Tiết 73: Nhớ rừng
( Thế Lữ)
A. Mục tiêu cần đạt
Học xong văn bản này, h/s :
1.Kiến thức: -Biết đọc-hiểu một tp lãng mạn tiêu biểu trong phong trào thơ Mới.
-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức chán ghét thực tại, vươn tới cs tự do.
-Hình tượng NT độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài.
2.Kĩ năng: -Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
- Bồi dưỡng kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và cảm thụ thơ lãng mạn.
- Phân tíchđược những chi tiết NT tiêu biểu trong tp.
3.Thái độ:
-Giáo dục lòng yêu nước, thiết tha với độc lâp, tự do của đất nước.
* Trọng tâm: Cảnh con hổ trong vườn bách thú
B. Chuẩn bị:
G: Giáo án, chân dung nhà thơ Thế Lữ.
- ảnh con hổ
H: Trả lời các câu hỏi SGK.
C . Tiến trình
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn: 29.12.10 Tuần 19 Ngày giảng: Thứ 2, ngày2.1.11 Tiết 73: Nhớ rừng ( Thế Lữ) A. Mục tiêu cần đạt Học xong văn bản này, h/s : 1.Kiến thức: -Biết đọc-hiểu một tp lãng mạn tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. -Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức chán ghét thực tại, vươn tới cs tự do. -Hình tượng NT độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài. 2.Kĩ năng: -Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. - Bồi dưỡng kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và cảm thụ thơ lãng mạn. - Phân tíchđược những chi tiết NT tiêu biểu trong tp. 3.Thái độ : -Giáo dục lòng yêu nước, thiết tha với độc lâp, tự do của đất nước. * Trọng tâm: Cảnh con hổ trong vườn bách thú B. Chuẩn bị: G: Giáo án, chân dung nhà thơ Thế Lữ. - ảnh con hổ H: Trả lời các câu hỏi SGK. C . Tiến trình 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới. Giới thiệu bài: ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca”( Hoài Thanh ). Đó là một phong trào thơ có tình chất lãng mạn tiểu tư sản ( 1932-1945 ) gắn liền với những tên tuổi như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ có công đầu tiên đem lại chiến thắng cho Thơ mới lúc mới ra quân. “Nhớ rừng”là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ . Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. ? GV nêu yêu cầu đọc: Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, u uất. Đoạn: 2,3 và 5 giọng vừa hào hứng, vừa nuối tiếc, mạnh mẽ và hùng tráng. G đọc mẫu. Gọi /s đọc tiếp. ? Yêu cầu h/s hỏi - đáp chú thích: 1, 2, 6, 9, 11, 12, 15, 16 ? ? Gọi h/s nhắc lại những nét tiêu biểu về nhà thơ? -Hs đọc chú thích Tờn thật: Nguyễn Đỡnh Lễ, sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ Sinh năm: 1907. Mất năm: 1989.Nơi sinh: Hà Nội. Bỳt danh: Lờ Ta, Thế Lữ Thể loại: thơ, truyện ngắn, kịch, văn học dịch Cỏc tỏc phẩm: Mấy vần thơ (1935) Vàng và mỏu (1934); Nhà vật của thời đại ; Bờn đường thiờn lụi (1936) Lờ Phong phúng viờn (1937); Mai Hương và Lờ Phong (1937); Đũn hẹn (1939) ? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ G: “Thơ mới”lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học”lên án “thơ cũ”( chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới”không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có túnh chất lãng mạn tiểu tư sản bột phátnăm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC.Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. ? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn? - ý 1: Khối căm hờn và niềm uất hận : Đoạn 1 – 4 - ý 2 Nỗi nhớ thời oanh liệt : Đoạn 2 -3 - ý 3 Khao khát giấc mộng ngàn : Đoạn 5 ? Hãy chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn thơ Đường Luật? Không hạn định số lượng câu, chữ. - Nhịp thay đổi theo mạch cảm xúc: 5/3, 3/5, 3-3-2, 3-2-3. - Vần: vần liền ( hai câu liền nhau vần với nhau ), vần chân ( tiếng cuối câu), vần B-T hoán vị đều đặn. - Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng. Hoạt động2(20’) Đọc đoạn thơ diễn tả khối căm hờn trong cũi sắt(Đ1.) và cho biết. Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Tìm những động từ, tính từ nói lên tâm trạng ấy? HS: Gậm ,nằm dài - Thử thay gậm =ngậm, khối =nỗi và s2 ý nghĩa b.cảm của chúng ? (Gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Đây là động từ diễn tả h.