Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm.

- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí

- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm.

- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.

- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.

- Biết cách xây dựng bố cục vbản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.

 

doc 26 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1, 2
 Tiết 1 – 7 CHỦ ĐỀ 1 : 
 TÔI ĐI HỌC – THANH TỊNH
 TRONG LÒNG MẸ ( Trích Những ngày thơ ấu ) – NGUYÊN HỒNG
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm.
- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí
- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm.
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục vbản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
1. Kiến thức :
Cốt truyện,nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học, Trong lòng mẹ
Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
Khái niệm thể loại hồi kí
Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhận vật
Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng
Chủ đề văn bản. Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản
2. Kĩ năng :
Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện
Đọc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. 
Trình bày một văn bản (nói,viết) thống nhất về chủ đề.
Sắp xếp các đoạn văn trong một bố cục nhất định
Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
 a) Kĩ năng sống :
 * Suy nghĩ sáng tạo : phân tích,bình luận về : những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học, những cảm xúc của bé Hồng về tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ, 
- Xác định giá trị bản thân : trân trọng kỉ niệm,sống có trách nhiệm với bản thân, trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.
- Nêu vấn đề ,phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề.
 * Ra quyết định : lựa chọn cách bố cục văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp /lắng nghe tích cực ,trình bày suy nghĩ /ý tưởng về bố cục văn bản và chức năng ,nhiệm vụ,cách sắp xếp mỗi phần trong bố cục 
 * Giao tiếp : trao đổi ,trình bày suy nghĩ, ý tưởng ,cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng cá nhân về chủ đề và tình thống nhất về chủ đề của văn bản 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
 - GV: SGK, SGV, Sách tham khảo, giáo án.
 - HS: Đọc tác giả, tóm tắt các văn bản, đọc các đoạn trích, ôn văn tự sự. 
III/ TOÅ CHÖÙC CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY VAØ HOÏC
A. TÔI ĐI HỌC – THANH TỊNH ( Tiết 1,2)
 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn bài của HS
 - Dẫn vào bài mới : Liên hệ bài đầu tiên ở SGK ngữ văn lớp 7: Tên bài? Tác giả? Nội dung văn bản nói về việc gì? ( Cổng trường mở ra – Lí Lan - Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con; vai trò, tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ tương lai) Tôi đi học
 II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: GV hướng dẫn HS cách đọc - Đọc mẫu - gọi HS đọc & nhận xét, sửa cách đọc.
Gọi HS nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
Hãy nêu thể loại của văn bản & nhận xét.
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc - Hiểu văn bản
GV: Nội dung chính của văn bản?
HS: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi”trong buổi tựu trường đầu tiên.
Tìm bố cục văn bản? Các ý được sắp xếp theo trình tự gì? HS đọc thầm đoạn: “Hằng năm  rộn rã” à thời điểm (cuối thu).
Tìm từ láy diễn tả tâm trạng nhân vật? Tác dụng của nó? ( tưng bừng rộn rã ).
Hình ảnh nào gợi ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật? Vì sao?( những em nhỏ được người lớn dẫn đến trường,...)
HS: Mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ 
Trong đoạn mở đầu, tác giả còn sử dụng các biện pháp ng/thuật nào nữa?
HS: So sánh, nhân hoá.
Tâm trạng “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường được miêu tả như thế nào? Chi tiết nào cho thấy sự thay đổi trong lòng cậu bé? Vì sao lại có những thay đổi đó?
Tìm những chi tiết diễn tả sự ngây ngô, buồn cười đáng yêu của cậu bé? Qua đó, em thấy tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường như thế nào?
KNS : Trân trọng kỉ niệm,sống có trách nhiệm với bản thân.
 I.Tìm hiểu chung:
Tác giả: Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước CMT8 ở các thể loại thơ, truyện ; Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 
Tác phẩm: Thể loại : truyện ngắn. Trích trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Nội dung:
a. Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình:
- Biến chuyển của cảnh vật mùa thu
- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
b. Những hồi tưởng của nhân vật tôi: 
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng
- Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về: 
+ Thầy giáo, trường lớp, bạn bè
+ Những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên. 
GV: Cho HS đọc thầm đoạn 2 à tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” khi đến trường?
Cái nhìn của cậu bé về ngôi trường trước và sau khi đi học có gì khác? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Tâm trạng nhân vật “tôi” khi rời tay mẹ để vào lớp được tác giả miêu tả như thế nào? Bước vào lớp, cái nhìn của nhân vật “tôi” đối với bạn bè, đối với nhân vật xung quanh?
Tâm trạng nhân vật “tôi” khi đón nhận giờ học đầu tiên?
HS: Hoạt động độc lập
Trình bày cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em học sinh lần đầu tiên đi học?
	Thảo luận (3’)
Trách nhiệm của người lớn đối với HS? 
Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nghệ thuật diễn đạt của tác giả trong truyện ngắn? Tìm câu văn so sánh trong bài.
Nêu y nghĩa văn bản.( tại sao nhân vật tôi lại kể được 1 cách chi tiết kỉ niệm buổi đầu đi học của mình.)
HĐ3: Luyện tập
GV gọi 1 HS trình bày trước lớp, các em khác bổ sung, góp ý – GV nhận xét, đánh giá.
Gợi ý: Trình bày theo trình tự thời gian
Em hãy chỉ ra sự kết hợp hài hoà giữa kể, tả, bộc lộ cảm xúc.
2..Nghệ thuật: :
- Miêu tả tinh tế,chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng ,hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
 3/Ý nghĩa văn bản: buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
 III.Luyện tập:
Phân tích dòng cảm xúc thiết tha trong trẻo của nhân vật “tôi”
III/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Hoàn thành BT 1,2 sgk T 9
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 - Tâm trạng,cảm giác của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học?
 - Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
 - Nêu ý nghĩa văn bản.
 - Xem trước bài : Trong lòng mẹ. 
. - Đọc văn bản sgk T15,16,17, 18.
 - Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk T20.
V/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
 - Ghi lại những ấn tượng ,cảm xúc của bản thân về buổi tựu trường mà em nhớ nhất.
B. TRONG LÒNG MẸ	 ( Trích Những ngày thơ ấu ) - Nguyên Hồng ( Tiết 3,4 ) 
 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Kiểm tra bài cũ : Tôi đi học
 - Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học như thế nào?
 - Kiểm tra vỡ soạn bài của HS.
 - Dẫn vào bài mới : Gv dẫn vào bài : Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
 II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức
 HĐ1: GVHD đọc: Đọc chậm rãi thể hiện tình cảm nội tâm: khi thì u uất xót xa, khi thì hồi hộp, sung sướng. GV đọc mẫu.
 HS: Lần lượt đọc- GV nhận xét cách đọc và sửa.
 GV: Cho biết vài nét về tg? Xuất xứ của văn bản? T hể loại? Lưu ý HS 1 số chú thích khó.
 HĐ2: Đọc - hiểu văn bản
 GV: Tìm bố cục văn bản (2 đoạn theo 2 nội dung). Những chi tiết thể hiện cảnh ngộ đáng thương của bé Hồng? Tính cách người cô qua đoạn đối thoại? Người cô tượng trưng cho loại người nào trong XH hphong kiến? Khi nghe lời nói của cô Hồng nghĩ về mẹ ntn? Phản ứng của Hồng khi nghe cô nhắc đến 2 tiếng “em bé”?
GV: Tại sao tuy rất nhớ mẹ nhưng Hồng lại trả lời không thật lòng câu hỏi của cô? (Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?). Thái độ của Hồng đối với những cổ tục?
HS: Hoạt động độc lập.
GV: Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào? Diễn biến tâm trạng Hồng khi gặp mẹ (Phân tích tâm trạng Hồng qua hình ảnh so sánh: “và cái lầm  sa mạc”). Cảm giác sung sướng mãn nguyện được biểu hiện bằng những chi tiết nào?
HS: Thảo luận nhóm (3’): Em thấy chất trữ tình của văn bản được thể hiện qua những yếu tố nào?
Giọng điệu xót xa, căm giận, yêu thương đều ở mức tột đỉnh.
Tình huống truyện.
Hình ảnh so sánh ấn tượng.
Giọng văn phần cuối truyện say mê khác thường.
HĐ3 : Gv chốt lại phần nghệ thuật-Nêu ý nghĩa vb
I.Tìm hiểu chung:
Tác giả: Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê Nam Định, là nhà văn của những người cùng khổ, nhiều sáng tác ở các thể loại truyện, kí, thơ
Tác phẩm: 
- Hồi kí: thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
- Vị trí đoạn trích: Trích từ hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng – Chương IV. 
II.Đọc - Hiểu văn bản:
 A. Nội dung:
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn. Niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô.
- Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.
B.Nghệ thuật:	
- - Tạo dựng được mạch truyện ,mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên ,chân thực.
- - Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả biểu cảm tạo nên rung động trong lòng khán giả .
- - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói ,hành động,tâm trạng sinh động,chân thật.
C.Ý nghĩa của văn bản: tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
III/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Hoàn thành BT : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Hồng.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Tình cảm của bé Hồng đ/v mẹ như thế nào tìm chi tiết trong truyện chứng tỏ điều đó ?
- Đọc 1 vài đv ngắn trong đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của 1 vài chi tiết miêu tả và biể ... và một con chó Vàng . Con trai Lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng . Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con , lão đành phải bán con chó mặc dù hết sức đau xót. Lão mang tất cả số tiền dành dụm gởi cho ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn . Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp . Một hôm , lão xin Binh Tư một ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy . Nhưng rồi lão bổng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Hoàn thành BT1 sgk T61.
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 - Các bước tóm tắt vb tự sự ?
 - Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học.
 - Xem trước bài : Luyện tập ( TT)
 + Làm bài 2, 3 sgk T 62
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG-
 - So sánh sự khác nhau giữa kể toàn câu chuyện và kể tóm tắt?
TUẦN 6
Tiết 21 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ	( TT)
Nd: ..
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:giúp Hs :
 Rèn kĩ năng ttắt một tác phẩm tự sự. 
1) Kiến thức :
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2) Kĩ năng :
Đọc-hiểu,nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
a) Kĩ năng sống:
-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ,ý tưởng phản hồi/ lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự.
-Suy nghĩ sáng tạo,tìm kiếm và xử lí thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau.
-Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- Gv : Sgk , giáo án , bảng phụ 
 - Hs : soạn bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt văn bản tự sự
 + Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ?
 + Nêu các bước tóm tắt 1 văn bản tự sự ?
 - Dẫn vào bài mới : Gv chuyển tiếp từ đoạn văn trong văn bản tự sự đến việc tóm tắt vb tự sự và dẫn vào bài : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung kiến thức
HĐ 3 : Thực hành tóm tắt
 Bài tập 2/ T62 Tương tự BT1, Gv gợi ý cho Hs tìm những sự việc 
Nhân vật chính → Hs tóm tắt →gọi Hs lên bảng làm.
BT 3/ T62. Nêu yêu cầu đề HD HS làm.
HĐ 4 : Đọc thêm sgk T 62,63
Gọi HS đọc.
BT2/ 62 : Tóm tắt đoạn trích : “ Tức nước vỡ bờ ” – Ngô Tất Tố.
- Nhân vật chính: chị Dậu.
- Sự việc tiêu biểu : chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
BT 3/ 62. Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tác phẩm tự sự nhưng giàu chất thơ, ít sự việc nên khó tóm tắt. 
* Đoc thêm : Tóm tắt truyện DM phiêu lưu kí
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Hoàn thành BT 2,3 sgk T61, 62.
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 - Các bước tóm tắt vb tự sự?
 - Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học.
 - Xem trước bài : Cô bé bán diêm.
 + Đọc văn bản sgk T 64.
 + Trả lời câu hỏi 1 và 2 sgk T 68.
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG-
 - So sánh sự khác nhau giữa kể toàn câu chuyện và kể tóm tắt?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 22,23 	 Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM ( An-đéc –xen )
 ND:	 
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS . 
 -Biết đọc-hiểu 1 đoạn trích trong TP truyện
 -Sự thể hiện của tin thần nhân đạo,tài năng nghệ thuật xuất sắc của An-đec-xen qua 1 TP tiêu biếu.
1) Kiến thức :
Những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích ” An-đéc-xen
Nghệ thuật kể chuyện,cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2) Kĩ năng :
Đọc diễn cảm,hiểu,tóm tắt được tác phẩm.
Phân tích được một số hình ảnh tương phản ( đối lập,đặt gần nhau,làm nổi bât lẫn nhau )
Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
a) Kĩ năng sống:
Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ,phản hồi /lắng nghe tích cực về tình cảm đang thương của cô bé bất hạnh 
Suy nghĩ sáng tạo : phân tích,bình luận về các tình tiết trong câu chuyện 
Tự nhận thức : xác định lối sống nhân ái,yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
 - GV : SGK, SGV, giáo án .
 - HS : học và soạn bài . 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút lần 1 ( đề ở phần sau ) 
 - Dẫn vào bài mới : Gv dẫn vào bài : Lão Hạc
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV-Hs
Nội dung kiến thức 
Hđ 1: Đọc tìm hiểu chú thích 
Nêu vài nét chính về tác giả .
H :Tìm hiểu 1số từ khó .
H :Đọc chú thích 
Hđ2 : Đọc –hiểu vb 
Theo em bài này được chia mấy phần ? chia ntn ? ý từng phần ? 
H:Đọc vb –chia đoạn
 Tìm hiểu về hoàn cảnh của em bé :
-Em biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm 
Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện - Tìm các hình ảnh tương phản để thấy em bé rét đói khổ về cả vật chất lẫn tinh thần .
H :Đọc phần đầu 
H :Trả lời 
Tiết 22: Hđ5 : tìm hiểu về thực tế và mộng tưởng : quẹt diêm lần 1 em thấy gì ?
Tương tự : lần 2, lần 3, lần 4,lần 5? 
Vì sao em bé lại có mộng tưởng như thế ?
Trong các mộng tưởng, mộng tưởng nào gắn với thực tế ? còn mộng tưởng nào chỉ thuần tuý là mộng tưởng ? Các mộng tưởng diễn ra có hợp lí không ? 
H :Đọc phần 2 
H: Trả lời 
* Một cảnh thương tâm :
Em suy nghĩ gì về tình cảnh của em bé ? Vì sao có suy nghĩ ấy ? 
Tình cảm của tg đ/v em bé ntn? Biểu hiện cụ thể
H :Đọc phần còn lại 
H :Trả lời 
Tổng kết – ghi nhớ 
Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
Nêu ý nghĩa vb?
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: 
-An-đec –xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch, “ người kể chuyện cổ tích” nổi tiếng thế giới.
- Truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người. 
 2.Tác phẩm:
“Cô bé bán diêm” là một trong những truyện nổi tiếng nhất của An-đéc-xen.
II/ Đọc- Hiểu văn bản: 
A. Nội dung:
1. Số phận của em bé bán diêm:
- Gia cảnh đáng thương:
+ người thân yêu thương em là bà và mẹ đã mất từ lâu.
+ nỗi khốn khổ khiến người bố trở nên thô bạo.
+ Em phải đi bán diêm tự kiếm sống.
- Em bé phải chịu cảnh ngộ đói rét, không nhà, không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa.
2. Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh:
- Đồng cảm với khao khát hạnh phúc của em bé:
mộng tưởng về chiếc lò sưởi ấm áp, bữa ăn ngon, cảnh đầm ấm với người bà đã khuất.
- Kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
B.Nghệ thuật:
-Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết ,hình ảnh đối lập 
-Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh
-Sáng tạo trong cách kể chuyện
C.Ý nghĩa của văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đ/v những số phận bất hạnh.
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Tóm tắt truyện trong khoảng 10 dòng.
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 - Ấn tượng sâu đậm nhất để lại trong em về cô bé bán diêm ?
 - Đọc diễn cảm đoạn trích.
 - Ghi lại cảm nhận của em về một vài chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích .
 - Xem trước bài : Trợ từ , thán từ.
 + Đọc ngữ liệu sgk mục I, II sgk T 69.
 + Trả lời câu hỏi 1 và 2 mục I, II sgk T 69.
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG-
 - Tìm và đọc thêm các tác phẩm khác của An- đéc- xen
Kiểm tra 15 phút lần 1
Đề:
Cho đoạn văn: “ – Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
1) Trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2) Câu nói trên là của nhân vật nào?Nhân vật trên có tình cảnh như thế nào?
3) Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc 
Hướng dẫn chấm:
1. Trong VB “ Lão Hạc” (1 điểm). Tác giả là Nam Cao. ( 1 điểm).
2. Câu nói của Lão Hạc ( 1điểm). Tình cảnh của Lão Hạc: 
- Vì nghèo, phải bán đi cậu Vàng- Kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
- Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con làng xóm.
( nêu trọn vẹn mỗi ý được 2,5 điểm)
3. ( 2 điểm) Đúng hình thức đoạn
 Nêu cảm nhận về lão Hạc : lòng tự trọng đáng quý
Tiết 24 Tiếng Việt: TRỢ TỪ , THÁN TỪ 
Nd : ..
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:giúp HS 
Hiểu thế nào là trợ từ , thán từ.
Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ ,thán từ trong vb.
Biết cách sử dụng những từ loại trên trong những trường hợp cụ thể
1) Kiến thức :Khái niệm trợ từ,thán từ.- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ,thán từ
2) Kĩ năng :Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
 a) Kĩ năng sống:
Ra quyết định sử dụng trợ từ,thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp 
Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ,ý tưởng ,thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử sụng trợ từ,thán từ tiếng việt	
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV : SGK . bảng phụ. 
- HS : soạn bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Kiểm tra bài cũ : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
 Phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh? Cho vd.
 - Dẫn vào bài mới : Gv dẫn vào bài : Trợ từ , thán từ.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV –HS
Nội dung kiến thức 
Hđ 1 : Tìm hiểu trợ từ:
- So sánh : Nó ăn hai bát cơm .
 	Nó ăn có hai bát cơm .
	Nó ăn những hai bát cơm .
Từ những, có đi kèm từ ngữ nào trong câu, biểu thị thái độ gì của người nói đ/v sự việc - trợ từ 
Em hiểu thế nào là trợ từ ?
H:Trả lời –đọc ghi nhớ
Hđ3 : Tìm hiểu thán từ :
Vd : a/ Này ông giáo ạ!A ! Lão già tệ lắm
H:Đọc và quan sát vd
b/ Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn 
c/ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ
- Các từ : này,a, vâng biểu thị thái độ gì ?
-Nêu cách dùng chúng ? Có thể dùng riêng làm thành một câu độc lập ? 
GV giới thiệu các loại thán từ 
I .Tìm hiểu chung:
1/ Trợ từ : 
a.Ví dụ : (sgk)
 có, những, chính, đích, ngay -> bổ sung ý cho các từ đi kèm.
b.Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, việc được nói đến ở từ ngữ đó .
2/ Thán từ : 
a.Ví dụ : (sgk)
-Này!: gây sự chú ý
-A!: thái độ tức giận
-Này: gây sự chú ý
-Vâng: thái độ lễ phép
b. Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm,cảm
xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi tách thành câu đặc biệt.
Có hai loại thán từ:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
+ Thán từ gọi đáp.
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Hoàn thành lại các bài tập phần tìm hiểu bài
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thế nào là trợ từ, thán từ? cho vd.
 - Vận dụng kiến thức đã học trợ từ ,thán từ trong vb tự chọn. 
 - Xem trước bài : Trợ từ, thán từ ( TT)
 + Làm các BT 1, 2, 3, 4, 5sgkT 70, 71, 72
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG-
 - Tìm và đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_thcs_my.doc