Tiết 1
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
( Thanh Tịnh )
I. MỤC TIÊU.
1.KT:- Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời.
2.KN:- Nhận biết đựơc ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
3.TĐ:- Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
1.Tổ chức:
2.KTBC:
Kiểm tra vở, sgk của học sinh
3.Bài mới: HĐ1: Khởi động-GT
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 1 Văn bản: tôi đi học ( Thanh Tịnh ) I. Mục tiêu. 1.KT:- Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời. 2.KN:- Nhận biết đựơc ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh. 3.TĐ:- Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ. II. Chuẩn bị. - GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk III. Tiến trình dạy – học. 1.Tổ chức: 2.KTBC: Kiểm tra vở, sgk của học sinh 3.Bài mới: HĐ1: Khởi động-GT Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HĐ2: Hd đọc-hiểu vb - Giáo viên gọi hs đọc chú thích * sgk. ? Nêu những nét khái quát về tác giả? - Gv giới thiệu ảnh chân dung tác giả. ? Nêu xuất xứ của văn bản? - Gv hướng dẫn hs cách đọc: - Giọng chậm , dịu, hơi buồn, lắng sâu Gv gọi học sinh đọc các đoạn của văn bản , có nhận xét cụ thể. - Gv cùng hs giải thích một số chú thích trong sgk. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần? - P1: Từ đầu ... ngọn núi – cảm nhận của tôi trên đường tới trường. - P2: Tiếp ... được nghỉ cả ngày nữa – Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường. - P3: Còn lại – Cảm nhận của tôi trong lớp học. ? Đoạn nào của văn bản gợi cho em cảm xúc thân thuộc nhất ? - Hs tự bộc lộ, gv nhận xét và định hướng cảm xúc. - Gv gọi hs đọc đoạn 1 của văn bản . ? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian và thời gian nào ? (thảo luận N) ? Tại sao không gian và thời gian đó lại trở thành kỉ niệm khó quên đối với tác giả ? - Không gian, thời gian quen thuộc, gần gũi, gắn liền, rất quan trọng đánh dấu lần đầu trong cuộc đời được cắp sách đến trường của tác giả -> Tác giả là người yêu quê hương tha thiết ? Tại sao tác giả lại có cảm giác lạ trong khung cảnh quen ? (thảo luận N) ? Tại sao giờ đây tôi lại không tham gia các trò chơi như trước ? ? Trên con đường tới trường, cậu trò nhỏ có những hành động và suy nghĩ gì ? - Hành động: ghì chặt hai quyển vở trên tay. - Suy nghĩ: muốn thử sức mình tự cầm sách mà không cần mẹ giúp. ? Qua đó giúp ta hiểu gì về con người cậu ? ? Tất cả những nội dung trên đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp gì của cậu trò nhỏ ? (thảo luận bàn) ? Câu cuối của đoạn tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Hãy tìm và phân tích giá trị ? - Nghệ thuật: so sánh để nhấn mạnh và đề cao sự học của con người. I/ G.thiệu chung Vb 1/ Tác giả. - Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911 – 1988), quê ở Huế. - sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm dịu êm, trong sáng. 2/ Tác phẩm. - Văn bản được in trong tập “ Quê mẹ” xuất bản năm 1941. 3/Bố cục: II/ Tìm hiểu văn bản. 1.Khơi nguồn kỷ niệm - Thời gian: buổi sáng cuối thu đầy sương thu và gió lạnh. - Không gian: trên con đường làng dài và hẹp. 2. Diễn biến tâm trạng củanhân vật tôi: a/Trên con đường tới trường - Tôi thấy cảnh vật vừa quen vừa lạ, thấy mình như đã lớn lên. - Muốn được chững chạc như các bạn, tự mình đảm nhiệm công việc học tập * Tôi là cậu bé rất sâu sắc, tự tin vào bản thân mình, muốn học tập tốt, biết yêu bạn bè và mái trường. 