Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - THCS Nghĩa Trung

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - THCS Nghĩa Trung

Tuần 1

Tiết 1 TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh cảm nhận được những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách đến trường. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.

- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường, quê hương thân yêu.

- Tích hợp ngang với Tiếng Việt ở các bài Các cấp độ khái quát nghĩa của từ, với phần Tập làm văn ở bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài Cổng trường mở ra.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm, phát hiện và phân tích nhân vật - người kể chuyện.

- Giáo dục học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè, thầy cô.

B. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ

- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.

- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk. Chuẩn bị đầy đủ sách vở.

 

doc 251 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - THCS Nghĩa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..19..../...8..../....2009......
Ngày dạy:...19..../....7.../.....209.......
Tuần 1
Tiết 1	Tôi đi học
	(Thanh Tịnh)
A. mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh cảm nhận được những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách đến trường. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường, quê hương thân yêu.
- Tích hợp ngang với Tiếng Việt ở các bài Các cấp độ khái quát nghĩa của từ, với phần Tập làm văn ở bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài Cổng trường mở ra.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm, phát hiện và phân tích nhân vật - người kể chuyện.
- Giáo dục học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè, thầy cô.
B. Phương pháp
	- Đàm thoại, thảo luận.
C. chuẩn bị
- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk. Chuẩn bị đầy đủ sách vở.
d- tiến trình lên lớp: 
	I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
	III. Bài mới:	
1. Đặt vấn đề: Trong mỗi cuộc đời con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên:	
Ngày đầu tiên đi học
	Mẹ dắt tay đến trường
	Em vừa đi vừa khóc
	Mẹ dỗ dành yêu thương...
Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời ấy.
	2. Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu chung
Gv hướng dẫn Hs đọc thầm chú thích, trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), Huế. 
b. Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941.
Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu; chú ý những câu nói của nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc. Cần đọc với giọng phù hợp.
Gv đọc mẫu- Hs đọc- Nhận xét.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc:
Gv cùng Hs giải thích từ khó.
b. Chú thích.
3. Bố cục:
- 3 đoạn: 
Gv: Văn bản này chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn ?
 + Đoạn 1: Từ Buổi mai hôm ấy -> trên ngọn núi.
=> Cảm nhận của tôi trên đường đến trường.
Học sinh nêu. Giáo viên thống nhất cách chia bố cục.
 + Đoạn 2: Tiếp theo -> được nghỉ cả ngày nữa.
=> Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.
Gv: Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc, gần gũi nhất trong em ? Vì sao ?
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
=> Cảm nhận của tôi trong lớp học.
- Học sinh tự bộc lộ.
? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
4. Thể loại: Miêu tả, tự sự và biểu cảm.
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản
1. Phân tích
a. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
Gv: kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian, thời gian nào ?
- Thời gian : Buổi sáng cuối thu (một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh)
- Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
Gv: Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả ?
- Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
- Đó là lần đầu được cắp sách đến trường.
- Tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
Gv: Trong câu văn : Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi" có ý nghĩa gì ?
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm của cậu bé ngày đầu tới trường: tự thấy như đã lớn lên, con đường làng không còn dài rộng như trước,...
Gv: Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa gì 
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân, cậu bé tự thấy mình lớn lên. 
=> Sự học hành nghiêm túc.
Gv: Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua chi tiết ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước ?
-> Có chí học ngay từ đầu, muốn mình tự đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn.
Gv: Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường, nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì ?
-> Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
Thảo luận nhóm:
Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết : " ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi"? 
=> Nghệ thuật so sánh.
=> - kỷ niệm đẹp, cao siêu.
 - Đề cao sự học của con người...
Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên ?
E. Củng cố, dặn dò
	* Củng cố: 
- Đọc diễn cảm lại phần 1.
- Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường 
 	* Dặn dò: 
	- Học bài cũ:
	+ Bố cục của văn bản.
	+ Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường 
- Chuẩn bị tiết 2 của bài Tôi đi học.
