Giáo án Ngữ Văn 8 kì II - Lê Ngọc Dũng

Giáo án Ngữ Văn 8 kì II - Lê Ngọc Dũng

Tiết 74: NHỚ RỪNG ( THẾ LỮ)

A- Mục tiêu cần đạt:

1-Kiến thức: HS hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình : -Con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú.

Thái độ: Sự cảm thông với sự tù túng, mất tự do của con người.

2- Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

3- Tích hợp: Phần văn học: Bài "Ông đồ" , phần tiếng Việt "Câu nghi vấn"tích hợp thực tế cuộc sống xã hội Việt Nam những năm 1930 thế kỷ XX.

B- Chuẩn bị: - GV: Giáo án, chân dung Thế Lữ, tư liệu về Thế Lữ.

 -HS: Soạn bài.

 

doc 85 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 kì II - Lê Ngọc Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Soạn tiếp bài .
Tiết 74: Nhớ rừng ( Thế Lữ)
A- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: HS hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình : -Con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú.
Thái độ: Sự cảm thông với sự tù túng, mất tự do của con người.
2- Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
3- Tích hợp: Phần văn học: Bài "Ông đồ" , phần tiếng Việt "Câu nghi vấn"tích hợp thực tế cuộc sống xã hội Việt Nam những năm 1930 thế kỷ XX.
B- Chuẩn bị: - GV: Giáo án, chân dung Thế Lữ, tư liệu về Thế Lữ.
 -HS: Soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định: 1'.
2. Kiểm tra: 5/ 
H: Hãy đọc thuộc lòng khổ thơ 1 và phân tích tâm trạng con hổ khi bị nhục nhằn, tù hãm.
3. Bài mới; GTB: Giờ trước cô và các em đã cùng tìm hiểu về tâm trạng của vị chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm....... Giờ này chúng ta lại tìm hiểu tiếp về nỗi nhớ tiếc quá khứ niềm khát khao mơ ước của vị chúa tể ấy.
 -HĐ của thày, trò
H: Sự đan xen như thế thể hiện điều gì?
H: Câu thơ cuối của khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của con hổ?
H: Đang say sưa với quá khứ hào hùng, quay trở về với hiện tại, con hổ ntn?
H: Tại sao con hổ lại "uất hận, lại ghét" đến thế?
H: Tâm trạng con hổ lúc này ntn?
H: Điều đó chứng tỏ con hổ khao khát điều gì?
H: Câu thơ nào thể hiện lời nhắn nhủ của con hổ?
H: Và nó đã nhắn nhủ điều gì?
H: Đọc đoạn cuối bài thơ, cho biết giấc mộng ngàn của con hổ hướng về 1kg như thế nào?
H: Các câu thơ cảm thân mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?
(Bộc lộ cảm xúc trực tiếp)
H: Từ đó em thấy giấc mộng ngàn của con hổ là giấc mộng như thế nào?
H: Giấc mộng ấy phản ánh khát vọng nào của con hổ hay cũng chính là khát vọng của con người?
HĐ: tổng kết
H: Bài thơ thành công bởi những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
H: Tâm sự nổi bật trong bài thơ là gì?
+ Đó cũng chính llà nội dung phần ghi nhớ sgk.......
HĐ5: luyện tập 
H: Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Em hiểu sao về lời nhận xét này? "phi thường" ở đây là gì?
 ND chính
II. Đọc - hiểu văn bản.
3/ Thái độ của con hổ đối với cuộc sống hiện tại (khổ thơ 4)
=> Con hổ mang tâm trạng bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường, giả dối. Nó chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, khao khát được sống tự do chân thật.
4) Khao khát giấc mộng ngàn (K5)
- Không gian: Oai linh, hùng vĩ, thênh thang, nhưng đó là một không gian trong mộng.
- Giấc mộng ngàn mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực. Đó là một bi kịch.
=> Đoạn thơ thể hiện niềm khao khát được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
III. Tổng kết: 5'
1) NT: - Cảm xúc lãng mạn tràn đầy.
 - Mượn lời con hổ để thể hiện chủ đề bài thơ => NT nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng.
