Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Vân

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Vân

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

1.Kiến thức:

-Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

-Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2.Kĩ năng:

-Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

-Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân .

*GDKNS: Suy nghĩ sáng tạo;xác định giá trị bản thân:giao tiếp trao đổi,trình bày suy nghĩ về việc sống có trách nhiệm.

3.Thái độ: GDKNS

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, xem và soạn bài trước.

 

doc 193 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1235Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 	 NS: 
Tieát : ND: 
TÔI ĐI HỌC
	(Thanh Tịnh)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.Kiến thức:
-Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.
-Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2.Kĩ năng:
-Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
-Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân .
*GDKNS: Suy nghĩ sáng tạo;xác định giá trị bản thân:giao tiếp trao đổi,trình bày suy nghĩ về việc sống có trách nhiệm.
3.Thái độ: GDKNS
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ.
- HS: Sách giáo khoa, xem và soạn bài trước.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
A- Hoạt động 1:
* Kiểm tra bài cũ – kết hợp giới thiệu bài mới. 
- Kiểm tra bài cũ: GV gợi lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường, gợi lại không khí ngày khai trường cách đây 8 năm để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
- HS lắng nghe nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi.
B- Hoạt động 2:
* Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích
* 1 học sinh đọc văn bản và chú thích
I/ Đọc – hiểu chú thích.
 1.Đọc.
 2. Chú thích.
- Giới thiệu bài mới
- HS ghi tên bài.
- Cho học sinh đọc phần chú thích về tác giả, nhấn mạnh các nét chính về nhà văn, Thanh Tịnh
- Tìm hiểu những nét chính về tác giả.
a.Tác giả:
-ThanhTịnh(1911-1988)
Tên thật là Trần Văn Ninh,quê ở ngoại ô thành phố Huế.
(xem thêm trong SGK)
PV ?Văn bản “Tôi đi học”
Được in trong TP nào?
Xuất bản nam nào?
-HS trả lời:
+Truyện ngắn “Tôi đi học”in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
b.Tác phẩm:
-Các tác phẩm chính:
(SGK/8)
-Xuấtxứ:
Truyện ngắn “Tôi đi học”in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
* GV cho HS lưu ý một số chú thích cần nhớ trong SGK.
PV ?Văn bản thuộc thể loại gì?
-HS trả lời:Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.
c.Lưu ý các chú
thích:2,6,7 (SGK/8,9)
 Truyện ngắn
C- Hoạt động 3:
* Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu văn bản
●Tìm hiểu bố cục:
* Đọc – tìm hiểu văn bản
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1) Bố cục:
2) Phân tích:
PV?Văn bản có thể chia làm bố cục mấy phần?
Nêu ý chính mỗi phần ?
 PV? Nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai ? Tâm trạng của nhân vật chính được thể hiện qua những tình huống truyện nào ?
- Cho học sinh đọc lại đoạn đầu (từ đầu đến  trên ngọn núi) và nêu câu hỏi:
PV ? Tâm trạng của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ đến trường diễn ra như thế nào ? Thể hiện qua những chi tiết nào ?
Þ GV nhận xét, bổ sung.
Cho HS đọc đoạn văn tiếp theo (Từ trước sân trường  xa mẹ tôi chút nào hết)
-HS suy nghĩ,phát biểu.
+ Văn bản có thể chia làm 
Bố cục 5 phần.
Học sinh đọc lại phần đầu của truyện và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Nhân vật chính trong truyện là “tôi”. Tâm trạng của nhân vật chính được thể hiện qua các tình huống truyện: Trên đường cùng mẹ đến trường; trên sân trường; vào trong lớp học.
* Tâm trạng của nhân vật trên đường cùng mẹ đến trường.
- Con đường và cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng nay thấy lạ.
- “Tôi” cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn (mặc áo vải dù đen)..
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức và khẳng định mình đã đến tuổi đi học.
* Tâm trạng của nhân vật trên đường cùng mẹ đến trường.
- Con đường và cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng nay thấy lạ.
- “Tôi” cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn (mặc áo vải dù đen)..
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức và khẳng định mình đã đến tuổi đi học
