Giáo án Ngữ văn 8 học kì I

Giáo án Ngữ văn 8 học kì I

TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

2. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định: Qui định nền nếp, yêu cầu học văn của lớp 8.

2. Kiểm tra bài cu: Kiểm tra vở, sgk, bài chuẩn bị.

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : ”Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Đến trường là niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ thơ. Và ngày đầu tiên vào lớp Một, vào Trung học, là những kỉ niệm chẳng thể nào quên đối với mỗi con người, nó để lại ấn tượng sâu đậm mãi trong lòng chúng ta có khi cả cuộc đời. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, Thanh Tịnh dẫn dắt ta vào kỉ niệm của thời thơ ấu, ngàyđầu tiên đi học.

 

doc 131 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1. Ngày soạn : 3/9/2007
Tiết :1-2 
TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh) 
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II. Các bước lên lớp :
Ổn định: Qui định nền nếp, yêu cầu học văn của lớp 8. 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở, sgk, bài chuẩn bị. 
Bài mới:
 * Giới thiệu bài : ”Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Đến trường là niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ thơ. Và ngày đầu tiên vào lớp Một, vào Trung học, là những kỉ niệm chẳng thể nào quên đối với mỗi con người, nó để lại ấn tượng sâu đậm mãi trong lòng chúng ta có khi cả cuộc đời. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, Thanh Tịnh dẫn dắt ta vào kỉ niệm của thời thơ ấu, ngàyđầu tiên đi học. 
 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
 Ghi bảng 
Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả- tác phẩm :
 Tìm hiểu về tác giả –Thanh Tịnh – Xem sgk phần chú thích * trang 8. 
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu chú thích :
 Đọc văn bản : đọc giọng nhẹ nhàng, chầm chậm tạo cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến. Chú thích : giảng lại chú thích : lớp ba, lớp năm. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản :
-Những gì đã gợi lên trong lòng “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
Những chuyển biến của đất trời vào dịp cuối thu thường gợi lên kỉ niệm về buổi tựu trường trong lòng tác giả : “Hàng năm, cứ vào cuối thu,. . . lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. ”
-Trong toàn bộ truyện ngắn, em thâý kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào ? 
-Những kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian :
+ Hiện tại nhớ về quá khứ :biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật “tôi”nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng. 
+ Trình tự thời gian ở từng thời điểm : Tâm trạng, cảm giác trên đường đi cùng mẹ tới trường ;tâm trạng, cảm giác khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng và các bạn, lúc nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp ;tâm trạng, cảm giác lúc ngồi vào chỗ và đón nhận giờ học đầu tiên. 
-Đọc đoạn văn : “Tôi quên. . . lúng túng hơn”. Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện tâm trạng của “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường ? 
+Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. 
+Trong chiếc áo vải dù đen dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. 
+Sân trường hôm nay dày đặc người. Ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa. 
+Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường. Sân nó rộng, mình nó cao hơn, lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. 
+Hồi hộp chờ nghe gọi tên mình, khi nghe gọi đến tên, “tôi” giật mình, lúng túng. 
-Nhân vật “ tôi” đã có tâm trạng, cảm giác như thế nào trong ngày đầu tiên đến trường? à Hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ vẩn vơ. 
-Cảm giác em như thế nào khi được bố mẹ đưa đên trường vào ngày đi học đầu tiên ở bậc tiểu học hoặc trung học?
-Đọc tiếp đoạn văn còn lại. Hình ảnh, chi tiết nào chứng tỏ tâm trạng hồi hộp của “tôi” khi rời bàn tay mẹ, khi vào lớp đón giờ học đầu tiên?
- “ Tôi” thấy nặng nề một cách lạ, rồi bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay mẹ, nức nở khóc theo các cậu học sinh mới như mình (phản ứng dây truyền)
-Vừa cảm thấy xa mẹ, lấy làm lạ. . . vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹï à vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin. 