2) ND: - Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường giả dối .
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập: 3'
- Sức mạnh của cảm xúc.
- Trong thơ lãng mạn, yếu tố quan trọng hàng đầu là cảm xúc mãnh liệt.
- Cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy.
4/ Củng cố - HDVN: 2'
- GV khái quát nội dung chính của 4 khổ thơ .
- Học thuộc lòng toàn bộ bài thơ và qua đó tập phân tích tâm trạng con hổ qua từng giai đoạn.
=====================================================================
Tiết 75: Câu nghi vấn
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được cách cấu tạo câu nghi vấn và phân biệt được câu nghi vấn với các câu khác.
- Rèn luyện HS kỹ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn.
- Tích hợp với phần văn qua 2 VB "Nhớ rừng" và "Ông đồ" phần TLV qua bài "Viết đoạn văn trong văn bản tthuyết minh". Các phần kiến thức đã học ở Tiểu học.
B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án - bảng phụ.
 - HS: Xem trước bài.
C. Tiến trình bài dạy:
1/ ổn đinh: 1'
2/ Kiểm tra: 5'. 
H: Câu xét về cấu tạo có thể chia thành những kiểu câu nào? Cho ví dụ?
(Gợi ý: Xét về cấu tạo có thể chia thành: Câu đơn. Câu dùng cụm C-V để mở rộng thành phần: Câu ghép)
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
HĐ:tìm hiểu nd bài học 
- HS đọc VD trên bảng phụ.
H: Tìm trong đoạn văn trên những câu văn kết thúc bằng dấu chấm hỏi?
H: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy gọi tên những câu đó?
H: Ngoài đ2 dấu câu, em có nhận xét gì về từ ngữ sử dụng trong những câu văn trên?
GV: Những câu văn mang những đ2 trên gọi là câu nghi vấn? Vậy thế nào là câu nghi vấn?
HS đọc lại những câu nghi vấn xét trong mối quan hệ với những câu khác của đoạn văn.
H; Trong đoạn văn trên, câu nghi vấn có tác dụng gì?
(Thảo luận nhóm)
HĐ3:luyện tập
- HS đọc, nêu y/c BT1 
H: Để làm BT1, cần căn cứ vào kiến thức nào? (Đ2 hình thức của câu nghi vấn)
- Chia nhóm: Mỗi nhóm làm 1VD. Nhóm trình bày kết quả trên bây - Nhóm NX nhau
GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
HS đọc - nêu y/c BT2
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả bài làm, nhận xét bài của nhóm bạn.
GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc - nêu y/c BT3
- Thi phát hiện nhanh giữa các h/s (hoạt động độc lập)
- HS đọc và nêu y/c BT4.
- GV HD h/s chú ý đến các cặp từ nghi vấn.
Những cặp từ này diễn tả điều gì thì nội dung của câu thể hiện ý nghĩa đó.
- Chia 4 nhóm
N1.3: Làm VD a.
N2,4: Làm VD b.
- Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn.
- GVNX, sửa chữa, bổ sung.
- HS đọc - nêu y/c BT5 
- GVHD h/s: Để làm được bài tập này, cần chú ý đến từ để hỏi, vị trí của từ nghi vấn => quy định ý nghĩa của câu.
- Chia nhóm thảo luận.
- HS nêu y/c BT6
- GV hướng dẫn h/s chú ý đến ý nghĩa của câu để xác đinh câu dùng đúng hay sai.
- HS hđ độc lập
- Y/c đoạn văn dùng câu đúng NP đúng 
ý nghĩa: 
tg
Nd chính
I. Bài học: 15'
1/ Đặc điểm của câu nghi vấn:
a) Ví dụ: SGK T11.
b) Nhận xét:
- Những câu kết thúc = dấu câu chấm hỏi:
+ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao mà u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
=> Câu nghi vấn.
Trong các câu văn trên có các từ nghi vấn: không, làm sao, hay.
c) Kết luận:
Ghi nhớ 1(SGK T11)
2/ Chức năng chính của câu nghi vấn: 
- Câu nghi vấn có tác dụng dùng để hỏi.
II. Luyện tập: 22'
1/ Bài 1:
Xác định câu nghi vấn trong các ví dụ.
a) Chị khất tiền sưu đến mai phải không? 
=> Đặc điểm điểm hình thức: Từ nghi vấn (không), dấu (?)
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
=> Đặc điểm: Từ nghi vấn (sao), dấu (?).