1.Nội dung:
a-Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đi học.
* Trên đường cùng mẹ đến trường:
- Con đường, cảnh vật vốn quen thuộc è nay thấy lạ.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn.
- Muốn thử sức và khẳng định mình đã đến tuổi đi học.
 Hết tiết 1,chuyển tiết 2 
 PV ? Tâm trạng của nhân vật “tôi” giữa không khí ngày khai trường được thể hiện như thế nào ? Qua chi tiết, hình ảnh nào ?
Þ GV gợi ý để học sinh tìm hiểu và nhận xét, bổ sung.
* Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ở sân trường.
- Sân trường dày đặc cả người, ngôi trường to, rộng, không khí trang nghiêm ® lo sợ vơ vẩn.
- Đứng nép vào người thân. Như con chim con muốn bay nhưng còn e sợ, thèm được như những học trò cũ.
* Trên sân trường:
- Ngôi trường: To, rộng, trang nghiêm è Lo sợ vẩn vơ.
- Đứng nép vào người thân.
- Chơ vơ, lúng túng khi nghe tiếng trống trường vang lên.
- Khi tiếng trống vang lên thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng
- Cảm thấy tim như ngừng đập khi ông đốc đọc đến tên mình
- Khóc nức nở và có cảm giác xa nhà, xa mẹ.
- Cảm giác xa nhà, xa mẹ.
* Gọi HS đọc đoạn cuối của truyện – GV đặt câu hỏi:
* Ở trong lớp học
* Ở trong lớp học:
PV ? Khi bước chân vào lớp học thì tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện ra sao ? Tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng đó.
- Cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi với cảnh vật (tranh treo tường, bàn ghế).
- Với người bạn ngồi bên cạnh chưa gặp nhưng không cảm thấy xa lạ.
- Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên
* HS thảo luận theo nhóm:
Þ Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học: Lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc.
- Vừa xa lạ, vừa gần gũi với cảnh vật.
- Người bạn chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ.
è Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin.
PV ? Em hãy nên nhận xét của mình về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ?
* Là mẹ của “tôi” và những vị phụ huynh khác đưa con đến trường đều tràn ngập niềm vui và hồi hộp.
Þ Diễn biến tâm trạng: Lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về tình cảm và thái độ của những người lớn xung quanh nhân vật “tôi”.
PV ? Nêu cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé 
lần đầu tiên đi học ?
PV ?Nhận xét về nghệ thuật 
Chung được sử dụng trong văn bản?
PV ?Nêu ý ngủa văn bản ?
- Ông đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu.
- Thầy giáo trẻ, tươi cười, giàu lòng thương yêu học sinh.
Þ Thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai
-HS nhận xét:
+Miêu tả tinh tế,chân thực,diễn biến tâm trạng ngày đầu tiên đi học.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng,hồi tưởng của nhân vật Tôi.
-Giọng điệu trữ tình trong sáng.
-HS suy nghĩ,trả lời
2.Nghệ thuật:
-Miêu tả tinh tế,chân thực,diễn biến tâm trạng ngày đầu tiên đi học.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng,hồi tưởng của nhân vật Tôi.
-Giọng điệu trữ tình trong sáng.
3.Ý nghĩa văn bản:	
-Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
D- Hoạt động 4:
* Ghi nhớ:
GDKNS:Thảo luận nhóm 1 phút
* Thảo luận nhóm – cử đại diện trả lời.
III- Ghi nhớ (SGK/9)
?Trình bày về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp; cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả.
+ Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc, giàu chất thơ.
- Bố cục theo dòng hồi tưởng è Mang tính chất hồi kí.
- Kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc.
- Sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, cụ thể cảm xúc của nhân vật.
Þ Đọc ghi nhớ SGK/9
E- Hoạt động 5:
* Luyện tập
IV- Luyện tập:
IV-CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
* Củng cố:
- GV nêu câu hỏi để kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của HS trong giờ học
-Cho HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
*Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
-Ghi lại những ấn tượng,cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
- Dặn HS học bài và soạn bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
- HS đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn
Tuaàn: 1	 NS: 18 /8 /2012
Tieát : 3 ND: 21 / 8 /2012
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT
CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