4.Củng cố: ? Qua tìm hiểu kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi, em hãy kể ngắn gọn về kỉ niệm sâu sắc của em trong thời gian đi học ? -Gv hệ thống lại bài 5. HD tự học và dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị: phần còn lại của bài và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2 Văn bản:tôi đi học ( Tiếp) ( Thanh Tịnh ) I. Mục tiêu. 1.KT:- Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời. 2.KN:- Nhận biết đựơc ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh. 3.TĐ:- Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ. II. Chuẩn bị. - GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk III. Tiến trình dạy – học. 1.Tổ chức: 2.KTBC: ? Hãy phân tích diến biến tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật tôi khi đi trên con đường đến trường trong buổi đầu đến trường ? 3.Bài mới: HĐ1: Khởi động-GT Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HĐ2: Hd đọc-hiểu vb - Hs quan sát vào đoạn 2 của văn bản ? Cảnh sân trường làng Mỹ Lý có đặc điểm gì nổi bật ? (thảo luận N) ? Cảnh nhộn nhịp và long trọng của sân trường gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của dân ta đối với việc học ? -> Cảnh sân trường đã phần nào phản ánh được không khí của ngày khai trường thường thấy ở nước ta. Qua đó thể hiện được tinh thần hiếu học, tôn trọng việc học của nhân dân, bộc lộ tình cảm sâu nặng của tácgiả đối với trường. ? Tâm trạng của tôi lúc này ntn? ? Ngôi trường làng Mỹ Lý được miêu tả qua cái nhìn của tôi có đặc điểm gì ? ? Tại sao ngôi trường lại có đặc điểm khác nhau trong cảm nhận của tôi như vậy ? Trường có đặc điểm khác nhau qua cái nhìn của tôi là do xuất phát từ trong tâm trạng của tôi. Khi đi học, biết về bản chất cao quý của việc đi học đã thấy ngôi trường làng trở lên oai nghiêm, xinh xắn. ? Những cậu trò nhỏ được tác giả miêu tả ntn ? - Hình ảnh các cậu trò nhỏ: như chim non đứng bên bờ tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng , e sợ. ? Hãy phân tích hình ảnh đó để thấy được diễn biến tâm trạng rất phù hợp của các cậu trò nhỏ trong lần đầu đến trường ? ? Hình ảnh ông đốc được miêu tả ntn ? ? Hình ảnh ông đốc gợi cho em liên tưởng đến ai ? (thảo luận bàn) ? Trong đoạn có miêu tả tiếng khóc, em nghĩ gì về tiếng khóc? - Khóc: vì lo sợ ( tách mẹ vào trường ) Vì sung sướng ( tự được học) -> Báo hiệu sự trưởng thành ? Qua nội dung đã phân tích giúp em hiểu gì về nhân vật tôi ? - Hs đọc phần cuối của văn bản . ? Vì sao khi xếp hàng vào lớp tôi lại thấy xa mẹ nhất ? ? Khi bước vào lớp học tôi cảm nhận thấy điều gì ? Tại sao cậu lại có cảm nhận ấy ? - Lạ vì đây là lần đầu cậu được vào lớp học, làm quen với môi trường học tập ngay ngắn. Quen vì cậu đẫ ý thức được những đồ dùng trong lớp sẽ gắn bó với mình trong quá trình học tập sau này. HĐ3: Hd tổng kết ? Đoạn cuối văn bản có hai chi tiết đối lập nhau trong hành động và nhận thức của tôi, em hãy tìm và phân tích ? ? Trong văn bản tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? ? Phương thức đó giúp em hiểu gì về nội dung và ý nghĩa của văn bản ? (thảo luận N) -Gv hd luyện tập ?Em học tâp được gì về nt kể chuyện của t/g ?Hãy kể lại cảm xúc và kỉ niệm của em trong ngày đầu đi học 2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi: ( tiếp) b/ Lúc ở sân trường. - Sân trường rất đông người ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa -> Tôi ngạc nhiên, ngập ngừng và e sợ - Khi nghe gọi tên: giật mình, lúng túng, và khóc. *Tôi là cậu bé rất yêu trường lớp, thầy cô, đặc biệt là cậu đã trưởng thành nhiều trong