 	Ngày soạn:......./......./..........	Ngày dạy:......./......./............
Tuần 1
Tiết 2	Tôi đi học 
	 (Thanh Tịnh) 
 (Tiếp theo)	
A. mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm xúc bỡ ngỡ của nhân vật tôi tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Tích hợp ngang với Tiếng Việt ở các bài Các cấp độ khái quát nghĩa của từ, với phần Tập làm văn ở bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài Cổng trường mở ra.
- Giáo dục học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè, thầy cô.
b. phương pháp: 
- Đàm thoại - Thảo luận.
c. chuẩn bị 
- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk. 
d- tiến trình lên lớp: 
	I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
	- Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường?
	III. Bài mới:	
	1. Đặt vấn đề: Lần đầu tiên nhân vật tôi đến trường đi học, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn, không chỉ nô đùa, rong chơi, thả diều ngoài đê, ngoài đồng nữa. Chính ý nghĩ ấy làm cho tâm trạng của tôi trên đường tới trường thấy trang trọng và đứng đắn. Vậy cảm nhận của tôi lúc ở sân trường và trong lớp học như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động 1
b. Cảm nhận của tôi lúc ở 
sân trường
Gọi Hs đọc đoạn 2 (theo bố cục).
Gv: Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
- Rất đông người (Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người). 
- Người nào cũng đẹp (Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt nào cũng vui tươi sáng sủa).
Gv: Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ?
- Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường.
- Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
- Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
Gv: Khi chưa đi học, nhân vật “tôi" chỉ thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này tới trường, cậu bé lại thấy Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp khiến lòng tôi lo sợ vẩn vơ. Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên như thế nào ?
- So sánh lớp học với đình làng- nơi thờ cúng tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn.
- Phép so sánh diễn tả cảm xúc nghiêm trang của tác giả về mái trường, đề cao tri thức của con người trong lớp học...
Gv: Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào ?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Gv: Em đọc thấy những ý nghĩa nào từ hình ảnh so sánh ấy ?
- Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học.
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường.
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
Gv: Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào ?
- Ông đọc danh sách học sinh.
- Ông nói : Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
- Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
Gv: Từ đó cho thấy tác giả nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào ?
=> Quý trọng, tinh tưởng, biết ơn.
Gv: Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò khi sắp hàng để vào lớp trong đoạn: Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, ... trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
- Khóc, một phần vì lo sợ (do phải tách rời người thân để bước vào môi trường lạ), một phần vì sung sướng (lần đầu được tự mình học tập).
- Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành. Những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước.
Gv: Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình trong ngày đầu tiên đi học ?
- Học sinh tự bộc lộ.
Gv: Em hiểu gì về nhân vật tôi ?
- Giàu cảm xúc với trường lớp, với người thân.
- Có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
Hoạt động 2
c. Cảm nhận về nhân vật tôi
 trong lớp học
Gọi Hs đọc đoạn cuối văn bản.
Gv: Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp, nhân vật “tôi" lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ?
- Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự làm lấy tất cả, không có mẹ bên cạnh như ở nhà, ...
Gv: Những cảm nhận mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp học là gì ?
- Một mùi hương lạ xông lên. Trông hình gì treo trên tường, tôi cũng thấy lạ và hay hay; nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi... lạm nhận là vật riêng của mình; nhìn người bạn... chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn thấy sự xa lạ chút nào,...
Gv: Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật “tôi” ?
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn.
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế, bạn bè, vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
Gv: Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình ?
=> Tình cảm trong sáng thiết tha.
Gv: Đoạn cuối văn bản có 2 chi tiết:
- Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ... nhìn theo cánh chim.
- Nhưng tiếng phấn của thầy tôi... và lẩm nhẩm đánh vần đọc.
Những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật tôi ?
- Một chút buồn khi từ giả tuổi thơ.
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân.
- Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, và yêu cả sự học hành để trưởng thành.
Hoạt động 3
2. Ghi nhớ
Thảo luận nhóm: Gv: Trong sự đan xen của các phương thức : tự sự, miêu tả, biểu cảm, theo phương thức nào trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của truyện ngắn Tôi đi học ?
- Nổi trội là phương thức biểu cảm. Truyện Tôi đi học ghi lại những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi ngày đầu cắp sách tới trường.