đ bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. ? Hổ cảm nhận được những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? Nỗi khổ khi bị tù túng, bị giam trong cũi sắt. - Nỗi nhục khi bị biến thành trò chơi cho thiên hạ. Bất bình vì bị ở cùng với bọn thấp kém H. Trong đó nỗi khổ nào biến thành khối căm hờn ? - Trả lời. + Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, vì hổ là chúa sơn lâm khiến loài người kiếp sợ. H. Em hiểu ( Khối căm hờn ) như thế nào? - Trả lời : cảm xúc căm hờn kết động trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách giải thoát. GV nói thêm về nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. . Em hãy đọc đoạn thơ diễn tả “ Niềm uất hận ngàn thâu “ (Đ4) và cho biết: H. Cảnh vườn bách thú được diễn tả như thế nào ? H. Cảnh tượng này có tính chất như thế nào ? - Trả lời : “ Hoa chăm cỏ, xén, lối phẳng, cây trồng – giải nước đen giả suối, chẳngmô gò thấp kém. ” Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ đơn điệu, nhàm tẻ, “không đời nào thay đổi”, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên rất tầm thường “giả dối” chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, bí hiểm ?Nhận xét NT được sử dụng? I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a.Tác giả: Thế Lữ ( 1907-1989 ) Nơi sinh: Hà Nội Bút danh: Lê Ta, Thế Lữ Thể loại: thơ, truyện ngắn, kịch, văn học dịch -Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. -Được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT. 2000 b Tác phẩm: - Là bài thơ tiêu biểu và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. - Thể thơ tám chữ II. Đọc-hiểu văn bản. 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú. -> Sử dụng động từ, danh từ – miêu tả tâm trạng căm hờn, uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm. “Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,” -> Buông xuôi, bất lực. “ Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,” -> Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ, lỡ bước. Xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh, tự hào. Từ ngữ giàu h/ả. Với giọng giễu nhại, lối liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập rồi lại kéo dài ra như giọng chán chường khinh miệt thể hiện rõ thái độ ngao ngán của chúa sơn lâm. => Đây c chính là nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của người dân mất nc. 4/Củng cố: -Gọi hs đọc diễn cảm bài thơ ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài “ Nhớ rừng ”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? -Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ. ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy. 5. Hướng dẫn VN. * Học bài * Soạn tiếp bài Ngày soạn: 29.12.10 Tuần 19 Ngày giảng: Thứ 3, ngày3.1.11 Tiết 74: Nhớ rừng (Tiếp) ( Thế Lữ) A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Tiếp tục cho HS: Biết đọc-hiểu một tp lãng mạn tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. -Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức chán ghét thực tại, vươn tới cs tự do. -Hình tượng NT độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài. 2.Kĩ năng: -Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. - Bồi dưỡng kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và cảm thụ thơ lãng mạn. - Phân tíchđược những chi tiết NT tiêu biểu trong tp. 3.Thái độ : -Giáo dục lòng yêu nước, thiết tha với độc lâp, tự do của đất nước. * Trọng tâm: Nỗi nhớ thời oanh liệt B. Chuẩn bị: C . Tiến trình 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới. Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1(10’) Em hãy đọc đoạn thơ thứ hai. H. Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? Em hãy chỉ ra các từ ngữ phong phú điễn tả cái lớn lao, phi thường ấy? - Trả lời : “ bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi ” H. Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ này ? - Trả lời : dùng điệp từ (với) và các động từ mạnh (gào hét) - gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn. H. Hình ảnh “ Chúa tể của muôn loài” hiện lên như thế nào giữa không gian ấy? Ta bước chân lên mọi vật đều im hơi ”. H. Có gì đặc sắc trong những từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ trên ? - Nhịp thơ ngắn thay đổi. H. Từ đó vị chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào ? - Trả lời : oai phong, ngang tàng. . Em hãy đọc đoạn thơ tả cảnh rừng, nơi hổ đã sống thời oanh liệt, cho biết : H. Cảnh rừng ở đây là cảnh ở các thời điểm nào? Cảnh sắc mỗi thời điểm có gì nổi bật ? - Đọc đoạn văn bản. “Những đêm vàng những ngày mưa chuyển bình minh cây xanh nắng gọinhững chiều lênh láng máu” Đoạn 3 của bài thơ được ví như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Em hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy? Môi trường hoang sơ,hùng vĩ ,tự do khoáng đạt . Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào ? + Ta say mồi + Ta lặng ngắm giang sơn + Tiếng chim ca giấc ngủ + Ta đợi chết mảnh mặt trời (Khi rừng thiêng tấu lên “Khúc trường ca dữ dội” thì con hổ cũng “bước chân lên dõng dạc đường hoàng” và nó: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng/ Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.) Trong đoạn thơ này, điệp từ “ đâu” kết hợp với câu thơ cảm thán “Than ôi! thờinay còn đâu” Có ý nghĩa gì? . Đến đây, ta sẽ thấy hai cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi con hổ từng ngự trị ngay xưa. . Đại từ “ ta ” lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì ? - Trả lời : + Khí phách ngang tàng làm chủ + Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. - Trả lời :Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp tình cảm Cảnh tượng hiện lên trong hồi ức của con hổ chỉ là dĩ vãng huy hoàng. Một loạt điệp từ nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Làm nổi bật sự tơng phản, đối lập gay gắt, hai thế giới, nhà thơ thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng chung của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Hãy đọc đoạn cuối bài thơ và cho biết. H. Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào ? Trả lời : oai linh, hùng vĩ, thênh thang, nhưng đó là một không gian trong mộng. Các câu thơ cảm thán mở đầu và kết đoạn có ý nghĩa gì ? - Trả lời : bộc lộ trực tiếp nỗi tiếp nhớ cuộc sống chân thật tự do HĐ3(10’ HĐ3( 5’) ? Qua đó giúp em cảm nhận được nội dung gì? 2. Nỗi nhớ thờ ... ó may giải thích như thế nào? Trước lời giải thích của bác, ông Giuốc -Đanh nói gì? Thấy Giuốc - Đanh có vẻ ưng thuận, bác phó may nói gì? Thực tế chiếc áo đã may hoa ngược có thể may hoa xuôi lại được không? Theo em vì sao bác phó may nói như vậy? - Không thể may lại được, bác phó may nói như vậy vì đã nắm được thóp của Giuốc - Đanh, người quý phái đều mặc như thế. Ông Giuốc - Đanh còn nói gì với phó may nữa? Ông còn phát hiện ra điều gì? Thái độ bác phó may ra sao? Em nhận xét gì về lí luận ấy của bác phó may? - Đuối lí, yếu ớt. Để lảng chuyện bác phó may làm gì? - Mời mặc lễ phục. Thái độ của ông Giuốc - Đanh như thế nào? - Nhất trí ngay vì ông ta đang thích học đòi làm sang. Em nhận xét gì về các nhân vật trên? Đọc tiếp phần còn lại. Thợ phụ đã gọi Giuốc - Đanh như thế nào? Khi được gọi là ông lớn,thái độ của Giuốc - Đanh như thế nào? - Ông ta tưởng rằng cứ mặc đồ sang trọng thì nghiễm nhiên trở thành người sang trọng, quý phái. Được gọi là “cụ lớn”, ông Giuốc -Đanh làm gì? Được gọi là “đức ông” thái độ Giuốc - Đanh ra sao? - Hết sức sung sướng, hả hê. Theo em tại sao tay th phụ lại thay đổi cách xưng hô như vậy? Nhận xét gì về hai nhân vật trên? Thảo luận bàn 4 phút. - Vì nắm được tính thích học đòi làm sang nên anh ta cứ dấn bước thêm để moi tiền. Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào? Em nhận xét gì về tài năng của tác giả? - Là nhà hài kịch tài ba lỗi lạc -> xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tài tình. Hoạt động 3: Tổng kết rút ra ghi nhớ. Học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. Hoạt động 2(5’) I, Đọc – và tìm hiểu chú thích. II, Tìm hiểu văn bản. 1, Diễn biến hành động kịch. 2, Ông Giuốc - Đanh với bác phó may. Ông Giuốc - Đanh . - Bít tất chật. - Giầy chật làm đau chân. - May hoa ngược. - ồ thế thì bộ áo này may được đấy. - - Tôi đã bảo không mà, bác may thế này được rồi. - Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không? - Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước. -> Ông