Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Ngũ Đoan

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Ngũ Đoan

BÀI 1: Tiết 1,2

Văn bản : TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Các bước lên lớp:

*Chuẩn bị của thầy và trò:

-Thầy: SGK- SGV-Soạn giáo án- Tư liệu tham khảo- Thiết bị dạy học.

- Trò: SGK - Soạn bài - Tìm đọc thêm một vài tác phẩm của Thanh Tịnh.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 Ngày đầu tiên đi học

 Mẹ dắt tay đến trường

 Em vừa đi vừa khóc

 Mẹ dỗ dành bên em.

 Đó là cảm xúc của trẻ thơ lần đầu tới trường đã được nhà thơ Viễn Phương ghi lại bằng lời thơ trong sáng mượt mà và ta cũng sẽ bắt gặp nhiều bài thơ viết về buổi học đầu tiên đầy cảm động như thế. song nói đến những cảm xúc chân thành của tuổi thơ trong buổi tựu trường chúng ta không thể không nói tới áng văn xuôi trữ tình dung dị mà man mác chất thơ của Thanh Tịnh qua văn bản “ Tôi đi học”.

 

doc 165 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Ngũ Đoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn..
Ngày giảng.
Bài 1: Tiết 1,2 
Văn bản : Tôi đi học
 ( Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: 
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Các bước lên lớp:
*Chuẩn bị của thầy và trò:
-Thầy: SGK- SGV-Soạn giáo án- Tư liệu tham khảo- Thiết bị dạy học.
- Trò: SGK - Soạn bài - Tìm đọc thêm một vài tác phẩm của Thanh Tịnh.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khóc
 Mẹ dỗ dành bên em...
 Đó là cảm xúc của trẻ thơ lần đầu tới trường đã được nhà thơ Viễn Phương ghi lại bằng lời thơ trong sáng mượt mà và ta cũng sẽ bắt gặp nhiều bài thơ viết về buổi học đầu tiên đầy cảm động như thế... song nói đến những cảm xúc chân thành của tuổi thơ trong buổi tựu trường chúng ta không thể không nói tới áng văn xuôi trữ tình dung dị mà man mác chất thơ của Thanh Tịnh qua văn bản “ Tôi đi học”...
Hoạt động của thầy.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc- chú thích.
GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm.
H: Giới thiệu vài nét về nhà văn Thanh Tịnh và những tác phẩm tiêu biểu của ông?
H: Truyện ngắn Tôi đi học ra đời vào thời điểm nào?nội dung chính của truyện?
GV : Dựa vào SGV bổ sung thêm cho HS vài nét về tác giả và tác phẩm.
GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc văn bản.
GV đọc đoạn 1: Từ đầu -rộn rã
2 HS đọc tiếp đến hết.
H: Khi đọc văn bản , cần chú ý những chi tiết nào? vì sao?
H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H; Phương thức biểu đạt chính? ( biểu cảm)
H: Truyện ngắn kể về ai? Về sự việc gì? nhân vật chính?
H: Truyện có bố cục gồm mấy phần?
H: Nội dung tương ứng với từng phần?
Gv yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ trong chú thích 1,2,3,7.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc lại phần đầu văn bản.
GV dùng câu hỏi gợi mở để tạo tâm thế cho HS cảm thụ tác phẩm .
H: Nhân vật chính của truyện ngắn là ai? Sự việc nào xoay quanh nhân vật?
H: Kỉ niệm ngày tựu trường của nhân vật tôi được kể theo trình tự nào?
H: Nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên của Thanh Tịnh được khơi dậy vào thời điểm nào?
H: Những hình ảnh nào hiện về trong kí ức của tác giả?
H: Tâm trạng của Thanh Tịnh khi nhớ về kỉ niệm đó như thế nào? 
H: Để diễn tả tâm trạng của mình khi nhớ về buổi tựu trường, tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
H: Qua hình ảnh so sánh đó tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
H: Những chi tiết nào diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường? 
H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt , sắp xếp các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường?