- Điều đó khiến truyện gần với thơ, có sức truyền cảm đặc biệt nhẹ nhàng mà thấm thía.
Gv: Những cảm giác nảy nở trong lòng là những cảm giác nào ?
- Tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bạn bè, bàn ghế, lớp học, thầy học, gắn liền với mẹ và qu ... truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương. Vậy, nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan như thế nào? Nỗi lòng của người cha dành cho con như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
	2. Triển khai bài: 	
Hoạt động 1
I. Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
Gv: Người cha nhắc đến lịch sử của dân tộc trong những lời khuyên nào? 
- Giống Hồng Lạc... suy thịnh đổi thay,
- Giời Nam... xưa nay kém gì !
Gv: Qua các sự tích: giống Hồng Lạc, giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ, đặc điểm nào của dân tộc được nói đến?
- Đặc điểm về truyền thống dân tộc (nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt).
Gv: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc?
- Vì dân tộc vốn có lịch sử hào hùng.
- Vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
Gv: Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha?
- Niềm tự hào dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
Gv: Trong phần tiếp theo, câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước?
- Bốn phương khói lửa bừng bừng,
- ... Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con.
Gv: Các chi tiết: bốn phương khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh một đất nước như thế nào?
- Có giặc giã.
- Bị huỷ hoại.
=> Cảnh nước mất nhà tan.
Gv: Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau của người yêu nước. Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau này?
- Thảm vương quốc kể sao xiết kể, 
Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
- ... Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
Gv: Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các hình ảnh: đất giời than khóc, khói Nùng Lĩnh... nhường vật cơn sầu. ý nghĩa các biện pháp này là gì?
- Dùng nhân hoá và so sánh. 
- ý nghĩa: cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi Việt Nam.
Gv: Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc nào trong lòng người cha?
- Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan.
- Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh.
- Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
II. Nỗi lòng người cha dành cho con.
Gv: Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha?
- Cha xót phận tuổi già sức yếu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy.
Gv: Các chi tiết: tuổi già sức yếu, đành chịu bó tay, thân lươn bao quản cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ như thế nào?
- Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
Gv: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình?
- Để khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà.
Gv: Tiếp đó, người cha khuyên con nhớ đến tổ tông khi trước. Đó là một tổ tổng như thế nào?
- Tổ tông đã vì nước gian lao.
- Vì ngọn cờ độc lập.
Gv: Mục đích lời khuyên của người cha ở đây là gì?
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
Gv: Nhận xét về giọng điệu của lời thơ khuyên nhủ này?
- Thống thiết, chân thành.
Gv: Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
- Yêu con, yêu nước.
- Đặt niềm tin tưởng vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
Hoạt động 3
III. ý nghĩa văn bản
Gv: Đọc bài thơ Hai chữ nước nhà, em hiểu gì về nỗi lòng người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan?
- Tình yêu con hoà hợp với tình yêu đất nước tha thiết, sâu nặng.
Gv: Từ đó, em cảm nhận điều quý giá nào trong tấm lòng nhà thơ Trần Tuấn Khải - người mượn lời ông Nguyễn Phi Khanh để bày tỏ lòng mình đối với đất nước?
- Tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước.
- Thái độ khích lệ lòng yêu nước với mọi người.
Gv: Bài thơ này làm với thể thơ nào của dân tộc?
- Thể thơ song thất lục bát.
*. Ghi nhớ: SGK
	IV. Củng cố:
	- Đọc diễn cảm bài thơ.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài.
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kì.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 17 
Tiết 67+68
Kiểm tra tổng hợp học kì i
(Đề do phòng ra)
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 69+70
Hoạt động ngữ văn : 
Làm thơ bảy chữ
A. mục tiêu cần đạt
	- Tích hợp với các văn bản Văn, các kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn đã học, nhất là đối với bài 15.
	- Bước đầu nhận biết được thơ 7 chữ, trên cơ sở đó để phân biệt với thơ 5 chữ và thơ lục bát.
	- Tạo hứng thú cho việc học Ngữ Văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
b. phương pháp: Hướng dẫn thực hành.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Sưu tầm các bài thơ hay 7 chữ.
- Trò: Học bài.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong bài mới.
III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Làm thơ bảy chữ nhằm mục đích bước đâu cho các em có ý thức về hình thức thơ bảy chữ, biết nhận ra hình thức câu thơ này, nhận ra câu thơ sai vần, ngắt nhịp, vần, về ý tứ, hình ảnh, ngôn từ, đối tượng.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt đông 1
I. Ôn tập bài 15
Gv: Muốn làm một bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
Hs nêu
Gv nhận xét- bổ sung.
Gv chốt lại vấn đề.
- Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Phải xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Phải xác định đối niêm giữa các dòng thơ.
- Phải xác định các vần trong bài thơ.
- Phải xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ.
* GV chốt: Luật cơ bản là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Trong câu thơ thất ngôn: các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng bằng trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2,4,6 phải phân biệt rõ ràng, chính xác.
Đọc các bài thơ, khổ thơ trong sgk (165).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu ở ví a?
? Số tiếng, số dòng?
? Luật bằng trắc.
- Bài thơ: Bánh trôi nước.
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4 (thất ngôn tứ tuyệt).
 + Bằng trắc:
Dòng 1: em(b) - trắng(t) - vừa(b).
Dòng 2: nổi(t) - chìm(b) - nước(t).
Dòng 3: nát(t) - dầu(b) - kẻ(t).
Dòng 4: em(b) - giữ(t) - lòng(b).
? Đối niêm?
? Nhịp?
? Vần?
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc.
Các cặp niêm: nổi - nát, chìm - dầu, nước - kẻ.
 + Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
 + Vần: chân, bằng (on): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu trong bài thơ ở ví dụ b?
? Số tiếng, số dòng?
? Bằng trắc?
? Đối niêm?
- Khổ thơ b:
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4.
 + Bằng trắc: 
Dòng 1: bạn(t) - đi(b) - đủ(t).
Dòng 2: trào (b) - lực(t) - men(b).
Dòng 3: tung(b) - gió(t) - cao(b).
Dòng 4: mạnh(t) - trong(b) - phút(t)/
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc
Các cặp niêm: trào - tung, lực - gió, men - cao.
? Nhịp?
? Vần?
 + Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 + Vần: chân bằng(ây): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu trong bài thơ ở ví dụ c?
? Số tiếng, số dòng?
- Khổ thơ c:
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4.
 + Bằng trắc:
Dòng 1: tôi(b) - một(t) - lều(b).
Dòng 2: một(t) - cau(b) - trước(t).
Dòng 3: mảnh(t) - bên(b) - giậu(t).
Dòng 4: về(b) - cải(t) - vàng(b).
? Đối niêm?
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc
Các cặp niêm: một - mảnh, cau - bên, trước - giậu.
? Nhịp?
? Vần?
 + Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 + Vần: chân bằng (e): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Hoạt động 2
II. Hoạt động trên lớp
Gv: Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ "?
- Chiều hôm / thằng bé / cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời / trong vắt / ánh pha lê.
- Mối quan hệ bằng trắc: Bằng đối với trắc.
- Các cặp niêm: ngẩng - sáo, lên - cao, hở - vọi.
- Vần (ê): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Sửa lại chỗ sai trong bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ?
- Giữa câu 2 không có dấu phẩy.
- Sửa câu 2: ánh xanh lè.
* Học sinh làm tiếp 2 câu cuối trong bài thơ của Tú Xương - Gọi các em trình bày, bổ sung.
	IV. Củng cố:
	- Nhắc lại luật thơ 7 chữ.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài.
	- Về nhà tập làm thơ 7 chữ.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 71
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. mục tiêu cần đạt
	- Ôn tập lại những kiến thức đã học.
	- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
	- Hướng khắc phục những lỗi còn mắc.
b. phương pháp: Đàm thoại.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Chấm chữa bài.
- Trò: Ôn lại các bài đã học.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Để giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học trong học kì I và rút ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân. Chúng ta có tiết trả bài tiếng Việt.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt đông 1:
I. Nhận xét chung
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Trình bày:
4. Kết quả về số điểm:
	Giỏi:	Khá:
	Trung bình:	Yếu:
Hoạt động 2:
II. Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể
Hoạt động 3:
III. Trả bài
* Giáo viên: Trả bài cho học sinh và yêu cầu học sinh chữa lỗi. Sau đó, học sinh đổi bài cho nhau để cùng sửa và rút kinh nghiệm.
	IV. Củng cố:
	- Đọc bài hay nhất.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài chuẩn bị kiểm tra học kì.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 72
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. mục tiêu cần đạt
	- Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
	- Học sinh củng cố và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
b. phương pháp: Đàm thoại.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Chấm chữa bài.
- Trò: Học bài - Ôn lại phần lí thuyết.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Bài kiểm tra tổng hợp giúp các em hệ thống toàn bộ phần đọc - hiểu văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập Làm Văn.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt đông 1:
I. Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh
Hoạt động 2:
II. ý kiến trao đổi của học sinh về bài làm của bản thân qua sự đánh giá và nhận xét của giáo viên.
	- Học sinh tự do phát biểu, trao đổi.
	- Giáo viên lắng nghe và trả lời, giải đáp, làm rõ hơn từng vấn đề.
Hoạt động 3:
III. Đọc và bình một số bài viết tự luận của học sinh
	1. GV đề cử 1-2 bài, 1-2 đoạn văn tiêu biểu nhất đối với lời bình ngắn gọn.
	2. Các tổ tự đề cử bài hay của tổ với lời bình ngắn gọn của từng tổ.
	3. GV cùng học sinh đọc lại một lần và bình các bài, đoạn văn hay.
Hoạt động 4:
IV. Hướng dẫn luyện tập ở nhà
	Bổ sung hoặc viết lại bài tự luận.	
	IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ trả bài.
 	V. Dặn dò: 
- Chuẩn bị sách vở cho học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8 tron bo.doc