-Em có cảm nhận gì về thái độ của phụ huynh ? Của ông đốc, thầy giáo ?
-Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo, âu yếm, lo lắng theo dõi diễn biến tâm trạng con em ;-Ông đốc rất từ tốn, hiền hậu với học sinh. Thầy giáo trẻ tươi cười, vui tính, thân thương, trìu mến,. . 
à Trách nhiệm, tấm lòng của nhà trường, gia đình đối với học sinh, nhất là những em bé lần đầu đi học. Đây thực sự là những dấu ấn tốt đẹp, những kỉ niệm trong sáng, ấm áp không thể phai nhoà trong kí ức tuổi thơ. ( Cổng trường mở ra)
-Hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản ? Phân tích giá trị biểu cảm ?
 -Sử dụng những hình ảnh so sánh để diễn tả tâm trạng nhân vật tôi trong những thời điểm khác nhau :
+ “Tôi quên thế nào được  giữa bầu trời quang đãng”. 
+ “Ý nghĩ ấy lướt ngang trên ngọn núi”. 
+ “Họ như những con chim con nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ”
à So sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng trữ tình góp phần diễn tả cụ thể, rõ ràng những cảm giác, ý nghĩ của nhân vật, tạo nên chất thơ man mác và cảm giác nhẹ nhàng êm dịu, trong trẻo trong truyện ngắn. 
-Nêu nhận xét của em về nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ? Sức cuốn hút của tác phẩm theo em được tạo nên từ đâu ?
@Nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của truyện :
+ Bố cục được viết theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ đúng theo trình tự thời gian. 
+ Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng nhân vật. 
à Chính các nét đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm. 
@Sức cuốn hút của tác phẩm là nhờ những yếu tố sau :
+ Hồi tưởng chân thực và những rung động sâu sắc của chính bản thân tác giả. 
+ Tình huống truyện có dấu ấn sâu đậm, không thể nào quên và rất trong sáng
+ Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường ;Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả. à Toàn bộ truyện toát lên chất trữ tình thiết tha. 
* Hoạt động 4 : Ý nghĩa văn bản :
- Những cảm xúc của Thanh Tịnh gợi cho em những kỉ niệm gì trong ngày đầu tiên đi học ? Có gì giống và khác với thanh Tịnh ? à Ghi nhớ : Đọc sgk trang 9. 
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập. 
-Câu 1: Cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ?
+ Em hãy khái quát lại những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật theo trình tự thời gian ?(Chú ý chỉ ra sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình với miêu tả, tự sự của văn bản)
-Câu 2 :Viết đoạn văn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên. 
I-Tìm hiểu tác giả:
- xem chú thích * trang 8. 
IITìm hiểu tác phẩm :
1-Đọc : 
2-Phân tích :
aTrình tự kỉ niệm 
- Trình tự thời gian: 
 +Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. 
 +Tâm trạng trên đường đến trường àkhi nhìn ngôi trường, các bạnàlúc nghe gọi tên, rời tay mẹ àlúc ngồi vào chỗ đón giờ học đầu tiên. 
b. Tâm trạng, cảm giác của “ tôi”:
 -Cảm thấy lòng có sự thay đổi lớn, mình trang trọng và đứng đắn,. . . lo sợ vẩn vơ, lúng túng,. . ngỡ ngàng, tự tin,. . . 
à hồi hộp, bỡ ngỡ. 
3- Những nét đặc sắc của truyện : 
-Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ chân thực, kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. 
-Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm. 
III. Ghi nhớ :
- Học thuộc phần ghi nhớ sgk / 9
IV-Luyện tập :
A-Ở lớp :
-Thực hành nói câu 1-trang 9. 
B-Ở nhà :
- Luyện tập viết đoạn văn. 
Củng cố (luyện tập): 
Dặn dò: 
 Học bài : Học thuộc lòng 4 đoạn văn đầu và thuộc các câu văn có hình ảnh so sánh. 
 Soạn bài : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Nhìn vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi a, b, c trang 10. 
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1	 Ngày soạn : 4/9/2007	 
Tiết 3: 
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
Thông qua bài học, rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được sử dụng trong văn bản Tôi đi học ? Sức cuốn hút của tác phẩm là nhờ ở những yếu tố nào ?
Bài mới:
 * Giới thiệu bài : Ở lớp7, ta đã biết hai mối quan hệ ý nghĩa của từ : dồng nghĩa và trái nghĩa. Có một mối quan hệ khác, đó là quan hệ bao hàm. Nghĩa của từ ngữ có cấp độ cao thấp khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức này
 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
 Ghi bảng 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm :
 -Quan sát sơ đồ sgk /10 và trả lời câu hỏi :
a-Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao ?
 -Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì từ động vật có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa các từ : thú, chim, cá. 
b-Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu ? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu ? Vì sao ?
-Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo vì từ chim có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa các từ tu hú, sáo. 
-Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu vì từ cá có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu. 
c-Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào ?
-Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu ; hẹp hơn nghĩa của từ động vật. 
* Hoạt động 2 : Tổng hợp kết quả phân tích :
-Từ đó, em hiểu như thế nào về t ... của bé Hồngkhi gặp mẹ trong 	 thoạibé hư, chị Xiu thân yêu ơi” thuộc loại 
đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?	 tình thái từ nào?
A. Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. A. Tình thái từ nghivấn.
B. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe BTình thái từ cầu khiến.
tôi ríu cả chân lại.	 C. Tình thái từ cảm thán.
C. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên	 D. Tình thái từ biểu hiện sác thái tình cảm.
 khóc rồi cứ thế nức nở.	 Câu 7: Câu hay nhóm từ nào dưới đây không 
D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và có trợ từ.
 nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của haigò má.	 A. Ngay cả trong ánh hoàng hôn.
Câu 4: Dấu hai chấm trong câu sau văn sau có ý nghĩa 	 B. Em thật là một cô bé hư.
gì? Thủo ấy cómột điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là 	 D. Chị Dậu là nhân vật chính trong tác
người đã trồng hai cây phong trên đồi này?	 	Phẩm “Tắt đèn”
A. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần đứng Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng 
trước.	trong các câu thơ sau đây.
B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung ýnghĩa cho phần 	- “Ta đi tởitên đường ta bước tiếp.
đứng trước.	 Rắn như thép, vững như đồng 
C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.	 Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp.
D. Đánh dấu (báo trước) lời đối 	 Cao như núi, dài như sông”
 	 (“Ta đi tới” – Tố Hữu)
 	A. Âån dụ.	B. Hoán dụ
	 C. Nói quá.	D. Nói giảm nói tránh.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (75 phút – 6 điểm)
Đề 1: Hãy nhập vai nhân vật bà lão hàng xóm, kể lại câu chuyện trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.)
Đề 2: Hãy thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em thích.
Tuần 18 	Ngày soạn: 30/12/2007
Tiết 69 &70: 	
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
Biết cách làm thơ bảy chữ với yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chũ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của H
3.Bài mới: Chúng ta đã từng học làm thơ năm chữ, và thể thơ bảy chữ có gì khác với thơ năm chữ về cách gieo vần, ngắt nhịp, đúng luật bằng trắc.
Tiến trình hoạt động
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
- Đọc và gạch nhịp các tiếng gieo vần và luật bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ “ Chiều” ?
B B T T T B B
T T B B T T B
 + Câu 1 và câu 2 bằng trắc đối nhau.
 + Vần ở cuối câu 1 và câu 2 là vần thông ( về, nghe ).
 + Ngắt nhịp 4/3.
- GV gọi H đọc bài thơ do mình sưu tầm, trả lời câu hỏi về vị trí ngắt nhịp, gieo vần của bài thơ.
- Luật thơ bảy chữ gồm có những đặc điểm gì?
+ Câu thơ bảy chữ
+ Ngắt nhịp có thể 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3.
+ Vần có thể trắc bằng nhưng phần nhiều bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu hai và câu bốn, có khi cả tiếng cuối câu một.
- Luật bằng trắc trong thơ bảy chữ có thể theo những luật nào?
Luật bằng trắc theo hai mô hình sau:
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
- Gọi HS đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn Văn Cừ SGK – 166.
- Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lý do và thử tìm cách sửa lại cho đúng?
Bài thơ “ Tối” của Đoàn Văn Cừ chép sai hai lỗi: Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Chữ “Xanh” sai vần.
- Gọi HS sửa lại lỗi sai.
 Bỏ dấu phẩy, sửa chữ “Xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ “Che” ở câu trên.
* Hoạt động 2: Tập làm thơ bảy chữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu a SGK – 166.
- GV gợi ý: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Vì vậy các câu thơ phải xoay quanh câu chuyện thằng Cuội ở cung trăng.
- Chỉ ra cách gieo vần, luật ở hai câu thơ trên?
T T B B T T B
B B T T T B B
- Yêu cầu hai câu sau phải có luật như thế nào?
B B T T B B T
T T B B T T B
- GV đưa ra một số câu thơ.
+ Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
 (Tú Xương)
+ Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
 Nhấn mạnh tội nói dối của Cuộ i.
+ Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá.
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
 Giễu chú Cuội côn đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi.
- Gọi HS đọc yêu cầu b SGK – 166.
- Chỉ cách gieo vần luật hai câu thơ trên?
B B T T T B B
T T B B T T B
- Yêu cầu hai câu sau phải có luật như thế nào?
T T B B B T T
B B T T T B B
- Nội dung của hai câu thơ này viết về đề tài gì?
Nội dung của hai câu thơ này viết về cảnh mùa hè, vì vậy hai câu thơ tiếp theo phải nó tới chuyện mùa hè.
- Gọi HS làm hai câu thơ tiếp theo.
- GV đưa ra một số câu thơ: 
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
* Hoạt động 3: HS đọc thơ bảy chữ tự làm ở nhà.
- GV gọi một số HS đọc bài làm của mình – HS khác nhận xét.
- GV nêu ưu – nhược điểm. Đưa ra cách sửa.
I Bài học
 Đặc điểm thơ bảy chữ:
Câu thơ bảy chữ.
Ngắt nhịp 4/3, hoặc ¾.
Vần có thể trắc, bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và câu 4.
Mô hình luật thơ bảy chữ:
B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T T
 T T B B T B B
II Luyện tập
Tập làm thơ bảy chũ.
4.Củng cố (Luyện tập).
Nêu đặc điểm của thơ bảy chữ.
5.Cũng cố
- Học bài: Nắm vững đặc điểm của thơ bảy chữ;Làm một số bài thơ theo thể thơ bảy chữ.
- Soạn bài: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về các tác phẩm tự sự, văn bản nhật dụng, và một số tác phẩm trữ tình để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 18	 Ngày soạn: 2/1/2008
Tiết: 71: 
TRẢ BÀI VIẾT KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Thấy được những sai xót trong bài làm.
- Hệ thống hóa lại kiến thức.
- Tự sửa bài.
- Ý thức về bài kiểm tra.
B. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Nhân bài thơ 7 chữ làm ở nha có nhận xét.
III. Bài mới:
Tiến trình lên lớp
Ghi bảng
Hoạt động 1: Phát bài, ghi điểm.
Hoạt động 2: Sửa bài:
a) Trắc nghiệm: GV đọc đáp án.
Hoạt động 3: HS tự sửa bài.
I.Trắc nghiệm.(5đ)
C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
a
c
a
B
d
c
b
b
b
c
II. Tự luận:
1. Công dụng của dấu ngoặc kép.
a) Đánh dấu từ ngữ câu đoạn dãn trực tiếp.
b) Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
c) Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo tập san. Được dẫn.
2. Viết đoạn văn cấu tạo bên ngoài cây bút chì :
- Dàn ý.
- Cấu tạo phần tử.
- Cấu tạo bộ phận công tắc.
- Cấu tạo trang trí.
Gợi ý: Có thể kết hợp với công dụng.
IV. Củng cố: 
- Nhắc nhở HS cẩn thận khi đọc đề.
V. Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục sửa bài.
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra tổng hợp
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 18	Ngày soạn: 7/1/2008
Tiết 72: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Thấy được kết quả bài kiểm tra, tự đánh giá năng lực học tập.
- Có hướng sửa chữa.
- Ý thức về bài kiểm tra.
B. Bước lên lớp:
I. ÔĐtc: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III: Bài mới:
Tiến trình hoạt động
Ghi bảng
Hoạt đông 1: Trả bài – Lấy điểm.
Hoạt động 2: Sửa chữa bài làm.
Hoạt động 3: Nhận xét ưu khuyết điểm.
Hoạt động 4: Lập dàn ý: (Như đáp án)
Hoạt động 5: Sửa lỗi điển hình.
a) Lỗi sử dụng câu chưa đúng.
b) Lỗi chưa sử dụng dấu ngoặc kép.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự sửa bài.
Hoạt động 7: Đọc bài hay
I. Trắc nghiệm: (Như hướng dẫn chấm ngữ văn 8)
II. Tự luận: (Như hướng dẫn chấm ngữ văn 8)
1. Nhận xét ưu khuyết điểm.
2. Dán ý gợi ý: 
3. Sửa lỗi điển hình.
a. Chị Dậu run run, đỡ chồng ngồi dạy, Cái tí miếu máo.
b. Chị Dậu nói mày trói chồng bà đi bà cho mày xem.
4. HS tự sửa bài.
5. đọc bài hay.
Hoạt động 7: 
Củng cố dặn dò: 
- Về nhà tự sửa bài.
- Chuẩn bị bài mới. “Nhớ rừng”
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 8 HKI DA SOAN.doc