Giáo án Ngữ văn 8 - HK 1 chuẩn

Giáo án Ngữ văn 8 - HK 1 chuẩn

Tuần :

Tiết PPCT

Ngày soạn:

Ngày dạy :

Văn Bản: Tôi đi học

( Thanh Tịnh )

A. Mức độ cần đạt:

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ

Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

C. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp

 

doc 107 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - HK 1 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Văn Bản:	Tôi đi học
( Thanh Tịnh )
A. Mức độ cần đạt :
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
C. Phương pháp :
- Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kĩ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
Tiết 2
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chổ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Vit: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chử " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chử trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm:
 2. Tìm hiểu chú thích:
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
 - Thể loại:
 - Bố cục:
 5 đoạn
II. Phân tích
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a). Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
 b).Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
 c). Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
 d). Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e). Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
b. Nội dung:
Buổi tựu trường đầu tiêu sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mức độ cần đạt :
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng :
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ
Giáo dục HS ý thức tự học, tự rèn để hiểu nghĩa của từ.
C. Phương pháp :
- Gợi tìm, thảo luận, trực quan
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ này.
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vùa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
 1.Tìm hiểu: 
 a. Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rông hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
 Bài tập 1:
 Bài Tập 2:
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
 Bài tập 3:
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
 Bài tập 4:
 Bài tập 5:
- Động từ nghĩa rông: Khóc.
- Động từ nghĩa hẹp: Nức nỡ, sụt sùi.
Hướng dẫn tự học:
Tìm các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong SGK Sinh học (hoặc Vật lí, Hoá học,...). Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mức độ cần đạt :
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ
- H S có ý thức xác định chủ đề và có tính nhất quán khi xác định chủ đề của văn bản.
C. Phương pháp :
- Gợi tìm, thảo luận, giải quyết vấn đề.	
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung chính của văn bản " Tôi đi học"
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Để tái hiện được những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, những từ ngữ như thế nào?
Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật " Tôi " trong ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, chi tiết như thế nào?
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?
Bài học cần ghi nhớ điều gì?
 GV cho HS đọc to phần ghi nhớ.
HS đọc kĩ văn bản " Rừng cọ quê tôi " và trả lời các câu hỏi SGK.
HS đọc kĩ bài tập 2, thảo luận nhóm sau đó
 I - Chủ đề của văn bản: 
1. Tìm hiểu: 
- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học.
- " Tôi " Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc về th ... a đó thể hiện điều gì?
Đó là lời trao gởi của thế hệ cha truyền thế hệ con
Tại sao tác giả lại đặt nhan đề là “ Hai chữ nước nhà”
Nước và nhà, tổ quốc và gia đình...->
Nước mất thì nhà tan, cứu được nước cũng là hiếu với cha. Thù nước đã trả là thù nhà được báo.
GV cho HS đọc to, rõ mục ghi nhớ sau đó làm bài tập 3 SGK
I/ Hướng dẫn tìm hiểu chung 
1/ Tác giả, tác phẩm:
2, Đọc hiểu chú thích:
3. Thể thơ, bố cục:
- Song thất lục bát
- Bố cục: 3 phần
 II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
1/ Đoạn 1: Tâm trạng người cha khi từ biệt con trai nơi ải Bắc.
Bối cảnh không gian.
- Nơi biên giới ảm đạm, heo hút, nhuốm màu tang tóc, thê lương.
+ Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật:
- Hoàn cảnh: éo le, đau đớn.
- Tâm trạng: Đau đớn, xót xa.
-> Lời khuyên của người cha có ý nghĩ như lời trăn trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm
2/Đoạn 2: Tình hình hiện đại của đất nước.
Hình ảnh ước lệ tượng trưng. “ Bốn phương khói lữa, xương rừng, màu sông”
=> Tình cảnh đất nước loạn lạc, tơi bời, đau thương tang tóc.
Từ ngữ, hình ảnh: Kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc
=> Tâm trạng buồn bã, đau đớn vò xé trong lòng trước cảnh nước mất nhà tan.
- Giọng điệu: Lâm li, thống thiết xen lẫn nối bi phẫn, hờn căm.
3/Đoạn 3: Lời trao gữi cho con
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình-> Kích thích, hun đúc cái ý chí “ Gánh vác” của người con.
Người cha tin tưởng và trong cậy vào con-> nhiệm vụ rửa nhục cho nhà, cho nước vô cùng trọng đại, khó khăn thiêng liêng.
IV/ - Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình, thống thiết.
b. Nội dung:
Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan.
Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Xem lại đặc điểm, giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết theo thể thơ song thất lục bát.
- Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi.
 E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
A. Mức độ cần đạt :
Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết thơ bảy chữ.
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần, 
3. Thái độ
C. Phương pháp :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Muốn làm một bài thơ bảy chữ ( 4 câu hoặc 8 câu ) theo em phải quan tâm đến những yếu tố nào? 
- xác định số tiếng, số dòng.
- Xác định bằng, trắc cho từng tiếng.
- Xác định đối niêm giữa các dòng thơ.
Câu 1, 2: B-T đối nhau.
Câu 2, 3: B-T giống nhau.
Câu 3, 4: B-T lại đối nhau.
- Nhịp:
Vần: Chủ yếu vần chân.
? HS đọc bài thơ “ Chiều” của ĐV Cừ và xác định vị trí ngắt nhịp, vần, luật BT?
Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét GV điều chỉnh.
? HS đọc bài thơ “ Tối” của ĐV Cừ và chỉ ra chổ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng?
Cho HS đọc và làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương?
iii) Đáng cho cái tội quân lừa dối.
Già khắc nhân gian vẫn gọi thằng.
Tương tự: Cho HS làm tiếp theo ý mình, đảm bảo đúng luật.
HS tự đọc bài thơ bảy chữ của mình làm...những học sinh khác bình.
GV nêu ưu điểm, khuyết điểm và cách sửa.
)I/ - Nhận diện luật thơ
1/ Đọc: Xác định vị trí ngắt nhịp, vần, luật B-T
2 / Chỉ ra chổ sai luật:
+ Chổ sai: Sau “ Ngọn đèn mờ” có dấu phẩy-> gây đọc sai nhịp
- ánh xanh xanh: Sai vần
+ Chửa lại: Bỏ dấu phẩy.
Đổi xanh xanh thành “ xanh lè” “ Bóng trăng nhoè”, “ ánh trăng leo”
II/ - Tập làm thơ bảy chữ:
1 /Có thể thêm:
i) Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng.
ii) Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
2/ Có thể thêm:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi thoảng hương lúa chín, gió đồng quê
Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ.
- Tập làm bài thơ bảy chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Tập làm thơ bảy chữ
A. Mức độ cần đạt :
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
2. Kĩ năng :
3. Thái độ
Giáo dục Hs ý thức học tập, sáng tạo
C. Phương pháp :
Thảo luận, đàm thoại
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Số câu, chữ trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn cho HS làm thơ bảy chữ
Chú ý số câu, chữ trong bài thơ
Nội dung, chủ đề tự chọn
 HS Xem lại nội dung, hình thức
HS làm xong, GV cho các em xem lại
 GV gọi HS trình bày trước lớp
HS nhận xét
HS bình một số bài thơ hay do GV chọn của HS
GV đọc một số bài thơ hay cho HS học tập, rút kinh nghiệm
1: Tập làm thơ bảy chữ
1. Tập làm thơ bảy chữ:
II: Trình bày
*HS trình bày
* GV đọc một số bài thơ hay
Hướng dẫn tự học:
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mức độ cần đạt :
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học.
2. Kĩ năng :
Nhận biết được nội dung, kiến thức và những ưu nhược để có hướng khắc phục.
3. Thái độ
Giáo dục HS ý thức học tập
C. Phương pháp :
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : 
giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV nhận xét, đánh giá chung bài làm của HS
ưu: Nhìn chung HS nắm được nội dung, kiến thức, phương pháp làm bài, biết lựa chọn đáp án đúng, chính xác. Phần tự luận tỏ ra hiểu đề, nội dung có sáng tạo, diễn đạt tốt, kĩ năng vận dụng được, trình bày sạch đẹp: Thảo, Hằng, Hồng, Thanh Tuấn...