nhận thức mặc dù mới đi học. c/ khi ở trong lớp học. - Tôi ý thức được sự độc lập khi đi học. - Cậu trò nhỏ rất nuối tiếc tuổi thơ song lại rất nghiêm túc, tự giác trong học tập. III/ Tổng kết. - Phương thức tự sự xen miêu tả và biểu cảm. Trong đó nổi bật là phương thức biểu cảm. - Kỉ niệm buổi đầu đi học thật ấn tượng, sâu sắc, khó phai trong cuộc đời cậu trò nhỏ. *ý nghĩa vb: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh IV.Luyện tập: -Muốn kể chuyện hay cần phải có kỷ niệm đẹp và giàu cảm xúc 4.Củng cố: ? Dòng cảm xúc của tác giả được diễn đạt theo trình tự nào ? Trình tự đó góp phần thể hiện nội dung văn bản ntn ? ? Hãy nêu tâm trạng của em trong buổi khai giảng năm học đầu tiên ? 5. HD tự học và dặn dũ: - Về nhà học bài, đọc lại các vb viết về gia đình và nhà trường đã học. Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về 1 ngày tựu trường mà em nhớ nhất - Chuẩn bị bài “ Cấp độ khái quát nghĩa của từ ”. *Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 3: cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ I. Mục tiêu. - Hs hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn tư duy trong nhận thức giữa mối quan hệ trong cái chung và riêng. - Giáo dục ý thức dùng từ ngữ đúng nghĩa khi viết. II. Chuẩn bị. - GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ - HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi sgk III. Tiến trình dạy – học. 1. Tổ chức: 2.KTBC: Không 3.Bài mới: HĐ1: Khởi động-GT Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HĐ2: Hình thành kiến thức mới - Hs đọc và quan sát kĩ ví dụ . ? Nghĩa của từ động vật rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá ? Vì sao ? Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ? (thảo luận N) ? Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo ? ? Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ cá thu, cá rô ? ? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của những từ nào ? ? Từ những so sánh đó em hãy rút ra những kết luận về từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp? (thảo luận bàn) * Gv khấn mạnh: Đó là cấp độ khái quát nghĩa của từ. HĐ2: Hd làm BT ? Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ sau đây? ? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở các nhóm sau đây? ? Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau? (thảo luận N) ? Chỉ ra những từ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ sau? ? Tìm 3 động từ cùng thuộc 1 phạm vi nghĩa? Các từ có nghĩa bao hàm. (thảo luận N) I/ Từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp 1/ Ví dụ. Động vật Thú Chim Voi, Hươu Tu hú, Sáo 2/ Kết luận. ( ghi nhớ sgk) II/ Luyện tập: Bài tập 1 - Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Y phục Quần áo quần đùi áo dài quần dài áo sơ mi Bài tập 2 a. Chất đốt: xăng, dầu, than, củi. b.Nghệ thuật: hội hoạ, văn hoc, điêu khắc. c. Thức ăn d. Nhìn e. Đánh Bài tập 3 a. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô. b. Kim loại : vàng, bạc, đồng ,nhôm c. Người: anh, em, cô, chú, cậu d. Hoa quả: xoài, mận, ổi, sầu riêng e. Mang: xách, khiêng, gánh. Bài tập 4 a. Thuốc lào b. Thủ quỹ c. Bút điện d. Hoa tai Bài tập 5 - Một từ có nghĩa rộng: khóc - Hai từ có nghĩa hẹp hơn: nức nở, sụt sùi. 4.Củng cố: ? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? Ví dụ ? ? Khi nào thì dùng các cấp độ khái quát nghĩa ? -Gv khái quát lại bài 5.HD tự học và dặn dũ: - Học bài, làm hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. *Rút kinh nghiệm: .............. ... tương lai? 4.Củng cố: -GV thu bài về chấm -Nhận xét ý thức giờ kiểm tra 5.HD tự học và dặn dò: -Về nhà ôn lại bài -Chuẩn bị giờ sau: Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ ( T1) NS: NG: Tiết : 70 - 71 Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức Những yờu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thơ bày chữ. - Đặt cõu thơ bảy chữ với cỏc yờu cầu đối, nhịp, vần,. 3.Thái độ: - Tạo không khí lành mạnh, mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ trong quá trình tập làm thơ. II. Chuẩn bị. - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu , bài thơ Mẫu 7 chữ - HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk ( Mỗi HS chuẩn bị 1 bài thơ ít nhất 4 câu , thơ 7 chữ) III. Tiến trình dạy - học. 1- Tổ chức : sĩ số............ 2- Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs 3- Bài mới: HĐ1: KĐ-GT Hoạt động của thầy và trò HĐ2: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS -HS các N báo cáo việc chuẩn bị ở nhà , GV kiểm tra theo N -GV NX đọc một số bài hay của từng N - Hs đọc sgk. ? Em hiểu thế nào là thể thơ bẩy chữ? ? Phân tích mẫu bài thơ? -HS làm tại lớp các N tự chữa theo Hd của GV -GV NX bổ sung ( chú ý vần , nhịp , số câu, chữ ) -HS thi làm thơ 7 chữ theo chủ đề giữa các N *Củng cố Tiết 1: ?Em hiểu thế nào là thể thơ bẩy chữ? ?Đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ 7 chữ mà em biết ? *HD tự học và dặn dò: -GV y/c HS về sưu tầm các bài thơ 7 chữ , tập nhận diện theo thể thơ -Chú ý về số chữ (tiếng) , vần ,luật... .-Chuẩn bị tiếp phần II (SGK) *Tiết 2 -ổn định: Sĩ số -Kiểm tra bài cũ : ?Em hiểu thế nào là thể thơ bẩy chữ? -GV kiểm tra ở nhà chuẩn bị của HS * Hd tập làm thơ trên lớp HĐ1: ? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ sau: ( Thảo luận N) ? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách chữa ? ( Thảo luận bàn) HĐ2: ? Hãy làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi ? Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! ? Hai câu thơ có đề tài về vấn đề gì ? ? Chú Cuội có đặc điểm gì ? ? Có thể làm thơ theo phong cách nào ? ? Hai câu tiếp theo luật bằng - trắc phải ntn ? ? Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn ý của mình? ( Thảo luận N) ? Hãy làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình: Vui sao ngày đã chuyển sang hè Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve. ? Đề tài của hai câu thơ đó là gì ? ? Mùa hè gợi cho em liên tưởng đến những nội dung nào ? ? Các qui định về bằng - trắc của hai câu tiếp sẽ phải ntn ? - Hs dựa vào các gợi ý đó để làm hai câu cuối Nội dung bài học I. Chuẩn bị ở nhà. 1. Khái niệmvà phạm vi luyện tập. - Muốn làm bài thơ bẩy chữ(4 câu hoặc 8 câu) ta phải xác định được những yếu tố: + Số tiếng số dòng của bài thơ + Xác định bằng trắc cho từng tiếng trong bài + Xác định đối niêm trong các dòng thơ + Xác định vần trong bài thơ + Xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ + Luật cơ bản: Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh 2. Phân tích mẫu. Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn B B B T T B B Bảy nổi ba chìm với nước non T T B B T T B Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn T T T B B T T Mà em vẫn giữ tấm lòng son B B T T T B B 3.Luyện tập -Tập làm một bài thơ 7 chữ , 4 câu II. Hoạt động trên lớp. 1. Nhận diện luật thơ. Chiều Chiều hôm thằng bé/ cưỡi trâu về, B B T T T B B Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe. T T B B T T B Tiếng sáo diều/ cao vòi vọi/ rót. T T B B B T T Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê. B B B T T B B Cuối thu. Cuối thu/, trời biếc/, lúa vàng bông, T B B T T B B Cỏ nhạt màu xanh,/ lá úa hồng. T T B B T T B Hôm tối chân trời/ sương tím phủ, B T B B B T T Gió đưa hương lúa/ bốc thơm lừng. T B B T T B B - Ngắt nhịp: 4/ 3; 3/4. - Vần : vần bằng hoặc trắc, song chủ yếu là vần bằng, vị trí gieo là các tiếng cuối câu 2, 4, 6 có khi cả tiếng cuối câu 1. - Luật bằng trắc: có 2 cách gieo dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ đầu để quyết định luật bằng - trắc (niêm: câu lẻ, chẵn liền kề bằng, trắc phải đối nhau; câu chẵn, lẻ liền kề bằng, trắc phải giống nhau). - Sai hai chỗ: + Không có dấu phẩy sau " ngọn đèn mờ " vì gây ra cách đọc sai nhịp. + " ánh xanh xanh " chép sai do không đúng vần. - Cách sửa: + Bỏ dấu phẩy. + " ánh xanh xanh " có thể đổi " xanh lè; vàng khè; đêm nhoè; trăng loe..." 2. Tập làm thơ - Đề tài của bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. - Đặc điểm của Cuội: nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc... - Phong cách thơ: nghiêm túc, nghịch ngợm, hóm hỉnh, giễu cợt... - Luật bằng - trắc phải như sau: B B T T B B T T T B B T T B - Nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười: Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng. - Giễu cợt chú cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi: Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá Hít bụi suốt ngày đã sướng chưa. - Lo lắng cho chị Hằng: Cõi trần ai cũng tường gan nó Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. - Đề tài: vịnh cảnh mùa hè. - Liên tưởng mùa hè: chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò năm sau, mùa thi... - Luật bằng - trắc: T T B B B T T B B T T T B B - Có thể là: Thấp thoáng trong đầu bao cố gắng Mùa thi bất chợt tới ngay bên - Hoặc: Cảnh đẹp gợi cõi lòng xao xuyến Phấn chấn vui sao: chuyện hẹn hò. c. Gọi hs sinh đọc bài thơ 4 câu bẩy chữ đã làm ở nhà. 4-Củng cố - Gv và học sinh đọc các bài thơ bảy chữ đã được học ( có thể kết hợp nhận xét cách gieo vần, ngắt nhịp, nội dung ...) . 5.HD tự học và dặn dò: - Về nhà tiếp tục tập làm thơ bảy chữ. - Xem lại đặc điểm của thể thơ bảy chữ đã tìm hiểu ở bài 15 và nắm chắc các quy định về luật của thể thơ. -Sưu tầm 1 số bài thơ 7 chữ -Tập làm thơ 7 chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè -Chuẩn bị giờ sau: Trả bài kiểm tra học kì I Tiết : 72 Trả bài kiểm tra học kì I I. Mục tiêu - Giúp hs thông qua kết quả bài kiểm tra thi để đánh giá quá trình học tập của mình để tự điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp với bản thân để có kết quả cao nhất. - Rèn kĩ năng phân tích và tự rút ra bài học. - Giáo dục ý thức tự giác sửa sai, khắc phục nhược điểm. II. Chuẩn bị. - GV: chấm bài , thống kê một số lỗi , NX - HS: Xem lại lý thuyết đã học III. Tiến trình dạy - học. 1- Tổ chức. 2- Kiểm tra: 3- Bài mới : HĐ1: KĐ-GT Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HĐ2: GV chép đề kiểm tra lên bảng -HS đọc lại đề và y/c của đề -GV cho HS hđ N -HS đại diện trả lời, các N khác NX, GV chữa chung cả lớp -GV đưa ra đáp án đúng , Mẫu cho HS so sánh đối chiếu -GV nhấn mạnh ND chính của từng đề -Chú ý gọi đại diện nhóm là hs yếu để trả lời và chữa bài -HS XD dàn bài theo bố cục 3 phần , -GV đưa ra dàn bài Mẫu – HS tham khảo đối chiếu -GV cho biểu điểm để HS tự chấm – so với bài làm +Điểm 5-6: Bài đủ bố cục 3 phần, đạt khá, tốt các y/c về ND,HT , có stạo, d.