Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Phú Đông

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Phú Đông

Tiết 1+2

TÔI ĐI HỌC

 -THANH TỊNH

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

B. BÀI MỚI

1-MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức.

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng.

 - Phân tích nội tâm nhân vật.

3. Thái độ.

 - Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

2- CHUẨN BỊ:

 Ảnh chân dung tác giả.

3- PHƯƠNG PHÁP.

 - Đọc diễn cảm, phân tích

4- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 GTB: Tháng năm trôi đi, con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên sao được tuổi học trò với ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một.

 

doc 218 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Phú Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Tuần 1
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiết 1+2
Tôi đi học
 -Thanh tịnh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
B. BÀI MỚI
1-Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng.
	- Phân tích nội tâm nhân vật.
3. Thái độ.
	- Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
2- Chuẩn bị: 
	Ảnh chân dung tác giả.
3- Phương pháp.
	- Đọc diễn cảm, phân tích
4- Tiến trình lên lớp
 GTB: Tháng năm trôi đi, con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên sao được tuổi học trò với ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
I) Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 - GV yêu cầu HS đọc chú thích * trong SGK
- HS đọc.
 1, Tác giả.
? Trình bày ngắn gọn về tác giả?
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Mặc dù viết nhiều thể loại khác nhau nhưng Thanh Tịnh thành công hơn cả ở lĩnh vực thơ và truyện ngắn. Truyện ngắn Thanh Tịnh đằm thắm, trong trẻo, dịu êm, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp con người và 
quê hương.
? Trình bày những hiểu biết của mình về VB trên?
2, Tác phẩm.
- Là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in lần đầu trong tập Quê mẹ- 1941.
 - GV:Đây là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, tác giả đã làm sống lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
* Hoạt động 2: Đọc và giải nghĩa từ khó
GV hướng dẫn đọc:
 + Đ1 (từ đầu đến... trên ngọn núi: đọc nhẹ nhàng, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngỡ ngàng của nhân vật tôi khi nhìn cảnh vật cái gì cũng lạ trên đường mẹ dắt tay đến trường.
 + Đ2 (tiếp theo đến ...được nghỉ cả ngày nữa: đọc giọng thể hiện sự lạ lẫm, ngỡ ngàng.
 + Đ3 (còn lại) : đọc với giọng thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vừa xa lạ, vừa gần gũi với sự vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
 Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, hoà tâm trạng của mình vói cảnh, cử chỉ, hành động của nhân vật tôi.
II) Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1)Hướng dẫn đọc
 2, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục và thể loại.
- GV cùng 2 đến 4 HS đọc.
- HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn
? Ông đốc là danh từ chung hay danh từ riêng?
- Là DT chung.
? Ông đốc” là ai? 
? Lớp 5 ở trong truyện có phải là lớp năm mà các em đã học cách đây 3 năm không?
- Không
- Theo dõi văn bản và cho biết:
? Có những nhân vật nào được kể lại?
 Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
? Trong đó nhân vật chính là ai?
 Vì sao đó là nhân vật chính?
- Nhân vật chính là “ai”.
- Vì nhân vật này được kể nhiều nhất. Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của “tôi”.
? Qua đây xác định kiểu văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt.
* Kiểu văn bản: VB nhật dụng.
* Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.
* PTBĐ:Tự sự có kết hợp MT và BC.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào?
- Theo trình tự:
 + Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường.
 + Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
 + Cảm nhận của “tôi” trong lớp học.
? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn văn nào của văn bản?
- Đ1: Buổi mai hôn ấy... trên ngọn núi
- Đ2: tiếp đến ...được nghỉ cả ngày nữa.
- Đ3: Phần còn lại.
? Đoạn văn nào gợi cẩm xúc thân thuộc, gần gũi nhất trong em? Vì sao?
- (HS tự bộc lộ)
* Hoạt động 3: Phân tích văn bản.
III. Phân tích vản bản.