Nhược: Còn một số em chưa chịu khó ôn tập nội dung kiến thức chưa nắm được, kết quả bài làm còn thấp:Tân, Long, Phước, Lâm, Lương...
Kết quả cụ thể:
Lớp 8A: G: 5; K: 12; TB: 14; Y: 1
Lớp 8B: G: 5; K: 11; TB: 12; Y: 2
1.Nhận xét:
* Kết quả:
 Hoạt động 2:Trả bài, chữa lỗi
GV phát bài cho HS xem kết quả và tìm được những nhược điểm của mình để sữa chữa.
GV nêu đáp án cho HS đối chiếu sứa chữa, rút kinh nghiệm.
 Trình bày một số bài tốt cho các en học tập
Trình bày một số bài yếu cho các em rút kinh nghiệm
GV nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra HKI
1.Trả bài, chữa lỗi
2. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn tự học:
 E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mức độ cần đạt :
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Giúp HS biết được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình.
2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng làm bài cho HS 
3. Thái độ
Giáo dục HS ý thức, thái độ sữa chữa, rút kinh nghiệm.
C. Phương pháp :
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Gv nhận xét chung bài làm của HS
*ưu: Đa số nắm được nội dung kiến thức, phần tự luận kết quả tương đối.
Nhiều em có bài viết tốt, hành văn trôi chảy, nội dung , kiến thức hiểu biết rộng, bài viết có sức thuyết phục: Hồng, Yến, Tây, Linh
*Nhược: Phần Tiếng Việt nhiều em chưa chịu khó học, Phần văn bản chưa nắm chắc. Một số em chưa nắm được phương pháp, bài viết tự luận còn sơ sài, diễn đạt yếu: Sáu, Long, Lương
*Kết quả:
 Giỏi Khá TB Yếu Kém
 Lớp 8A: 3 9 14 6 0
 Lớp 8B: 3 11 13 3 0
 1.Nhận xét:
 2. Kết quả:
 Hoạt động 2: Trả bài, chữa lỗi 
GV trả bài cho HS , đối chiếu với đáp án để HS nhận ra những sai sót của mình.
Đáp án
 Câu 1(1đ): Trả lời được trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.(0,5 đ)
 Tìm được ví dụ các từ thuộc trường từ vựng về trường học: Học sinh, giáo viên, sách, vở, bảng(0,5đ)
 Câu 2:(2đ) Trả lời: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó(0,5đ)
 Ví dụ: Chính, đích, ngay..
 Đặt câu: Chính tôi làm việc này. Ngay Lan cũng không biết việc đó.(0,5đ)
-Trả lời được thán từ là: những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp.(0,5đ) Ví dụ: Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc: a, ôi, ô hay...
 Đặt câu: A! Mẹ đã về. Lan ơi! đi học.(0,5đ)
Câu 3:(2đ) Giá trị hiện thực của 2 VB ( Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc) là:
- Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí, tiềm tàng của họ.
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất công của XH thực dân phong kiến.(1đ)
* Giá trị nhân đạo: Thể hiện tấm lòng trân trọng, yêu thương, đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nông dân trong XH cũ.(1đ)
- GV đọc một số bài có nội dung hay cho HS tham khảm và đối chiếu với bài viết của mình.
 HS đối chiếu kết quả - rút kinh nghiệm
1.Trả bài, chữa lỗi:
Câu 4: 
1. Mở bài: GT chung về tà áo dài VN
- Chiếc áo dài có từ xưa, nó mang một nét đẹp riêng của người VN .
- Trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, đến bây giờ tà áo dài VN vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất và khiếu thẩm mĩ của người VN.
2. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về chiếc áo dài VN 
- Nguồn gốc: Tà áo dài đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật: Trống đồng Ngọc Lũ, Hoà Bình, Hoàng Họ...từ trên 3000 năm trước.
- Hình dáng: Hai tà áo tung bay thướt tha
- Chất liệu: Bằng lụa, nhung, gấm...
- Màu sắcc: xanh, đỏ, tím, vàng...
- Vị trí của tà áo dài VN trong lễ hội: cưới hỏi, lễ chùa, thi hoa hậu, giao lưu, ca nhạc và lễ hội khác
- Đối tượng mặc áo dài: HS, sinh viên, phụ nữ, cụ già...
- Tà áo dài đi vào thơ ca(Một thoáng quê hương - Thanh Tùng0
3. Kết bài: Cảm nhận của em về tà áo dài VN
 Trải qua 4000 năm văn hiến với bao thăng trầm lịch sử, nhưng tà áo dài vẫn vĩnh cửu với thời gian. Là biểu tượng tinh thần bất khuất, duyên dáng, thanh tao mà lịch sự của người VN.
Biểu điểm phần tự luận:
Điểm 4-5: Mở bài kết bài tốt, nội dung đạt được các ý như hướng dẫn, văn viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu phù hợp với văn thuyết minh.
Điểm 2,5-3,5: Mở bài kết bài khá, bố cục khá hợp lí, nội dung đạt 2/3 hướng dẫn, từ ngữ chính xác trôi chảy,sai chính tả không quá 5 lỗi.
Điểm 1-2: Bài làm chưa đạt yêu cầu h/dẫn, sai thể loại, lủng củng, sai chính tả, sai ngữ pháp.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 HK1 chuan 2011.doc