(GV: Cách diễn đạt gợi sự suy tưởng sâu sắc đối với người đọc: Sự thay đổi về thời quan sát sự vật, qua trang phục, trong tâm trạng...)
H: Theo em dụng ý của tác giả khi kết hợp các yếu tố đó?
H: Ngoài các yếu tố trên, tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào giúp em cảm nhận được tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường?
H: Qua các yếu tố nghệ thuật đó tác giả giúp cho người đọc điều gì hiểu gì về diễn biến tâm lý nhân vật tôi khi lần đầu đến trường?
H: Theo em, qua diễn biến tâm trạng nhân vật tôi, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
GV: Hình ảnh con đường và các so sánh còn giúp ta hiểu thêm về nhân vật tôi là người ...và ta cùng tìm hiểu tiếp tâm trạng nhân vật tôi cùng bạn khi ở trên sân trường.
*GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2.
H: Đoạn trên kể lại sự việc gì?
H: Hình ảnh ngôi trường qua cảm nhận của nhân vật tôi?
H: Trong buổi tựu trường? Những ngày trước đó?
H: Nhận xét gì về cách kể, tả và bộc lộ cảm xúc của nhà văn Thanh Tịnh khi nói về ngôi trường Mĩ lí ?
H: Nhà văn có dụng ý gì khi dùng các yếu tố nghệ thuật đó?
H: Em cảm nhận điều gì về thái độ và tình cảm của nhân vật tôi đối với ngôi trường Mĩ Lí?
H: Cảm xúc của nhân vật tôi và các bạn trước khi vào lớp?
H: Để diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi và bè bạn, tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
H: Những cảm xúc của nhân vật tôi và các bạn nhỏ gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Cảm xúc của em lần đầu đi học hoặc đến trường THCS?
GV bình và chuyển ý.
GV dùng lệnh cho HS đọc đoạn còn lại.
H: Đoạn truyện ghi lại điều gì?
H: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm được dùng để diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi vào lớp học?
H: Diễn biến tâm trạng nhân vật tôi và các bạn nhỏ khi nghe tiếng trống trường? 
- Khi nghe gọi tên và khi vào lớp?
- Khi dời người thân vào lớp?
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật của Thanh Tịnh?
H: Qua cách dùng từ láy gợi cảm và các câu biểu cảm trực tiếp, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
H: Cảm nhận của nhân vật tôi lúc chia tay người thân như thế nào?
H: Tại sao nhân vật tôi có cảm giác như vậy?
H: Cảm xúc đó của nhân vật tôi gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Thái độ và cử chỉ của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp ?
H: Theo em, tại sao nhân vật tôi lại có những cảm xúc và cảm giác đó?
H: Hình ảnh cánh chim và kỉ niệm tuổi thơ khiến em liên tưởng tới điều gì?
H: Điều gì đã cắt ngang dòng suy tưởng của nhân vật tôi?
H: Tư thế học và bài học đầu tiên đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm và thái độ của Thanh Tịnh đối với việc học hành?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết tác phẩm.
H: Có ý kiến cho rằng: văn bản “Tôi đi học” là bức thông điệp xanh gửi gắm đến bao thế hệ bạn đọc và có sức cuốn hút diệu kì với trẻ thơ...bằng sự cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
H: Bạn A cho rằng: Tác phẩm làm xao động tâm hồn người đọc không chỉ bằng lòi kể nhẹ nhàng mà bởi mỗi trang viết đều man mác chất thơ, theo em yếu tố nào góp phần làm nên chất thơ của văn bản này?
H: Trình bày cảm nhận của em
nhân vật tôi ?
GV liên hệ: Gợi ý cho HS đọc hoặc hát một số bài diễn tả niềm hạnh phúc của các em khi lần đầu đi học...
- Tích hợp với văn bản: “ Cổng trường mở ra”- Ngữ văn lớp 7
Hoạt động của trò.
HS đã đọc và tìm hiểu phần chú thích để nắm sơ lược về tác giả và tác phẩm.
HS dựa vào phần chú thích * để trả lời:
SGK ngữ văn lớp 8 tập I trang 8.
HS nghe GV đọc mẫu.
- 2 em HS đọc tiếp .
- HS: Khi đọc cần chú ý các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Tôi vì đó là cảm xúc chân thành của nhân vật chính trong truyện ngắn mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
