Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.

2/ Kĩ năng.

Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

3/ Thái độ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ

- HS : Tóm tắt các văn bản tự sự đã học

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Tổ chức giờ học.

1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b:

2/ Kiểm tra

(?) Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản ? Có những cách nào liên kết đoạn văn trong văn bản ?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 5, tiết 18, Tóm tắt văn bản tự sự
NS: 14/09/2009
NG: 17/09/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2/ Kĩ năng.
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Tóm tắt các văn bản tự sự đã học
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản ? Có những cách nào liên kết đoạn văn trong văn bản ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Gv lấy tình huống trong thực tế cuộc sống để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học.
- Cách tiến hành:
+ Gv đưa tình huống.
+ Hs xử lí tình huống
+ Gv nhận xét, chốt
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu.
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, trong đó sách được coi là một trong những phương tiện trao đổi thông tin quen thuộc đối với chúng ta. Chỉ tính riêng sách văn học và sách giáo khoa ngữ văn mà chúng ta cần đọc cũng đã làm một con số khá lớn, vì vậy để kịp thời cập nhật thông tin, chúng ta có thể đọc các bản tóm tắt tác phẩm hoặc tóm tắt tác phẩm nhằm giúp cho người khác có điều kiện nhanh chóng nắm được thông tin mà họ cần. Hai kĩ năng đọc bản tóm tắt và tóm tắt tác phẩm luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau để góp phần hoàn thiện kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự mà chúng ta sẽ tìm hiểu 
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: 
Trình bày thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Cách tiến hành:
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
(?) Theo em, những yếu tố nào quan trọng nhất trong văn bản tự sự ?
Những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự là:
+ Sự việc
+ Nhân vật chính
hoặc cốt truyện và nhân vật chính
(?) Ngoài những yếu tố quan trọng ấy, tác phẩm tự sự còn có những yếu tố nào khác ?
Những yếu tố khác miêu tả, biểu cảm, các nhân tố phụ, các chi tiết.
(?) Khi tóm tắt tác phẩm tự sự thì ta phải dựa vào những yếu tố nào là chính?
Phải dựa vào sự việc và nhân vật chính
(?) Hãy suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản.
c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung văn bản tự sự.
d. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
(?) Tại sao em chọn ý b/ mà không chọn ý khác ?
(?) Em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là ntn? 
Hs đọc văn bản tóm tắt trong SGK.
(?) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản đó không?
- Kể lại nội dung của văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" -> Biết được là nhờ vào các nhân vật chính và các sự việc chính.
- Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
(?) Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc.)?
- Văn bản tóm tắt ngắn hơn văn bản nguyên bản
- Số lượng nhân vật, sự kiện ít hơn.
- Lời văn trong nguyên bản khách quan hơn, lời văn trong văn bản tóm tắt mang màu sắc chủ quan của người tóm tắt (lời văn của mình)
(?) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt?
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Phải diễn đạt bằng lời văn của mình (của người tóm tắt)
T/luận nhóm 4(3’)
(?) Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhân xét, chốt
Muốn tóm tắt văn bản phải đi qua các bước sau:
HĐ3. HDHS rút ra kết luận
- Mục tiêu: Trình bày được tóm tắt văn bản tự sự là gì, cách tóm tắt ntn ? và các bước tóm tắt
- Cách tiến hành: 
(?) Thế nào là văn bản tự sự ? Cách tóm tắt ntn ? Trình bày các bước tóm tắt ?
Hs đọc ghi nhớ
(?) Qua ghi nhớ cần nắm được những đơn vị kiến thức nào ?
(?) Tập tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ” trích “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
 HS xác định yêu cầu của bài và làm bài ra giấy nháp.
HS đọc bài của mình
Hs khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
2’
7’
20’
3’
10’
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. 
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Phải diễn đạt bằng lời văn của mình (của người tóm tắt)
2/ Các bước tóm tắt văn bản.
Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó (hiểu đúng chủ đề văn bản)
Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo 1 trình tự hợp lý.
Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
III/ Ghi nhớ.
Tóm tắt văn bản tự sự là gì
Cách tóm tắt
Các bước tóm tắt
4. Củng cố 
(?) Có mấy bước để tóm tắt văn bản tự sự ?
Gv hệ thống kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà
- Thuộc bài học: Định nghĩa: Thế nào là tóm tắt văn bản.
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt 
Các bước tóm tắt văn bản 
- Thuộc lòng ghi nhớ.
- Tìm hiểu phần luyện tập tón tắt văn bản.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc