Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Tiết 82: Tiếng Việt: Câu cầu khiến

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Tiết 82: Tiếng Việt: Câu cầu khiến

Tiếng Việt :

CÂU CẦU KHIẾN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Đặc điểm hình thức câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

2. Kĩ năng :

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- S/d câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Giáo dục kĩ năng sống

- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể .

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến .

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Tiết 82: Tiếng Việt: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :11/1/2011
 Ngày dạy : 17/1/2011
 Tuần : 23
 Tiết : 82 
 Tiếng Việt :
CÂU CẦU KHIẾN
{&{
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Giúp HS:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. KiÕn thøc :	
- §Ỉc ®iĨm h×nh thøc c©u cÇu khiÕn.
- Chøc n¨ng cđa c©u cÇu khiÕn.
2. KÜ n¨ng :
- NhËn biÕt c©u cÇu khiÕn trong v¨n b¶n.
- S/d c©u cÇu khiÕn phï hỵp víi hoµn c¶nh giao tiÕp.
3. Giáo dục kĩ năng sống
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kiểm tra sĩ số lớp, trật tự , vệ sinh.
GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời :
Hãy trình bày những chức năng khác của câu nghi vấn và đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để :cầu khiến. phủ định.
GV nhận xét cho điểm
GV giới thiệu bài mới
- GV gọi HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (SGK Tr 30)
GV hỏi : Xác định câu cầu khiến. Đặc điểm hình thức nhận biết?
 Các từ cầu khiến hãy , đừng đứng trước từ biểu hiện ; đi , thôi , nào đứng sau từ biểu hiện 
- Câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- GV gọi HS đọc bàt tập 2- trả lời câu hỏi:
- GV đọc lại nếu chưa đúng ngữ điệu.
- Cách đọc câu b) có gì khác so với câu a) dùng để làm gì?
- Khác câu a) ở chỗ nào?
- Qua đây em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của âu cầu khiến?
GV hỏi : Em có nhận xét gì về dấu kết thúc câu cầu khiến ?
Yêu cầu HS cho thêm ví dụ về câu cầu khiến.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
HS trình bày :
HS khác nhận xét 
- HS đọc – trả lời
- Câu cầu khiến:
a) Thôi đừng lo lắng cứ về đi
b) Đi thôi con.
HS trả lời :
a) khuyên bảo, yêu cầu
b) yêu cầu
- HS đọc – nhận xét cách đọc.
HS : đọc câu “ Mở cửa!” trong (b) được phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn.
- Câu a) dùng để trả lời câu hỏi.
- Câu b) dùng để đề nghị ra lệnh.
HS :Kết thúc bằng dấu chấm than khi nhấn mạnh, có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
HS cho ví dụ.
- HS đọc ghi nhớ SGK 
Tr 31.
HS làm bìa tập 
Hoạt động 1 : KHỞI ĐỘNG 
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 :
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ. . đi, thôi, nào. . . hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
2. Khi viết câu cầu khiến thuờng kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Hoạt động 3 :
II. Luyện tập:
Bài tập 1: (SGK tr 31)
- Cho học sinh đọc bài tập và trả lời các câu hỏi :
- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến ?
- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xemý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
- học sinh lần lượt trả lời, những học sinh khác bổ sung.
Bài tập 2 (SGK tr 32)
(?) Trong những đoạn trích sau (SGK) câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
Bài tập 3 SGK tr 32
Bài tập 4,5 (SGK tr 32,33)
Hướng dẫn cho học sinh làm ở nhà.
Bài tập 1: Đặc điểm hình thức nhận biết câu cầu khiến:
a) có “hãy” b) “đi” c) “đừng” 
- Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại
a) vắng C. .C chỉ người đối thọai nhưng phải dựa vào ngữ cảnh mới biết (Lang Liêu)
b) c là ông giáo , ngôi thứ 2 số ít
c) c là: chúng ta: ngôi thứ I số nhiều (dạng ngôi gộp: có người đối thọai).
- Có thể thay đổi C của các câu trên.
a) Thêm C: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiễn vương: không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn tình cảm hơn.
b) Bớt C: Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.
c) Thay C: “Nay các anh đừng. . . .được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, đối với câu thứ 2, trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói)
Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dần sựt sụt ấy đi.
b) Các em đừng khóc
c) Đưa tay cho tôi mau
 Cầm lấy tay tôi này
Câu a: có từ cầu khiến : đi; vắng C
b) Từ ngữ . . “đừng”. C ngôi thứ 2 số nhiều
c) Có ngữ điệu cầu khiến vắng C.
Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến.
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo. . . xót ruột.
Câu a Vắng C, b. C ngôi thứ 2 số ít
Câu b nhờ có C nên ý câu cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm người nói đối với người nghe.
Bài tập 4 :Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp mình một ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn => có mục đích cầu khiến.
Vì : Dế Choắc tự cho mình là người vai dưới so vơi DM, vả lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn ngữ là khiêm nhường , có sự rào đón trước sau. 
Bài tập 5 : Hai câu “ Đi đi con!” và “ Đi thôi con” không thể thay thế cho nhau được vì có nghĩa rất khác nhau . Trong trường hợp thứ nhất người mẹ khuyên con giữ lòng tin bước vào đời . Trường hợp thứ hai người mẹ bảo con đi cùng mình.
Đi đi con !=> Chỉ có người con đi.
Đi thôi con => Cả hai mẹ con cùng đi.
4. Củng cố :
Câu cầu khiến có những đặc điểm hình thức chức năng gì ?
5.Dặn dò: hướng dẫn tự học
- Về học bài, làm bài 5
 – Chuẩn bị bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”

Tài liệu đính kèm:

  • doccau khien.doc