c) Văn là gì?, chương là gì?
=>Đặc điểm: Từ nghi vấn (gì), dấu (?).
d) Chú mày có muốn cùng tớ đùa vui không?
Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
=> Đ2: Từ nghi vấn (không, gì, thế, hả), dấu?
2/ Bài 2: Xét các câu sau:
a) Căn cứ vào sự có mặt của từ "hay" (nối các vế có qh lựa chọn), dấu (?).
b) Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
3/ Bài 3: Có thể đặt dấu (?) cuối câu được không? Vì sao?
- Không đặt dấu (?) được vì cả 4 câu không phải câu nghi vấn.
- Các từ: Sao, không... dễ lẫn với câu nghi vấn nhưng chức năng không dùng để hỏi.
4/ Bài 4: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của các câu nghi vấn.
a) Anh có khỏe không?
- Hình thức: Câu nghi vấn sử dụng cặp từ "có ...không"
- ý nghĩa: Hỏi thăm sức khỏe vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khỏe của người được hỏi ntn?
b) Anh đã khỏe chưa?
- Hình thức: Câu nghi vấn với cặp từ "đã... chưa"
ý nghĩa: Hỏi thăm sức khỏe vào thời điểm hiện tại nhưng người hỏi đã biết rõ tình trạng sức khỏe của người được hỏi khi trước lúc đó (ốm)
5/ Bài 5: Sự khác nhau về hình thức, ý nghĩa của những câu văn sau:
a) Bao giờ anh đi HN?
Bao giờ: đứng ở đầu câu: hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động "đi"
b) Anh đi HN bao giờ?
Bao giờ: đứng ở cuối câu: Hỏi về thời gian đã diễn ra hành động "đi".
6/ Bài 6: Các câu nghi vấn sau đây dùng đúng hay sai, vì sao?
a) Dùng đúng vì người hỏi đã tiếp xúc 
với sự vật, hỏi để biết trọng lượng chính xác của sự vật đó.
b) Dùng sai vì người hỏi chưa biết giá cước của chiếc xe thì không thể thắc mắc đắt hay rẻ được.
7/ Bài 7: Viết đoạn văn (nd tự chọn) có sử dụng câu nghi vấn.
4. Củng cố - HDVN: 2' 
- Đặc điểm hình thức và c/n chính của câu NV!
- Học bài, dựa vào nội dung bài học để làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn (tiếp)
=====================================================================
Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết 1 đoạn văn thuyết minh ngắn.
- Rèn HS kỹ năng xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Tích hợp: Phần văn: ở 2 văn bản: "Nhớ rừng" và "Ông đồ", phần tiếng việt "Câu nghi vấn", phần TLV : Văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ.
 - HS: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn đinh: 1'.
2/ Kiểm tra: 5'
H: Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo thường gặp của đoạn văn?
(Gợi ý: Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn, diễn đạt 1 ý trọn vẹn, nhiều đoạn văn k/h với nhau làm thành bài văn. Đoạn văn thường gồm 2 câu trở lên, sắp xếp theo một trình tự nhất định)
H: Thế nào là chủ đề? Câu chủ đề trong đoạn văn là gì?Cho ví dụ minh hoạ?
(Gợi ý: Chủ đề là ý chính, ý chủ chốt, khái quát nhất của đoạn văn, 1 đoạn văn chỉ có một chủ đề)
Câu chủ đề: Là câu nêu nd chính của đoạn. Câu chủ đề thường ngắn gọn đầy đủ ý. Tùy loại đoạn văn mà câu chủ đề được đặt ở những vị trí khác nhau.
3/ Bài mới: 37'
HĐ của thày trò
HĐ2: tìm hiểu nd bài học 
- HS đọc VD trong SGK trên bảng phụ.
H: Đoạn văn trên (a) gồm mấy câu? (Gồm 5 câu)
H: Từ nào được nhắc lại trong các câu đó ? (từ nước).
H: Việc nhắc lại từ "nước" như vậy để làm gì? (Từ quan trọng nhất để thể hiện chủ đề).
H: Vậy, chủ đề của đoạn văn này là gì? 
Thể hiện ở câu văn nào?
H: Căn cứ vào nd của đoạn văn cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
H: Vai trò của từng câu trong đoạn ntn trong việc thể hiện và phát triển chủ đề?
- GV hướng dẫn hs làm việc tương tự dưới đoạn văn b.
- HS quan sát các VD trên bảng phụ.
H: Đoạn văn a. thuyết minh đối tượng nào? (Chiếc bút bi)
