Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Việt Hùng

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Việt Hùng

Tiết 1

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu

Giúp hs:

- Bước đầu cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Bước đầu thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật.

B. Chuẩn bị

- Chân dung Thanh Tịnh. Tranh, ảnh buổi tựu trường.

C. Hoạt động dạy - học

* Khởi động.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra: (KT sách, vở, đồ dùng của hs - Hướng dẫn, yêu cầu học tập)

3. Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi đi học” là một truyện ngắn xuất sắc với lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng mà thấm đượm thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nv “tôi”.

 

doc 193 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Việt Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12.8.10
Tiết 1
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu
Giúp hs:
- Bước đầu cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Bước đầu thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị
- Chân dung Thanh Tịnh. Tranh, ảnh buổi tựu trường. 
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: (KT sách, vở, đồ dùng của hs - Hướng dẫn, yêu cầu học tập)
3. Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi đi học” là một truyện ngắn xuất sắc với lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng mà thấm đượm thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nv “tôi”...
* Tiến trình tiết dạy
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
- H. Đọc chú thích*.
? Em hiểu gì về tác giả, tác phẩm?
- Cách đọc: Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. Chú ý lời nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc.
- H. Tìm hiểu các chú thích 2, 4, 6, 7.
? Tp được viết trong thời gian nào?
? Nêu xuất xứ và đại ý của đoạn trích?
- G. Toàn bộ tp là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
? Vb được viết theo thể loại nào?
? Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Tác giả chọn ngôi kể thứ mấy, nhân vật chính là ai?
? Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
- H. Đọc đv đầu và trả lời câu hỏi.
? Những gì đã gợi lên trong lòng nv “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu bằng 2 đoạn văn và các biện pháp NT sử dụng trong 2 đoạn văn ấy?
 (Hai câu văn mở đầu tạo thành 2 đoạn văn rất gợi cảm. Câu 1 là sắc thu - lá rụng, mây bàng bạc gợi kỉ niệm mơn man, nhè nhẹ của buổi tựu trường. Câu 2 dùng h/ả so sánh, nhân hoá, giọng văn nhẹ nhàng giàu cảm xúc)
? Phân tích giá trị gợi cảm của các từ láy trong đoạn văn?
? Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
- H. Trên đường tới trường đ nhìn thấy ngôi trường đ ngồi vào chỗ của mình; từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
? Trên đường cùng mẹ tới trường, “tôi” có tâm trạng và cảm giác ntn?
? Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”?
? Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì?
? Chi tiết “tôi không lội Sơn nữa” có ý nghĩa gì?
? Có thể hiểu gì về nv “tôi” qua chi tiết “Ghì thật chặt hai quyển ” và “muốn thử sức mình tự cầm bút thước”?
? Qua phân tích, em thấy n.v tôi đã tự bộc lộ đức tính gì?
* TL nhóm: Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả nhận xét: “ý nghĩ ấy ... trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của BPNT được sử dụng trong câu văn trên?
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Tác giả (1911 - 1988)
- Quê: Huế.
 Ông thành công ở thể loại truyện ngắn và thơ. Các tp đều toát lên 1 t/c êm dịu, trong trẻo, đằm thắm.
- Tác phẩm chính: Quê mẹ, Đi giữa một mùa sen.
2. Tác phẩm
* Đọc, chú thích.
 - Ông đốc, lạm nhận, lớp 5.
* Xuất xứ: In trong tập “Quê mẹ” - 1941.
* Đại ý
 Tác giả kể lại những kỉ niệm êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời (khi được mẹ dẫn vào lớp 1)
* Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
* Phương thức biểu đạt: 
 Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
* Ngôi kể thứ nhất: “Tôi” - Nhân vật chính bộc lộ cảm xúc của mình.
* Bố cục: (3 đoạn) 
 + Từ đầu g “ngọn núi”: Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường.
 + Tiếp g “cả ngày nữa”: Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