- Kết hợp 3 phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Kể về những cảm xúc chân thành của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
* HS trình bày 5 đoạn của văn bản và nội dung của các đoạn.
- Đoạn 1 khơi nguồn kỉ niệm.
- Đoạn 2: Tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường cùng mẹ.
- Đoạn 3: Tâm trạng nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường.
- Đoạn 4: Tâm trạng nhân vật tôi khi nghe gọi tên mình.
- Đoạn 5: Tâm trạng nhân vật tôi khi vào lớp học.
HS giải thích nghĩa của các từ thuộc các chú thích 1,2,3,7.
HS đọc phần đầu của văn bản.
- Truyện kể về nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Truyện kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi; qua dòng hồi tưởng ấy, tác giả diễn tả cảm giác, tâm trạng theo trình tự thời gian( trên đường tới trường-> lúc ở sân trường-> lúc vào lớp học)
- Hằng năm cứ vào cuối thu-> Nỗi nhớ da diết khôn nguôi( diễn ra nhiều năm và suốt cả cuộc đời).
- Hình ảnh mang tín hiệu của mùa thu luôn khơi dậy trong lòng tác giả cái kỉ niệm đẹp đễ đó( lá rụng, những đám mây bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường)
- Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh và các từ láy...
-> Trân trọng kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ => gợi cho người đọc liên tưởng tới kỉ niệm của tuổi thơ mình và cảm thông chia sẻ với những ai chưa một lần cắp sách tới trường đồng thời chuẩn bị cho trẻ thơ một tâm thế và khơi dậy tình yêu quê hương, yêu mái trường... 
*HS liệt kê các chi tiết diễn tả tâm trạng nhân vật tôi trên đường đến trường cùng mẹ:
-Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ...
- Tôi không lội qua sông...
- Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn...khó khăn gì hết.
- Tôi muốn thử sức..
- Tôi có ngay cái ý nghĩ...
- ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
*HS nhận xét: 
- Kết hợp 3 phương thức biểu đạt: TS, MT, BC và đan xén các hình ảnh miêu tả các sự vật trong các thời điểm khác nhau...
-> Đan xen các chi tiết, cảm xúc của nhân vật tôi trong các thời điểm khác nhau để làm nổi bật cảm xúc của nhân vật tôi khi lần đầu tới truờng...
* Tác giả dùng nghệ thuật so sánh rất độc đáo, hình ảnh so sánh gần gũi và gợi cảm.
* Lần đầu đi học nhân vật tôi cảm thấy một sự thay đổi lớn :
-Hình ảnh con đường khác lạ, bản thân mình cũng thay đổi, mong muốn trưởng thành...-> Tác giả lí giải sự thay đổi đó là vì “hôm nay tôi đi học”-> một điều có vẻ giản đơn nhưng lại là một bước ngoặt trong cuộc đời của tác giả cũng như của bao người khác- điều đó thật thiêng liêng...
=> Nhạy cảm, luôn ý thức về sự trưởng thành của bản thân và coi trọng việc học hành...
HS: Đoạn truyện trên kể lại sự việc nhân vật tôi cùng các bạn tập trung trên sân trường chuẩn bị cho lễ đón học sinh vào lớp.
*Hình ảnh ngôi trường:
- Sân trường dày đặc cả người...
+ Trước đó: nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng và thấy nó thật xa lạ ...
+ Trong buổi tựu trường: Trường mĩ lí vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp và cảm thấy lo sợ vẩn vơ.
-> Đan xen lời kể và các câu bộc lộ cảm xúc trực tiếp với các so sánh về ngôi trường trong hai thời điểm khác nhau...
-> Dùng hình ảnh so sánhvà tả thực, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp oai nghiêm của ngôi trường trong mắt trẻ thơ trong ngày khai trường đầu tiên của tuổi học trò=> sự cảm nhận mới mẻ về ngôi trường ấy cũng chính bởi sự biến chuyển trong tâm lí nhân vật trước sự kiện lớn lao của tuổi thơ...
-> Tự hào, yêu mến mái trường quê hương.
*Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ nép bên người thân...trong cảnh lạ”
->Dùng các từ láy có sức biểu cảm kết hợp các so sánh gần gũi, tác giả giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng của nhân vật tôi và các bạn nhỏ.
Thật hạnh phúc và cảm động khi ta đựợc đến trường...
HS tự trình bày.
HS đọc.
* Tâm trạng nhân vật tôi khi vào lớp.
*HS tìm các chi tiết diễn tả tâm trạng nhân vật tôi khi vào lớp và chỉ rõ các yếu tố TS, MT, BC:
- Sau một hồi trống vang dội...
->Cảm thấy chơ vơ->vụng về, lúng túng-> cảm thấy như quả tim ngừng đập-> quên cả mẹ đứng bên-> giật mình và lúng túng-> thấy nặng n ... ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc- chú thích.
H: Dựa vào phần chú thích *, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
H: Văn bản đựoc viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Trần Tuấn Khải sáng tác bài thơ theo thể thơ gì?
H: Lời tâm sự diễn tả điều gì? thể hiện qua mỗi phần trong văn bản ra sao?
GV giúp HS hiểu thêm về hoàn cảnh của câu chuyện và hoàn cảnh lịch sử dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX và giới thiệu thêm vài tác phẩm của Trần Tuấn Khải.
GV cho HS chơi trò đố vui để tìm hiểu nghĩa một số từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản.
H: Hãy đọc thầm lại phần đầu đoạn trích.
H: Qua phần chú thích SGK, em hiểu gì về cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh?
H: Tác giả đã diễn tả cuộc ra đi của Nguyễn Phi Khanh qua những hình ảnh thơ nào?
H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để diễn tả cảnh tượng cuộc ra đi?
H: Qua hình ảnh thơ đó, em cảm nhận được gì về tâm trạng của người ra đi?
H: Hình ảnh người cha hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên ấy?
H: Yếu tố nghệ thuật nào đã góp phần phác hoạ bức chân dung người cha?
H:P Từ hình ảnh ẩn dụ đó giúp em hiểu gì về tình cảm của người cha?
H: Qua đó, em hiểu Nguyễn Phi Khanh là người như thế nào?
GV bình và chuyển sang phần 2.
H: Đọc thầm lại phần 2.
H: Đọc lại lời người cha khuyên con và cho biết người cha nhắc đến ai và sự kiện gì?
H: Qua đó ông giúp con hiểu gì về dân tộc ta?
H: Dụng ý của người cha khi nói về những điều đó với con?
H: Điều này cho em thấy tình cảm nào luôn thường trực trong trái tim người cha?
H: Cùng với việc giúp con hiểu truyền thống cha anh, người cho còn cho con thấy điều gì?
H: Hình ảnh thơ nào giúp em hiểu thêm về lời tâm sự của người cha với con?
H: Tác giả dùng nghệ thuật gì để diễn tả nỗi đau của người cha trước vân mệnh của dân tộc?
H: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật?
H: Qua tâm sự của người cha, nhà thơ muốn bày tỏ tình cảm gì?
GV bình và chuyển ý.
VG yêu cầu HS đọc phần cuối của đoạn trích.
H: Người cha bày tỏ với con điều gì về hoàn cảnh của mình?
H: Theo em, tại sao khi khuyên con trở về cứu nước cứu nhà, người cha lại thổ lộ với con về cảnh ngộ bất lực của mình?
H: Người cha mong muốn gì ở người con?
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của người cha khi khuyên con?
H: Em cảm nhận thêm gì về người cha?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
H: Yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức truyền cảm mạnh mẽ của bài thơ?
H: Em hiểu gì về nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan?
H: Mượn lời người cha, tác giả đã bày tỏ tâm sự gì?
GV bình: bài ca yêu nước thiết tha của Trần Tuấn Khải...
H: Từ lời thơ của Trần Tuấn Khải khiến em liên tưởng tới những vần thơ diễn tả tình yêu quê hương của những ai?
Hoạt động của trò
HS trình bày sơ lược về tác giả và tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Tự sự và biểu cảm.
Thể thơ song thất lục bát.
- Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con để diễn tả tâm trạng và thái độ của mình trước cảnh nước mất nhà tan.
