Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Nguyễn Thị Lan Anh - Trường THCS Thị Trấn

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Nguyễn Thị Lan Anh - Trường THCS Thị Trấn

Tiết 1 + 2 Văn bản

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A- MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B-CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, tư liệu về tác giả.

- Giáo án

C-PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình.

D- TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định.

II. Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS - 2')

III. Bài mới.

 

doc 234 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Nguyễn Thị Lan Anh - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 13/ 8/ 2009
NG: 17/ 8/ 2009
Tiết 1 + 2 Văn bản
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B-Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tư liệu về tác giả.
- Giáo án
C-phương pháp:
- Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình...
D- Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định.
II. Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS - 2')
III. Bài mới.
Tiết 1:
- HS đọc chú thích. Dựa vào chương trình SGK. Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh? GV diễn giảng, mở rộng yếu tố ngoài văn.
I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (8')
1. Tác giả: 1911 - 1988
2. Tác phẩm.
? Cho biết xuất xứ của truyện ngắn "Tôi đi học".
3. Đọc chú thích.
- GV đọc - HS đọc xen kẽ. HS nhận xét cách đọc. 
- GV nêu cách đọc, uốn nắn.
- Đọc
- Chú thích ( sgk )
? Dựa vào chú thích giải nghĩa từ:
+ Tựu trường
+ Ông Đốc
+ Lạm nhận.
II- Phân tích văn bản:
1. Bố cục, ngôi kể:
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là chính? Vì sao?
- Ngôi kể: Thứ nhất- "Tôi"
- Nhân vật: Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò. Trong đó "Tôi" là nhân vật chính vì mọi sự vật được kể từ cảm nhận của "Tôi" từ tái hiện nhớ về dĩ vãng.
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của "Tôi" được kể theo trình tự không gian, thời gian nào? Tương ứng với thứ tự ấy là các đoạn nào của văn bản?
- Bố cục:
+ Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường:
Từ đầu.... trên ngọn núi.	
+ Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường.
Tiếp --> cả ngày nữa.
+ Cảm nhận của "tôi" trong lớp học.
Còn lại
2. Phân tích: 35'
- Theo dõi phần đầu cho biết:
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật "tôi" gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?
a) Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường.
+ Thời gian: Buổi sáng cuối thu. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
+ Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
? Vì sao không gian, thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả?
--> Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi gắn liền với tuổi thơ. Lần đầu được cắp sách đến trường --> tác giả là người yêu quê tha thiết.
? Trong câu "Con đường này... thấy lạ" cảm giác quen mà lạ của "tôi" có ý nghĩa gì?
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tiên tới trường tự thấy mình như đã lớn lên. Con đường làng không còn dài rộng như trước.
? Chi tiết "tôi không lội... thằng Sơn nữa" có ý nghĩa gì?
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân, cậu bé tự thấy mình lớn lên cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
? Việc học hành gắn với sách vở, bút thước bên mình học trò. Những việc này đã được tác giả nhớ lại bằng đoạn văn nào?
- Đoạn văn: "trong chiếc áo vải... ngọn núi".
? Có thể hiểu gì về nhân vật "tôi" qua chi tiết ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước.
- Có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhận việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn.
? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết: "ý nghĩ ấy... trên ngọn núi".
? Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật ấy? (Tự luận)
=> Nghệ thuật so sánh: Kỷ niệm đẹp, cao siêu, đề cao sự học của con người.
? Em hiểu cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường như thế nào? "Tôi" đã bộc lộ những đức tính gì?