-Biết vân dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
1.Kiến thức:
-Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ
2.Kĩ năng:
-Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
*GDKNS:
-Ra quyết định: nhận và biết sử dụng từ đúng nghia trong giao tiếp.
3.Thái độ: GDKNS
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ.
- HS: Sách giáo khoa, xem và soạn bài trước.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
A- Hoạt động 1:
* Kiểm tra bài cũ – kết hợp giới thiệu bài mới. 
- Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nhắc lại KT về từ đồng nghĩa trái nghĩa học ở lớp 7 và NX về mối quan hệ giữa các từ ngữ trong hai nhóm từ đó.
- HS lắng nghe nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu bài mới
- HS ghi tên bài.
B- Hoạt động 2: Bài mới
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
* Quan sát sơ đồ SGK – suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
I- Từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp:
GDKNS:Cho HS phân tích các tình huống để HS hiểu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Cho học sinh quan sát sơ đồ trong SGK, qua sơ đồ gợi ý cho HS thấy mối quan hệ tầng bậc (cấp độ) của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ, sau đó nêu câu hỏi cho HS tự tìm hiểu.
1- Ví dụ:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn từ thú, chim, cá. 
- Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu, 
PV? So sánh nghĩa của từ động vật với thú, chim, cá ?
+ Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá (vì nó bao hàm các loại nhỏ như thú, cá ).
PV? So sánh nghĩa của từ thú với từ voi, hưu ?
PV? Nghĩa của từ chim với từ tu hú, sáo ?
PV? So sánh nghĩa của từ cá với cá thu, cá rô ?
+ Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu, 
C- Hoạt động 3:
* Ghi nhớ.
- GV nêu câu hỏi dẫn dắt HS đến phần Ghi nhớ.
* Ghi nhớ SGK/10.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
II- Ghi nhớ SGK/10.
D- Hoạt động 4:
Luyện tập
* Quan sát các bài tập trong SGK và làm các bài tập theo nhóm.
III- Luyện tập
* Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập 1, 2 trong SGK/10.
Bài tập 1: Sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa của các từ ngữ sau:
y phục
	quần	áo
	quần đùi	áo hoa
vũ khí
	súng	bom
	súng trường	bom bi
Bài tập 2: 
Các từ có nghĩa rộng là:
a- chất đốt; b- nghệ thuật;
c- thức ăn; d- nhìn; e- đánh.
Bài tập 1, 2, 3 (SGK/11)
IV-CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
* Củng cố:
- GV nêu câu hỏi để kiểm tra việc ghi nhớ kiến thứ ...  thơ:
+ Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh.
Þ Đằng sau chữ “mờ” không nên đặt dấu phẩy. Cụm từ “tỏa ánh sáng xanh” là sai vần ® Sửa lại: xanh lè.
è “Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh lè”
D- Hoạt động 4:
* Hướng dẫn HS tập làm thơ.
* Tập làm thơ:
III- Tập làm thơ:
PV? Làm tiếp hai câu cuối trong bài thơ Tú Xương?
a- Tìm hiểu: Có ba căn cứ để suy ra câu bị thiếu:
- Luật bằng trắc: Hai câu đã cho là:
	B	T	B	B	T	T	B	 
	T	B	B	T	T	B	B 
	Thì hai câu 3-4 phải là:
	T	B	B	T	T	B	T	 
	B	T	T	B	B 	T	B
- Vần ở cuối câu 1-2 là “ăng” thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy.
- Về ý: Cũng phải nối tiếp chuyện của thằng Cuội.
b- Bài làm của HS: Thảo luận nhóm.
- Gợi ý tham khảo:
“Tôi thấy người ta có bảo rằng,
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng”
· Tìm hiểu:
- Có ba căn cứ để suy ra câu bị thiếu:
+ Luật bằng trắc.
+ Vần ở cuối câu 1 và 2 là vần “ăng” thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy.
- Về ý: Phải nối tiếp chuyện thằng Cuội.
· Bài làm:
PV? Làm tiếp bài thơ đang dở trọn vẹn theo ý mình?
· Làm tiếp bài thơ đang dở trọn vẹn theo ý mình:
- Gợi ý tham khảo:
“Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Nắng đấy rồi mưa như trút nước,
Bao người vẫn vội vã ra về”
E- Hoạt động 5:
* Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập:
IV- Luyện tập:
PV? Bằng hiểu biết của mình, em hãy sáng tác một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt?
· Thảo luận nhóm để sáng tác thơ:
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm trước lớp.
IV-CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
*Củng cố:
-Đọc lại các bài thơ
*Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ.
-Tập làm thơ bảy chữ không giới hạn số câu về trường,lớp,bạn bè
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuaàn: 19	 NS: 17 /12 /2012
Tieát : 72 ND: /12 /2012
 Hoạt động Ngữ văn:
	LÀM THƠ BẢY CHỮ. ( TT )
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ 7 chữ.
1. Kiến thức:
-Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết thơ 7 chữ
- Đặt câu thơ 7 chữ với yêu cầu đối, nhịp, vần
3. Thái độ:
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ.
- HS: Sách giáo khoa, xem và soạn bài trước.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
? Nhắc lại luật thơ TNTT đã học ở lớp 7.
-Giới thiệu bài
Ghi tên bài
Tên bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập làm thơ. 
? Làm tiếp hai câu cuối trong bài thơ Tú Xương?
a- Tìm hiểu: Có ba căn cứ để suy ra câu bị thiếu:
- Luật bằng trắc: Hai câu đã cho là:
	B	T	B	B	T	T	B	 
	T	B	B	T	T	B	B 
	Thì hai câu 3-4 phải là:
	T	B	B	T	T	B	T	 
	B	T	T	B	B 	T	B
- Vần ở cuối câu 1-2 là “ăng” thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy.
- Về ý: Cũng phải nối tiếp chuyện của thằng Cuội.
b- Bài làm của HS: Thảo luận nhóm.- Gợi ý tham khảo:
“Tôi thấy người ta có bảo rằng,
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng”
III.Tập làm thơ.
·Tìm hiểu:
- Có ba căn cứ để suy ra câu bị thiếu:
+ Luật bằng trắc.
+ Vần ở cuối câu 1 và 2 là vần “ăng” thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy.
- Về ý: Phải nối tiếp chuyện thằng Cuội.
· Bài làm:
IV-CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
*Củng cố:
-Đọc lại các bài thơ
*Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ.
-Tập làm thơ bảy chữ không giới hạn số câu về trường,lớp,bạn bè.
Tuaàn: 19	 NS: 17 /12 /2012
Tieát : 74,75 ND: /12 /2012
 THI HỌC KÌ I
Tuaàn: 19	 NS: 17 /12 /2012
Tieát : 76 ND: /12 /2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I.
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Hướng khắc phục các lỗi sai.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Tổng kết những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS để rút kinh nghiệm.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
- HS: Ôn lại kiến thức làm bài
Hoạt động 1: Nhận xét đánh giá chung.
-Giáo viên nhận xét ,đánh giá chung về các mặt
+Kiến thức:Đa số học sinh nắm được kiến thức đã học ( 89 % đạt yêu cầu)
+ Kỷ năng: Vận dụng lý thuyết vào thực hành tương đối khá.
+ Đa số phần tự luận tập làm văn viết còn ẩu, phần thân bài tập làm văn một số bài còn thiếu phần cách sử dụng.
Hoạt động 2: Nhận xét một số bài cụ thể
- GV nhận xét một số bài điểm thấp, điểm cao.
- GV cho học sinh ghi đáp án ở tiết thi HK và đối chiếu với bài của mình còn chổ nào sai sót từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau.
Đề 1:
I/Tiếng Việt: (3 điểm)
Câu 1:(1 điểm) Thế nào là từ tượng thanh ? Tìm 2 từ tượng thanh mô tả tiếng cười của con người.
Câu 2: (1 điểm) Xác định các từ ngữ địa phương Nam Bộ trong câu văn dưới đây :
 Tội nghiệp dữ hôn ! Phải làm sao đi lên mà rước cậu về, chứ cậu đau mà để cậu ở 
trển sao được ? 
 ( Hồ Biểu Chánh, Ngọn gió đầu mùa)
Câu 3: (1 điểm) Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu khái niệm biện pháp tu từ đó:
	 Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
	(Ca dao)
II/Văn bản: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Trong những truyện kí mà em đã được học, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Câu 2: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
III. Tập làm văn (5điểm):
 Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
*Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
I/Tiếng Việt: (3 điểm)
Câu 1:(1 điểm)
Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (0,5 đ)
 Tìm 2 từ tượng thanh mô tả tiếng cười của con người. 
(HS tìm đúng mỗi từ đạt 0,25 đ. (VD: ha hả, hô hố)
Câu 2: (1 điểm)
 Từ ngữ địa phương Nam Bộ trong câu văn là : hôn (0,5 đ), trển (0,5 đ)
Câu 3: (1 điểm) 
-Câu ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá. (0,5 đ)
-Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. (0,5 đ)
II/Văn bản: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
HS tự do nêu nhân vật mình thích và giải thích lí do.
Yêu cầu:
-Nhân vật đó phải nằm trong các truyện kí đã học.
-Đưa ra lí do có thể thuyết phục được người đọc.
Tùy theo câu trả lời của HS, GV cho điểm phù hợp.
Câu 2: (1 điểm)
-Hoàn cảnh ra đời: Văn bản ra đời vào ngày 22-4-2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất. (0,5 đ)
-Ý nghĩa của văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất. (0,5 đ)
III. Tập làm văn (5điểm):
 Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
* Yêu cầu: 
- Thể loại: Văn thuyết minh.
 - Nội dung: Giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
 - Hình thức: Trình bày rõ ràng sạch sẽ, bố cục rõ ràng, tách đoạn hợp lí, diễn đạt trôi chảy, chữ viết cẩn thận.
*Dàn ý:
A.Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu vai trò của hoa trong cuộc sống con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó trong ngày Tết.
B.Thân bài: (4 đ)
- Những đặc điểm sinh học của hoa như về đài hoa, cánh hoa, nhụy hoặc nhị hoa: hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao...
 - Những đặc điểm về xã hội của hoa: loài hoa đó gắn bó với cuộc sống của con người như thế nào, tượng trưng cho cái gì, mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thích, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn...
 - Ích lợi của hoa:đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước.
C. Kết bài:(0,5 đ)
Nhấn mạnh giá trị của loài hoa và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn) đối với loài hoa đó.
 * Cách chấm:
- Mở bài, kết bài: (1 đ)
 + Ý phù hợp, diễn đạt mạch lạc ( mỗi phần đạt 0,5 đ)
 + Thiếu ý hoặc diễn đạt chưa mạch lạc ( mỗi phần đạt 0.25 đ)
- Thân bài: (4 đ)
 + Điểm 3- 4 : như bài làm đầy đủ các yêu cầu của phần thân bài
 *Văn suôn sẻ, biết tách đoạn hợp lí ( phần thân bài có ít nhất 2 đoạn), không sai ngữ pháp.
 * Không sai quá 4 lỗi chính tả.
 *Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 + Điểm 2- dưới 3:
	*Bài làm yêu cầu về thể loại và nội dung đầy đủ theo dàn bài, đôi chỗ sơ sài.
	*Văn khá suôn sẻ, chưa tách đoạn phần thân bài, ít sai ngữ pháp.
	*Sai lỗi chính tả không quá 6 lỗi.
 + Điểm 1- dưới 2:
 Như yêu cầu của thang điểm trên nhưng chưa biết tách đoạn ( phần thân bài chưa tách ra ít nhất 2 đoạn) , còn sai ngữ pháp, sai chính tả khá nhiều.
 + Điểm dưới 1: 
	Những bài làm lạc đề hoặc viết chữ sai trầm trọng.
 +Điểm 0:
	 Những bài làm bỏ trống. ( Tùy mức độ giáo viên cho điểm phù hợp)
Đề 2:
I/Tiếng Việt: (3 điểm)
Câu 1:(1 điểm) Thế nào là từ tượng hình ? Tìm 2 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
Câu 2: (1 điểm) Xác định các từ ngữ địa phương Nam Bộ trong câu văn dưới đây :
 Qua nhắn hổm nay hơn nửa tháng rồi, sao bữa nay em mới lên ?
 ( Hồ Biểu Chánh, Ngọn gió đầu mùa)
Câu 3: (1 điểm) Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu khái niệm biện pháp tu từ đó:
	Đây là lớp học dành cho trẻ khiếm thị.
II/Văn bản: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Trong những truyện kí mà em đã được học, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Câu 2: (1 điểm) Văn bản Bài toán dân số của Thái An đưa biện pháp gì để hạn chế sự gia tăng dân số? Nêu ý nghĩa của văn bản.
III. Tập làm văn (5điểm):
 Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
* Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
I/Tiếng Việt: (3 điểm)
Câu 1:(1 điểm)
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. (0,5 đ)
 Tìm 2 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người. 
HS tìm đúng mỗi từ đạt 0,25 đ. (VD: lom khom, lò dò.)
Câu 2: (1 điểm)
Từ ngữ địa phương Nam Bộ trong câu văn là : qua (0,5 đ), hổm (0,5 đ)
Câu 3: (1 điểm) 
-Câu văn sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. (0,5 đ)
-Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (0,5 đ)
II/Văn bản: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
HS tự do nêu nhân vật mình thích và giải thích lí do.
Yêu cầu:
-Nhân vật đó phải nằm trong các truyện kí đã học.
-Đưa ra lí do có thể thuyết phục được người đọc.
Tùy theo câu trả lời của HS, GV cho điểm phù hợp.
Câu 2: (1 điểm)
Giải pháp: Không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. (0,5 đ)
Ý nghĩa của văn bản:Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của cuộc sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. (0,5 đ)
III. Tập làm văn (5điểm):
 ( Phần TLV như đề 1)
+ Kết quả:
	Lớp 8A:Trên TB : 100 %	Dưới TB: 0 %
Hoạt động 3: Trả bài và thu bài lại
Gv trả cho HS và sửa lỗi.
Sau đó HS nộp lại bài cho GV
IV: CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
* Củng cố:
 HS xem lại bài của mình
*Hướng dẫnHS tự học ở nhà: Soạn bài : nhớ rừng

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA VĂN 8-1-HKI.doc