- Bài thơ gồm có ba phần:
1. Từ đầu-> lời cha khuyên: nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa tổ quốc.
2. Tiếp-> tế độ đàn sau đó mà: nỗi lòng người cha trong cảnh nước mất nhà tan.
3. Còn lại: nỗi lòng người cha dành cho con.
HS giải thích nghĩa từ khó.
HS đọc.
- Nguyễn Phi Khanh bị giặc minh bắt và giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha ra tới biên ải thì ngưòi cha khuyên ông quay về lo đền nợ nước trả thù nhà.
“ Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
- Nghệ thuật tương phản: ải bắc> < giời Nam
- mây ảm đạm gió đìu hiu-> mượn cảnh ngụ tình đặc sắc.
->Buồn bã, thê lương...=> nỗi tức giận đớn đau của người yêu nước thiết tha nay phải rời xa quê hương đất nước.
“Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi”
- Dùng từ láy và phép tu từ ẩn dụ
-> giọt nước mắt xót thương cho chính mình phải sang xứ người, thương con và thương cảnh nước nhà bị quân Minh đô hộ.
HS tự bộc lộ.
HS đọc.
“ Giống Hồng Lạc...kém gì”
- Nhắc lại nguồn gốc dân tộc và lịch sử dân tộc với nhiều chiến thắng và anh hùng hào kiệt.
- Muốn con hiểu truyền thống cha anh và kế tục sự nghiệp đó.
- Niềm tự hào về truyền thống dân tộc và lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
- Cảnh nước mất nhà tan
“ Thảm vong quốc kể sao xiết kể
 ....cơn sầu”
- Dùng nghệ thuật nhân hoá và so sánh.
-> cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất núi sông...
=> Lòng căm phẫn tột độ trước tội ác của giặc Minh và lòng yêu nước vô bờ bến...
- Mượn lời người cha nói với con để diễn tả lòng mình...
HS đọc.
“ Cha xót phận tuổi già sức yếu
 ... vũng lầy”
- Cha đã già yếu không còn địa vị và nay bất lực trước hoàn cảnh...
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được cho nước cho dân...
- Mong con nhớ đến tổ tông và noi gương tổ tông.
- Giọng điệu thống thiết, chân thành có sức lay động lòng người...
HS tự trình bày.
HS:
*NT: Dùng thể thơ thất ngô bát cú.
- Giọng điều thơ khi thiết tha lúc hào hùng tạo nên sức cuốn hút đối với người đọc.
- Dùng từ gợi cả và gợi tả.
* ND: Tình yêu con hoà cùng tình yêu đất nước sâu nặng.
=> Tấm lòng yêu nước thiết tha, tôn trọng và tự hào về những người anh hùng dân tộc và khích lệ lòng yêu nước và căm thù giặc Pháp của nhân dân ta.
HS trình bày:
- Thơ 2 cụ Phan, thơ Phạm Tất Đắc,Thơ Bác, thơ Tố Hữu và bài thơ “ Gánh nước đêm” của chính tác giả....
Ghi bảng
I. Đọc- chú thích:
1. Tác giả, tác phẩm: SGK ngữ văn 8 tập I- trang 161.
2. Thể thơ: song thất lục bát.
3. Kết cấu của đoạn trích.
4. Giải nghĩa từ khó.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa tổ quốc:
“ Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Nỗi tức giận đớn đau của người yêu nước thiết tha nay phải rời xa quê hương đất nước.
Xót thương cho chính mình phải sang xứ người, thương con và thương cảnh nước nhà bị quân Minh đô hộ.
-> Là người trung thành với tổ quốc và tha thiết yêu quê hương...
2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Muốn con hiểu truyền thống cha anh và kế tục sự nghiệp đó.
- Niềm tự hào về truyền thống dân tộc và lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
-> Thái độ và tình cảm của nhà thơ trước thời cuộc...
3. Nỗi lòng người cha dành cho con:
_ Tâm sự với con về cảnh ngộ bất lực của mình, mong con làm tiếp những điều cha chưa làm và kế nghiệp tổ tông.
- Yêu con hoà trong tình yêu tổ quốc, đặt niềm tin tưởng vào con=> Yêu con, yêu nước ...
III. Ghi nhớ:
SGKNV8 trang 163.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
IV. Luyện tập:
Bài tập ( SGK- 163):
GV cho HS tìm các câu thơ, từ ngữ có sức truyền cảm trong bài thơ và yêu cầu các em tự trình bày cảm xúc về các hình ảnh thơ đó.