- Nhân vật "tôi" vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, hồi hộp, ngạc nhiên.
- Nhân vật "tôi" yêu bạn, yêu mái trường, quê hương, yêu học.
Tiết 2:
b) Cảm nhận của "Tôi" lúc ở sân trường (20')
- GV khái quát ý 1, chuyển vào ý 2.
? Quan sát phần 2 cho biết cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí lưu lại trong tâm thế tác giả có gì nổi bật?
- Rất đông người: Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người.
- Người nào cũng đẹp, người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng tươi vui, sáng sủa.
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
=> Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân vật "tôi", bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
? Khi chưa đi học, nhân vật "tôi" chỉ thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và ... trong làng". Nhưng lần đầu tới trường cậu bé lại thấy "trường Mĩ Lí trông nữa ... vẫn vẻ".
--> So sánh lớp học với đình làng- nơi thờ cúng tế lễ nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn.
? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh như thế nào?
--> Phép so sánh diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao trí thức của con người trong trường học.
? Khi những cậu học trò nhỏ tuổi khi lần đầu tiên đến trường tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? Em đọc được những ý nghĩa nào từ hình ảnh này?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
--> Miêu tả sinh động hình ảnh tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường học, đề cao sức hấp dẫn của nhà trường, thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
? Hình ảnh mái trường gắn liền với ông đốc. Hình ảnh ông Đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào?
- Đọc danh sách học sinh ông nói: Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
- Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
? Từ đó cho thấy tác giả đã nhớ tới ông Đốc bằng tình cảm nào?
=> Quý trọng, tin tưởng, biết ơn.
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp trong đoạn văn: các cậu lủng lẻo nhìn ra sân nơi mà... ngập ngừng trong cổ.
- Khóc: Một phần vì lo sợ (do phải tách rời người thôn để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ), một phần vì sung sướng (lần đầu được tự mình học tập).
? Hãy nhớ lại cảm xúc của em vào ngày đầu đến trường như các bạn nhỏ kia (HS tự bộc lộ).
- Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước.
? Đến đây em đánh giá như thế nào về cảm nhận của "Tôi"?
Cảm xúc trang nghiêm, khát vọng bay bổng của tác giả với trường học.
c) Cảm nhận của "Tôi" trong lớp học (10')
- HS đọc phần 3.
? Vì sao trong khi xếp hàng đợi vào lớp, nhân vật "Tôi" lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này?
- Vì "tôi" bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ bên cạnh như ở nhà.
? Những cảm giác mà nhân vật "tôi" nhận được khi bước vào lớp học là gì?
- 1 mùi hương lạ xông lên, trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hãy nhìn bàn ghế chỗ ngồi... lạm nhận... nhìn người bạn chưa hề quen... lạ chút nào.
? Hãy lý giải những cảm giác đó của "tôi"?
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học môi trường sạch sẽ, ngay ngắn
- Không cảm nhận thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì bắt đầu ý thức được những điều đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lớp của mình?
=> Tình cảm bừng sáng tha thiết.
? Đoạn cuối văn bản có 2 chi tiết
- 1 con chim con liệng... cánh chim,
- Những tiếng phấn của... vần đọc.
Những chi tiết đó nói nên điều gì về nhân vật "tôi"?
- Một chút thoáng buồn khi giã từ tuổi thơ bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân. Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu học hành.
III- Tổng kết (9')
1. Nội dung.
? Em cảm nhận được điều gì về giá trị nội dung của truyện?
- Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của "tôi" theo thứ tự thời gian của một buổi tựu trường.
2. Nghệ thuật
 - Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc, tình cảm đã làm nên chất trữ tình của tác phẩm.
? Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của truyện, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? GV dùng bảng phụ.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
+ Bản thân tình huống truyện.
+ Tình cảm ấm áp của người lớn đối với em nhỏ.
+ Hình ảnh TN ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi của tác giả.
HS đọc ghi nhớ.
3. Ghi nhớ (SGK).
IV. Củng cố (2')
? Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi".
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỷ niệm đẹp và giàu xúc cảm.
V.Hướng dẫn (4')
+ Học thuộc ghi nhớ , phân tích.
+ Làm bài 2.9.
+ Soạn: "Trong lòng mẹ".
- Yêu cầu: Đọc tác phẩm "Những ngày thơ ấu"- Tác giả Nguyên Hồng.
+ Đọc, kể, tóm tắt nội dung TP, đoạn trích.
+ Trả lời câu hỏi SGK.
E- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................. 
NS: 13/ 8/09
NG: 20/ 8/09
Tiết 3
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A- Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng.
B-chuẩn bị:
- Bảng phụ, giáo án.
C-phương pháp:
- Phân tích mẫu, hoạt động nhóm, quy nạp.
D- Tiến trình giờ dạy:
I.ổn định.
II.Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS)
III.Bài mới.
GV gợi dẫn HS nhớ lại kiến thức từ đồng nghĩa, trái nghĩa học lớp 7 (2').
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp (16'):
- GV dùng bảng phụ ghi sơ đồ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ.
1.Ví dụ: SGK.
2. Phân tích:
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: thú, chim, cá. Tại sao?
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn... Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá.
? Nghĩa của từ "thú" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: voi, hươu?
? Nghĩa của từ "chim" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo?
? Nghĩa của từ "cá" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: cá rô, cá thu? Tại sao?
? Nghĩa của từ "thú, chim, cá" rộng hơn nghĩa của từ nào? hẹp hơn nghĩa của từ nào? 
- Nghĩa của từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ : voi, hươu, tu hú, sáo. 
- Nghĩa của từ : chim rộng hơn nghĩa của từ : tu hú, sáo.
- Nghĩa của từ " cá" rộng hơn nghĩa của từ cá rô, cá thu.
- Nghĩa của từ " thú, chim, cá" rộng hơn nghĩa của từ : voi, hươu,tu hú, sáo, cá rô, cá thu, và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu từ ngữ nghĩa rộng, nghĩa hẹp như thế nào?
- Nhận xét:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của  ... iềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
? Khi đánh giá đoạn 3 coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em có đồng ý không? Vì so? 
- GV bình nâng cao. 
? Qua phân tích, em hiểu gì về cảnh con hổ trong chính giang sơn của nó?
Trong nỗi nhớ da diết, đớn đau của con hổ, cảnh núi rừng hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.
c) Khao khát giấc mộng ngàn (12')
- HS đọc thầm đoạn cuối.
? Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian ntn?
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang -> Đó là không gian trong mộng (Nơi ta không còn thấy bao giờ).
? Câu thơ cảm thán mở đầu "Hỡi oai linh... vĩ" và kết đoạn "Hỡi cảnh... ta ơi" có ý nghĩa gì?
=> Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do, mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực.
? Nỗi đau giấc mộng ngàn to lớn phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ?
Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
III. Tổng kết (6')
? Căn cứ vào ND của bài thơ, giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú. Việc mượn lời đó có tác dụng ntn trong việc thể hiện ND cảm xúc của nhà thơ?
1. Nội dung.
? Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ.
- GV dùng bảng phụ ghi nghệ thuật.
2. Nghệ thuật:
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình đầy ấn tượng.
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, thể hiện "đắt" ý thơ.
- Bài thơ giàu nhạc, tính âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt.
IV. Luyện tập (5')
? Nếu "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
- GV nêu câu hỏi 4- SGK. GV gợi ý HS trả lời.
1. - Lời thơ phản ánh...
- Giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn.
- Hình ảnh ngôn từ gần gũi.
2.- Đó là sức mạnh của cảm xúc.
- Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ.
- ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy.
4.Hướng dẫn: (4')
- Học thuộc bài thơ- mục ghi nhớ: Phân tích.
- Viết lời bình cho bức tranh tứ bình.
- Soạn bài: Quê hương, Khi con tu hú.
- Đọc diẽn cảm- Tìm hiểu thơ Tố Hữu, Tế Hanh.
- Trả lời câu hỏi SGK.
Đ- Rút kinh nghiệm:
	...................
NS:
\NG:
Tiết 75
Câu nghi vấn
A- Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
2. Về kỹ năng: Nhận biết và sử dụng câu nghi vấn phù hợp.
3. Về thái độ: Có ý thức sử dụng câu nghi vấn.
B- chuẩn bị:
- SGK- SGV- Bảng phụ- Giáo án.
C- phương pháp:
- Phân tích mẫu- Hoạt động nhóm- Phương pháp quy nạp.
D- Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định.
2.Kiểm tra (3'): Việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
A- Lý thuyết:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
GV dùng bảng phụ- HS đọc GV kết quả tìm câu nghi vấn trong đoạn văn.
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích:
*Câu nghi vấn:
- Sáng này người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
*Đặc điểm hình thức:
- Cuối câu có dấu hỏi chấm (?)
- Các từ nghi vấn: không, sao, hay. 
(Đặc điểm quan trọng nhất).
Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
*Chức năng: dùng để hỏi.
3. Nhận xét: Câu nghi vấn.
Qua phân tích VD em thấy câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức, chức năng gì?
- Đặc điểm hình thức:
+ Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?)
+ Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, hả...
- Chức năng: dùng từ hỏi.
HS đọc ghi nhớ SGK.
II. Ghi nhớ (SGK)
B- Luyện tập (23')
HS đọc các đoạn trích (SGK)
GV cho hoạt động nhóm- 4 nhóm.
? CĐ câu nghi vấn?
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Bài 1
a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b) Tạo sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế?
c) Văn là gì?
Chương là gì?
d) Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì?
- Cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
*Đặc điểm hình thức:
- Dấu (?) cuối câu
- Từ nghi vấn.
HS đọc XĐ yêu cầu.
? Căn cứ vào đâu để XĐ những câu trên là câu nghi vấn?
Trong các câu đó, có thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" được không? Vì sao? (HS thảo luận).
Bài 2
*Căn cứ:
- Đặc điểm hình thức: Dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn "hay".
- Chức năng: Để hỏi.
*Không thay được vì "hay", "hoặc" đều là quan hệ từ biểu thị quan hệ lựa chọn. Tuy nhiên, từ "hoặc" chỉ dùng trong câu trần thuật- biểu thị ý có quan hệ lựa chọn, không dùng trong câu nghi vấn.
HS đọc XĐ yêu cầu.
? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu đó được không? Vì sao?
Bài 3:
- Không, vì đó không phải là câu nghi vấn, không có chức năng dùng để hỏi.
- Câu a+b: Có các từ nghi vấn như "Có... không", "Tại sao" nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm B.ngữ.
- Câu c+d: Từ "nào", "ai" đi kèm từ "cũng" chỉ là một từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn nên câu có ý nghĩa khẳng định chứ không phải để hỏi.
HS đọc XĐ yêu cầu.
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu này?
Bài 4:
*Phân biệt: 
- Hình thức khác nhau:
Câu a: Có... không
Câu b: đã... chưa
- ý nghĩa khác nhau:
Câu b: Có giả định là người hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ (Nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lý).
Câu a: Không hề có giả định đó.
XĐ câu trả lời thích hợp với từng câu?
*Câu trả lời thích hợp:
Câu a: 	Cám ơn, tôi rất khoẻ.
	Tôi không được khoẻ lắm.
Câu b:	Cảm ơn, tôi đã khoẻ hẳn rồi.
Tôi vẫn còn yếu lắm.
*Đặt câu:
Anh có về quê không?
Anh đã về quê chưa?
- Viết đoạn văn từ 7- 9 câu có dùng câu nghi vấn. GV gọi 2 HS lên bảng viết. Lớp viết vào vở- Thu chấm.
Bài 7 (sáng tạo).
*Hướng dẫn: (4')
- Học thuộc ghi nhớ SGK- Làm bài 5, 6.
- Nghiên cứu tiếp bài "Câu nghi vấn" (Tiếp).
Đ- Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Soạn:.....................
Giảng:........................	 
Tiết 76 tập làm văn
viết đoạn văn
Trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
2. Thái độ : Giáo dục ý thức rèn luyện nghiêm túc.
3. Kĩ năng : Tập viết các đoạn văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D . Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong văn bản? Cấu tạo thường gặp?
3- Bài mới (30’)
* Giới thiệu bài: Đoạn văn trong tiếng việt thờng đợc cấu tạo theo kiểu: QN, SH, móc xích...Riêng trong 2 đoạn văn QN, SS, bao giờ cũng có câu chủ đề nêu nội dung khái quát của toàn đoạn
GV treo bảng phụ -> HS đọc VD a
?) Theo em, câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? - Câu 1
?) Các câu còn lại có tác dụng giải thích, bổ sung nh thế nào?
- Câu 2: cung cấp thông tin về lợng nước ngọt ít ỏi.
- Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
- Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới 3.
- Câu 5: Dự báo đến 2005 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước => Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề (câu nào cũng nói về nước).
* HS đọc đoạn văn (b).
? Đâu là câu chủ đề? TN chủ đề?
- Từ ngữ CĐ: Phạm Văn Đồng.
? Các câu tiếp theo có tác dụng gì?
- Cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
? Các ý trong 2 đoạn văn được sắp xếp như thế nào?
- Từ khái quát -> cụ thể, từ tổng thể -> bộ phận.
? Qua 2 đoạn vă trên em cho biết khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
* HS đọc đoạn văn (a).
? Theo em cần sắp xếp các ý, các câu như thế nào cho hợp lí?
- Cấu tạo -> công dụng -> cách sử dụng.
? Đoạn văn trên có nhược điểm gì?
- Không rõ câu CĐ, chưa rõ công dụng, ý lộn xộn.
? Đoạn văn trên nên tách đoạn và viết lại mỗi đoạn như thế nào?
- HS thảo luận, viết ra phiếu học tập
-> trình bày -> GV nhận xét, sửa chữa
* HS đọc đoạn văn (b)
? Nội dung của đoạn văn trên là gì? Nhược điểm?
- Giới thiệu về chiếc đèn bàn.
- ý lộn xộn, các câu gắn kết với nhau thiếu chặt chẽ
? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? Tách làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nên viết như thế nào?
- Giới thiệu theo trình tự: từ ngoài vào, từ dưới lên.
+ Đế đèn: gắn công tắc
+ Dây dẫn nối với công tắc
+ Đui đèn: bóng đèn
+ Chao đèn (đồng, sắt, hợp kim...)
? Hãy sửa lại đoạn văn trên?
* HS làm vào phiếu học tập -> trình bày -> GV sửa.
?Từ 2 đoạn văn tìm hiểu em thấy khi viết đoạn văn thuyết minh cần lưu ý điều gi?
? Qua 2 đoạn văn trên, hãy rút ra đặc điểm của đoạn văn thuyết minh?
- 3 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớêuê
A. Lý thuyết 
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
a) Ngữ liệu ( sgk ).
b) Phân tích
c) Nhận xét
- Đoạn a, b:
+ Câu 1: Câu chủ đề.
+ Câu còn lại bổ sung làm rõ ý câu chủ đề.
- Đoạn văn thuyết minh thường viết theo kiểu diễn dịch.
- Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn để tránh lẫn ý với đoạn khác. Các ý trong đoạn phải sắp xếp theo thứ tự nhất định.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
a) Đoạn (a)
- Lỗi:	không rõ câu CĐ, công dụng
	ý lộn xộn.
- Sửa:	 tách thành 2 đoạn
 cấu tạo: ngoài -> trong
 cách dòng
b) Đoạn (b)
- Lỗi:	ý lộn xộn
	Các câu lk chưa chặt chẽ
- Sửa:	 Tách thành 2 đoạn
 Sắp xếp theo trình tự: dưới 
 -> trên
- Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định các ý lớn ,mỗi ý viết thành một đoạn văn.
II. Ghi nhớ: SGK(15)
Hoạt động 2
- HS làm việc cá nhân -> trình bày.
* Chú ý cấu tạo, mô hình đoạn văn thuyết minh.
* Dựa vào đoạn văn viết về Phạm Văn Đồng để viết đoạn văn giới thiệu về Hồ Chí Minh (năm sinh, năm mất, vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng, những cống hiến to lớn đối với dân tộc, thời đại).
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 (15)
Viết mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường em”
2. Bài tập 2 (15)
Viết đoạn văn thuyết minh với chủ đề “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại”
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập, chuẩn bị thuyết minh về một phương pháp( cách làm).
D. Rút kinh nghiệm 
............................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an va 8 ki 1 da chinh sua.doc