H: Đoạn văn cần đạt được những y/c nào? Cách sắp xếp của đoạn ntn?
(Nêu chủ đề: Cấu tạo, công dụng, cách sử dụng bút bi)
H: Vậy đoạn văn trên mắc những lỗi nào? Cách sửa chữa ra sao?
- GV hướng dẫn làm đoạn b tương tự.
H: Vậy qua tìm hiểu VD, hãy cho biết để viết 1 đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
HĐ3: luyện tập
- HS đọc, nêu y/c BT1.
GV hướng dẫn h/s xác địn ...  C. Huy Cận. D. Tế Hanh.
2/ Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Thuyết minh. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Nghị luận.
3/ Các từ: xanh, trắng, vàng thuộc trường từ vựng nào?
Tìm thêm 4-6 từ khác cùng trường từ vựng ấy?
4/ Trong đoạn văn trên, có mấy câu văn được đặt trong dấu ngoặc đơn? Tác dụng?
A. 1 câu, để chú thích. C. 2 câu: câu 1 để bổ sung chi tiết, câu 2 để giải thích cụ thể. 
 B. 2 câu, để giải thích. D. 1 câu, 1 cụm từ để giải thích, bổ sung.
5/ Trong đoạn văn có mấy câu cảm và gợi cảm xúc gì? Hãy chép lại những câu cảm đó?
A. 1 câu, chỉ cảm xúc vui thích. B. 2 câu, chỉ cảm xúc hài lòng.
C. 3 câu, chỉ cảm xúc ngạc nhiên, chấp nhận và sung sướng. D. 1 câu, chỉ cảm xúc ngạc nhiên.
6/ Câu "Hầu như đột ngột" thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn. B. Câu phủ định. C. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến.
8/ Trong 2 câu ca dao: "Lá xanh lá xanh"
Tác giả dân gian đã lựa chọn trật tự từ ntn và để làm gì?
A. Miêu tả vị trí của sự vật để làm rõ sự vật.
B. Miêu tả từng bộ phận của sự vật để nhận xét về sự vật
C. Miêu tả p/c của sự vật thấy vẻ đẹp của sự vật.
D. Miêu tả từng bộ phận của đối tượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong để người đọc ngạc nhiên vì sự thật rõ ràng mà ít ai để ý và chuẩn bị câu kết k/q p/c đặc biệt của đối tượng.
II. Tự luận: (6điểm) Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ:
" Khi trời trong
  thâu góp gió" ("Quê hương" - Tế Hanh)
B. Đáp án - biểu điểm.
I. Trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,5 điểm
1) C 2) D 3) Trường màu sắc : đen, đỏ. 4) D.
5) D (Tưởng có gì mới! ) 6) B. 7) B. 8) D.
II. Tự luận: 1/ Mở bài (1điểm):
Giới thiệu ngắn gọn bài thơ, đoạn thơ, tác giả nhận xét chung về vẻ đẹp của đoạn thơ.
2/ Thân bài (4 điểm)
a) Tình yêu quê hương làng biển trong sáng, nồng nhiệt giúp tác giả hình dung trong trí nhớ cảnh làng chài trong buổi ban mai đi đánh cá như là bức tranh cụ thể trước mắt (1,5)
b) Phân tích vẻ đẹp của các hình ảnh: chiếc thuyền như con tuấn mã đè sóng biển ra khơi, đặc biệt là hình ảnh cánh buồm - mảnh hồn làng đã thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật thành công của nhà thơ 
c) Cảm nhận riêng của người viết (1điểm).
3/ Củng cố: Thu bài: 5' - GV thu bài, nhận xét ý thức trong giờ kiểm tra.
4/ HDVN: Chuẩn bị nội dung chương trình địa phương (Phần tiếng việt).
===================================================================== 
Tiết: 137: Văn bản thông báo.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách.
- Rèn hs kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản đã biết khác, biết viết văn bản thông báo đơn giản đúng quy cách. 
- Tích hợp: Các tình huống trong thực tế, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị GV: Giáo án, máy chiếu.
 HS: Sưu tầm một số thông báo.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra; 5' - Thế nào là văn bản tường trình? - Nêu cách làm văn bản tường trình?
3/ Bài mới : 37'
Hoạt động của thày trò
HĐ1:- HS đọc 2 văn bản thông báo 1 - 2 
SGK (tr 140-141) trên máy chiếu.
H: Ai là người viết các thông báo trên? (Cơ quan, đoàn thể, người tổ chức).
H: Thông báo gửi đến cho những ai? (Người dưới quyền, thành viên đoàn thể, những người quan tâm)
H: Những văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?
H: Nhận xét về thể thức trình bày 2 văn bản trên. => GV bổ sung.
- HS ghi nhớ 1 (SGK tr 143)
- HS đọc 3 tình huống a, b, c. trong SGK.
H: Cho biết trong 3 tình huống đó tình huống nào cần viết văn bản thông báo? vì sao? (Thảo luận nhóm)
H: Quan sát 2 văn bản thông báo trên, những mục cần có trong văn bản thông báo?
H: Vậy văn bản thông báo có thể chia làm mấy phần?
H: Nội dung của từng phần là gì?
H: Trong 3 phần đó phần nào là quan trọng nhất? vì sao?
H: Có thể đảo vị trí của các phần đó được không? vì sao?
- Một học sinh đọc phần lưu ý (SGK).
H: Tại sao có phần lưu ý để làm gì?
- HS thực hiện phần luyện tập.
Tg
Nội dung chính
I- Bài học: 20'.
1- Đặc điểm của văn bản thông báo:
a. Ví dụ: SGK (tr 140-1410
- Người viết 2 văn bản trên là người tổ chức, đại diện các tổ chức các cơ quan, đoàn thể.
- Người nhận 2văn bản trên là người dưới quyền, thành viên của các cơ quan đoàn thể.
- Mục đích: Truyền đạt thông tin đến những người có liên quan.
- 2 VD trên được trình bày theo mẫu quy định.
c) Kết luận: Ghi nhớ 1 (SGK - t 143)
2- Cách làm văn bản thống báo:
a) Tình huống cần làm văn bản thông báo:
- a: VB tường trình. -b: VB thông báo.
- c: VB thông báo.
b) Cách làm văn bản thông báo:
+ Phần I: Mở đầu
- Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian làm thông báo.
- Tên văn bản.
+ Phần II: Nội dung thông báo.
- Trình bày rõ ràng, cụ thể.
+ Phần III: Kết thúc: - Nơi nhận.
- Ký tên, ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo.
c) Kết luận: (Lưu ý) * Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập: 17'
- Kể tên những tình huống phải viết thông báo, chọn 1 tình huống viết văn bản.
4/ Củng cố; 2'
5/ HDVN : Làm văn bản thông báo.
==================================================================== 
 Tiết 138: Chương trình địa phương.(phần tiếng việt)
A. Giúp hs ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Rèn luyện cho hs kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng "vai" và đúng màu sắc địa phương.
- Tích hợp các văn bản văn học đã học, tích hợp dọc với các bài tiếng việt về hành động nói va hội thoại.
B. Chuẩn bị GV: Giáo án, bảng phụ.
 HS: Ôn tập, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: 5' kết hợp trong giờ học.
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
- GV hướng dẫn hs ôn tập về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô.
H: Tìm hiểu khái niệm xưng hô? (xưng là gì? hô là gì?
H: Những loại từ ngữ nào có thểdùng làm từ ngữ xưng hô? cho ví dụ về các từ ngữ xưng hô thường gặp?
H: Trong xưng hô, giao tiếp có thể có những quan hệ nào?
GV: Lưu ý trong giải thích phải luôn chú ý đến các "vai" xh trong giao tiếp.
- HS đọc đoạn văn;
H: Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích?
H: Từ ngữ xưng hô nào không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương? Tại sao?
- GV xác định tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương BG và mở rộng ở các địa phương khác.
H: Cho biết từ ngữ xưng hô địa phương có thể dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào?
Tg
Nội dung chính
1/ Ôn tập về từ ngữ xưng hô:
a) Xưng hô: - Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi người đối thoại.
b) Dùng từ ngữ xưng hô:
- Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, nó , ta, mình
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và 1 số danh từ chỉ nghề nghiệp chức tước: ông, bà, anh, chị, chủ tịch, nhà giáo
c) Quan hệ xưng hô:
- Quan hệ quốc tê: Giao tiếp đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan Nhà nước, trường học
