Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh cả năm

Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh cả năm

Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh)

 A. Mục tiêu cần đạt

- Qua tiết học h/s cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gơi trư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong truyện ngắn.

 B. chuẩn bị:

-GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv (Những điều cần lưu ý)

- HS: Đọc và soạn bài

 C. Các hoạt động dạy- học

 * Ổn định : 8b: ,8c:

 *kiểm tra: sgk, vở , đồ dùng học tập của h/s

 *Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặc biệt là kỷ niệm,ấn tượng về buổi tựu trương đầu tiên.Truyện ngắn :tôi đi học đã diễn tả được cảm xúc đó.

 

doc 191 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGỮ VĂN LỚP: 8
Soạn ngày: 20/8/2008	 Tuần:1
Giảng ngày: 26,27/8/08 Tiết: 1,2
 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh)
 A. Mục tiêu cần đạt
- Qua tiết học h/s cảm nhận được tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gơi trư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong truyện ngắn.
 B. chuẩn bị:
-GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv (Những điều cần lưu ý)
- HS: Đọc và soạn bài
 C. Các hoạt động dạy- học
 * Ổn định : 8b: ,8c:
 *kiểm tra: sgk, vở , đồ dùng học tập của h/s
 *Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặc biệt là kỷ niệm,ấn tượng về buổi tựu trương đầu tiên.Truyện ngắn :tôi đi học đã diễn tả được cảm xúc đó.
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung
* HĐI
-GV:-Đọc chậm,ấm,diễn cảm...
 - Đọc mẫu,gọi h/s đọc
-HS: 2em đọc
-Dựa vào chú thích, hãy cho biết vài nét về tác giả, văn bản?
- Phương thức biểu đạt chính trong v/b?
* HĐII
- Trong truyện ai là nhân vật chính?(n/vật Tôi)
- Truyện kể theo ngôi thứ mấy ?( ngôi thứ nhất),Việc kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng ntn?
-Vì sao từ hiện tại nhân vật tôi lại nhớ lại buổi tựu trường?
 * hiện tại: cuối thu,lá,mây;h/ảnh em bé... lòng lại náo nức những kỷ niệm (quá khứ)
- Tình huống truyện có gì đặc biệt?( tình huống nhẹ nhàng,giàu chất thơ=> bộc lộ tâm trạng)
- T/giả kể về những kỷ niệm của mình bằng hàng loạt các sự kiện là những sự kiện nào?....
- Những sự kiện được diện tả theo trình tự nào? 
 ( Tiết2)
*Trên đường cùng mẹ tới trường.
-Nhân vật tôi có cảm giác gì?(con đường quen thấy lạ, cảnh vật thay đổi..)
-Vì sao n/vật tội lại có cảm giác đó? vì lòng lại náo nức nhớ lại những kỷ niệm... Vì lòng thay đổi:Hôm nay tôi đi học.
* Đứng trước ngôi trường:
- Cậu bé đã biết ngôi trường đó chưa? và hôm nay cậu bé thấy ngôi trường ntn?(cậu bé đã biết ngôi trườngnhưng xa lạ nhưng lần này trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm)
-Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng của cậu học trò?
* Khi nghe chờ gọi tên,rời tay mẹ để vào lớp( tim như ngừng đập, khóc nức nở ....cảm giác chơi vơi, run sợ ,lúng túng,khóc nức nở..)
* Ngồi trong lớp:
- Giải thích: lạm nhận(nhận bừa)
- Cảm nhận của nhân vật khi ngồi trong lớp ntn?( mọi vật, bạn bè ngần gũi,thân thiết)
- Hình ảnh con chim đứng bên cửa sổ...và tiếng phấn của thầy... 2 hình ảnh này có ý nghĩa ntn? (trò chơi tuổi thơ,tiếng phấn của thầy làm nó giật mình)
- Tâm trạng của cậu học trò ntn?
- Tác giả xử dụng ngôn ngữ có gì đậc biệt? (từ láy,tư Hán Việt, động từ biểu cảm để lột tả tâm trạng)
* HĐIII
- V/bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?(tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm)