 1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
- GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên tới trường của nhân vật “tôi” gắn với không gian, thời giam cụ thể nào?
+ Thời gian: buổi sáng cuối thu (một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh).
+ Không gian: trên con đường dài và hẹp.
? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trớ của tác giả?
- Đó là thời điểm , nơi chốn gần gũi quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
- Đó là lần đầu được cắp sách tới trường.
- Tác giả là người yêu quý quê hương tha thiết.
? Trong câu văn Con đường này đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Tại sao tác giả lại có cảm giác quen mà lạ?
- Trong tình cảm nhận thức của cậu bé đã có sự đổi khác: tự thấy mình đã lớn lên, thấy con đường làng không còn dài và rộng như trước nữa
? Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa gì?
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân- cậu bé tự thấy mình đã lớn lên. 
 Điều đó cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
? Tìm đoạn văn nói về việc học hành gắn liền với sách vở, bút thước bên mình học trò mà tác giả đã nhớ lại?
- Đoạn văn Trong chiếc áo vải dù đen... lướt ngang trên ngọn núi.
? Qua đoạn văn này ta thấy nhân vật “tôi” có cảm giác gì?
- Cảm giác :trang trọng và đứng đắn.
? Mặc dù hai quyển sách khá nặng nhưng nhân vật “tôi” vẫn cố gắng xóc lên và nắm lại cẩn thận và muốn thử sức mình tự cầm bút thước. Em hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết trên?
- Nhân vật “tôi” có ý chí học, tính tự lập ngay từ đầu, muốn chững chạc như bạn, không thua kém bạn
? Trong những nhận thức mới mẻ trên con đường làng đến trường, nhân vật “tôi” đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
* Thích học, yêu mến bạn bè và mái trường quê hương.
2. Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn tiếp.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí đã lưu lại trong trí nhớ của tác giả có gì nổi bật?
+ Trước sân trường: Rất đông người (trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người), người nào cũng đẹp (Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.).
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng ở đây?
* Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta.
 Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
 Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
? Khi chưa đi học nhân vật “tôi” nhìn ngôi trường này như thế nào?
- Nhìn thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng”.
? Còn lần đầu tới trường thì sao?
- Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp”.
? Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật ở đây?
 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so
 sỏnh 
- 
? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh so sánh này như thế nào?
- So sánh lớp học với đình làng- nơi thờ cúng tế lễ, nơi thiêng liêng, cất giấu những điều bí ẩn.
- Phép so sánh này diễn tả xúc cảm trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao trí thức của con người trong trường học.
* Nhìn trường khác trước.
? Khi tả những cậu học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ở đây?
- Sử dụng biện pháp so sánh.
- Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học.
? Qua chi tiết trên, ta thấy tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
- GV yêu cầu HS chú ý đoạn tiếp, từ Ông đốc.được nghỉ cả ngày nữa.
? Hình ảnh ông đốc được nhân vật tôi nhớ lại qua những chi tiết nào?
- Ông nói : các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng
- Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Tươi cười nhẫn lại nhìn chúng tôi.
? Từ các chi tiết trên cho chúng ta thấy tác giả đã nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào?
+ Quý trọng, tin tưởng, biết ơn người thầy.
? Khi nghe gọi tên mình, nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng như thế nào?
- Hồi hộp, thấp thỏm chờ nghe gọi tên mình: Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
- Cảm thấy sự khi phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ: Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo.
? Tìm đoạn văn nói về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng vào lớp?
- Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà các người thân đang nhìn các cậu vớ cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang nhập ngừng trong cổ.
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp trong đoạn văn trên?
- Khóc một phần vì lo sợ- do phải tách rời người thân để bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ.
 Khóc một phần vì sung sướng- lần đầu được tự mình học tập.
 Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải là những giọt nước mắt vòi vĩnh như trước nữa
- GV: Ai mà chẳng hồi hộp khi chờ đợi gọi tên mình vào lớp học. Nhân vật “tôi” cũng tránh sao khỏi sự lúng túng, giật mình. Giọt nước mắt của tuổi thơ với tiếng khóc “thút thít” là dễ hiểu, vì phải rời bàn tay mẹ để vào lớp với trường mới, lớp mới, thầy mới, bạn mới. Đó là cả thế giới khác và cách xa hơn bao giờ hết.
? Hãy nhớ và kể lại những cảm xúc của mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ kia.
- (HS tự bộc lộ)
? Đến đây em hiểu gì về nhân vật “tôi” ?
+ Giàu cảm xúc với trường lớp với người thân.
 Có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
3. Cảm nhận của tôi trong lớp học.
? Tìm những cử chỉ, chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đón nhận giờ học đầu tiên?
+ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận.
 + Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
 + Một con chim non liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
 + Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
- Nhân vật “tôi” cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
? Em có cảm nhận gì về cách miêu tả này của tác giả ?
- Cách miêu tả này rất chân thật. Tâm trạng của nhân vật “tôi” hiện lên trong dòng hồi tưởng giúp người đọc, người nghe liên hệ với chính mình. Tâm trạng của nhân vật “tôi” được liên tưởng như con chim con hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Đây là sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả và bộc lộ cảm xúc. Điều này tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm.
? Hãy lí giải tại sao lại có “cảm giác lạ” và không cảm thấy sự xa lạ của nhân vật “tôi” ?
+ Cảm giác lạ vì lần đầu vào lớp học – một ngôi trường sạch sẽ, ngay ngắn.
+ Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè, vì bắt đầu ý thức được những thứ đó đã gắn bó thân thiết với mình từ bây giờ và mãi mãi.
? Những tình cảm đó cho ta thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớ ...  nước dưới ách đô hộ của giặc minh; 8 câu cuối: Tâm trạng của người cha.
Những hình ảnh bốn phương lửa khói, xương rừng, màu sông; thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con” mang tính chất gì? Nó phản ánh điều gì về hiện tình đất nước?
Đọc 8 câu tiếp và tìm những hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của con người ở đây?
Theo em đây có phải chỉ là nỗi đau Nguyễn Phi Khanh hay là nỗi đau của ai?
Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước. đó không chỉ là nỗi đau của Nguyễn Phi Khanh của nhân dân Đất Việt đầu thế kĩ 15 mà còn là nỗi đau của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước đầu thế kĩ 20
Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ở đoạn này?
HS đọc lại diễn cảm đoạn 3
Người cha nói nhiều đến mình “ Tuổi già” sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn” để làm gì?
Người cha dặn dò con những lời cuối như thế nào? Qua đó thể hiện điều gì?
Đó là lời trao gởi của thế hệ cha truyền thế hệ con
1/ Đoạn 1: Tâm trạng người cha khi từ biệt con trai nơi ải Bắc.
Bối cảnh không gian.
- Nơi biên giới ảm đạm, heo hút, nhuốm màu tang tóc, thê lương.
+ Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật:
- Hoàn cảnh: éo le, đau đớn.
- Tâm trạng: Đau đớn, xót xa.
-> Lời khuyên của người cha có ý nghĩ như lời trăn trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm
2/Đoạn 2: Tình hình hiện đại của đất nước.
Hình ảnh ước lệ tượng trưng. “ Bốn phương khói lữa, xương rừng, màu sông”
=> Tình cảnh đất nước loạn lạc, tơi bời, đau thương tang tóc.
Từ ngữ, hình ảnh: Kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc
=> Tâm trạng buồn bã, đau đớn vò xé trong lòng trước cảnh nước mất nhà tan.
- Giọng điệu: Lâm li, thống thiết xen lẫn nối bi phẫn, hờn căm.
3/Đoạn 3: Lời trao gữi cho con
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình-> Kích thích, hun đúc cái ý chí “ Gánh vác” của người con.
Người cha tin tưởng và trong cậy vào con-> nhiệm vụ rửa nhục cho nhà, cho nước vô cùng trọng đại, khó khăn thiêng liêng.