GV chốt lại: Sức truyền cảm nghệ thuật của đoạn thơ là ở cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa khơi dậy tinh thần đấu tranh chống Pháp của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX...
* Bài tập về nhà:
- Học thuộc đoạn trích.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì ( ôn tập theo chuyên đề trong các tiết ôn tập( ôn luyện dấu câu, ôn tập tiếng Việt, ôn tập phần văn , tập làm văn)
Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ bảy chữ: Mỗi nhóm làm một khổ thơ hoặc bài thơ 7 chữ theo đề tài tự chọn ,
	 ============================
 Tuần 17- Tiết 67, 68.
Kiểm tra tổng hợp học kì I.
Mục tiêu cần đạt:
Nhằm đánh giá:
Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của các môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
Năng lực vân dụng phương thức thuyết minh hoặc phương pháp tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm một bài viết và các kỹ năng tập làm văn nói chung để viết được một bài văn.
Nội dung kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm (4,5 điểm; mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
	Hãy đọc kỹ đoạn văn và cacs câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
	Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc là thường xuân đơn độc níu váo cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi cơn mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
	Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
	Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó
Giôn-xi nằm nhìn chiếc là hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi, Giôn-xi nói: - Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc là cuối cùng vẫn còn đó để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và một chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan - đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy cái gối lại quang em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó emhi vọng sẽ được vẽ vịnh Nap-lơ...
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
Cô bé bán diêm
Chiếc lá cuối cùng
Hai cây phong
Trong lòng mẹ
2. Tác giả của đoạn văn là ai?
Xéc-van-téc
An-đéc-xen
O Hen-ri
Ai-ma-tốp
3. Đoạn văn được kể theo lời của ai?
Giôn-xi
Xiu
Xiu và Giôn-xi
Người kể chuyện-tác giả
4. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh?
1
2
4
5
5. Trong đoạn văn có bao nhiêu trường từ vựng “thời gian”?
1
2
4
6
6. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi cơn mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Câu văn trên thuộc loại nào?
Câu đơn
Câu đơn đặc biệt
Câu ghép chính phụ
Câu ghép liên hợp
7. Các từ cùng trường từ vựng “thời gian” sau đây, từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?
Hoàng hôn
Ngày
Buổi trưa
Bình minh
8. Từ nào không phải là từ tượng hình trong các từ sau đây?
Lênh khênh
Móm mém
Nghêng nghêng
Rào rào
9. Câu hay nhóm từ nào dưới đây không có trợ từ?
Ngay cả trong ánh hoàng hôn
Em thật là một con bé hư
Cứ mỗi năm vào độ rét, cây mận lại trổ hoa
Muốn chết là một tội
Phần II: Tự luận: (5,5 điểm)
Đề bài: Học sinh trọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Thuyết minh bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà em thích nhất
Đế 2: Giới thiêu về ngôi trường của em
*Đáp án và biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (4,5 điểm)
B
B
D
B
D
C
B
D
D
Phần II: Tự luận (5,5 điểm)
* Yêu cầu: - Viết đúng thể loại: Thuyết minh
	 - Đối tượng: Bài thơ thất ngôn bát cú đường luật mà em thích nhất hoặc ngôi trường của em.	
* Dặn dò: Chuẩn bị hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ (Mỗi em tự sáng tác một bài thơ 7 chữ với đề tài tự chọn)
	 Tham khảo các bài thơ 7 chữ trong chương trình ngữ văn lớp 7 và lớp 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 8HKI3cot.doc