- Gọi h/s đọc to phần ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung
1.Tác giả:(1911-1988)
quê xứ Huế, dạy học viết văn và làm thơ...
2. Văn bản: tiêu biêu cho phong cách truyện ngắn trữ tình.
- Phương thức biểu đạt
: Tự sự
II.Đọc,hiểu văn bản.
1. Nhân vật tôi
Nhân vật tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm theo trình tự thời gian.
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi.
Tâm trạng háo hức,bỡ ngỡ,mới lạ mà tự tin muốn khẳng định mình.
III. Ghi nhớ(sgkT9)
 * Về nhà học bài chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
-------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày:25/8/08 Tuần:1
Giảng ngày: 28,29/8/08 Tiết: 3 
 Tiếng Việt: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
 A. Mục tiêu cần đạ
 - Qua tiết học học sinh cần hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
 - Rèn kĩ năng tư duy trong việc nhận thức quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 - Thái độ yêu thích môn học
 B.Chuẩn bị:
 - GV: N/cứu tài liệu, sgk, sgv ( những điều cần lưu ý)
 - HS:Đọc và chuẩn bị bài
 C. Tiến trình các hoạt động:
 * Ổn định:Kiểm tra sĩ số 8b: 8a:
 *Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?
 *Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1:
- Treo bảng phụ(sơ đồ sgk T10 )
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim,cá? vì sao?
( nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ chim,thú, cá vì nghĩa của từ động vật bao hàm cả lớp thú, cá,chim)
- Nghĩa của từ là gì?
- Khi nào được gọi là từ có nghĩa rộng? và từ có nghĩa hẹp?
- Gọi h/s đọc to phần ghi nhớ
*HĐII
-Gọi h/s đọc yêu cầu bài 1 sgk
-H/s hoạt động nhóm(2 nhóm)
-Gọi h/s đọc yêu cầu bài 3 
- H/s hoạt động cá nhân
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
-Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
-Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
* Ghi nhớ: (sgk T 10 )
II. Luyện tập
Bài 1/10, 11
 Y phôc 
 QuÇn ¸o
Quần sóc, quần dài
Bài 2/11
a, chất đốt
Săng ga dầu
bài 3/11
b, kim loại
 đồng sắt nhôm...
 * Củng cố:từ nghĩa rộng là gì? từ nghĩa hẹp là gì?
 * Về nhà học bài,chuẩn bị bài: tính thống nhất của văn bản.
________________________________________________________	Soạn ngày:26/8/2008 Tuần: 1
 Giảng ngày:29,30/8/2008 Tiết: 4
 Tập làm văn:
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
 A. mục tiêu cần đạt:
 - Qua tiết học h/s năm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Rèn kĩ ăng viết ột văn bản đảmính thống nhất về chủ đề, biết lựa chọn và 
sắp xếp các phần, các đoạn sao cho văn bản nêu bật chủ đề.
 - Thái độ học đúng đắn.
 B. Chuẩn bị:
* GV:đọc, nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv (những điều cần lưu ý)
* HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
 C. Tiến trình các hoạt động
 * Ổn định: 8b: , 8c:
 *Kiêm tra bài cũ: Không
 * Giới thiệu bài: Chủ đề của văn bản là gì?Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào? tiêt học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. 
 Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
 *HĐI
- T/giả Thanh Tịnh nhớ lại kỷ niệm sâu sắc trong thời thời thơ ấu của mình là kỷ niệm nào? (buổi tựu trường đầu tiên)
- kỷ niệm ấy được diễn tả trong tâm trạng nhân vật tôi như thế nào?( háo hức,bỡ ngỡ,mới lạ).
- Nêu chủ đề của văn bản tôi đi học? ( tâm trạng háo hức,bỡ ngỡ,cảm giác mới lạ trong sáng tong buổi tựu trường đầu tiên).
- Vậy chủ đề của văn bản là gì? (h/s trả lời)
* HĐII
- Qua v/b tôi đi học.Hãy cho biết v/b này nói về ai,về việc gì? (Nhân vật tôi,về việc đi học)
- Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong v/b? việc lặp đó có tác dụng như thế nào?
( tôi,đi học: nhằm duy trì đối tượng)
-GV: những từ ngữ được nhắc đi nhắc lại nhằm duy trìđối tượng gọi là những từ ngữ then chốt.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì?
-Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện ở những phương diện nào?(h/s thảo luận nhóm)
- Hãy lấy ví dụ về tính thống nhất về nội dung
, về hình thức?
+ND:giữa các ý các phần,các chi tiết ,hình ảnh
+ HT:nhan đề,từ ngữ...
_ Làm thế nào để có một v/b có tính thống nhất về chủ đề
* HĐIII
-H/s đọc yêu cầu bài 1
- xác định chủ đề của v/b Rừng cọ?
- V/b chia mấy phần,ý mỗi phần?
- Hs đọc văn bản: Rừng cọ quê tôi
- Nêu chủ đề của v/b?
- Văn bản chia làm mấy phần, ý mỗi phần?
I. Chủ đề của văn bản.
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản đề cập.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Tính thống nhất về chủ đề của v/b là sự tập trung toàn bộ v/b vào một chủ đề xác định, không xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất thể hiện ở hai phương diện:Nội dungvà hình thức.
* Ghi nhớ:
2)(sgkT1
III. Luyyện tập
Bài 1/12
- chủ đề: sự gắn bó của con người Sông Thao với rừng cọ.
- Bố cục 3 phần:
+ P1: giới thiệu rừngcọ
+ P2:Mtả rừng cọ,công dụng,sự gắn bó của rừng cọ với con người.
+ P3:T/cảm của con người Sông Thao với rừng cọ.
 *Củng cố dặn dò:
- Về nhà học bài làm bài 2
- Đọc và soạn bài: Trong lòng me.
-----------------------------------------------------------------------------------
 Soạn ngày: 29/08/ 2008 Tuần: 2
 Giảng ngày: 03/09/2008 Tiết: 5,6
 Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
 (Nguyên Hồng)
 A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học học sinh cần:
- Hiêu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, đông cảm nhận được tỉnh yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng thấm đậm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân tình, giàu sức truyền cảm.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích diễn biến tâm trạng
- Giáo dục sự chân trọng tình mẫu tử, lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ.
 B. chuẩn bị:
 - GV: đọc nghiên cứu tài liệu,sgk, sgv (nhũng điều cần lưu ý)
 Chân dung nhà văn Nguyên Hồng
 -HS: đọc và soạn bài
 C. Tiến trình các hoạt động:
* Ổn định : 8b: , 8c:
* Kiểm tra: Diễn biến tâm trạng nhân vật tôi trong văn bản tôi đi học?
* Bài mới:Tuổi thơ và tình mẹ là những điều không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người. Song không phải ai cũng có một tuổi thơ tươi đẹp sồng trong tình yêu thương của người thân. Một trong những em bé rơi vào hoàn cảnh éo le đó là nhân vật bé Hồng trong văn bản : trong lòng mẹ....
 Hoạt động của thầy 
 Nội dung 
*HĐI
- Đã chuẩn bị bài, hãy cho biết kênh chữ in nhỏ nói lên điêu gì?(kênh chữ nhỏ là lời người biên soạn tóm tắt nội dung phần trước giúp người đọc biết được nội dung phân trước).
- Đây là những trang hồi kí giàu chất chữ tình đọc nhẹ, ấm diễn cảm, chú ý lời đói thoại ...
(GV đọc đoạn đầu,gọi 2 h/s đọc)
- Nêu những hiểu biết về t/g, t/p?
-Văn bản thuộc thể loại nào?Hồi kí là gì?
Hồi:Nhớ,nhớ lại;kí:ghi chép.Hồi kí là ghi chép lại những sự việc có thật của mình hoặc được chứng kiến.
- Truyện có mấy nhân vật ?Nhân vật nào là chính? Bà cô,bé Hồng,mẹ bé Hồng; nhân vật chính là bà cô và bé Hồng.
* HĐII
- Cho biết gia cảnh của bé Hồng?(Mồ côi cha,
mẹ phải tha hương cầu thực,ở với bà cô và sự ghẻ lạnh của bên nội)
- Tìm những chi tiết,hình ảnh nói lên thái độ của bà cô đối với bé Hồng?
Nhân vật bà cô
-Cười hỏi...
-cười rất kịch.
-Giọng vẫn ngọt(phát tài,có em bé...)
-Tươi cười kể...
-Đổi giọngtỏ sự ngậm gùi thương xót
Nhâ vật bé Hồng
-Toan trả lời có,cúi đầu không đáp
-Nước mắt ròng ròng khóc không ra tiếng
-Lòng thắt lại như sát muối.
-Giá như vồ căn nhai
-Cười dài trong tiếng khóc
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng , quê TP Nam Định là văn của những người nghèo khổ.
2. Văn bản:
-Đoạn trích thuộc chương 9
-Thể loại: hồi kí
II.Đọc, hiểu văn bản.
1. Nhân vật bà cô qua cuộc đối thoại.
-Nếu phải sống xa mẹ mà được hỏi như thế nào?
-T/g đã xử dụng biện pháp nghệ thuật gì tong cuộc đối thoại? Qua cuộc đối thoai đó cho ta thấy n/v bà cô là người thế nào?Việc trả lời của bé Hồnglà người ntn?(Bé Hồng là cậu bé thông minh)
-N/v bà cô đại diện c ... , bổ sung
GV nhận xét
I. lý thuyết
1. Mục đích: để cho cá nhân (hoặc cơ quan) có trách nhiệm hiểu rõ bản chất của vấn đề để có kết luận thoả đáng và có những hình thức kỷ luật thoả đáng
2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo
*Giống nhau : 
- Người nhận (đều là cấp trên hoặc người có thẩm quyền)
- Viết theo mẫu
* Khác nhau:
- Mục đích
- Tường trình: người viết là người có liên quan
Báo cáo: người tham gia hoặc trực tiếp chỉ đạo
3.Những thể thức không thể thiếu trong 
v/b tường trình
- Quốc hiệu , tiêu ngữ
- Địa điểm,ngày ,tháng, năm
- Tên văn bản
- Cá nhân (cơ quan,tổ chức) nhận, địa chỉ
- Người viết bản tường trình, địa chỉ
-Nội dung bản tường trình
- Lời can kết
- Ký ghi rõ họ tên
II. Luyện tập
Bài 1/137
Cả 3 tình huống trên đều không cần viết văn bản tường trình
Viết bản kiểm điểm
 Viết thông báo
Viết báo cáo
Bài 2/137
-Đánh vỡ kính của lớp học
-Làm gẫy bàn ghế của nhà trường
Bài 3.
* Củng cố ,dặn dò
- Về nhà học bài, hoàn thiện vài 3
- Ôn tập phần tiếng Việt, chuẩn bị giấy bút kiểm tra 1 tiết
Tuần 33 Ngày 22/4/2009
Tiết 129 Ngày /4/2009
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A.Mục tiêu cần đạt
- Qua tiết trả bài học sinh biết được những mình đã làm được những gì mình chưa làm được .
- Từ đó tự phát huy mặt tích cực và bổ sung chỗ mình chưa làm được để bài kiểm tra sau đạt kết quả cao hơn
B. chuẩn bị
GV chấm chữa bài 
HS ôn tập phần văn học đã học
C.Tiến trình các hoạt động
* Ổn định tổ chức 8B: ,8C:
* Kiểm tra bài cũ (không)
* Bài mới
Tuần 33 Ngày 22/4/2009
Tiết 130 Ngày /4/2009
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
- Nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về: các kiểu câu , hành động nói, trật tự từ trong câu...
- Kĩ năng sử dụng các kiểu câu, hành động nói, trật tự từ trong câu
B. Chuẩn bị
GV ra đề đáp án biểu điểm
HS ôn tập và chuẩn bị giấy bút kiểm tra
C.Tiến trình các hoạt động
* Ổn định 8cb: ,8c:
* Kiểm tra giấy bút của học sinh
* Bài mới
 ĐỀ BÀI
Câu 1) ( 2 điểm) 
Hành động nói là gì? Lấy ví dụ?
Câu 2) (4 điểm)
 Đoạn trích sau gồm mấy câu? Xác định kiểu câu trong đoạn trích đó?
... “ Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu . Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày biết tay
 (Trích tắt đèn , Ngô Tất Tố)
Câu 3) (4 điểm)
Xác định hành động nói trong những câu sau:
STT
Câu cho sẵn
 Hành động nói
1
Bạn có thể cho tôi mượn quyển vở toán không?
2
Hôm nay, trời nắng nóng .
3
Bạn có giúp được tôi không?
4
Có lẽ tôi không đến nhà bạn chơi được.
5
Bông hoa này đẹp quá!
ĐÁP ÁN.
Câu 1:Hành động nói là hành động được thể hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
Ví dụ: An và Tùng đang học bài. Tùng bảo An :
Nghỉ giải lao một chút đã , căng thẳng quá.
An Bảo:
Nghỉ thì nghỉ.
Câu 2: Đoạn trích gồm (5 câu)
C1: câu trần thuật
C2 Câu cầu khiến
C3 Câu trần thuật
C4 Câu trần thuật
C5 Câu cầu khiến
Câu 3:
Câu cho sẵn
Hành động nói
1
 Điều khiển
2
Trình bày
3
Hỏi
4
Từ chối
5
Bộc lộ cảm xúc
Tuần 34 Ngày 26/4/2009
Tiết 131 Ngày /4/2009
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7Â.
A.Mục tiêu cần đạt
- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu...và đặc biệt là cách dưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận
- HS có thể đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ làm tập làm văn của bản thân so với các bạn cùng lớp; nhờ đó có được những kinnh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau
B. Chuẩn bị
GV chấm chữa, cho điểm
HS xem lại lý thuyết văn nghị luận 
B.Tiến trình các hoạt động
* Ổn định tổ chức 8b: , 8c:
* Kiểm tra bài cũ (không)
* Bài mới
 hoạt động của thầy - trò
 Nội dung
- Gọi h/s đọc đề bài, GV chép đề lên bảng
Đề bài
Tuần 34 Ngày 26/4/2009
Tiết 132 Ngày /4/2009
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN
 ( Tiếp theo).
A.Mục tiêu cần đạátH được củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ổ lớp 8, nhằm làm cho h/s nắm chắc hơn thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tửng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản
B. Chuẩn bị
GV hệ thống kiến thức, soạn bài
HS chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình các hoạt động
* Ổn định 8b: ,8c:
* Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
* Bài mới
STT
Văn bản
Tác giả
Thể loại ngôn ngữ
Nội dung, tư tưởng
Nghệ thuật
 Chú ý
1
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) – 1010
Lí Công Uẩn
(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu
Chữ Hán
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí.
Chiếu: Vua dùng để ban mệnh lệnh cho quan, dân tuân theo.
2
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) – 1285
Trần Quốc Tuấn
(1231?-1300)
Hịch
Chữ Hán
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng. Trên cơ sở đó, tac giả phê phán những khuyết điểm của các tì tướng và khuyên bảo họ.
Áng văn chính lụân xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí luận hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người, đánh vào lòng người.
Hịch: Vua chú, tướng lĩnhcổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh.
Quan hệ thần - chủ vừa nghêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán
3
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) 1428
Nguyễn Trãi
(1380-1442)
Cáo
,viết
bằng
Chữ Hán
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục tập quán, chủ quyền , lịch sử truyền thống riêng. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, xác thực, ý thức rõ ràng và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc à Xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.
Cáo: Vua chú hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi.
4
Bàn luận về phép học (Luận pháp học) – 1791
La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp
(1723-1804)
Tấu
Chữ Hán
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích va tác dụng của việc học tập: học để rõ đạo, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng:
phê phán những biểu hiện sai trái trong việc học, khẳng định phương pháp và quan điểm học tập đúng đắn.
Tấu: văn bản của quan, tướngviết đệ trình lên vua chúa
5
Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) – 1925
Nguyễn Ái Quốc
(1890-1969)
Phóng sự chính luận
Chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong xcác cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc.
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao; nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại (mâu thuẫn trào phúng; ngôn ngữ, giọng điệu giễu cợt)
Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống, cụ thể và chính xác.
6
Đi bộ ngao du (Trích Êmin hay về giáo dục) - 1762
J.J. Ruxô
(1712-1778)
Nghị luận nước ngoài
Chữ Pháp
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ và dẫn chứng rút ra từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động; thay đổi các đại từ nhân xưng
Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dángtinh thần tác giả.
IV. Củng cố
	1. Tổng kết lại nội dung vấn đề.
	2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài.
V. Dặn dò:
	1. Học bài
	2. Tiếp tục ôn tập.
Tuần 35 Ngày 30/4/2009
Tiết 133 Ngày /5/2009
 ÔN TẬP PHẦN VĂN
 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
Học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức của các văn bản văn học nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8
A. Các văn bản văn học nước ngoài:
TT
Văn bản
Tác giả
Thể loại, ngôn ngữ
Gía trị nội dung
Gía trị nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
(1805-1875)
Đan Mạch
Cổ tích
Đan Mạch
Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh, chết cóng bên đường trong đếm giao thừa.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí.
2
Đánh nhau với cối xau gió (Đôn Ki-hô-tê)
M. Xéc-van-téc
(1547-1616)
Tây Ban Nha
Tiểu thuyết
Tây Ban Nha
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Cả hai đều có những mặt tốt, đáng quý bên cạnh những điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió.
Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính. Giọng điệu hài hước khi kể, tả về thầy trò hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương.
3
Chiếc lá cuối cùng
O Hen-ri
(1862-1910)
Mĩ
Truyện ngắn
Tiếng Anh
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo.
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
4
Hai cây phong (Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
(1928)
Kư-rơ-gưx-tan
(Châu Á)
Truyện ngắn
Nga
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy-sen thời thơ ấu của tác giả.
Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ.
5
Đi bộ ngao du (Êmin hay về giáo dục)
J. Ru-xô
Pháp
Tiểu thuyết
Pháp
Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với quá trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ.
Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách nêu dẫn chứng trong câu chuyện chân thật và hấp dẫn.
B.Các văn bản nhật dụng:
TT
Văn bản
Tác giả
Chủ đề
Đặc điểm thể loại, nghệ thuật
1
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội
Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung cảu mọi người.
Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị)
2
Ôn dịch, thuốc lá
Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện)
Thuốc lá giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn ôn dịch nên chống lại hút thuốc lá là vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người.
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người.
3
Bài toán dân số
Theo Thái An (Báo Giáo dục và Thười đại, số 28/1995)
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
Từ câu chuyện cổ, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm.
IV. Củng cố
	1. Tổng kết lại nội dung vấn đề.
	2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài.
V. Dặn dò:
	1. Học bài
	2. Tiếp tục ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van lop 8.doc