Hoạt động 4: IV/ - Tổng kết:
Tại sao tác giả lại đặt nhan đề là “ Hai chữ nước nhà”
Nước và nhà, tổ quốc và gia đình...->
Nước mất thì nhà tan, cứu được nước cũng là hiếu với cha. Thù nước đã trả là thù nhà được báo.
GV cho HS đọc to, rõ mục ghi nhớ sau đó làm bài tập 3 SGK
C.CỦNG CỐ
Nờu nội dung sâu xa của văn bản “ Hai chữ nước nhà” ? ở đây, có phải Trần Tuấn Khải chỉ nói đến thời Nguyễn Phi Khanh hay không?
 D.DẶN Dề
- Học thuộc lòng đoạn trích.
Nắm kĩ nội dung và nghệ thuật
Bài mới:
Ôn tập các văn bản, các kiến thức về tiếng việt, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết, xem trước bài: làm thơ bảy chữ ( tập làm trước ở nhà)
 Tuần 17: 
 Tiết 68
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
B.BÀI MỚI
 I.MỤC TIấU
1/. Kiến thức:
Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẽ.
2/. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm thơ bảy chữ.
3/.Thái độ:
 -Bước đầu thể hiện tõm hồn yờu thơ văn
 II.PHƯƠNG PHÁP
 Thảo luận, đàm thoại
 III.CHUẨN BỊ
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài “ Thuyết minh về thể loại văn học”, xem trước bài mới. 
 IV.TIẾN TRèNH LấN LỚP
.
 	 Hoạt động 1: I/ - Nhận diện luật thơ
? Muốn làm một bài thơ bảy chữ ( 4 câu hoặc 8 câu ) theo em phải quan tâm đến những yếu tố nào? 
- xác định số tiếng, số dòng.
- Xác định bằng, trắc cho từng tiếng.
- Xác định đối niêm giữa các dòng thơ.
Câu 1, 2: B-T đối nhau.
Câu 2, 3: B-T giống nhau.
Câu 3, 4: B-T lại đối nhau.
- Nhịp:
Vần: Chủ yếu vần chân.
? HS đọc bài thơ “ Chiều” của ĐV Cừ và xác định vị trí ngắt nhịp, vần, luật BT?
Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét GV điều chỉnh.
? HS đọc bài thơ “ Tối” của ĐV Cừ và chỉ ra chổ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng?
1/ Đọc: Xác định vị trí ngắt nhịp, vần, luật B-T
2 / Chỉ ra chổ sai luật:
+ Chổ sai: Sau “ Ngọn đèn mờ” có dấu phẩy-> gây đọc sai nhịp
- ánh xanh xanh: Sai vần
+ Chửa lại: Bỏ dấu phẩy.
Đổi xanh xanh thành “ xanh lè” “ Bóng trăng nhoè”, “ ánh trăng leo”
Hoạt động 2 II/ - Tập làm thơ bảy chữ:
Cho HS đọc và làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương?
iii) Đáng cho cái tội quân lừa dối.
Già khắc nhân gian vẫn gọi thằng.
Tương tự: Cho HS làm tiếp theo ý mình, đảm bảo đúng luật.
HS tự đọc bài thơ bảy chữ của mình làm...những học sinh khác bình.
GV nêu ưu điểm, khuyết điểm và cách sửa.
1 /Có thể thêm:
i) Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng.
ii) Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
2/ Có thể thêm:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi thoảng hương lúa chín, gió đồng quê
 C.CỦNG CỐ
Cho HS đọc thêm những văn bản ở cuối sách, tham khảo về cách làm thơ bảy chữ.
Để làm tốt một bài thơ bảy chữ, chúng ta phải xác định những yếu tố nào?
 D.DẶN Dề
- Tập làm thơ bảy chữ
- Sưu tầm những bài thơ bảy chữ của các nhà thơ Vịêt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 71: 
 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: Nhận biết được nội dung, kiến thức và những ưu nhược để có hướng khắc phục.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập
B. Phương pháp: 
C.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tập bài kiểm tra đã chấm, đáp án, biểu điểm
 - HS: Chữa lỗi sai
D. Tiến trình lên lớp: 
 I. ổn định lớp: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài
Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Nhận xét chung và kết quả
GV nhận xét, đánh giá chung bài làm của HS
ưu: Nhìn chung HS nắm được nội dung, kiến thức, phương pháp làm bài, biết lựa chọn đáp án đúng, chính xác. Phần tự luận tỏ ra hiểu đề, nội dung có sáng tạo, diễn đạt tốt, kĩ năng vận dụng được, trình bày sạch đẹp: Thảo, Hằng, Hồng, Thanh Tuấn...
Nhược: Còn một số em chưa chịu khó ôn tập nội dung kiến thức chưa nắm được, kết quả bài làm còn thấp:Tân, Long, Phước, Lâm, Lương...
Kết quả cụ thể:
Lớp 8A: G: 5; K: 12; TB: 14; Y: 1
Lớp 8B: G: 5; K: 11; TB: 12; Y: 2
1.Nhận xét:
* Kết quả:
 Hoạt động 2:Trả bài, chữa lỗi
GV phát bài cho HS xem kết quả và tìm được những nhược điểm của mình để sữa chữa.
GV nêu đáp án cho HS đối chiếu sứa chữa, rút kinh nghiệm.
 Trình bày một số bài tốt cho các en học tập
Trình bày một số bài yếu cho các em rút kinh nghiệm
GV nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra HKI
1.Trả bài, chữa lỗi
2. Rút kinh nghiệm:
 C.CỦNG CỐ
 GV tổng kết lại việc đánh giá, nhắc nhở HS rút kinh nghiệm.
 D.DẶN Dề
 Bài cũ: Ôn lại các kiến thức đã học.
 Bài mới: Chuẩn bị sách vở HKII đầy đủ
Tiết 72: 
 Trả bài kiểm tra học kì I
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS biết được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài cho HS 
 Thái độ: Giáo dục HS ý thức, thái độ sữa chữa, rút kinh nghiệm.
 B. Phương pháp:
 C. Chuẩn bị: - GV: Bài kiểm tra đã chấm, đáp án
 - HS: chuẩn bị chữa lỗi trong bài làm
 D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp: 
 II.Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới:
Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài
Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Nhận xét, kết quả:
Gv nhận xét chung bài làm của HS
*ưu: Đa số nắm được nội dung kiến thức, phần tự luận kết quả tương đối.
Nhiều em có bài viết tốt, hành văn trôi chảy, nội dung , kiến thức hiểu biết rộng, bài viết có sức thuyết phục: Hồng, Yến, Tây, Linh
*Nhược: Phần Tiếng Việt nhiều em chưa chịu khó học, Phần văn bản chưa nắm chắc. Một số em chưa nắm được phương pháp, bài viết tự luận còn sơ sài, diễn đạt yếu: Sáu, Long, Lương
*Kết quả:
 Giỏi Khá TB Yếu Kém
 Lớp 8A: 3 9 14 6 0
 Lớp 8B: 3 11 13 3 0
 1.Nhận xét:
 2. Kết quả:
 Hoạt động 2: Trả bài, chữa lỗi 
GV trả bài cho HS , đối chiếu với đáp án để HS nhận ra những sai sót của mình.
Đáp án
 Câu 1(1đ): Trả lời được trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.(0,5 đ)
 Tìm được ví dụ các từ thuộc trường từ vựng về trường học: Học sinh, giáo viên, sách, vở, bảng(0,5đ)
 Câu 2:(2đ) Trả lời: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó(0,5đ)
 Ví dụ: Chính, đích, ngay..
 Đặt câu: Chính tôi làm việc này. Ngay Lan cũng không biết việc đó.(0,5đ)
-Trả lời được thán từ là: những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp.(0,5đ) Ví dụ: Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc: a, ôi, ô hay...
 Đặt câu: A! Mẹ đã về. Lan ơi! đi học.(0,5đ)
Câu 3:(2đ) Giá trị hiện thực của 2 VB ( Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc) là:
- Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí, tiềm tàng của họ.
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất công của XH thực dân phong kiến.(1đ)
* Giá trị nhân đạo: Thể hiện tấm lòng trân trọng, yêu thương, đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nông dân trong XH cũ.(1đ)
- GV đọc một số bài có nội dung hay cho HS tham khảm và đối chiếu với bài viết của mình.
 HS đối chiếu kết quả - rút kinh nghiệm
1.Trả bài, chữa lỗi:
Câu 4: 
1. Mở bài: GT chung về tà áo dài VN
- Chiếc áo dài có từ xưa, nó mang một nét đẹp riêng của người VN .
- Trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, đến bây giờ tà áo dài VN vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất và khiếu thẩm mĩ của người VN.
2. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về chiếc áo dài VN 
- Nguồn gốc: Tà áo dài đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật: Trống đồng Ngọc Lũ, Hoà Bình, Hoàng Họ...từ trên 3000 năm trước.
- Hình dáng: Hai tà áo tung bay thướt tha
- Chất liệu: Bằng lụa, nhung, gấm...
- Màu sắcc: xanh, đỏ, tím, vàng...
- Vị trí của tà áo dài VN trong lễ hội: cưới hỏi, lễ chùa, thi hoa hậu, giao lưu, ca nhạc và lễ hội khác
- Đối tượng mặc áo dài: HS, sinh viên, phụ nữ, cụ già...
- Tà áo dài đi vào thơ ca(Một thoáng quê hương - Thanh Tùng0
3. Kết bài: Cảm nhận của em về tà áo dài VN
 Trải qua 4000 năm văn hiến với bao thăng trầm lịch sử, nhưng tà áo dài vẫn vĩnh cửu với thời gian. Là biểu tượng tinh thần bất khuất, duyên dáng, thanh tao mà lịch sự của người VN.
Biểu điểm phần tự luận:
Điểm 4-5: Mở bài kết bài tốt, nội dung đạt được các ý như hướng dẫn, văn viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu phù hợp với văn thuyết minh.
Điểm 2,5-3,5: Mở bài kết bài khá, bố cục khá hợp lí, nội dung đạt 2/3 hướng dẫn, từ ngữ chính xác trôi chảy,sai chính tả không quá 5 lỗi.
Điểm 1-2: Bài làm chưa đạt yêu cầu h/dẫn, sai thể loại, lủng củng, sai chính tả, sai ngữ pháp.
2. Rút kinh nghiệm:
 IV. Đánh giá kết quả: 
 GV đánh giá kết quả chung, nhắc nhở HS rút kinh nghiệm.
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Bài cũ: Ôn lại nội dung kiến thức đã học
 Bài mới: chuẩn bị chương trình HK II bài “Nhớ rừng”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HKI.doc