 + Còn lại: Cảm nhận của n.v “tôi” ở trong lớp học.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh gợi nhớ những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nv “tôi”.
- Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu, ngày khai trường
- Thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
=> Thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương -> Gợi “tôi” nhớ lại mình trong ngày đầu tiên đến trường.
=> Điều đó chứng tỏ tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
- Từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã 
 g Diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực của “tôi” khi ấy -> Góp phần rút ngắn khoảng cách t/gian giữa quá khứ và hiện tại (chuyện xảy ra từ bao năm rồi mà như vừa mới hôm qua)
- Trình tự: Thời gian: Từ hiện tại mà nhớ về quá khứ, và ở từng thời điểm khác nhau:
 Trên đường cùng mẹ tới trường.
 Khi đứng giữa sân trường.
 Lúc nghe gọi tên mình.
 Lúc rời tay mẹ vào lớp
 Khi ngồi trong lớp học. 
2. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
a, Trên đường cùng mẹ tới trường.
- Có sự thay đổi lớn trong lòng (con đường, cảnh vật xq vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ)
- Thấy mình lớn lên, nhận thức về sự nghiêm túc học hành (Ko lội sông thả diều, ko ra đồng nô đùa)
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới.
- Muốn được chững chạc như bạn, thử sức, kđ mình (xin mẹ được cầm bút, thước)
=> Ham học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
* Nghệ thuật so sánh
 - Kỉ niệm đẹp, cao siêu
 - Đề cao sự học của con người.
* Luyện tập, củng cố
	1. Hãy đọc diễn cảm những đoạn văn mà em thích.
	2. Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được sử dụng trong tp.
	3. Đọc những đv có yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả.
* Hướng dẫn
	- Tìm các chi tiết chứng tỏ t/trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nv “tôi”.
	- Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em.
	- Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của tp.
Ngày 12.8.10
Tiết 2
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp hs hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
B. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
 	- Nêu tâm trạng của n.v “tôi” trên đường tới trường?
3. Giới thiệu bài.
Cách chọn ngôi kể thứ nhất kết hợp trình tự sự việc được kể theo thời gian có tác dụng gì trong thể hiện nội dung? Chúng ta cùng phân tích để làm rõ.
* Tiến trình tiết dạy
- H. Nhắc lại những kỉ niệm của “tôi” được tái hiện ở những thời điểm cụ thể.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
 (đông người, ai cũng đẹp)
? Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì?
? Nhân vật tôi đã cảm nhận ntn về ngôi trường? H/ả so sánh ấy có ý nghĩa ntn?
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
- H. Suy luận.
 + Miêu tả sống động, chân thực, cảm động những rung động, biến đổi trong trạng thái tâm lí của những cậu học trò mới. 
 + Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường 
 + Thể hiện khát vọng bay bổng của tuổi thơ. 
? Tiếng trống trường ngày khai giảng thường gây sự hồi hộp, rộn rã, tưng bừng, còn với n.v tôi và các hs mới ở trường Mĩ Lí thì sao?
? Nv “tôi” có cảm giác ntn khi đứng giữa sân trường?
? Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của nv “tôi” ntn? Và cảm giác của cậu khi phải rời bàn tay mẹ?
- H. Phát hiện, nhận xét.
- H. Đọc đv: “Các cậu lưng lẻo ... cổ”
? Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ?
 (Khóc vì lo sợ, vì sung sướng, giàu tĩnh cảm)
? Đến đây em hiểu thêm điều gì về n.v “tôi”?
** Gv. T/g đã diễn tả chân thực cử chỉ ánh mắt, cảm xúc hồn nhiên trong sáng của các cậu học trò. Đó là sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu - là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, e sợ trước 1 thời kì thử thách không ít khó khăn g T/g giãi bày tuổi thơ của chính mình - những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
? Em hãy cho biết “tôi” có cảm giác ntn khi ngồi học giờ học đầu tiên?
? Những chi tiết đó cho em biết thêm điều gì về n.v tôi ?
- H. Đọc đv “Một con chim”
* Thảo luận:
 + “Một con chim liệng ... cánh chim”
 + “Những tiếng phấn ... vần đọc”
 + Dòng chữ “Tôi đi học”.
 Cách kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
