nhà trường (có người trông giữ) mà vẫn mất?
- Thể thức trình bày theo đúng quy cách của loại văn bản này.
- Thái độ tường trình cần trung thực, khách quan, khiêm tốn thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh đúng mực.
- Cho HS đọc Ghi nhớ.
- Đọc Ghi nhớ 1.
3. Kết luận.
* Ghi nhớ 1. SGK.
* Hoạt động 3 – Cách làm văn bản tường trình (12’).
III. Cách làm văn bản tường trình.
- Hướng dãn đọc và tìm huống đã cho trong SGK.
? Tình huống nào cần phải viết văn bản tường trình? Trường hợp nào không cần phải viết? Tình huống nào viết cũng được, không viết cũng được?
- Đọc và tìm hiểu các tình huống.
- Thảo luận, phát biểu.
1. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình.
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề. Từ đó, có kết luận và hình thức kỉ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống d không cần viết văn bản tường trình nếu tài sản bị mất cắp không đáng kể; ngược lại, cần viết rõ để cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
=> Không phải bất kì sự việc nào xảy ra cũng phải viết văn bản tường trình. Cần xác định nào cần viết, viết cho ai, nhằm mục đích gì?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm văn bản tường trình.
? Mở đầu văn bản tường trình như thế nào?
? Nội dung tường trình cần trình bày những gì?
? Kết thúc văn bản tường trình cần như thế nào?
- Tìm hiểu cách làm văn bản tường trình.
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
2. Cách làm văn bản tường trình.
- Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:
a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).
- Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải, dưới tiêu ngữ).
- Tên văn bản (ghi chính giữa).
- Người (cơ quan) nhận bản tường trình.
b. Nội dung tường trình: Người viết trình bày thời gian, địa điểm, diến biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
c. Thể thức kết thúc văn bản tường trình: Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên của người tường trình
3. Lưu ý: (SGK, tr. 136).
* Hoạt động 4 – Luyên tập (12’).
IV. Luyện tập.
- Đưa ra tình huống, yêu cầu HS xác định tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Theo dõi tình huống.
- Xác định tình huống cần viết văn bản tường trình.
1. Bài tập 1. Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản tường trình?
a. Sáng hôm qua, tổ 3 không trực nhật.
b. Nhà em bị mất con gà trống mới mua.
c. Bạn Na viết, vẽ linh tinh vào sách mượn thư viên nhà trường.
- Yêu cầu HS viết văn bản tường trình với các các tình huống ở Bài tập 1.
2. Bài tập 2. Hãy viết (đúng quy cách) văn bản tường trình với các tình huống ở trên.
	3. Củng cố. (3’).
	- Cách làm văn bản tường trình như thế nào?
	4. Dặn dò. (2’).
	- Học bài.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 127.doc