Giáo án Ngữ văn 8: Chương trình địa phương: Hoa lúa (Hữu Loan)

Giáo án Ngữ văn 8: Chương trình địa phương: Hoa lúa (Hữu Loan)

 Chương trình địa phương: HOA LÚA

 (Hữu Loan)

I - MỤC TIÊU CẦN. ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương trong truyền thống và trong đấu tranh cách mạng qua hình ảnh người thôn nữ, đồng thời cảm nhận được niềm tự hào và niềm tin của tác giả đối với quê hương.

- Thấy được nét đặc sắc của thể thơ tự do có tính chất bậc thang với ngôn ngữ bình dị, giọng thơ tha thiết đằm thắm.

II - CHUẨN BỊ.

 HS đọc, trả lời câu hỏi ở phần Hướng dẫn. Tìm những bài thơ, những câu ca dao nói về quê hương.

III - LÊN LỚP.

A. ỔN ĐỊNH LỚP, BÀI CŨ:

- ổn định nề nếp.

- Kiểm tra: + Bài cũ(Văn học trung đại)

 + Việc chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Chương trình địa phương: Hoa lúa (Hữu Loan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 20 tháng 02 năm 2011
 Chương trình địa phương: Hoa lúa
 (Hữu Loan)
I - Mục tiêu cần. đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương trong truyền thống và trong đấu tranh cách mạng qua hình ảnh người thôn nữ, đồng thời cảm nhận được niềm tự hào và niềm tin của tác giả đối với quê hương.
- Thấy được nét đặc sắc của thể thơ tự do có tính chất bậc thang với ngôn ngữ bình dị, giọng thơ tha thiết đằm thắm.
II - Chuẩn bị.
 HS đọc, trả lời câu hỏi ở phần Hướng dẫn. Tìm những bài thơ, những câu ca dao nói về quê hương.
III - Lên lớp.
ổn định lớp, bài cũ:
ổn định nề nếp.
Kiểm tra: + Bài cũ(Văn học trung đại)
 + Việc chuẩn bị bài ở nhà.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
1. HS xem chú thích, đọc diễn cảm bài thơ.Tìm hiểu về tác giả, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, sự triển khai ý thơ và đại ý.
2. Nhận xét, góp ý, tiểu kết.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu hình ảnh người con gái quê hương.
2. Tìm hiểu hình ảnh quê hương.
3. Tìm hiểu tình yêu quê hương.
Hoạt động 3.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả(xem tài liệu)
2. Đọc văn bản: chú ý sự thay đổi nhịp, và độ dài ngắn của câu thơ.
3. Thể thơ: Tự do, có tính chất của thơ bậc thang.
4. Hoàn cảnh sáng tác( Xem TL)
5. Bố cục:
+ P1: Từ đầu đến “qua cầu gió bay”: người con gái quê hạnh phúc.
+P2:  “Và trong mắt biếc nhìn anh”: Trong gông xiềng phong kiến.
P3: Giải phóng, tràn trề sức sống, tình yêu.
6. Đại ý:
Bài thơ là vẻ đẹp của người con gái và của quê hương được giải phóng khỏi thế lực địa chủ, phong kiến.
II- Phân tích.
1.Hình ảnh người con gái quê hương.
a. Người con gái quê hạnh phúc, tràn trề nhựa sống.
- Đó là cô gái đồng xanh, xinh đẹp, thuỷ chung, đầy sức sống.
- Là nhân vật trữ tình say đắm, quyến rũ của làng quê.
- Là hình bóng để lòng người đi xa găn s bó với quê hương.
- Một cô gái hát.
b. Hình ảnh người con gái quê hương trong gông xiềng phong kiến.
- Một số phận kông được tự quyết định.
- Một cuộc đời bị mặc sức đầy đoạ.
- Một tình yêu bị cắt chia.
- Một cô gái khóc.
c. Hình ảnh người con gái được giải phóng:
- Vùng dậy trong đấu tranh để có cuộc đời mới.
- Quyết liệt trong tình cảm để được tình yêu.
- Đứng trong đội ngũ chiến đấu vì quê hương.
- Một cô gái khí phách.
2. Hình ảnh quê hương.
a. Bức tranh phong cảnh làng quê(đồng xanh, hoa lúa, giếng nước, cây đa, núi ngất, sông đầy) đẹp,hùng vĩ, thanh bình, yên ả.
b. Bức tránh sinh hoạt văn hoá(hội hè, đình đám, giao duyên trai gái) tươi vui, rộn rã, thắm tình lứa đôi.
c. Làng quê trong gông xiềng phong kiến: Người phụ nữ phải chịu số phận đau buồn(Tình yêu không có, cuộc đời bị vùi dập).
d. Quê hương đứng dậy bất khuất, tương lai tươi sáng.
3. Tình yêu quê hương.
a. Quê hương lúc nào cũng in dấu ấn sâu đậm trong trái tim tác giả- một trong hai nhân vật trữ tình của bài thơ, người chiến sĩ xa quê đi chiến đấu.
b. Trong tình cảm với người con gái quê hương.
- Quê hương và người con gái quê hương; tình yêu quê hương và tình yêu lứa đôi hoà quyện.
- Tình yêu quê hương gắn với tình yêu lứa đôi say đắm nồng đượm là một tình yêu thiết tha bền vững.
4. Ghi nhớ:
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
C. hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuâne bị bài: “Nhà hàng hải” của Đặng ái.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 92 Hoa lua CTDP Thanh Hoa.doc