- G. Hướng dẫn hs tìm hiểu thêm.
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- H. Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích.
? Sự quan tâm của mọi người với các em nhỏ có ý nghĩa gì?
- H. Thảo luận.
? Nhận xét về đặc sắc NT của truyện?
? Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
- H. Phát biểu.
- G. Chốt ý.
- G. Kết luận.
- H. Đọc ghi nhớ (9)
II. Tìm hiểu văn bản
2. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
b. Khi đứng giữa sân trường
- Sân trường: “dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa”.
 -> Không khí ngày khai trường náo nức, tưng bừng. Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta, bộc lộ tình cảm sâu nặng của t/g đối với mái trường tuổi thơ 
- Ngôi trường: “Cao ráo, sạch sẽ hơn, xinh xắn, oai nghiêm như đình làng”.
-> Cảm thấy mình bé nhỏ - lo sợ vẩn vơ.
=> Tâm trạng hồn nhiên, cảm xúc trang nghiêm.
- Các cậu học trò: “Như con chim non đứng trên bờ tổ ... ngập ngừng, e sợ”
- N.v tôi cảm thấy: chơ vơ, tất cả các học trò mới: vụng về, lúng túng - tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước ... run run theo nhịp bước.
c. Khi ông đốc gọi tên.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình: tim ngừng đập
- Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng.
d. Khi cùng các bạn đi vào lớp.
- Cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ: những tiếng khóc nức nở (hay thút thít) bật ra một cách tự nhiên.
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
=> Giàu cảm xúc với trường, người thân
e. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
 + Nhìn cái gì cũng thấy mới lạ, hay hay.
 + ý thức được bạn bè, bàn ghế sẽ gắn bó với mình
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
=> Nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên. 
 Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu học hành.
* Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ vừa khép lại bài văn vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ.
3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em, đều trân trọng tham dự buổi tựu trường, cùng lo lắng, hồi hộp như con em mình.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo: vui tính, giàu tình yêu thương hs.
=> Chứng tỏ gđ, nhà trường đều có trách nhiệm và tấm lòng đối với thế hệ tương lai -> Đó là 1 môi trường giáo dục ấm áp, nuôi dưỡng các em trưởng thành.
4. Đặc sắc về nghệ  ... tục tập làm thơ 7 chữ.
- Sửa những lỗi cơ bản. Bình các bài thơ hs đã hoàn thiện.
B. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra 
 	 - Nêu những yêu cầu khi làm thơ 7 chữ?
3. Giới thiệu bài
* Tiến trình tiết dạy
	- H. Thảo luận nhóm.
	 Trình bày bài làm của mình, nhận xét, sửa lỗi.
	- G. Hướng dẫn, chữa lỗi, rút kinh nghiệm về nội dung, đặc điểm thơ. 
* Củng cố
	- Cần lưu ý điều gì để có một bài thơ hay?
* Hướng dẫn
	 - Đọc phần đọc thêm. Ôn tập kiến thức kì I
	 - Chuẩn bị: Nhớ rừng
Ngày 21.12.10
Tiết 72
Trả bài kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu 
Giúp hs:
- Củng cố kiến thức tổng hợp về môn TV - Văn học - TLV
- Tự đánh giá bài làm, rút ra được những ưu, khuyết điểm về kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm bài.
B. Chuẩn bị 
- Bài của hs. Một số lỗi cơ bản.
C. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra 
 	3. Giới thiệu bài
* Tiến trình tiết dạy
I. Nhắc lại yêu cầu của đề bài.
II. Nhận xét những ưu, khuyết điểm chung.
	- Ưu: + Nắm được kiến thức tiếng Việt, ND, NT của tác phẩm
 	 + Nắm được pp làm bài tự sự kết hợp miêu tả, bài thuyết minh.
	- Nhược: + Một số chưa kết hợp được yếu tố biểu cảm trong bài tự sự
 + Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, viết tắt.
* Đáp án
+ Phần trắc nghiệm:
	1. A 2. C 3. B 4. D 5. A 6. D
+ Đoạn văn tham khảo
	Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ, tâm trạng của nhân vật “tôi”. Trước hai cây phong, lắng nghe tiếng rì rào, xào xạc, “tôi” cảm thấy vô cùng xúc động “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng”. “Tôi” mơ tưởng và “cố hình dung ra những miền xa lạ”. Trong niềm xúc động vui sướng ấy, “tôi” suy tư nghĩ về những điều mà trước đây chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là “ai là người đã trồng hai cây phong”, “người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì”. Có thể thấy “tôi” là người giàu tình cảm, có tình yêu quê hương, làng quê tha thiết.