Giuốc - Đanh dốt nát, thích học đòi làm sang nên bị lợi dụng. Phó may. - Nó giãn ra sẽ rộng quá ấy chứ. - Đâu có, đôi giày không làm ngài đau chân, ngài cứ tưởng tượng như thế. - Ngài có bảo may xuôi đâu. - Người quý phái đều mặc như thế cả. - Nếu ngài muốn xuôi thì tôi sẽ may hoa xuôi lại mà thôi, xin ngài cứ bảo -> chuyển từ thế bị động sang chủ động. - Chững chạc tuốt. - Hàng đẹp nên gạn một áo để mặc -> đuối lí, yếu ớt rồi lảng sang chuyện khác. -> Bác phó may khéo chống chế, nắm được thói thích học đòi làm sang của ông Giuốc - Đanh nên lợi dụng được ông ta. 3, Ông giuốc - Đanh với bác thợ phụ. Ông Giuốc - Đanh. - Anh gọi ta là gì? - Ông lớn ư? -> Thưởng tiền cho thợ phụ. - Cụ lớn, ồ, ồ, cụ lớn. - Cái tiếng cụ lớn đáng thưởng lắm. -> thưởng tiền. - Lại đức ông nữa, Hà ! Hà! Hà! -> thưởng tiền. * Giuốc - Đanh là kẻ lố lăng, thích học đòi, thích đựơc trọng vọng. Thợ phụ. - Bẩm ông lớn. - Bẩm cụ lớn. - Bẩm đức ông. * Thợ phụ là người ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền. 4, Nhân vật hài bất hủ. - Khán giả cười ông Giuốc - Đanh ngu dốt vì học đòi làm sang mà bị lợi dụng. - Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc hoa ngược mới sang trọng, khi they ông cứ moi tiền mãi để mua cái danh hão. - Cười khi thấy ông bị lột quần áo để mặc lễ phục lố lăng mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây. III, Tổng kết. Ghi nhớ SGK IV, Luyện tập. Đọc diễn cảm theo vai văn bản trên. 4, Củng cố: Em suy nghĩ gì về ông Giuốc - Đanh? 5, Hướng dẫn học ở nhà: Đọc kĩ lại, học ghi nhớ, nắm nội dung phân tích. Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu, trả lời câu hỏi SGK, xem trước các bài tập. Ngày soạn: 4.3.2011 Ngày giảng: T6.9.3.11 Tiết 116: Lựa chọn trật tự từ trong câu. A, Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diến đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học chủ yếu là những tác phẩm đã học, viết được đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn trật tự từ hợp lí khi nói và viết. 3. Thái độ. GD ý thức lựa chọn trật tự từ trong câu khi nói hoặc viết. B, Chuẩn bị: - Giáo viên: giáo án, SGK. - Học sinh: soạn bài, SGK. C. Các kĩ năng được sử dụng trong bài. Ra quyết định; Giao tiếp D, Các bước lên lớp: 1, ổn định tổ chức: (1’) 2, Kiểm tra: (2’) Em hiểu thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu tác dụng của lựa chọn trật tự từ? 3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Hoạt động 1:. Giờ trước chúng ta đã thấy vai trò, tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. Để củng cố kiến thức đó, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập? Học sinh làm bài. Gọi 2 em nêu kết quả. Học sinh nhận xét. Giáo viên sửa chữa. Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm bài. Học sinh nhận xét. Giáo viên sửa chữa, bổ sung. Đọc bài tập 3, nêu yêu cầu bài tập. Thảo luận theo nhóm 4, thời gian 4 phút. Báo cáo. Nhận xét. Giáo viên kết luận. Đọc bài tập 6, nêu yêu cầu bài tập. Học sinh viết bài rồi đọc. Nhận xét. 1, Bài tập 1 (122). Trật tự các từ và cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động và trạng thái như thế nào. a. Các hoạt động được liệt kê theo thứ tự trước sau, việc này nối tiếp việc kia: Trong công tác vận động quần chúng, trước tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi mới tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng và kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hiện vào công cuộc yêu nước, công cuộc kháng chiến. b. Các hoạt động được liệt kê xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn, còn bán vàng hương là việc phụ, việc làm thêm trong những phiên chợ chính. 2, Bài 2: vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở giữa câu. a. ở tù. b. Vốn từ vựng ấy. c. Còn một trâu và một thong gạo. d. Trong mười năm ấy. Trong sự thắng lợi ấy. -> Các cụm từ này được lặp lại ở ngay đầu câu để liên kết câu ấy với các câu trước cho chặt chẽ hơn. 3, Bài tập 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm. Việc đảo trật tự từ trông thường của các từ trên nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ỏ các từ đứng đầu câu. 4, Bài 4: Cả hai câu a và b phụ ngữ của động từ “thấy” đều là cụm C-V. - Trong câu a, cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hành động nhân vật. - Câu b, cụm C-V làm phụ ngữ có vị ngữ đảo lên trước đồng thời từ “trịnh trọng” lại đặt trước động từ nhằm nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của nhân vật. -> Ta chọn b điền vào chỗ trống. 5, Bài tập 6: Viết đoạn văn ngắn : a, Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ. b. Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực sự. 4, Củng cố: Vai trò, tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. 5, Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài 5. Chuẩn bị: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự vào miêu tả vào bài văn tự sự. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Ngày soạn: 4.3.2011 Ngày giảng: T6.9.3.11 Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. A, Mục tiêu cần đạt: 1 Kiến thức: Học sinh củng cố chắc chắn hơn những kiến thức hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết trước. 2. Kĩ năng Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự s và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi qen thuộc. 3. Thái độ. Có ý thức tự giác học tập, luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vao bài TLV B. Những kĩ năng. Động não. Ra quyết định C. Chuẩn bị: - Giáo viên: giáo án, SGK. - Học sinh: soạn bài, SGK. D, Các bước lên lớp: 1, ổn định tổ chức 2, Kiểm tra: Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ? 3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động1: Chúng ta đều bết các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò hết sức quan trọng trong văn nghị luận. Để củng cố kiến thức về vấn đề này, chúng ta cùng học bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Đọc đề bài. Đề bài đó có thể cụ thể hoá như thế nào? Xác định thể loại, nội dung của đề bài? Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau? (SGK- 125(. Thảo luận bàn 3 phút. Đại diện báo cáo. Giáo viên kết luận. Có thể sắp xếp các luận điểm như thế nào cho hợp lí? Em sẽ bổ sung thêm luận điểm nào? Học sinh đọc 2 đoạn văn SGK. Nhận xét gì về việc đưa yếu tố tự s và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận trên? - Đoạn a: yếu tố, hình ảnh miêu tả một bạn suốtt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để chơi trò điện tử là không phù hợp với luận điểm. Em rút ra kết luận gì? Em thấy có nên đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? - Nên đưa vào vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm. Luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. Học sinh viết đoạn văn vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả . Đọc và chỉ rõ các yếu tố tự sự, miêu tả? HS vàGV nhận xét, bổ sung. I Đề bài : Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và gia đình. Em hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc đó cho đúng đắn hơn. * Xác định đề: - Thể loại: nghị luận. - Nội dung: thuyết phục các bạn cách ăn mặc cho đứng đắn. II, Xác dịnh luận điểm: Nên đưa vào bài các luận điểm: a.Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh, giản dị như trước nữa. b. Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại. c. Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại. III, Sắp xếp các luận điểm. Có thể sắp xếp như sau: a. Gần đây cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. b. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành “văn minh”, “ sành điệu”. c. Việc ăn mặc cần hợp với thời đại. d. Việc chạy theo mốt, ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém tiền của cho cha mẹ. e. Các bạn cần sửa đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn. IV. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả. Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận phải làm cho việc lập luận rõ ràng cụ thể, sinh động hơn. V, viết đoạn văn tự sự có yếu tố tự sự và miêu tả. 4, Củng cố: Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì? 5, Hướng dẫn học ở nhà: Ôn lý thuyết, xem các bài tập. Tìm đọc các văn mbản nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần tập làm văn, trả lời câu hỏi SGK.
Tài liệu đính kèm: