Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - 4 cột

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - 4 cột

Tiết : 01 Bài dạy: BÀI 1

 Thanh Tịnh

I. Mục tiêu:

1. NỘI DUNG: Giúp Chuẩn bị của học sinh

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp. Cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng: Đọc cảm thụ, khai thác sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm.

3. Thái độ: Giáo dục Chuẩn bị của học sinh tình cảm đối với những kỷ niệm đẹp - nhất là những kỷ niệm tựu trường của bản thân.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV - Đồ dùng dạy học: SGK + tư liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ (Sơ đồ hệ thống hóa), ảnh tác giả.

2. Chuẩn bị của HS -Bài tập ra kỳ trước: Đọc văn bản + trả lời các cấu hỏi trong GKS + sưu tầm bài hát (thơ) về ngày đầu tiên đi học.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tình hình: (1') Sĩ số, nề nếp

2. Kiểm tra bài cũ: (2')

+ Câu hỏi: + Dự kiến phương án trả lời của HS:

- Chuẩn bị của giáo viên kiểm tra sách vở (bao bìa, dán nhãn)

- Kiểm tra bài soạn.

3. Giảng bài mới:

+ Giới thiệu bài (2/)

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn cả là các kỷ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Đã có biết bao nhiêu bài hát, bài thơ, tác phẩm đã tái hiện lại buổi đầu tiên đến trường. Trong đó, truyện ngắn "Tôi đi học" đã diễn tả cảm giác bâng khuâng, rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng. Đó là nội dung tiết học mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.

 

doc 199 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - 4 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
Ngày soạn: 02 - 09 - 07
Tiết : 01 	Bài dạy: 	BÀI 1
	Thanh Tịnh
I. Mục tiêu:
1. NỘI DUNG: Giúp Chuẩn bị của học sinh
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp. Cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng: Đọc cảm thụ, khai thác sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ: Giáo dục Chuẩn bị của học sinh tình cảm đối với những kỷ niệm đẹp - nhất là những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV - Đồ dùng dạy học: SGK + tư liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ (Sơ đồ hệ thống hóa), ảnh tác giả.
2. Chuẩn bị của HS -Bài tập ra kỳ trước: Đọc văn bản + trả lời các cấu hỏi trong GKS + sưu tầm bài hát (thơ) về ngày đầu tiên đi học.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình: (1') Sĩ số, nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ: (2')
+ Câu hỏi:	 + Dự kiến phương án trả lời của HS:
- Chuẩn bị của giáo viên kiểm tra sách vở (bao bìa, dán nhãn)
- Kiểm tra bài soạn.
3. Giảng bài mới:
+ Giới thiệu bài (2/)
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn cả là các kỷ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Đã có biết bao nhiêu bài hát, bài thơ, tác phẩm đã tái hiện lại buổi đầu tiên đến trường. Trong đó, truyện ngắn "Tôi đi học" đã diễn tả cảm giác bâng khuâng, rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng. Đó là nội dung tiết học mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.
+ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung	
10'
15'
11'
3'
HĐ1:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm chú thích */SGK 8 và trình bày ngắn gọn về tác giả.
- Lưu ý nhấn mạnh (có thể nói chậm cùng lúc cho xem ảnh tác giả).
(Dựa vào phần Những điều cần lưu ý/SGK: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, nhấn mạnh về đặc sắc văn xuôi và đề tài của Tôi đi học).
HĐ2:
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu 1 đoạn gọi HS đọc tiếp.
- Lưu ý HS đọc kỹ chú thích 2,6,7.
- Cho HS nhận xét cách đọc của bạn.
+ Đọc giọng chậm, hơi buồn, lắng sâu, chú ý lời thoại của nhân các nhân vật tôi, người mẹ, Ông đốc giọng phù hợp.
- GV hưỡng dẫn HS tìm hiểu và giải thích từ khó.
? Ông đốc là dt chung hay riêng.
? Lạm nhận có phải là nhận bừa, nhận vơ.
? Lớp 5 trong truyện có phải là lớp 5 cách đây 3 năm.
? Xét về mặt thể loại văn bản, có thể xếp bài này vào kiểu loại văn bản nào.
? Có thể đây là VBND, VBBC được không. Vì sao?
? Phương thức biểu đạt chính là gì. Ngôi kể?
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đâu tiên. Vậy ta tạm ngắt thành những đoạn ntn.
- GV gợi ý có thể chia 5 đoạn
- Có thể ghép đoạn 1+2, 3+4+5.
+ Đoạn 1+2: Hồi ức kỷ niệm về ngày tựu trường.
+ Đoạn 3+4+5: Diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày tựu trường.
HĐ3:
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào. Vì sao?
- Định hướng: 
* Thời điểm
+ Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+ Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
* Lý do: Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
? Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc đó.
* Những cảm giác, cảm xúc ấy không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà gần gũi bổ sung nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của "tôi" khi ấy. Các từ láy đó góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà như mới xảy ra hôm qua, hôm kia.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
? Tác giả viết "Con đường.... tôi đi học" Tâm trạng thay đổi đó cụ thể ntn? Những chi tiết nào trọng hoạt động của "tôi" khiến em chú ý? Vì sao?
HĐ4: 
Củng cố: Đọc lại đoạn 1+2
HĐ 1:
HS đọc chú thích *
HĐ 2:
- Nghe GV hướng dẫn.
- Nghe GV đọc "từ đầu ..... rộn rã".
- Đọc theo yêu cầu nhận xét.
+ HS1 "Buổi mai ngọn núi".
+ HS2 "Trước sân cả ngày nữa".
+ HS 3 "Đoạn còn lại"
- Suy nghĩ trả lời.
"Ông Đốc": DT chung
"Lớp 5" là "lớp 1"
- Xếp vào kiểu VBBC vì toàn truyện là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong ngày tựu trường.
- Không thể gọi là VBND vì đây là một tác phẩm văn chương thật sự có giá trị Thái độ nghệ thuật, đã được nhân bản từ lâu.
- Thảo luận nhóm 2 HS trình bày bố cục.
HĐ 3:
1 HS đọc đoạn 1 - Lớp phát hiện và trình bày. Lý giải lý do.
* Thời điểm: cuối thu (đầu tháng 9): thời điểm khai trường.
- Từ láy nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã miêu tả những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Đọc diễn cảm, chú ý những câu đối thoại giữa hai mẹ con.
- Thảo luận nhóm cử đại diện trả lời.
HĐ 4: Đọc đoạn 1 - 2
I-Giới thiệu:
1. Tác giả: (1911-1988)
- 1933 sáng tác văn chương.
- Có mặt trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ ca dao, bút ký văn học. Thành công hơn là truyện ngắn và thơ.
- Truyện ngắn toát một tình cảm êm dịu, trao trẻo. Phong văn nhẹ nhàng, thấm sâu, giàu chất thơ, vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến.
2. Tác phẩm
 In trong tập "Quê mẹ", xuất bản 1941
II- Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích:
Lưu ý (2)(6) (7)
2. Thể loại - Bố cục:
a. -Văn bản biểu cảm
 - Phương thức biểu đạt: tự sự
 - Ngôi kể thứ 1, số ít.
b. Bố cục: 5 đoạn
Đ1: Từ đầu rộn rã: khơi nguồn nỗi nhớ.
Đ2: Tiếp ngọn nui: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật "Tôi" trên đường cùng mẹ tựu trường.
Đ3: Tiếp các lớp: Tâm trạng và cảm giác của "tôi" khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
Đ4: Tiếp nào kết: Tâm trạng "tôi" khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
Đ5: Đoạn còn lại: Tâm trạng của "tôi" khi ngồi vào chỗ mình và tiếp nhận tiết học đầu tiên.
2. Tìm hiểu nội dung
2.1. Khơi nguồn kỷ niệm:
- Thời điểm: Cuối mùa thu
- Đầu tháng 9: Thời điểm khai trường.
- Không gian: lá rụng, mây bàng bạc.
+ Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
Ấn tượng sâu sắc, trong sáng, đẹp đẽ.
2.2. Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường đầu tiên:
- Con đường quen "Tự nhiên thấy lạ" cảnh vật đều thay đổi.
- Thấy mình "trang trọng, đứng đắn", cố làm như một học trò thực sự.
 Vui sướng, hồi hộp, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
4. Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo(1'): Chuẩn bị tiết 2 (tt)
IV. Rút kinh nghiệm: (Nếu có)
TUẦN 01
Ngày soạn: 02 - 09- 07
Tiết : 02 	Bài dạy: 	
	(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục cho HS hiểu và phân tích được những cả giác êm dịu, trong sáng, mơn man của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
Tích hợp ngang với phần TV ở bài Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần TLV ở bài Tính thống nhất về chủ đề của VB. Tích hợp đọc với bài Cổng trường mở ra (VBND - NV 7/1)
2. Kỹ năng: Rèn đọc diễn cảm Văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện vfa phân tích nhân vật, liên tưởng.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trong sáng về kỷ niệm đẹp: ngày đầu tiên Tôi đi học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV - Đồ dùng dạy học: SGK, Giáo án, sơ đồ hóa NỘI DUNG
2. Chuẩn bị của HS -Bài tập ra kỳ trước: Đọc lại văn bản, tìm hiểu nội dung còn lại.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp: (1') Sĩ số, nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ: (4')
+ Câu hỏi:	 + Dự kiến phương án trả lời của HS:
(1)? Đoạn 1+2: Hồi ức kỷ niệm về 	(1) Hồi ức kỷ niệm về thời gian, 
ngày tựu trường đầu tiên của tôi được	không gian, cảm xúc trong sáng, đẹp 
giới thiệu ntn.	đẽ, vui sướng, hào hứng
(2)? Nghệ thuật chủ yếu của đoạn	(2)Nghệ thuật: Từ láy tả cảm xúc, liên tưởng.
3. Giảng bài mới:
+ Giới thiệu bài : (1/)
Ở tiết 1, chúng ta đã tìm hiểu khơi nguồn về hồi ức kỷ niệm ngày tựu trường của nhân vật Tôi và những cảm xúc trong đời về ngày đầu tiên đi học của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tâm trạng của tác giả tring ngày đầu tiên đi học.
+ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung	
20'
10'
7'
1'
HĐ1:
- GV đọc đoạn 3 và nêu vấn đề.
? Tâm trạng của Tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi nhìn cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn cảnh các bạn học trò cũ vào lớp.... là tâm trạng lo sợ vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cách kể ta như vậy thật tinh tế và hay. Ý kiến của em ntn?
* Từ tâm trạng háo hức, hăm hở trên đường đến trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm không còn cảm giác rụt rè nữa là sự chuyển biến tâm lý trẻ em mà nguyên nhân chính là cảnh trường Mỹ Lý xinh xắn, oai nghiêm, cảnh mọi người đông vui, sáng sủa, ai cũng như mình khi nhìn thấy mấy cậu học trò.
? Để diễn ta tâm trạng của nhân vật Tôi, tác giả đã sử dụng thể loại nào nhiều nhất.
? Tâm trạng của Tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới ntn.
? Gọi HS đọc đoạn cuối.
Tâm trang và cảm giác của nhân vật Tôi khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn.
* Ở đoạn cuối có sự thay đổi cảm giác của nhân vật Tôi khong cảm thấy xa lạ với những cái vốn chưa quen như bàn, ghế, bạn bè...
? Hình ảnh "một con chim con liện đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao..." có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
* Hình ảnh "một con chim..." gợi nhớ, nhớ tiếc như ...  bài cũ : (4/)
	+ Câu hỏi :	+ Dự kiến phương án trả lời của học sinh:
	? Đọc thuộc đoạn 1 - 4 	- Đọc thuộc đoạn thơ
	và 2 – 3 bài thơ Nhớ rừng	
	Phân tích tư thế và tâm trạng	 	- Phân tích tâm trạng con hổ qua
	con hổ bị nhốt trong vườn bách thú	các từ gậm khối căm hờn, nằm dài, khinh, chịu
	3.Giảng bài mới:
	+ Giới thiệu bài: (1')
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh treo bức tranh phóng to “ÔNG ĐỒ” của Bùi Xuân Phái lên bảng và hỏi: các em có biết ông đồ là ai không? Ông đang làm gì? Các em đã thấy cảnh như thế này và gàn như thế ở đâu? Bao giờ.
	- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về ông đồ theo chú thích (1)/SGK –9 về tác giả Vũ Đình Liên (1913-1996) một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. “ÔNG ĐỒ” (1936) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
	+ Tiến trình bài dạy:	
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG	
10’
20’
6’
2’
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
-GV đọc mẫu 1 lần, gọi 2-3 HS đọc và tìm hiểu bổ cục thể loại bài thơ, từ khó?
-Ngoài 6 từ trong SGK, GV giải thích thêm thành ngữ: Phượng múa rồng bay, chỉ nét chữ mềm mại uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như con phương đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay.
Thảo: (đt) viết nhanh, tháu mà đẹp.
Thảo (dt) một trong 4 kiểu chữ tượng hình (Hán - Nôm) chân, thảo, triện, lệ.
HĐ2: Hướng dân tìm hiểu nội dung
? Phân tích hình ảnh ông Đồ người viết chữ nho tong ngày tết trong 2 khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3-4. Hãy so sánh để làm rõ sự khách nhau giữa hai hình ảnh đó, sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh Ông Đồ.
? Tâm tư nhà thơ thể hiện trong bài thơ như thế nào.
HĐ3: Tổng kết
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-10
?Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
HĐ4: Củng cố
Cho HS trình bày bài thơ bằng phương thức tự sự.
HĐ1:
- Nghe GV đọc.
- 2 – 3 HS đọc
-Bố cục: 3 đoạn
+ Đ1: Khổ 1-2: Hình ảnh ông Đồ thời xưa.
+ Đ2: Khổ 3-4: Hình ảnh ông Đồ thời nay.
+Đ3: Khổ 5: Tâm trạng cảm xúc của tác giả.
HĐ2:
Phân tích hai khổ đầu hình ảnh, từ ngữ: Ông Đồ – mực tàu giấy đỏ – Phố đông người thuê viết – tấm tắc ngợi khen thảo nét như phượng múa rồng bay.
-Phân tích khổ 3-4: hình ảnh nhân hóa: giấy đỏ buồn, nghiên sầu, biện pháp đối lập tương phản.
-So sánh 2 hình ảnh: Cảm xúc về hình ảnh ông Đồ.
-Thảo luận, phát biểu.
HĐ3:
-Đọc ghi nhớ/SGK
-Suy nghĩ, trả lời
HS kể chuyện dựa theo nội dung bài thơ.
A. Đọc, tìm hiểu chung
I. Đọc – Chú thích
II. Bố cục
1-Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý (xưa)
2-Hình ảnh ông Đồ thơi tàn tạ (nay)
3-Cảm xúc của tác giả
II-Thể loại
-Thể loại ngữ ngôn
-Vần chân
-Nhịp 2/3 hoặc 3/2
B. Đọc – tìm hiểu văn bản.
I. Hình ảnh ông đồ thời xưa:
Mọi người tấm tắc ngợi khen và thuê viết à thời đắc ý.
II. Hình ảnh ông đồ thời nay:
Ông Đồ vẫn ngồi, người thuê viết không còn à thời tàn tạ.
III. Cảm xúc của tác giả
Tình cảm ngậm ngùi, chân thành.
-Ghi nhớ: SGK-10
-Giá trị nghệ thuật
-Lãng mạn hoài cổ, hiện thực, trữ tình.
-Kết cấu đầu cuối tương ứng.
-Ngôn từ giản dị, sâu lắng
	 4.Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo: (1')
	- Học thuộc bài thơ; Làm câu 4(SGK/10) vào giấy (KT 15’)
	- Chuẩn bị ôn tập thi HK I.
	IV. Rút kinh nghiệm bổ sung: 
TUẦN 17
Ngày soạn	: 02/01/2008
Tiết	: 67 - 68	Bài dạy:
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Kiểm tra kiến thức tổng hợp của 3 môn: VĂN-TIẾNG VIỆT-TẬP LÀM VĂN
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành.
	3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tự luận theo các yêu cầu về nội dung và kiểu bài.
	II. Chuẩn bị :
	1. Chuẩn bị của GV-Đồ dùng dạy học: ĐỀ KIỂM TRA DO PGD RA
	2. Chuẩn bị của HS-Bài tập ra kỳ trước: Ôn tập học kỳ I
TUẦN 18
Ngày soạn	: 02/01/2008
Tiết	: 69 - 70	Bài dạy:
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặt câu thơ 7 chữ , biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần
	- Tích hợp với phần Tiếng việt và tập làm văn ( bài 15: TM 1 bài thơ )
	2. Kỹ năng: Bước đầu nhận biết kiểu thơ 7 chữ-Phân biệt thơ 5 chữ và 7 chữ.
	3. Thái độ: Tạo hứng thú cho việc học NV và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
II. Chuẩn bị :
	1. Chuẩn bị của GV-Đồ dùng dạy học: Soạn bài, một số bài thơ 7 chữ hay - bảng phụ
	- Phương án: Sáng tác thơ, phân tích:
2. Chuẩn bị của HS-Bài tập ra kỳ trước: Xem lại luật thơ B-T, vần, nhịp
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1/) Sĩ số - Nề nếp
	2. Kiểm tra bài cũ : (4/)
	+ Câu hỏi :	+ Dự kiến phương án trả lời của học sinh:
	? Muốn làm một bài thơ 7 chữ 	- Xác định: Số dòng, số tiếng, luật B-T
	(4 câu hoặc 8 câu) chúng ta 	đối - niêm, vần, ngắt nhịp.
	phải xác định những yếu tố nào	
	3. Giảng bài mới
* Tiến trình tiết dạy: Tiết 69
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
40/
40'
4'
HĐ 1:Phân tích mẫu
- Bài thơ BÁNH TRÔI NƯỚC
 (Hồ Xuân Hương)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
 T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 T T T B B T T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 B B T T T B B
Tiết 70
* MỤC TIÊU :
- Giúp Chuẩn bị của học sinh vận dụng các NỘI DUNG về thơ 7 chữ để tự sáng tác thơ 7 chữ.
- Tạo hứng thú trong học tập và có mơ ước sáng tạo thơ văn
HĐ 2: Hướng dẫn làm thơ 7 chữ:
- Hướng dẫn Chuẩn bị của học sinh phỏng tác theo bài thơ của TẢN ĐÀ có thể:
+ Kể chuyện thằng cuội ở cung trăng (có thể làm nghiêm túc, có thể làm nghịch ngợm, hóm hỉnh...)
+ Làm tiếp bài thơ " Muốn làm thằng Cuội" của TẢN ĐÀ
- GV cho 2 câu thơ hướng dẫn gợi ý Chuẩn bị của học sinh làm tiếp
Việc con con gian nan chi kể
Sợ gì đâu nguy hiểm chẳng sờn
HĐ 3: Củng cố:
Nhắc lại các quy tắc làm thơ 7 chữ
HĐ1:
Số tiếng: 28 thất ngôn
Số dòng: 04 tứ tuyệt
- Dòng 1: B T B
- Dòng 2: T B T
- Dòng 3: T B T
- Dòng 4: B T B
- Đối - Niêm: (dính vào nhau)
+ Bằng đối với trắc
+Cặp niêm: nổi - nát
 chìm - đầu
 nước - kẻ
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
- Vần chân, bằng ON
7(1), 7(2), 7(4)
HĐ2:
- Thảo luận nhóm
- Cá nhân HS tự làm, trình bày trước lớp/
A. Phân tích:
Bài thơ
Bánh trôi nước
(Hồ Xuân Hương)
B. Luyện tập:
1. Phỏng tác theo bài thơ của Tản Đà:
2. Làm tiếp bài thơ và đặt nhan đề:
	4.Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo: (1')
	- Về nhà tập làm thơ 7 chữ
	- Ôn tập chuẩn bị thi Học kỳ I.
	IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:04/01/2007
TUẦN 18
Tiết: 71
BÀI DẠY:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại NỘI DUNG Tiếng Việt đã được học từ lớp 6, 7, 8 (chủ yếu KH I lớp 8)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Việt
3. Thái độ: Giúp HS có ý thức khắc sâu, củng cố Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Chuẩn bị của giáo viên: Chấm bài, đáp án, trả bài
2. Chuẩn bị của Chuẩn bị của học sinh: Ôn các bài Tiếng Việt, các văn bản tuần 10, tuần 12, bài Liên kết các đoạn văn. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Sĩ số nề nếp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời của Chuẩn bị của học sinh
	Không kiểm tra 
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Tiến trình bài dạy:
HĐ1: (43’) Nhận xét chung:
1- Phần trắc nghiệm:
- Đa số làm bài đạt yêu cầu
2- Phần tự luận:
- Câu 1: HS trình bày NỘI DUNG đa số đúng
- Câu 2: một số ít HS cho ví dụ thơ ca chưa hợp lý với biện pháp NÓI QUÁ, NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH.
- Câu 3: phần lớn HS viết được đoạn văn có nội dung nói về bảo vệ môi trường nhưng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm chưa hợp lý; bố cục đa phần chưa chẵt chẽ, cụ thể.
	- Kết quả:
Lớp 
Sĩ số
G
K
TB
Y-K
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A10(42)
15
35,7
16
38,1
11
26,2
HĐ2: (1’) Củng cố
- Nhắc lại lỗi sai cơ bản
Ngày soạn:11/01/2007
TUẦN 18
Tiết: 72
BÀI DẠY:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại NỘI DUNG về kiểu bài thuyết minh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả
3. Thái độ: Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết vào thực hành xây dựng văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Chuẩn bị của giáo viên: Chấm bài, đáp án, trả bài
2. Chuẩn bị của Chuẩn bị của học sinh: Nhớ lại bài viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Sĩ số nề nếp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời của Chuẩn bị của học sinh
	Không kiểm tra 
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Tiến trình bài dạy:
HĐ1: (12’) Nhận xét chung:
1- Về kiểu bài:
Đa số đi đúng kiểu bài thuyết minh
Có vận dụng văn bản và pbcn
2- Về cấu trúc:
Đảm bảo đủ 3 phần
Có 2 bài phần mở bài dẫn dắt vấn đề chưa hợp lý: Hoàng Ly, Vũ Khánh
3. Về nội dung:
Đa phần bài viết chưa giúp người đọc hiểu về đối tượng được thuyết minh.
Có 3 bài viết rất sơ sài, thông tin để thuyết minh nghèo ý: Ngọc Huy, Chí Hoá, Kim Hoa
4. Về cách diễn đạt: 
Diễn đạt dài dòng, lặp ý, văn bản rời rạc, lỗi chính tả: Sĩ Khôi, Mai Trâm, Hải Vy.
5. Về hình thức:
- Bài làm sạch đẹp: Thùy Giang, Thanh Thanh, Khánh Linh
	- Kết quả:	
Lớp 
Sĩ số
G
K
TB
Y-K
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A10(42)
02
4,8
21
50
17
40,4
02
4,8
HĐ2: (15’) Đọc thẩm định
- Cho HS đọc 2 bài điểm cao Thái Nguyên, Xuân Trang, 2 bài đạt điểm chưa cao Thiên Trang, Vũ Chánh.
? Nguyên nhân viết tốt và viết chưa tốt
? Hướng sửa đổi các lỗi đã mắc.
HĐ3: (13’) Trả bài
- Trả bài cho HS.
+ HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
+ HS trao đổi bài cho nhau để rút kịnh nghiệm.
HĐ4: Củng cố
Nhắc lại những lỗi sai và chú ý sửa chữa.
4. Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo: (1’) HS tự sửa bài vào vở
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 - HK I - st.doc