III. Đọc một số bài tiêu biểu, chữa lỗi.
IV. Kết quả
V. Trả bài
	- Hs chữa bài, nêu thắc mắc (nếu có)
	- Gv giải đáp thắc mắc
* Hướng dẫn
	 - Viết lại đoạn văn, bài văn
	 - Ôn tập tổng hợp kiến thức kì I
Ngày 22.12.10
Tiết ****
ôn tập tổng hợp ngữ văn kì I
A. Mục tiêu 
	Củng cố một số kiến thức ngữ văn đã học trong kì I.
	Rèn nhận diện, phân tích, khái quát kiến thức; kĩ năng cảm thụ, viết đoạn.
B. Hoạt động dạy - học
* Khởi động
1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra 
 	3. Giới thiệu bài
* Tiến trình tiết dạy
Bài 1. Cho đoạn văn:
“Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”
 (Trích SGK Ngữ Văn 8, Tập I) 
Tìm các từ thuộc trường từ vựng về hoạt động, trạng thái của con người.
Từ “Chà” là trợ từ, thán từ hay tình thái từ?
Từ “vun vút” là từ tượng thanh hay từ tượng hình?
Câu “Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên” là kiểu câu gì?
Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích?
Công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích?
Bài 2. Nghe - chép đúng chính tả đoạn văn sau:
Anh chàng có cái mặt trông dơ dáng thật. Mặt gì mà nặng chình chịch như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi nở cong lên, bịt gần kín hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè. Nhưng cũng chưa tệ bằng lúc anh ta cười. Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp thêm, hai mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn thêm lên, mà tiếng cười toàn bằng hơi thở, thoát ra khìn khịt. Trời đất ơi! Cái mặt ấy dẫu cho mỗi ngày rửa ba lượt xà phòng, bà cựu trông thấy vẫn còn buồn mửa. Huống chi anh chàng lại bẩn gớm, bẩn ghê.
 (Lang Rận - Nam Cao)
	a, Xác định các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn?
	b, Phương thức biểu đạt chủ yếu?
	c, Các quan hệ từ dùng để liên kết các câu trong đoạn?
	d, Viết đoạn văn: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên?
* Củng cố (Trong giờ)
* Hướng dẫn
	 - Hoàn thiện đoạn văn
	 - Chuẩn bị: Nhớ rừng
Tiết 63
Ôn tập tiếng Việt
? Hãy kể những đơn vị kiến thức về từ ngữ mà em đã học?
- H. Liệt kê.
- G. Bảng phụ (Sơ đồ bài a)
- H. Lên bảng điền bài tập.
? Từ ngữ ở hàng trên có quan hệ ntn với các từ ở 4 ô hàng dưới? 
 (Quan hệ bao hàm)
? Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ?
? Những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung?
 (Truyện dân gian)
- G. Khi g/thích các từ ngữ có nghĩa hẹp so với từ ngữ khác, ta thường xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn ->Mối qh so sánh về phạm vi nghĩa của từ còn gọi là cấp độ KQ của nghĩa từ ngữ.
? Em hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- G. Tập hợp những từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung về nghĩa gọi là trường từ vựng.
? Phân biệt cấp độ KQ của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng? Cho ví dụ?
- G. Nêu câu hỏi.
- H. Thi giải đáp nhanh.
- G. Nói giảm, nói tránh; nói quá; từ tượng hình, từ tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH được sử dụng khá phổ biến làm tăng giá trị biểu cảm khi nói và viết.
- H. Lên bảng làm bài tập.
 Nhận xét, bổ sung.
- G. Bảng phụ đoạn văn.
? Đv có mấy từ láy? Là từ tượng hình hay tượng thanh?
? Tìm trường từ vựng chỉ hoạt động của người?
- G. Tác dụng của việc sử dụng một loạt từ trong trường từ vựng chỉ hđ của người...
? Kể tên các từ loại TV mà em đã học ở kì I lớp 8?
- G. Ngoài các từ loại trên chúng ta còn học 1 kiểu câu phân loại theo cấu tạo: Câu ghép.
- G. Bảng phụ: Trắc nghiệm 
- H. Lên bảng.
- G. Bảng phụ: Bài tập 2.
- H. Làm và chữa bài.
- H. Đặt câu.
- H. Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là câu ghép?
- G. Bảng phụ (4 ví dụ)
? Phân tích và xđ câu ghép? Tại sao em cho đó là các câu ghép?
? Chỉ rõ cách nối, quan hệ giữa các vế câu?
? Nêu một vài quan hệ khác?
- G. Chốt ý.
- G. Bảng phụ (Đv bài b)
? Đọc kĩ đv và xđ câu ghép? Phân tích?
- H. Thảo luận nhóm ý 2, 3.
- G. Chốt ý.
I. Từ vựng
1. Lí thuyết
a, Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ: 	
b, Trường từ vựng
c, Từ tượng hình, từ tượng thanh
d, Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
e, Các biện pháp tu từ: 
2. Bài tập
Bài 1. Điền từ hoàn thành sơ đồ.
* Giải thích:
- Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố kì ảo.
- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời và số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
* Gv chốt kiến thức:
- Cấp độ KQ ...: là nghĩa của từ ngữ này bao hàm nghĩa của các từ ngữ khác.
- Tính chất rộng/ hẹp về nghĩa của từ chỉ là tương đối.
- Phân biệt:
 + Cấp độ KQ ...: nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ có cùng từ loại.
 + Trường từ vựng: tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa, nhưng có thể khác nhau về từ loại.
Bài 2. Trò chơi “Ai nhanh hơn”
(1) Biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất của sv, sv gọi là gì? (Nói quá)
(2) Đọc 1 câu ca dao có sử dụng phép nói quá?
 Con rận bằng con ba ba
 Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(3) Câu ca dao sau là của vùng miền nào? Vì sao em biết? “Đứng bên ni đồng .... mênh mông”
(4) Đọc 1 câu ca dao có sử dụng phép nói giảm, nói tránh?
 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
	 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
(5) Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
(6) Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
(7) Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh?
 (Gợi tả cụ thể, sinh động giúp mọi người dễ hình dung, cảm nhận đầy đủ, chính xác về sv, sv)
Bài 3. Đặt câu với từ tượng hình, tượng thanh.
 (Hs làm bài)
Bài 4. Cho đoạn văn “Người nhà ... ra thềm” (tr 31, NV8)
 - Từ láy: sấn sổ (tượng hình), om sòm (tượng thanh)
 - Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: bước, đến, giơ, đánh, nắm, giằng co, du đẩy, buông, áp vào, vật, kêu khóc, túm, lẳng.
II. Ngữ pháp
1. Lí thuyết
 a, Trợ từ. 
 b, Thán từ.
 c, Tình thái từ
 d, Câu ghép.
2. Bài tập
Bài 1. Trắc nghiệm: Nối để có ý đúng về khái niệm các từ loại.
Bài 2. Xđ trợ từ, thán từ, TTT trong các câu sau:
a, Tôi hỏi cho có chuyện: 
 - Thế nó cho bắt à? (TTT)
b, Em hơ tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! ánh sáng kì dị làm sao!” 
 (Thán từ)
c, Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. (Trợ từ)
Bài 3. Đặt câu (có trợ từ, thán từ, tình thái từ)
 - Trời ơi! Cả bạn cũng không tin tôi?
 Thán từ Trợ từ
 - Bạn chỉ có một cái bút à?
 Trợ từ TTT
Bài 4. Phân tích câu ghép.
a, Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão / mếu như con nít.
 (Qh đồng thời) 
b, Hoảng quá, anh Dậu / vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
c, Bà / cầm lấy tay em, hai bà cháu / bay vụt lên cao, cao mãi. (Qh nối tiếp)
d, Nếu em / không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì chị / sẽ làm gì đây. (Qh điều kiện - KQ)
* Gv chốt kiến thức:
 - Cách nối các vế trong câu ghép: Dùng từ có tác dụng nối; Dùng dấu câu.
 - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: ...
Bài 5. 
- Xác định câu ghép:
 Pháp / chạy, Nhật / hàng, vua Bảo Đại / thoái vị. 
- Nhận xét: 
 + Có thể tách câu ghép trên thành 3 câu đơn.
 + Nhưng mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi để là câu ghép.
* Củng cố
	 - Phiếu học tập.
	Đố em: Tìm từ
1, Có 6 chữ cái: Những từ ngữ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. (Thán từ)
2, Có 10 chữ cái: Những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. (Tình thái từ)
3, Có 5 chữ cái: Trong câu ghép, mỗi kết cấu chủ vị được gọi là gì? (Vế câu)
4, Có 11chữ cái: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? (Từ tượng hình)
5, Có 7 chữ cái: Câu văn sau là loại câu nào (xét về cấu tạo)?
 “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”. (Câu ghép)
6, Có 12 chữ cái: Tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa là gì? 
 (Trường từ vựng)
7, Có 6 chữ cái: Hai câu thơ: “Những kẻ vá trời khi lỡ bước
	 Gian nan chi kể việc con con” 
 đã sử dụng biện pháp tu từ nào? (Nói quá)
8, Có 7 chữ cái: Từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định? (Biệt ngữ)
9, Có 5 chữ cái: Những từ chuyên đi kèm với 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó, là từ gì? (Trợ từ)
* Hướng dẫn
	 - Ôn tập toàn bộ kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.
	 Vận dụng đặt câu, cho ví dụ với mỗi loại kiến thức.
	 - Tập viếtđoạn văn (5 - 7 câu) sử dụng kiến thức TV đã ôn	 
	 - Chuẩn bị: Ôn thi học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 ki I.doc