- Quan hệ xh: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội
2/ Bài tập: a) Bài 1: Xác định từ xưng hô đph:
- "U": dùng để gọi mẹ.
- Từ xưng hô "mợ" không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương vì nó thuộc lớp từ biệt ngữ xã hội.
b) Tìm từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác. - U, bầm, bủ (mẹ), thầy (cha) => BG. - Mi (mày), choa (tôi) => Nghệ tĩnh.
- Eng (anh), ả (chị) => Huế.
-Tau (tao), mầy (mày) => NTB.
- Tui (tôi), ba (cha), ổng (ông ấy) => NB.
c) Từ ngữ xưng hô địa phương được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương
- Dùng trong tác phẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia (nghi thức trang trọng)
=> GV hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu mục 4 SGK.
- Trong TV có 1 số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
4/ Củng cố: 2' Nhận xét cách dùng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt.
5/ HDVN: Ôn tập chuẩn bị bài thi HKII.
===================================================================== 
Tiết 139: Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho hs.
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
- Tích hợp vớ các kiểu văn bản điều hành đã học: tường trình, báo cáo, đề nghị.
B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, bảng hệ thống, so sánh 4 loại văn bản điều hành.
 HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3/ Bài mới: 37'
Hoạt động của thày trò
H: Những tình huống nào cần làm văn bản thông báo?
H: Khi xác định làm văn bản thống báo cần chú ý những vấn đề gì?
H: Hãy so sánh văn bản tường trình với văn bản thông báo?
HĐ2- HS đọc - nêu yêu cầu BT1
GV hướng dẫn hs trong 3 tình huống trong SGK. Hãy lựa chọn các văn bản phù hợp với từng tình huống đó.
H: Cho biết chủ thể tạo lập văn bản đó là ai?
H: Đối tượng mà văn bản đó hướng tới là ai?
H: Nội dung chính của văn bản là gì?
- Chia nhóm thảo luận.
- HS đọc, nêu yêu cầu BT2
Chia nhóm thảo luận, tìm chỗ sai của văn bản, sửa những chỗ sai đó.
- HS đọc, nêu yêu cầu BT3
- GV yêu cầu mỗi hs tự tìm cho mình ít nhất 3 tình huống.
- GV yêu cầu 1-3 hs trình bày.
- HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc , nêu yêu cầu BT4
- Yêu cầu mỗi hs tự chọn 1 tình huống tạo lập VB thông báo cho phù hợp chính xác.
TG
Nội dung chính
I. Ôn tập lý thuyết:
1/ Tình huống làm văn bản thông báo:
- Chủ thể thông báo.
- Đối tượng thông báo.
- Nguyên nhân điều kiện làm thông báo.
- Nội dung thông báo.
- Hình thức, bố cục của thông báo.
2/ So sánh văn bản tường trình – VBthông báo
II. Luyện tập:
1/ Bài 1: Lựa chọn văn bản thích hợp:
a) Văn bản thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung k/h tính chất lễ kỷ niệm SNBH.
b) Văn bản báo cáo. c) Văn bản thông báo
2/ Bài 2: Phát hiện lỗi sai trong VB thông báo:
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
- ND thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: TG kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách kiểm tra.
3/ Bài 3: Tìm thêm những tình huống cần viết văn bản thông báo:
- Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học.
- Thông báo về tình hình học tập và rèn luyện của hs cá biệt trong tuần.
- Thông báo về kế hoạch tham quan thực tế.
4/ Bài 4: Chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nêu trên để viết văn bản thông báo.
4/ Củng cố: 2'
Củng có cách làm văn bản thông báo .
5/HDVN: Ôn tập cách làm văn bản thông báo, tường trình.
===================================================================== 
Tiết 140: Trả bài kiểm tra tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 KII.doc