Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Lâm

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Lâm

TUẦN : 17 ÔNG ĐỒ

 ( Vũ Đình Liên)

TIẾT : 68

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ, qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng; niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hoá cổ truyền nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. Sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản thể thơ ngũ ngôn, ngôn từ bình dị, cô đọng, chứa đựng nhiều cảm xúc.

 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ ngũ ngôn, tìm hiểu phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong thơ.

B. Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại

C. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + giáo án.

 Học sinh đọc, chuẩn bị bài.

 

doc 156 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 17
ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên)
TIẾT  : 68
Ngày soạn:12/12/09 	
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ, qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng; niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hoá cổ truyền nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. Sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản thể thơ ngũ ngôn, ngôn từ bình dị, cô đọng, chứa đựng nhiều cảm xúc.
	Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ ngũ ngôn, tìm hiểu phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong thơ.
B. Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại
C. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + giáo án.
	Học sinh đọc, chuẩn bị bài.
D. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “ Nhớ rừng” - Thế Lữ.
 	3. Bài mới.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
? Nêu xuất sứ của bài thơ,
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài.
Nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
? Giải thích “ Ông đồ” -> Người dạy chữ nho xưa.
? Bài thơ có phương thức biểu đạt như thế nào.
-> Biểu cảm kết hợp miêu tả tự sự.
? Bài thơ có bố cục như thế nào.
? Đọc khổ thơ 1.
? Ý chính của khổ thơ này là gì.
-> Giới thiệu ông đồ.
? Ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào.
? Thời điểm đó có ý nghĩa gì.
-> Báo hiệu mùa xuân đến, mùa đẹp, mùa vui, hạnh phúc.
? Từ “mỗi năm”, “lại thấy” diễn tả điều gì.
-> Thời gian lặp lại -> Viết chữ nho đã trở thành phong tục.
? Nhận xét về phong tục đó.
-> Phong tục văn hoá đẹp.
? Hình ảnh ông đồ xuất hiện giữa mùa xuân gợi lên cảnh tượng như thế nào.
? Đọc khổ thơ thứ 2, nêu ý chính.
-> Ông đồ viết chữ.
? Tài viết chữ của ông được gợi tả qua các chi tiết nào.
? Em hiểu như thế nào về nét chữ của ông đồ.
? Nét chữ đó có giá trị như thế nào.
 -> Cao quý.
? Thái độ của mọi người đối với nét chữ của ông đồ ntn.
? Em hiểu thái độ của mọi người đối với nét chữ của ông đồ.
? Qua 2 khổ thơ em cảm nhận được ông đồ có vị trí như thế nào ở thời xưa.
? Em cảm nhận được cảm xúc của tác giả đối với ông đồ và nét văn hoá phong tục Việt Nam.
? Đọc khổ thơ thứ 3. Nêu ý chính.
-> Nỗi buồn vắng khách của ông đồ.
? Nỗi buồn đó được diễn tả như thế nào.
? Nhận xét của em về hình ảnh thơ.
-> Nỗi buồn tủi lan cả ra những vật vô tri, vô giác.
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây.
Giáo viên: Thời gian cứ trôi: Một sự biến đổi lớn đã xảy ra. Ông đồ mất khách, thú chơi câu đối, chơi chữ Hán cứ giảm dần giảm dần theo mỗi năm.
? Hình ảnh ông đồ được miêu tả như thế nào.
? Nhận xét của em về hình ảnh ông đồ lúc này.
Giáo viên: Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận lấy những những nét bút tung hoàng nên buồn bã, nhợt nhạt đi. Mực mài sẵn đã lâu không được động bút vào đã đọng thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt. Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy của mực, của nghiên, của bút và của ông đồ.
? Hai câu thơ: “ Lá vàng.bụi bay” tả cảnh hay tả tình.
-> Tả cảnh ngụ tình.
? Lá vàng rơi gợi lên điều gì?.
Giáo viên: Lá vàng rơi mà lại rơi trên giấy dành để viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách và bỏ mặc không có nhu cầu nhặt lá vàng. Mưa bụi, mưa xuân nhè nhẹ, phân phất li ti chứ không phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm lạnh lùng buốt giá.
? Đọc doạn 5
Đọc với giọng bâng khuâng, thảng thốt.
? Tác giả gọi ông đồ bằng những từ ngữ nào.
? Em có nhận xét gì về cách thay đổi, cách gọi.
? Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt.
? Hình ảnh ông đồ trong câu thơ cuối:
Giáo viên: Kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần thể hiện chủ đề bài thơ. Tứ thơ cảnh đó - người đây thường gặp trong thơ cổ đầy gợi cảm.
? Ông đồ xưa với ông đồ già có gì khác nhau và giống nhau.
? Gợi lên điều gì trong lòng tác giả.
? “Những người muôn năm cũ” là những ai.
? Nghệ thuật gì được sử dụng trong 2 câu cuối.
Giáo viên: Đây là lời tự vấn ân hận của nhà thơ là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ. Nhà thơ bâng khuâng nghĩ đến những người xưa, những người cũ, những người như ông trong dòng đời hiện tại. CHTT gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương không dứt, nhớ tiếc không nguôi.
? Nêu ý nghĩa của việc cảm thương ấy.
? Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
? Tình cảm của nhà thơ được biểu hiện như thế nào.
Giáo viên: Thực tế mấy chục năm gần đây trong phong trào đổi mới toàn diện ở thủ đô Hà Nội và một số nơi khác người ta lại triển lãm thư pháp. Ngày tết lại xuất hiện các ông đồ già, các anh đồ trẻ viết chữ.
I. Vài nét về tác giả - tác phẩm.
1/ Tác giả: 1913 - 1996, quê gốc Hải Dương.
2/ Tác phẩm: Viết 1936 là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản.
- Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa.
- Khổ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ hiện tại.
- Khổ 5: Nỗi lòng tác giả.
1/ Hình ảnh ông đồ thời xưa.
Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già
-> Cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người có sức gợi niềm vui.
 Hoa tay thảo nét chữ 
Như phượng múa rồng bay.
-> Chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh động, cao quý.
- Bao nhiêu..khen tài.
- Quý trọng, mến mộ.
-> Ông đồ được mọi người trọng vọng mến mộ, yêu quý.
-> Nhà Nho được quý trọng, mến mộ. Chữ Nho là nét đẹp văn hoá dân tộc.
2/ Hình ảnh ông đồ hiện tại
- Giấy đỏ buồn không thắm.
- Mực đọng trong nghiên sầu.
- Nghệ thuật nhân hoá.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
-> Cô đơn, lạc lõng và trơ trọi.
- Lá vàng.bụi bay.
Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ. 
- Ngoài trời.bay; là câu thơ tả cảnh.
3/ Nỗi lòng tác giả.
- L1: Ông đồ già.
- L2: Ông đồ.
- L3: Ông đồ xưa.
- Hình ảnh ông đồ thay đổi biến thiên theo thời gian.
- Mỗi năm hoa đào nở >< năm nay đào lại nở.
- Lại thấy ông đồ già >< không thấy ông đồ xưa.
- Ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng.
-> Nỗi niềm nuối tiếc sâu xa.
- Câu hỏi tu từ.
- Chuyện ông đồ là chuyện 1 phong tục đẹp, 1 nền văn hoá bị thay đổi, giá trị bị thờ ơ.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Lãng mạn, hoài cổ, hiện thực trữ tình.
- Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng.
- Kết hợp đầu cuối tương ứng.
- Ngôn ngữ giản dị sâu sắc, lắng đọng.
2/ Nội dụng.
- Tình cảm nhà thơ biểu hiện gián tiếp và trực tiếp trong bài.
- Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với một lớp người hết thời bị người đời lạnh nhạt và lãng quên.
 E. Củng cố - Hướng dẫn:
- Đọc bài thơ. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Học thuộc lòng bài thơ.
 	- Học kĩ bài, chuẩn bị bài đọc thêm : Hai chữ nước nhà
TUẦN : 17
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
TIẾT  : 65
Ngày soạn: 	9/12/09
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
	Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết
B. Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại
C. Chuẩn bị: Thầy soạn bài.
	Trò soạn bài theo sgk.
D. Tiến trình:
 	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra: Học thuộc lòng và nêu nội dung bài “Muốn làm thằng cuội”
3. Bài mới.
? Nêu vài nét về tác giả.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào.
? Đọc đúng những câu cảm, thể hiện giọng điệu thống thiết, chứa nỗi đau đớn, xót xa.
? Đề bài cho em biết nội dung chính của bài là gì.
? Tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ mà ông biểu hiện bằng cách nào (cha nói với con).
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn.
? Ý mỗi đoạn nói gì.
? Nhận xét về giọng điệu bài thơ:
(Tác giả chọn thể thơ lục bát rất thích hợp để diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những nỗi giận dữ, oán thán -> Giọng thơ ở đây lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán
? Đọc 8 câu đầu, theo em 8 câu thơ đầu biểu hiện nội dung gì (bối cảnh không gian - hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật).
? Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả như thế nào.
? Không gian: chốn ải Bắc và cõi giời Nam (đặt trong thế tương phản) đã phản ánh trạng thái, tâm tư nào của con người.
( Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút “ải bắcchim kêu” Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để chia biệt vĩnh viễn với tổ quốc, quê hương).
? Các chi tiết “mây sầu, gió thảm” gợi tính chất gì của khung cảnh cuộc ra đi.
( Tâm trạng buồn thảm ấy phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương, cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người)
? Khung cảnh ấy như tiếng kêu bất bình của người cha - em hiểu nỗi bất bình ấy như thế nào.
? (Giáo viên giải thích về tính “ước lệ” của ngôn ngữ thơ).
? Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của người cha qua câu thơ.
(Cha bị giải sangTàu không mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu nhưng cha đã nén lòng mình khuyên con trở lại lo tính đền nợ nước, trả thù nhà. Cả 2 cha con đều đau đớn tột cùng - tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm thiết tha, cha con li biệt, trong tình cảnh này: máu hoà nước mắt)
? Em hiểu nước mắt của người cha xót thương (cho con, cho mình, cho cảnh nước mất nhà tan).
? Những điều đó giúp em hiểu gì về người cha -> Là người nặng lòng với đất nước, quê hương.
? Giáo viên: Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến cho người nghe phải nhập tâm, khắc cốt ghi xương, ghi nhớ chẳng thể nào quên.
? Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào.
? Có thể coi mục đích của những lời khuyên này là gì (tóm tắt truyền thuyết anh hùng của dân tộc)
? Qua các sự tích “ Giống Hồng Lạc, Giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ” đã nhắc tới đặc điểm nào của dân tộc.
? TS khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc ( vì dân tộc ta có lịch sử hào hùng - vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con).
? Điều này cho ta thấy tình cảm sâu đậm nào trong người cha.
? Sau khái quát truyền thuyết của dân tộc, tiếp theo tác giả miêu tả hoạ mất nước qua những câu thơ nào.
? Những câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì (miêu tả kết hợp với ẩn dụ “xương rừng, máu sông” - nối tiếp là những chi tiết khái quát “bỏ vợ, lìa con”
? Các hình ảnh ẩn dụ, đặc tả kết hợp với các chi tiết khái quát trên gợi cảnh đất nước như thế nào.
? Ngoài nghĩa thực của đoạn thơ là tả lại cảnh thê thảm của đất nước khi giặc Minh xâm lược, người đọc có thể hiểu rộng hơn điều gì (là cảnh đất nước dưới ách thống trị của thực dân Pháp).
? Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau thương cho dân tộc, cho người yêu nước khi đất nước bị xâm lăng.
? Đoạn thơ này tác giả dùng c ... .
e. Ông Giuốc đanh.
Molie – Hài kịch Pháp.
B. Văn bản nhật dụng.
* Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
- Theo tài liệu của sở KHCNHN.
* Ôn dịch thuốc lá.
Nguyễn Khắc Viện.
* Bài toán dân số.
Thái An báo GDTĐ số 28/ 1995.
E. Củng cố - Hướng dẫn: 
- Giáo viên khái quát toàn bài.
- Học bài theo ôn tập.
	- Chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
TUẦN : 34
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
TIẾT  : 135,136
Ngày soạn: 	
A.Mục tiêu bài học.
	- Nhằm đánh giá kỹ năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn – tiếng việt – tập làm văn của môn ngữ văn.
	- Rèn luyên năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn (văn thuyết minh và văn nghị luận) cùng kỹ năng tập làm văn để tạo lập văn bản.
( Tổ chức thi tập trung theo đề ra của PGD)
TUẦN : 35
VĂN BẢN THÔNG BÁO
TIẾT  : 137
Ngày soạn: 	
A. Mục tiêu bài học.
	- Giúp học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
	- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản thông báo so với văn bản thông .. tường trình, báo cáo, bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
B. Phương pháp: Thuyết trình.
C. Chuẩn bị: Sưu tầm một số văn bản thông báo.
D. Tiến trình: 
1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu thể thức trình bày văn bản tường trình?
Trong tình huống nào dùng văn bản tường trình?
3. Bài mới.
? Học sinh đọc sgk.
? Trong văn bản trên ai là người viết thông báo? Ai là đối tượng thông báo.
? Thông báo nhằm mục đích gì.
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì.
? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo.
- Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ.
Giáo viên nhận xét.
? Đọc ghi nhớ điểm 1, 2/ 43.
? Tình huống nào cần viết văn bản thông báo.
? Đọc văn bản sgk.
? Góc trái cần có mục nào.
? Tên văn bản thông báo như thế nào.
? Nội dung văn bản thông báo ghi như thế nào.
? Sau phần nội dung là phần gì.
? Góc trái cuối cùng ghi điều gì.
? Cần lưu ý điều gì ghi văn bản thông báo.
? Nêu yêu cầu bài tập
I. Đặc điểm văn bản thông báo.
- Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên.
- Cơ quan tổ chức nhà nước khác, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến.
- Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới.
- Nội dung: Chủ trương, chính sách mới.
II. Cách làm văn bản thông báo.
1/ Tình huống cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống a: Cần viết văn bản tường trình với cơ quan công an.
- Tình huống b: Phải viết thông báo.
- tính huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu, khách thì cần viết giấy mời.
2/ Cách làm văn bản thông báo.
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã ).
- Quốc hiệu.
- Tên văn bản thông báo về việc.
- Nội dung thông báo.
- Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo.
- Nơi nhận thông báo.
3/ Lưu ý.
- Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người kịp thời.
* Luyện tập.
Bài 1.
- Cần thông báo.
- Cần báo cáo.
- Cần thông báo.
E. Củng cố - Hướng dẫn: 
- Giáo viên khái quát toàn bài.
- Học, luyện tập cách ghi văn 
TUẦN : 35
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
TIẾT  :138
Ngày soạn: 	
A. Mục tiêu bài học.
- Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại.
- Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương.
B. Phương pháp: Trao đổi thảo luận
C. Chuẩn bị: 
- Giáo viên nghiên cứu – soạn giáo án.
	- Học sinh học bài, chẩun bị bài.
D. Tiến trình: 
1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
? Giáo viên giải thích.
? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì.
? Học sinh đọc đoạn văn/ 145.
? Xác định từ xưng hô địa phương.
? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác.
? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì.
I. Ôn về từ ngữ xưng hô.
* Xưng hô.
Xưng: Người nói tự gọi mình.
Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ.
* Dùng từ ngữ xưng hô.
- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó ).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác ).
* Quan hệ xưng hô. 
- Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy.
- Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội 
- Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới – ngang hàng.
II. Xác định các từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ.
- “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội.
VD: Nghệ Tĩnh: Mi (mày) – choa (tôi).
 Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị).
 Nam trung bộ: Tau (tao) – mầy (mày)
 Nam bộ: Tui (tôi) – ba (cha) 
- U, bầm, bủ .
+ Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng).
* Nhận xét.
- Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão 
- Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương 
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú.
E. Củng cố - Hướng dẫn: 
- Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
- Học bài, tìm thêm các cách xưng hô.
TUẦN : 35
LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG BÁO
TIẾT  :139
Ngày soạn: 	
A. Mục tiêu bài học.
	- Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	- Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B. Phương pháp: Luyện tập
C. Chuẩn bị: 
- Giáo viên soạn bài.
	- Học sinh học, đọc sgk.
D. Tiến trình: 
1. Ổn định tổ chức.
	2.Kiểm tra.
3. Bài mới.
I. Ôn tập lí thuyết.
Học sinh trả lời 3 câu hỏi (148 – 149 sgk) lưu ý các câu hỏi.
- Ai thông báo? (Xác định chủ thể).
- Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng).
- Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện).
- Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng.
? Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét.
? Sau đó giáo viên tổng kết theo bảng hệ thống.
Những tình huống cần làm các loại văn bản.
Thông báo 1
Tường trình 2
Báo cáo 3
Đề nghị 4
Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan. . cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm.
Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận
Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất.
Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu câu đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan đến trách nhiệm xem xét, giải quyết.
II. Luyện tập.
1/ Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình.
a. Thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
B. Báo cáo.
- Các chi đội viết báo cáo.
- BCH liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
C. Thông báo.
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo.
- Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án.
2/ Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại.
a. Những lỗi sai.
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
b. Chữa lại
- Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
3/ Những tình huống cụ thể cần viết thông báo.
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hiệu trưởng.
- Ban công an xã.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
Gia đình nạn nhân
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt.
- Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
- Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy.
E. Củng cố-Hướng dẫn: 
- Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
- Xem thêm các văn bản hành chính công vụ.
TUẦN : 35
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
TIẾT  :140
Ngày soạn: 	
A. Mục tiêu bài học.
	- Giúp học sinh nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình.
B. Phương pháp: Nhận xét đánh giá, chữa lỗi.
C. Chuẩn bị: 
- Giáo viên nghiên cứu, chấm bài.
	- Học sinh nhớ lại bài làm.
D. Tiến trình: 
1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
I. Nhận xét bài làm.
1/ Ưu điểm.
- Đa số học sinh làm được bài.
- Cách trình bày, diễn đạt đã tiến bộ.
- Đã biết nêu luận điểm rồi dùng lí lẽ phân tích, dẫn chứng.
- Đã chú ý tách đoạn, liên kết, chuyển ý.
2/ Nhược điểm.
- Một số em còn sai trong phần trắc nghiệm.
- Còn tẩy xoá, trình bầy chưa mạch lạc.
- Liên kết, chuyển ý chưa tự nhiên.
- Dùng từ chưa chính xác, viết câu chưa thoát ý, còn mắc lỗi chính tả.
- Nhìn chung kĩ năng làm văn chưa nhanh nhạy.
- Chưa có thói quen lập dàn ý.
II. Trả bài và chữa bài.
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Học sinh đọc bài, tự sửa lỗi.
E. Củng cố - Hướng dẫn: 
- Nhận xét ý thức sửa lỗi.
	- Đọc bài khá.
- Học bài, tiếp tục sửa lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8(30).doc