đ trôi chảy , sai ít chính tả +Điểm 3-4: Bài cơ bản đáp ứng các y/c +Điểm 1 -2: Bài sơ sài ko nắm chắc ND , sai nhiều chính tả +Điểm 0-0,5 : Lạc đề , viết được phần MB HĐ3: GV NX và Hd sửa lỗi -GV dựa vào bài làm cụ thể của HS , đáp án để NX cụ thể các ưu điểm của HS trg bài -GV nêu tên HS có bài làm tốt , chất lượng ,biểu dương: Phú, Hà, Tiến, Hải, Ngợi, Huyền, Hoài, Khánh, MChi -GV dựa vào bài làm cụ thể của HS , đáp án để NX cụ thể các nhược điểm của HS trg bài -GV chữa các lỗi cụ thể lên bảng , y/c HS chữa vào vở BT -GV trả bài , y/c HS so sánh đối chiếu với đáp án , bài của bạn , nêu ý kiến ( nếu có) -Gọi 1 số hs khá đọc bài để cả lớp tham khảo -GV gọi điểm vào sổ I.Đề bài: II.Hd xây dựng đáp án Cõu 1: .(1đ) ( Mỗi ý được 0,5đ) * í nghĩa văn bản: Nhận thức về tỏc dụng của một hành động nhỏ, cú tớnh khả thi trong việc bảo vệ mụi trường Trỏi Đất. Cõu 2: (0.5đ) ( Mỗi ý được 0,25đ) Khúi thuốc lỏ chứa nhiều chất độc hại thấm vào cơ thể làm cho con người mắc nhiều bệnh ung thư phổi, vũm họng, gan, tai biến, => Thuốc lỏ đe dọa sức khỏe và tớnh mạng của loài người. Cõu 3: (0.5đ) Giải phỏp: Khụng cú cỏch nào khỏc, phải hành động, tự giỏc hạn chế sinh đẻ, kế hoạch húa gia đỡnh để làm giảm sự bựng nổ và gia tăng dõn số. Cõu 4: (1 đ) Hỡnh tượng người anh hựng trong cảnh nguy nan: - Khớ phỏch hiờn ngang, lẫm liệt. - Niềm tin vào lớ tưởng và ý chớ chiến đấu sắt son. - Hành động phi thường, tầm vúc lớn lao. Cõu 5: (1 đ) * Khỏi niệm: Cõu ghộp là cõu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị trở lờn khụng bao chứa nhau tạo thành. Mỗi một cụm chủ vị được xem như một vế cõu. * Kiểu cấu tạo: Phỏp/ chạy, c v Nhật /hàng, vua Bảo Đại/ c v c thoỏi vị. v Cõu 6: (6đ) Học sinh cú nhiều cỏch viết khỏc nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1)Hỡnh thức : (1 điểm) Lời văn trong sỏng, rừ ràng, cõu văn đỳng cấu trỳc ngữ phỏp, ớt sai lỗi chớnh tả. 2)Nội dung: (5 điểm) Bài làm phải cú bố cục 3 phần:Mở bài, thõn bài, kết bài. MỞ BÀI:(0,5 điểm) Giới thiệu về phương tiện chiếc xe đạp một cỏch khỏi quỏt. THÂN BÀI: (4 điểm) Giới thiệu cấu tạo của chiếc xe đạp và nguyờn tắc hoạt động của nú. - Hệ thống truyền động. - Hệ thống điều khiển. - Hệ thống chuyờn chở. KẾT BÀI: (0,5 điểm) Nờu vị trớ của xe đạp trong đời sống của người Việt nam và trong tương lai? III.NX và sửa lỗi 1.Ưu điểm: -Một số em chịu khó học bài nên đã làm tương đối tốt cả phần TV, văn, tập làm văn -BàiTLV đã thuyết minh được cấu tạo của chiếc xe đạp, nêu được tác dụng của xe đạp . -Bài TLV trình bày đủ 3 phần, có sáng tạo. -Đa số các em nắm được kiến thức -Nắm được cách viết văn thuyết minh : bố cục rõ ràng, nắm được lý thuyết để viết bài văn. -Giọng văn trong sáng, lưu loát, câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ dễ hiểu. -Viết văn có cảm xúc. 2.Nhược điểm: - 1 số em chưa nắm vững kiến thức. - Bài viết còn sơ sài, chưa định hướng tốt bài viết văn nêu thuyêt minh - Bố cục chưa rõ ràng. - Còn sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết còn cẩu thả, khó đọc. -Có em nêu cấu tạo của xe đạp còn thiếu -Có em còn thiếu kết bài -Câu 4 có một số em chưa đọc kĩ câu hỏi nên chưa làm đầy đủ 3.Kết quả G K TB Y Yếu 0 10 26 1 4.Củng cố : -GV củng cố , h.thống các kiến thức cơ bản trg kì I thông qua bài kiểm tra tổng hợp -Y/c HS về ôn tất cả chương trình Ngữ văn trg kì I 5.HD tự học và dặn dò: -HS về xem lại đề kiểm tra , đáp án , làm lại vào vở BT -Chuẩn bị : Soạn “Nhớ rừng” theo CH –sgk *Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: