Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường THCS TT Ba Tơ

Tuần 1.tiết 1+2

Văn bản TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I/Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

 Tiết1:

- Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của tác giả theo dòng hồi tưởng từng thời điểm; Hiểu tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thạch Lam.

- Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.

 Tiết2:

- Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.

 

doc 155 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:	20-8-2006
Tuần 1.tiết 1+2
Văn bản	TÔI ĐI HỌC	
	Thanh Tịnh 	
I/Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
² Tiết1:
Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của tác giả theo dòng hồi tưởng từng thời điểm; Hiểu tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thạch Lam.
Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
² Tiết2:
Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
II-Chuẩn bị của thầy và trò :
 1-Thầy:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập 
Phương án tổ chức lớp: thảo luận.
2-Trò :
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
III/Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định tổ chức: (1/)
- Kiểm tra vệ sinh sĩ số 
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
Kiểm tra sách vở môn Ngữ văn.
Nhắc nhở HS học tốt môn học này
3/ Bài mới:
a- Giới thiệu bài mới: 	(1’)
 Lớp 7, đã học văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan, nội dung của bài văn nói về điều gì? (Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đâu tiên của con). Cũng là một tâm trạng được bộc lộ trong ngày khai trường được thể hiện trong Tôi đi học, đó là những nỗi niềm, tình cảm gì?
 b- Vào bài mới 
Tiết1
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
4’
Hoạt động1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Yêu cầu HS đọc chú thích (*)
HS đọc
-Thanh Tịnh:( 1911 – 1988). Quê ở Huế
s Vài nét về tác giả Thanh Tịnh? Về văn bản Tôi đi học?
4HS trả lời dựa theo SGK.
-Truyện ngắn: Tôi đi học in trong tập Quê mẹ
10/
Hoạt động2: Đọc, tìm hiểu chung
II- Đọc – hiểu văn bản:
GV: Đọc diễn cảm, giọng đọc thể hiện rõ niềm hồi tưởng, gợi nhớ.
HS đọc.
1/ Đọc,tìm bố cục
s Tôi đi học thuộc kiểu văn bản nào?
4Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
s Văn bản có chia làm mấy đoạn?
4Đ1: Từ đầu đến “tưng bừng, rộn rã”: Khơi nguồn nỗi nhớ.
Đ2: “Buổi mai hôm ấy” đến “trên ngọn núi”: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
Đ3: “Trước sân trường” đến “chút nào hết”: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng.
Đ4: Phần còn lại: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi lúc ở trong lớp học.
s Nội dung của văn bản này?
4Những kỉ niệm của nhân vật Tôi về ngày tựu trường đầu tiên của mình
24/
Hoạt động 3: Cảm xúc của nhân vật
2/ Phân tích:
s Những kỉ niệm của Tôi được khêu gợi bởi những nguyên nhân nào?
4Biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ
Chuyển: Trong miền cảm xúc ấy, s Tôi đến trường lần đầu mang theo những những cảm xúc, tâm trạng gì?
4Hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ vừa lạ, vừa quen
a)Cảm xúc của nhân vật:
s Cảm xúc ấy được tác giả miêu tả qua những gia đoạn nào?
4-Lúc theo mẹ đến trường
-Lúc ở sân trường
-Lúc vào trong lớp học
* Lúc theo mẹ đến trường
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
HS đọc
s Biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn văn này?
4Hàng loạt hình ảnh so sánh.
s Tìm những chi tiết, hình ảnh chứng tỏ tâm trạng bỡ ngỡ, khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường?
4-Con đường quen đi lại lắm lần -> tự cảm thấy có sự thay đổi lớn
-Bộ quần áo -> trang trọng  với quyển vở mới trong tay 
-Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng muốn thử sức để khẳng định mình khi xin mẹ cần cả bút, thước 
Hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ
s Như vậy hình thức so sánh trên kia có ý nghĩa gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn văn và tâm trạng này của nhân vật ?
4Làm cho đoạn văn cụ thể sinh động và giàu sức biểu cảm, bộc lộ rõ cảm xúc của nhân vật Tôi, tạo sự đồng cảm.
s Qua đó em hiểu được điều gì về nhân vật Tôi ?
->Nhận thức được tầm quan trọng của việc học
Tiết 2
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
12/
Hoạt động 1: Lúc ở sân trường.
Yêu cầu HS đọc đoạn tiếp theo
* Lúc ở sân trường
s Những chi tiết nào chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi nhìn thấy ngôi trường?
4-Trường Mĩ Lí, người, quần áo vừa xinh xắn, vùa oai nghiêm -> đâm ra lo sợ vẩn vơ
-Mấy cậu học trò cũng bỡ ngỡ.
-Bật khóc nức nở
s Hình ảnh ngôi trường hiện ra như vậy, bộc lộ tình cảm gì của Tôi?
4Yêu quý, trân trọng đối với ngôi trường
s Tôi và các học trò đã bật khóc, theo em vì sao?
4Vì lo sợ, vì sung sướng khi đã được đi học – tiếng khóc của sự trưởng thành
s Tất cả những tâm trạng ấy được tác giả thể hiện bằng một chi tiết cô đọng, đặc sắc, đó là chi tiết nào?
4 họ như những con chim non 
s Tác giả đã thể hiện bằng chi tiết đó có ý nghĩa gì?
4Cách so sánh làm nổi bật tâm trạng lo lắng bỡ ngỡ ,hồi hộp cảu những em bé ngày đầu đến trường . 
Nỗi lo lắng khôn ngoan của một người học trò.
GV đọc đoạn cuối.
HS lắng nghe
13/
Hoạt động 2: Lúc ở lớp học
* Lúc ở lớp học:
s Những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật Tôi khi bước vào lớp và vào chỗ ngồi của mình?
4Cảm thấy một mùi hương lạ trong lớp; cảnh vật trong lớp thấy lạ và hay; có sự quyến luyến với lớp và bạn; nhớ lại kỉ niệm đi bẫy chim vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy.
s Hình ảnh con chim liệng đến đứng bên cửa sổ  bay cao có ý nghĩa như thế nào?
4Gợi nhớ tuổi thơ vui chơi thường ngày, rồi nhớ tiếc - Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: giờ đã bước vào tuổi đến trường để học tập không còn được rong chơi nữa.
-> Ngỡ ngàng, tự tin để bước vào giờ học.
s Dòng Tôi đi học cuối văn bản có ý nghĩa gì? 
4Đánh dấu một tuổi thơ đùa đi qua, ý thức việc học tập, việc đến trường trong cuộc đời của một tuổi thơ.
GV: dòng chữ đã thể hiện được chủ đề của văn bản, mang tính thống nhất => Tình cảm êm dịu, trong trẻo, ngọt ngào và đầy quyến luyến rất riêng của Thanh Tịnh.
7’
Hoạt động 3: Thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé đầu tiên đi học.
b) Thái độ của người lớn:
s Nhận xét về thái độ, cử chỉ của người lớn (ông Đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
4-Phụ huynh chuẩn bị chu đáo: sách, vở, đưa con đến trường.
-Thầy giáo từ tốn bao dung: đọc tên, tươi cười đón vào lớp
GV: đó là trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai và cũng là môi trường giáo dục ấm áp nuôi dưỡng các em trưởng thành .
s Từ đó hãy nói lên suy nghĩ về ý thức trong việc học tập của em?
4HS tự trình bày .
5’
Hoạt động 4: Tổng kết
III- Tổng kết:
s Nét nghệ thuật nổi bật của truyện?
+Nghệ thuật: bố cục theo dòng hồi tưởng; Kết hợp kể với miêu tả ,biểu cảm tạo nên chất trữ tình trong trẻo.
s Sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ đâu?
4Tình huống truyện; tình cảm của người lớn; hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường; những hình ảnh so sánh.
s Toàn bộ nội dung của văn bản ghi lại điều gì?
+Nội dung: kỉ niệm trong sáng ,thiêng liêng về buổi học đầu tiên .
5’
Hoạt động 5: Luyện tập
IV- Luyện tập:
Gợi: tổng hợp khái quát dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian; trình bày suy nghĩ, cảm xúc.
Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà:	(3’)
*Kể lại kỉ niệm của em trong ngày đi học đầu tiên .
*Bài cũ: - Nắm được nghệ thuật, nội dung của văn bản.
 - Phân tích tâm trạng nhân vật, các hình ảnh so sánh 
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Trong lòng mẹ
	+ Đọc, trả lời các câu hỏi.
+Tìm hiểu tâm lí, tình cảm của nhân vật Bé Hồng và những cảm xúc của nhân vật này khi chưa gặp mẹ và khi ở trong lòng mẹ.
IV/Rút kinh nghiệm bổ sung :
Ngày soạn:	24-8-2005	 Tuần 1. Tiết 3
Bài CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ	
I/Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Rèn luyện tư duy nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
-Rèn luyện kĩ năng dùng từ.
II-Chuẩn bị của thầy và trò :
 1-Thầy :
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập 
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
 2-Trò:
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
III/Tiến trình tiết dạy :
1/ Ổn định tổ chức : (1/)
-Kiểm tra vệ sinh sĩ số .
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 1/ Lớp 7, đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy ví dụ cho 2 loại từ này?
 2/ Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ đồng nghĩa và mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ trái nghĩa ?
Trả lời: 1/ a. bông hoa, trái, quả b. sống – chết; ốm – mập
 2/ Từ đồng nghĩa: có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa, có thể thay thế cho nhau
 Từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
3/ Bài mới: 
 a-Giới thiệu bài :(1/) Như vậy mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa trên đều có mối quan hệ riêng, còn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ như thế nào?
b-Vào bài mới :
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
11’
Hoạt động 1: Khái niệm.
I- Tìm hiểu:
GV treo bảng phụ. Yêu cầu HS quan sát sơ đồ
1/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
s Nhận xét phạm vi về nghĩa của từ động vật với các từ thú, chim, cá?
4Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa các từ thú, chim, cá
s Vì sao?
4Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa các từ thú, chim, cá
s Nhận xét phạm vi về nghĩa của từ thú với các từ voi, hươu?
4Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa các từ voi, hươu.
s Vì sao?
4Phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa các từ voi, hươu.
GV hỏi về phạm vi nghĩa từ chim, ca tương tự như trên.
s Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa những từ nào và hẹp hơn nghĩa từ nào?
4Có phạm vi rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo  và hẹp hơn nghĩa của từ động vật
GV treo bảng phụ ghi sơ đồ 
 động vật 
 voi thú
 hươu 
 tu hú chim
 sáo cá rô
 cá thu cá
GV nói về sự bao hàm nghĩa của động vật với các từ còn lại.
9/
Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả phân tích
s Từ đó, hãy nói lên phạm vi nghĩa của từ?
Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
s Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi lên phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
s Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp hơn khi lên phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
s Từ phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá em có thể nói lên kết luận gì cho phạm vi nghĩa của từ?
 - Một từ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Yêu cầu HS lấy ví dụ
GV có thể gợi ý.
4Thực vật: 
-Cây (cam, quýt)
-Cỏ (mật, chỉ, may )
-Hoa (hồng, lay ơn )
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
15’
Hoạt động 3:Luyện tập. 
III- ... Do không hiểu đúng bản chất của vấn đề, cho nên các em viết bài văn thuyết minh bằng cách gạch đầu dòng những ý chính mà chưa viết thành một bài văn hoàn chỉnh .
 4-Sửa bài: GV treo bảng phụ có ghi bảng dùng dưới đây và hướng dẫn HS điền vào phần viết đúng
LỖI
VIẾT SAI
VIẾT ĐÚNG
Chính tả
Câu
Diễn đạt
Ý
4-GV phát bài, HS đọc lại bài làm.
 5-Giải đáp những thắc mắc của HS xung quanh bài làm đã chấm đểm.
 6-GV yêu cầu HS đọc bài văn mẫu (điểm cao) và nhận xét cái hay trong bài văn đó.
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’)
 * Gọi một học sinh có bài viết tốt nhất lớp đọc bài cho lớp tham khảo
*Bài cũ: Tự thực hiện lại 2 bài kiểm tra ở nhà.
 - Có thể tham khảo thêm một số bài viết tốt của các bạn trong lớp .	
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: hai chữ nước nhà 
- Đọc và tìm hiểu vài nét về tác giả Á Nam Trần Tuấn Khải và phong cách sáng tác của ông.
- Phân tích những giá trị về nộidung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
III-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn:23-12-05	
Tuần	:17
Tiết	: 65, 66
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích)
 Á Nam Trần Tuấn Khải
I-Mục tiêu bài học :
Giúp HS
² Tiết1:
-Nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tác giả, đặc điểm chính của thơ ông, đồng thời thấy được bối cảnh lịch sử của nước ta vào thế kỉ XV qua cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc cho HS
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ song thất lục bát
² Tiết 2:
- Tiếp tục nắm bắt được tình cảm, cảm xúc, nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước của tác giả qua lời nói của Nguyễn Phi Khanh; Trên cơ sở đó, tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ, tạo dựng không khí
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc cho HS
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ song thất lục bát
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
 1- Thầy:
ĐDDH: Bảng phụ, một số tư liệu có liên quan 
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
2- Trò :
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
III-Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định tổ chức: (1’)
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. Phân tích những cái mới trong bài thơ (nội dung và nghệ thuật) so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật khác?
Trả lời: - Nội dung: thể hiện cảm xúc lãng mạn của một cái tôi cá nhân chứ không gắn với tình cảm lớn tình cảm đất nước.
 - Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, không tinh túy, bác học như các bài thơ khác.
3/ Bài mới: 
a-Giới thiệu bài :(1’)
Tình yêu đất nước là một tình cảm lớn được nhiều nhà văn nhà thơ mới. Đó là tình cảm được Trần Tuấn Khải thể hiện khá sâu sắc trong bài thơ “Hai chữ nước nhà”
Vào bài mới :
Tiết 1
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
10’
Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm
I- Giới thiệu tác giả, 
Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk
HS đọc 
tác phẩm:
s Giới thiệu lại những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
HS dựa vào SGK trình bày
SGK
GV: đặc điểm nổi bật trong thơ ông là mượn đề tài lịch sử để bộc lộ tâm sự của mình
s Đặc điểm ấy thể hiện như thế nào trong văn bản?
4Mượn lời Nguyễn Phi Khanh để thể hiện lòng yêu nước
GV giảng giải về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi khi quân Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về trả nợ nước
28’
Hoạt động 2:Đọc - hiểu
II-Đọc, hiểu văn bản: 
GV: đọc giọng trầm, chậm, thống thiết.
1/ Đọc
GV đọc 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp
HS đọc bài. Nhậnxét
2/ Bố cục:
s Dựa vào phần chuẩn bị, cho biết văn bản có thể phân làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
4-P1: Từ đầu  cha khuyên:
Tâm trạng người cha trong cảnh chia tay
-P2: Tiếp theo đó mà?:
GV nhận xét, tổng hợp
Tình cảnh đất nước
-P3: Phần còn lại:
Lời nhắn nhủ của cha
Hoạt động 3: Tâm trạng người cha
Gọi HS đọc lại phần đầu văn bản
HS đọc bài
2/ Phân tích:
a) Tâm trạng người cha trong lúc chia tay
s Cuộc chia tay của cha con Nguyễn Trãi được diễn ra trong bối cảnh không gian như thế nào?
4Ải Bắc mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu -> Cuộc chia tay diễn ra nơi biên ải tận cùng
- Bối cảnh: không gian nơi biên ải heo hút, hoang sơ.
Gợi: Bối cảnh ấy được gợi tả qua những chi tiết nào? Chi tiết ấy diễn tả khung cảnh không gian như thế nào?
đất nước heo hút, hoang sơ, gợi sự tang tóc thê lương, gợi sầu, gợi buồn cho lòng người.
s Nhân vật trong bài thơ bị đẩy vào hoàn cảnh như thế nào trong bối cảnh đó?
Gợi: Cần bám vào phần chú thích
GV: chia tay là một sự dằn lòng, bắt buộc, phải đặt nợ nước lên đầu
4Cha thì bắt sang Trung Quốc, con muốn theo cha để phụng dưỡng. Nhưng nợ nước thù nhà chưa trả, nên người con phải nghe lời cha trở về để làm tròn bổn phận với quê hương.
- Hoàn cảnh: nước mất, nhà tan, cha con li biệt
s Trong tình cảnh éo le ngang trái đó, con người mang tâm trạng gì?
4Con người hẳn là đau đớn, xót xa, bùi ngùi, có điều gì như quyến luyến, bịn rịn nhưng lại rất dứt khoát
- Đau đớn xót xa, thấm đầy máu và nước mắt thật xúc động
GV: Vì nghĩa lớn, quên đau thương cá nhân. Thật là cao cả
Nỗi niềm riêng hòa lẫn không gian cô quạnh, càng tô đậm thêm nỗi buồn, sự đau đớn, xót xa của nhân vật. Vì vậy, cuộc chia tay càng có sức truyền cảm, rung động lòng người.
Tiết 2
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
5’
Hoạt động 1
s Hãy phân tích tâm trạng của người cha trong cảnh chia tay?
4Cuộc chia tay diễn ra nơi biên ải đìu hiu, heo hút với hoàn cảnh éo le, ngang trái. Máu và nước mắt tô đậm thêm sự bi thương xúc động.
20’
Hoạt động 2: Tình cảnh bi thương của đất nước
2/ Tình cảnh bi thương của đất nước:
s Người cha đã mở đầu lời khuyên của mình bằng những truyền thống nào của lịch sử ?
4-Giống Hồng Lạckém gì ? 
-Nòi giống cao quí, có lịch sử lâu đời, có nhiều anh hùng hào kiệt từng làm rạng danh non sông 
s Vì sao tác giả lại để người cha làm sống lại lịch sử dân tộc trong lời khuyên con của mình?
4Để khích lệ, khuyến khích lòng yêu nước, dòng máu tự hào dân tộc nơi con – khả năng truyền cảm rất lớn
- Nước mất, nhà tan, dân tình khốn đốn, mất mát đau thương – tội ác của bọn giặc cướp nước
s Tình cảnh đất nước được khắc họa qua những chi tiết nào?
4Quân Minh xâm lăng, bốn phương khói lửa, thành tung quách vỡ, bao thảm họa, bỏ vợ, lìa con, xiêu tán hao mòn
s Tình cảnh đất nước ta lúc bấy giờ?
4Đất nước bị xâm lăng, bọn người khác giống gây ra sự tang tóc đau thương cho dân tộc, cho đất nước.
s Từ thảm họa của đất nước vào thế kỉ XV, các em có liên tưởng nào sâu sắc?
GV: Tác giả đang hóa thân vào nhân vật để miêu tả tình cảnh đất nước và vạch trần tội ác của giặc
-> Sức truyền cảm mạnh mẽ
4Đó là tình cảnh đất nước vào đầu thế kỉ XX dưới gót giày đô hộ của thực dân Pháp
s Những từ ngữ và hình ảnh thơ nào diễn tả cảm xúc mạnh và sâu sắc?
s Thể hiện cảm xúc gì của người cha?
4Lời “than”, “kể sao xiết kể”, “xé tâm can”, “ngậm ngùi”, “khóc”, “thương tâm” à lời lẽ thống thiết đầy đau thương bộc lộ nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế
- Nỗi đau mất nước đã trở nên cao cả, thiêng liêng, vượt qua cảm xúc cá nhân
s Cách tái hiện lịch sử của tác giả có gì đặc sắc?
Gợi: Cách xen cảm xúc vào lời kể của ông? Tác dụng của cách kể này?
4Cách kể xen với biểu cảm thật sâu sắc. Nhờ vậy, giọng thơ lâm li, đầy tâm huyết, bộc lộ rõ nét nỗi đau đớn, phẫn uất to lớn làm kinh động đất trời.
GV: Cả đoạn thơ là tiếng nói phẫn uất hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc uất nghẹn, xót xa. Vì vậy nó có sức rung động lớn.
s Qua những lời than về nạn vong quốc, ta hiểu được gì về tình cảm người cha và cũng là tác giả?
4Niềm xót xa, đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan. Lòng căm phẫn vô hạn trước
tội ác của bọn giặc xâm lăng.
Yêu cầu HS đọc 8 câu cuối
HS đọc bài
3/ Lời trao gởi kí thác dành cho con:
s Em có nhận xét gì về giọng điệu lời khuyên?
4Chân thành, tha thiết
- Giọng thơ chân thành, truyền cảm
s Người cha đã kết thúc lời khuyên của mình bằng lời kí thác. Người cha kí thác điều gì?
4 “Giang sơn gánh vác sau này cậy con”
-Giang sơn gánh vác sau này cậy con
s Từ “cậy” trong câu có ý nghĩa gì trong lời trao gởi ấy?
4Cậy là nhờ, là gởi gắm với tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào người được nhờ
à Niềm hy vọng niềm tin đặt vào con
s Vì sao người cha phải ký thác tâm sự; trách nhiệm cứu nước cho con?
GV: Nói cái thế bất lực của mình để trao gởi tâm huyết nhằm kích
4- Vì con có khả năng
- Và hơn hết là vì cha đã rơi vào thế bất lực, tuổi già, sức yếu, bị tù đày không thể làm gì được.
thích , hun đúc ý chí cho con 
s Nếu đây là lời ký thác của tác giả phải hiểu như thế nào?
4Tác giả gởi gắm tâm huyết cho thế hệ đi sau, làm tròn trách nhiệm với đất nước.
10’ 
Hoạt động 3:
III- Tổng kết: 
Thảo luận:
s Nước và nhà vốn là 2 lĩnh vực khác nhau. Tại sao bài thơ được lấy nhan đề là Hai chữ nước nhà?
(Cần phải bám vào ý nghĩa của buổi chia tay)
4Với hoàn cảnh cha con Nguyễn Trãi thì hai chữ nước nhà là 1, không thể tách rời. Vì nước mất thì nhà tan thù nhà không thể rửa nếu nợ nước chưa đến. Vì vậy Nguyễn Phi Khanh mong con lấy nước làm nhà lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu
s Nhận xét chung về giọng điệu thơ của bài?
NT: Giọng điệu thơ trữ tình, thống thiết
s Bài thơ đã thể hiện được những tình cảm nỗi niềm gì của tác giả?
ND: Bộc lộ tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà; Khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
6’
Hoạt động 4: Luyện tập
IV- Luyện tập:
GV hướng dẫn làm bài luyện tập
s Tìm từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, sáo mòn?
ải Bắc, hạt máu nóng Hồng Lạc, hồn nước
s Nhận xét về sức truyền cảm của nó?
HS tự hoàn thành
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’)
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
 - Chọn học thuộc lòng một đoạn thơ trong đoạn trích
 - Nắm vững giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Kiểm tra tổng hợp cuối HK I
	Tự ôn tập tất cả các kiến thức Ngữ văn về các phân môn : văn , tiếng việt, tập làm văn đã ôn tập ở các tiết trước .
III-Rút kinh nghiệm bổ sung :
Ngày soạn:	24-12-05	
Tuần	:17
Tiết	: 67, 68
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
I-Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra tổng hợp học kì I là cơ sở để đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phần: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn của môn học
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài viết và các kĩ năng tập làm văn nói chung để viết được 1 bài văn.
- Rèn kĩ thực hành một bài thi tổng hợp
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
 1- Thầy :
Đề , đáp án (thực hiện theo kế hoạch của nhà trường )	
2- Trò :
 Học bài cũ, hệ thống hóa kiến thức
III-Tiến trình tiết dạy :
1/ Ổn địnhtổ chức : (1’)
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành
3/ Bài mới: Tiến hành làm bài thi
-GV: phát đề
-HS: làm bài
Ë Thống kê kết q

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 T1THANBA TO.doc