Tuần 21. Bài 20. Tiết 81: Đọc - Hiểu văn bản
TỨC CẢNH PẮC BÓ
( Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó.
- Qua đó thấy được vẻ đẹp, tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sỹ say mê cách mạng, vừa như một "khách lâm tuyền" ung dung sống hoà nhập với thiên nhiên.
- Hiểu được nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn giảng.
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
A. Ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú"? Phân tích bức tranh mùa hè?
?: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng
Đáp án:
- Đọc thuộc lòng chính xác
- Bức tranh mùa hè khoáng đạt càng đầy sức sống: màu sắc, âm thanh, hương vị.
- Tâm trạng của người tù cách mạng: ngột ngạt, đau đớn, uất ức khao khát tự do.
+ Học sinh trả lời:
+ Học sinh nhận xét, bổ sung
Giáo viên khái quát cho điểm.
Ngày soạn ; Ngày dạy : Tuần 21. Bài 20. Tiết 81: Đọc - Hiểu văn bản Tức cảnh Pắc Bó ( Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. - Qua đó thấy được vẻ đẹp, tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sỹ say mê cách mạng, vừa như một "khách lâm tuyền" ung dung sống hoà nhập với thiên nhiên. - Hiểu được nghệ thuật độc đáo của bài thơ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên soạn giảng. - Học sinh đọc, trả lời câu hỏi. III. Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức (1') B. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú"? Phân tích bức tranh mùa hè? ?: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng Đáp án: - Đọc thuộc lòng chính xác - Bức tranh mùa hè khoáng đạt càng đầy sức sống: màu sắc, âm thanh, hương vị. - Tâm trạng của người tù cách mạng: ngột ngạt, đau đớn, uất ức đ khao khát tự do... + Học sinh trả lời: + Học sinh nhận xét, bổ sung Giáo viên khái quát đ cho điểm. c. Bài mới: ?: ở chương trình lớp 7 các học sinh đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ đó là bài thơ nào và thể loại của 2 bài thơ đó như thế nào? GV: Đó là những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Còn hôm nay, chúng ta lại rất sung sướng được gặp lại Người ở suối Lê-nin, hay Pác Bó vào mùa xuân 1941 qua bài thơ tứ tuyệt đường luật "Tức cảnh Pác Bó". Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Dựa vào phần chú thích và sự chuẩn bị ở nhà hãy nêu những nét khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. I. Giới thiệu 1. Tác giả GV: Sau 30 năm bôn ba khắp 5 châu bốn bể hoạt động cứu nước, 2/1941 Nguyễn ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn gian khổ. Mặc dù vậy Bác vẫn rất vui. Người làm việc say sưa, miệt mài. Thi thoảng lúc nghỉ ngơi Người lại làm thơ. Bên cạnh nhiều bài thơ, bài ca tuyên truyền, kêu gọi đồng bào là một số bài thơ tức cảnh tâm tình rất đặc sắc. "Tức cảnh Pác Bó" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Người. 2. Văn bản Hình ảnh Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên. Bởi vậy nên sống rất thiếu thốn, khổ cực nhưng Bác Hồ vẫn cảm thấy rất vui thích thoải mái. Người hoà nhịp với đời sống nơi suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc... Bác Hồ như một tiên ông, một ẩn sỹ, một khách lâm tuyền thực thụ. GV hướng dẫn: Đọc chú ý cách ngắt nhịp 4/3, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái. II. Đọc, chú thích, bố cục G.V đọc đ gọi học sinh đọc (2 hs) Phần chú thích chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tìm hiểu bài. ? Đọc bài thơ em có cảm nhận gì về tinh thần chung của bài thơ. - Bài thơ có giọng đùa vui hóm hỉnh, toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái, sảng khoái và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản để thấy được tâm trạng của nhà thơ trữ tình. ? Đọc và cho biết câu thơ đầu nói về việc gì? - Việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác. III. Tìm hiểu văn bản Câu 1 ? Bác đã giới thiệu hình ảnh nào? - Nơi ở: hang - Chỗ làm việc: Bờ suối - Thời gian làm việc: sáng ra, tối vào. ? Em có nhận xét gì giọng điệu, cách ngắt nhịp câu thơ? Tác dụng? - Giọng điệu thoải mái, nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế đối nhau đ nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác đều đặn. G.V: Mùa xuân 1941, Bác đã bí mật trở về Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bác sống ở trong hang Pác Bó. Đây là một cuộc sống vất vả, gian khổ và phải giữ bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ, nề nếp. Đặc biệt là tâm trạng thoải mái ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng, với hang, với suối. ? Đọc câu 2 và cho biết câu 2 Bác nói tới việc gì? - Việc ăn uống ? Việc ăn uống của Bác như thế nào? - Cháo bẹ, rau măng ? Em hiểu cháo bẹ, rau măng là những món ăn như thế nào? - Cháo bẹ: Cháo ngô ăn thay gạo (TH nói TNĐP) - Rau măng: Canh măng ăn thay rau xanh. ? Em có nhận xét gì về bữa ăn của Bác. - Rất đơn sơ, đạm bạc, kham khổ. G.V: Cháo bẹ, rau măng là những món ăn dân dã giản dị của đồng bào miền núi, đồng thời đó cũng là những món ăn mà Bác vẫn dùng thường ngày. ? Em hiểu như thế nào là "vẫn sắn sàng" (1): Cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn (dư thừa) (2): Tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận cuộc sống kham khổ, thiếu thốn. G.V: (2): Các em hiểu như thế không sai ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung giọng điệu của bài thơ (đùa vui thoải mái) cũng tức là không phù hợp với cảm xúc của tác giả. ? Vậy mạch cảm xúc trong câu thơ thứ 2 như thế nào? Câu 2 (Thích hợp với cuộc sống của Bác ở chiến khu Việt Bắc). - Mạch cảm xúc thoải mái thêm nét đùa vui. Thực phẩm lúc nào cũng đầy đủ, dư thừa. đ Cách sống giản dị thanh cao. ? Qua đó em có nhẫn xét gì về cách sống của Bác Hồ. G.V: Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ 2 nói về việc ăn, câu thứ 3 nói tới việc gì? - Nói về làm việc của Bác. Vậy câu thơ thứ 3 đã chuyển mạch bài thơ? Hãy chỉ ra sự chuyển mạch đó. - Chuyện đời sống, chỗ ở, thức ăn hàng ngày đ Công việc chuyển không khí T.N: suối, hang, sáng, tối đ Không khí hoạt động xã hội. " Chuyển như vậy chúng có thống nhất với 2 câu thơ đầu không? - Vẫn thống nhất, gắn bó cả 3 câu đều nói đếu cảnh sống và làm việc của Bác ở Pác Bó. ? Bác làm việc như thế nào? - Phương tiện: Bàn đá chông chênh Câu 3 - Công việc: Dịch sử Đảng - Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ trong thơ. - Bàn đá chônh chênh là phương tiện làm việc không ổn định, không vững vàng. - Từ láy giàu giá trị tạo hình. G.V: Và trên chiếc bàn đơn xơ ấy, Bác đang làm việc, một công việc hết sức trọng đại: dịch cuốn lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt làm tài liệu học tập tuyên truyền cách mạng cho cán bộ chiến sỹ. ? Em có nhận xét gì về cấu trúc "Dịch sử Đảng" ? Qua đó thể hiện tính cách gì của tác giả? -Thanh trắc đ Nghị lực, ý chí quyết tâm trong công việc. G.V: Ngoài việc miêu tả thực "Bàn đá chông chênh- chỗ làm việc không vững trãi. Bác còn hàm ý muốn nói đến con đường cách mạng, sự nghiệp cách mạng còn đang chông chênh, chưa ổn định và vì thế Bác mới phải hoạt động bí mật... ? Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc và tính chất công việc của Bác đĐiểu kiện làm việc đơn xơ, tính chất công việc lại hết sức quan trọng. G.V: Công việc Bác làm liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, đây mới là cuộc sống thực của Người. đCâu thơ thứ 3 như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng. ? Cuộc đời cách mạng của Bác đã diễn ra như thế nào trong hang Pác Bó. - Sinh hoạt làm việc đều đặn trong hang, bên suối. Câu 4 - Trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ. - Nhưng vẫn có nhiều niềm tin của một "cuộc đời cách mạng thật là sang" G.V: Người cách mạng ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy "cuộc đời cách mạng thật là sang". ? Em hiểu "Sang" nghĩa là như thế nào" - Sang: Sang trọng, giàu có, cao quý... ? Vậy cái sang của cuộc đời cách mạng như thế nào? - Ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn nguy hiểm vô cùng nhưng Người vẫn luôn cảm thấy thích thú, giàu có, sang trọng G.V: Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải là thứ lâm tuyền giống như của người...........mà trước hết đó là niềm vui của người chiến sỹ yêu nước vĩ đại, vui vì Người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, sắp thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì, tất cả đều trở thành sang trọng, dư thừa, vì đó là cuộc đời cách mạng. ? Em có nhận xét gì về khẩu khí của câu thơ. - Khẩu khí đùa vui, khoa trương đcuộc đời cách mạng gian khổ khó khăn đều trở thành sang trọng. G.V: Niềm vui, cái sang của cuộc đời cách mạng ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác Hồ. ? Qua đó em thấy Bác là người như thế nào? - Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, luôn lạc quan, yêu đời và niềm vui lớn của đời Bác là làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên. ? Khái quát những nét nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ IV. Ghi nhớ Học sinh đọc ghi nhớ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập IV. Luyện tập - Nhớ lại kiến thức lớp 7, bài thơ "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi đ So sánh * Bài tập 3 Vừa giống nhau, vừa khác nhau. + Người xưa: Tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội... Đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng có phần tiêu cực + Hồ Chí Minh: Sống hoà nhập với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sỹ. Học sinh thảo luận đtrình bàyđNhận xét. D. Củng cố: Giáo viên khái quát E. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích, trình bày cảm nhận. - Soạn "Vọng Nguyệt" F. Rút kinh nghiệm Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21. Bài 20. Tiết 82 Câu cầu khiến I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giảng, bảng phụ - Học sinh xem trước bài học III. Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức: (1') B. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu nghi vấn? Chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ. Học sinh trả lời: Chính xác khái niệm Cho ví dụ đúng: Cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... Giáo viên: Nhận xét cho điểm. C. Bài mới: G.V: Hành động ra lệnh, yêu cầu, đề nghị là hoạt động thường xuyên và quan trọng đến mức mà dường như không có ngôn ngữ nào trên thế giới thiếu kiểu câu này. Đó là câu cầu khiến.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc, học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi. I. Đặc điểm hình thức và chức năng Câu hỏi: 1. Ví dụ ? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến. - Thôi đừng lo lắng - Cứ về đi - Đi thôi con 2. Nhận xét ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến. - Câu cầu khiến: Từ cầu khiến ? Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì? - Dùng để khuyên bảo, động viên, yêu cầu, nhắc nhở. ? Đọc những câu tiếp theo ? Cách đọc câu "Mở cửa" ở trong 2 ví dụ trên có khác nhau không? - Khác nhau về ngữ điệu . Ví dụ (b): Qua cách đọc ngữ điệu có ỹ nghĩa yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Ví dụ (a): Qua cách đọc với ngữ điệu mang ỹ nghĩa thông tin sự kiện. ? Vậy ví dụ (b) và (a) dùng để làm gì? (b): Ra lệnh đ Câu cầu khiến b. Qua cách đọc xét về mặt ngữ điệu cầu khiến. (a): Trả lời câu hỏi đ Câu trần thuật. Dùng để ra lệnh, đề nghị G.V: Như vậy câu thứ 2 khi đọc thì phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn. Đó là sự khác về mặt ngữ điệu giữa hai câu. ? Cầu khiến ngoài những câu có những từ câu cầu khiến thì còn những câu có dấu hiệu gì để nhận biết. ? Em có nhận xét gì về cách viết câu cầu khiến. -Kết thúc câu cầu khiến bằng dấu chấm, dấu chấm than. ... ng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có." Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa câu trả lời đúng. 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Hịch Tướng Sĩ. C. Nước Đại Việt Ta. B. Thuế Máu. D. Chiếu Dời Đô. 2. Tác giả đoạn trích trên là ai? A. Trần Quốc Tuấn. C. Nguyễn ái Quốc. B. Nguyễn Trãi. D. Lý Công Uẩn. 3. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự (Cáo). C. Biểu cảm (Chiếu). B. Miêu Tả (Hịch) D. Nghị luận ( Tấu). 4. Đoạn trích trên chủ yếu tác gỉa sử dụng kiểu câu nào? A. Câu nghi vấn. C. Câu cảm thán. B. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến. 5. Mục đích nói của các câu trên là gì? A. Trình bầy. C. Khuyên. B. Hỏi. D. Bộc lộ cảm xúc. 6. Nội dung chính của đoạn trích này là gì? A. Nguyên lý nhân nghĩa. B. ý thức dân tộc sâu sắc, đầy tự hào về đất nước Việt Nam độc lập. C. Lòng yêu nước nồng nàn. D. Khẳng định niềm tin chiến thắng. II. Tự luận. 1. Qua 2 bài thơ " Tức Cảnh Pác Bó" và " Ngắm Trăng" em thấy Bác là người hiện lên như thế nào? 2. Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh. biểu điểm và đáp án I. Trắc nghiệm.( 3đ ) 1. C ; 2. B ; 3. D ; 4. B ; 5.A ; 6. B II. Tự luận. ( 7đ ) Câu 1: (2đ) MB: Giới thiệu Bác là một nghệ sĩ, chiến sĩ. TB: Bác là một nghệ sĩ. + Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên. + Yêu thiên nhiên yêu trăng đến mê say. Bác là một chiến sĩ. + Ngắm trăng trong tù ung dung lạc quan. + Cuộc sống cực khổ, thiếu thốn mà vẫn thấy sang. KB: Khẳng định con người của Bác. Câu 2: (5đ) MB: Nêu lợi ích của việc tham quan TB: ( Nêu các lợi ích cụ thể ) 1. Về vật chất khoẻ mạnh 2. Tình cảm: + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình. + Có thêm tình yêu đối với quê hương đất nước. 3. Về kiến thức. - Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn nhiều điều được học trong trường lớp nhiều điều mắt thấy tai nghe. - Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. KB: Khẳng định tác dụng của việc tham quan. D. Củng cố: E. Dặn dò: F. RKN: Ngày soạn: Ngày dậy: Tuần 35 - Bài 33;34 - Tiết 137 chương trình địa phương phần tiếng việt I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảch giao tiếp có tính chất giao tiếp. II. Chuẩn bị. - GV soạn giảng. - HS ôn tập. III. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra.( Trong giờ ) C. Bài mới. hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung ? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1? ? Em hiểu thế nào là xưng hô? ? Để xưng hô người Việt Nam ta thường dùng những gì? ? Cách xưng hô chịu nhiều nhân tố, theo em nhân tố nào quan trọng nhất? ? Nhắc lại vai xã hội là gì? Mối quan hệ chủ yếu? - GV: Một nhân tố quan trọng khác chi phối cách xưng hô là hoàn cảnh giao tiếp. ? Quay lại bài tập 1 đối tượng xưng hô trong đoạn trích trên? (a) : U (b) : Mợ (mẹ) ? Trong đoạn trích trên những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không phải lớp từ địa phương? ? Thế nào là từ biệt ngữ xã hội ? ? XĐ yêu cầu bài tập 2? ? Tìm những từ xưng hô ở địa phương? - Đại từ trỏ người - DT chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô. GV: ở mỗi địa phương có những từ xưng hô khác trong ngôn ngữ toàn dân và cách xưng hô có sự khác nhau rất đa dạng và tinh tế. - Xưng hô với Thầy, Cô giáo ( em, con ) - Chị của mẹ mình ( Cháu/ Bá, Dì ) - Ông Nội: ( Cháu/ Ông, Nội ) GV: Lưu ý: Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạp vi giao tiếp rất hẹp. ? XĐ bài tập 4? ? Hãy đối chiếu và rút ra nhận xét? GV: Tuy nhiên ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc Tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như: + Đại từ nhân xưng. + Từ chỉ chức vụ. + Nghề nghiệp. + Tên riêng. GV: Gợi ý - Xưng người nói tự gọi mình - Người nói gọi người đối thoại tức người nghe. - Đại từ (Trỏ người) - Danh Từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước. - Mối quan tâm về vai giữa người nói và người nghe. - Trên - Dưới; Ngang hàng; Dưới - Trên. - HS nhắc lại kiến thức đã học, HS nhận xét, bổ xung. - HS làm bài tập. - HS xác định, làm bài tập. - HS cho ví dụ, nhận xét. - Làm hoàn chỉnh bài tập. 1. Bài tập 1. - U, Mợ không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, cũng không thuộc lớp từ xưng hô địa phương. - Đó là biệt ngữ xã hội. 2. Bài tập 2+3. a. Tìm từ xưng hô ở địa phương. b. Cách xưng hô. C. Từ xưng hô của địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp hẹp ( Giữa những người trong gia đình hay người trong cùng địa phưong) 3. Bài tập 4 - Hầu như phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. D. Củng cố: KTCB. E. Dặn dò: Làm bài tập, ôn tập. F. RKN: Ngày soạn: Ngày dậy: Tuần 35 - Bài 33;34 - Tiết 138 luyện tập làm văn bản thông báo I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức về những văn bản đã học, mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông bao. - Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. II. Chuẩn bị. - GV soạn giảng. - HS ôn tập. III. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra.( Trong giờ ) C. Bài mới. hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung ? Kiểm tra 3 HS ở 3 câu hỏi? ? Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai? ? Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo? - Nội dung thông báo thường là gì? - Văn bản thông báo có những nội dung gì? ? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những đặc điểm nào giống nhau, những đặc điểm nào khác? - GV nhận xét chung. ? Đọc và xác định bài tập 1? GV hướng dẫn. - Đọc kỹ nội dung cần viết loại văn bản nào cho phù hợp. - Lựa chọn. GV nhận xét chung. ? HS đọc thầm văn bản thông báo? ? XĐ mục đích và yêu cầu của bài tập? GV: Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi. + Thông báo đã có đầy đủ các mục cần thiết chưa? + Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa? + Lời văn thông báo có gì sai sót? - GV chốt. Vậy văn bản này phải viết lại mới đạt yêu cầu. Muốn thế phải trả lời cho rõ thông báo việc gì? VD: Sắp tới trường tổ chức kiểm tra vệ sinh từ ngàyngàythánglập ban kiểm tra, đề nghị kiểm tra, lập kế hoạch cụ thể. GV yêu cầu học sinh bổ sung các mục còn thiếu vào văn bản thông báo theo đúng quy định. ? XĐ yêu cầu bài tập 3? ? Nhắc lại các tình huống cần viết thông báo đã tìm ở tiết trước? - GV yêu cầu từng cá nhân viết thông báo. - HS trả lời. - HS lần lượt trả lời. - HS thảo luận theo nhóm.(3 nhóm) - HS trả lời, bổ xung. - HS thảo luận bàn. - Đại diện trả lời. I. Ôn tập lý thuyết. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. a. Thông báo. b. Báo cáo. c. Thông báo. 2. Bài tập 2. - Phát hiện và chữa lại các lỗi. + Thông báo: Thiếu số công văn thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới. + Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo. 3. Bài tập 3. D. Củng cố: KTCB E. Dặn dò: Làm bài tập. F. RKN: Ngày soạn: Ngày dậy: Tuần 35 - Bài 33;34 - Tiết 139 ôn tập phần tập làm văn I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong năm. - Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận. II. Chuẩn bị. - GV soạn giảng. - HS ôn tập. III. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra.( Trong giờ ) C. Bài mới. hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung ? Em hiểu như thế nào về tính thống nhất của một văn bản? ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện rõ nhất ở những mặt nào? ? Chủ đề của văn bản là gì? ? Cho các chủ đề, hãy viết thành đoạn văn? GV: Hướng dẫn những câu văn kế tiếp phải xoay quanh ý chủ chốt sự ham thích đọc sách của em. - Cách viết: NL kiểu diễn dịch. ? Thế nào là văn bản tự sự? ? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? Và làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả? ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào? GV: chốt. ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì ? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày? ? Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? ? Để làm văn thuyết minh chúng ta sử dụng những phương pháp nào? Cho VD? GV: Mỗi kiểu văn thuyết minh có bố cục riêng hãy nhớ lại và trình bầy khái quát bố cục bài thuyết minh: - Đồ dùng. - . ? Nhắc lại luận điểm là gì? ? Nêu VD và nói tính chất của nó? VD: Truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. - LĐ: Đóng vai trò cực kỳ quan trọng của văn bản . - Trong văn nghị luận phải sáng rõ vững chắc có đủ căn cứ để chứng minh, làm rõ vấn đề. ? Vai trò của các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận như thế nào? - VD: + Hịch Tướng Sĩ + Tinh Thần Yêu Nước của - GV cho học sinh phân tích chứng minh. - GV chốt ? Nhắc lại thế nào là văn bản tường trình? ? Nhắc lại thế nào là văn bản thông báo? ? Phân biệt mục đích và cách viết của hai loại văn bản này? GV: Hướng dẫn, học sinh về nhà làm. - HS trả lời. - HS nhận xét, bổ xung. - HS viết, đọc, nhận xét. - HS trình bầy ngắn gọn - HS trả lời, nhận xét. - HS làm, nhận xét, bổ xung. I. Tính thống nhất của văn bản. II. Ôn tập về văn bản tự sự III. Văn bản thuyết minh. III.Văn bản nghị luận. V. Văn bản điều hành. 1. Văn bản tường trình. 2. Văn bản thông báo. D. Củng cố: KTCB E. Dặn dò: Ôn tập. F. RKN: Ngày soạn: Ngày dậy: Tuần 35 - Bài 33;34 - Tiết 140 trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm I. Mục tiêu cần đạt. - Qua bài kiểm tra giúp các em nhận thức ra những ưu khuyết điểm trong khi làm bài để phát huy và khắc phục đồng thời củng cố nhấn mạnh kiến thức ba phân môn và rút kinh nghiệm về kỹ năng khi làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị. - GV phân loại bài kiểm tra. - HS ôn tập. III. Tiến trình lên lớp. A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra. C. Bài mới. I. Chữa bài kiểm tra. - Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài kiểm tra. + Bài tập trắc nghiệm. + Bài tập tự luận. - HS trình bầy, nhận xét, bổ sung. * Phần trắc nghiệm: - Một số em đọc chưa kỹ đề vì vậy làm bài còn sai nhầm lẫn. - Khoanh vào phần câu hỏi còn tẩy xoá. * Phần tự luận: - Hầu hết các em nắm được kỹ năng làm bài. - Còn một số em ý thức học tập chưa cao. - Bài văn nghị luận còn chưa rõ hệ thống luận điểm, viết tràn lan. - Chữ viết cẩu thả sai lỗi chính tả nhiều. II. GV trả bài. - Học sinh tự xem bài của mình. - Trao đổi rút kinh nghiệm. D. Củng cố: KTCB E. Dặn dò: Ôn tập. F. RKN:
Tài liệu đính kèm: