Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 15, 16

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 15, 16

Tuần: 15, Tiết 57 văn bản : VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 (Phan Bội Châu)

A-MỤC TIÊU :

1- Kiến thức : -Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù ngục.

 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2- Kỹ năng : - Đọc- hiểu văn bản thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.

 - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

3- Thái độ : - Liên hệ với bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.

B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- GV : Phương pháp: đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp

- HS : sưu tầm tranh ảnh về Phan Bội Châu

C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

I.Kiểm tra :

 - Kt bài cũ :

Câu 1: Vấn đề chính đặt ra trong văn bản “Bài toán dân số” là gì? Để làm sáng tỏ chủ đề của văn bản, tác giả đã lập luận như thế nào?

Câu 2: Giá trị nghệ thuật của văn bản “Bài toán dân số” đuợc tạo nên từ những điểm nào?

a. Cách lập luận chặt chẽ, sắc bén.

b. Số liệu minh chứng phong phú, giàu sức thuyết phục.

c. Ngôn ngữ chính xác cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

d. Cả A, B, C đúng.

- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : kiểm tra chéo vở soạn

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15, Tiết 57 văn bản : VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 (Phan Bội Châu)
Ngày soạn : 19/ 11/ 10
Ngày dạy : 22/ 11/ 10
A-MỤC TIÊU :
1- Kiến thức : -Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù ngục.
 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2- Kỹ năng : - Đọc- hiểu văn bản thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.
 - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3- Thái độ : - Liên hệ với bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV : Phương pháp: đọc, phân tích, thuyết trình, tổng hợp 
- HS : sưu tầm tranh ảnh về Phan Bội Châu
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I.Kiểm tra :
 - Kt bài cũ :
Câu 1: Vấn đề chính đặt ra trong văn bản “Bài toán dân số” là gì? Để làm sáng tỏ chủ đề của văn bản, tác giả đã lập luận như thế nào?
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của văn bản “Bài toán dân số” đuợc tạo nên từ những điểm nào?
Cách lập luận chặt chẽ, sắc bén.
Số liệu minh chứng phong phú, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ chính xác cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
Cả A, B, C đúng. 
- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : kiểm tra chéo vở soạn
 II.- Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, người dân Việt vùng lên đấu tranh giành độc lập. Riêng thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Đó là con đường gian lao đầy cay đắng có lúc phải sa vào chốn lao tù. Khi lâm vào chốn ngục tù, những chí sĩ đã bộc lộ khí phách, phẩm chất gì? Bài học “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” cô và các em tìm hiểu hôm nay sẽ làm rõ điều ấy.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
 Mục tiêu: Giúp học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
 Phương pháp: Đọc, vấn đáp, gợi tìm
 Thời gian: 5 phút
HS đọc chú thích (Sgk/146, 147)
? Trình bày những hiểu biết của em về tác gỉa PBC?
GV (Bổ sung): PBC có nhiều biệt hiệu Sào Nam, Hải Thu, Thi Hán. 20 năm đầu TK XX, PBC là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta. Ông sáng lập phong trào yêu nước: Duy Tân, đông Du, VN Quang Phục Hội. Là nhà văn, nhà thơ có sự nghiệp văn chương to lớn. PBC không những là nhà cách mạng có cuộc đời cao đẹp mà còn là nhà văn tạo ra phong trào yêu nước và sôi nổi chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc. Tp ông hào hùng ngân vang tiinh thần yêu nước chống Pháp và có sức lay động mạnh mẽ quần chúng đứng lên làm cách mạng.)
GV giới thiệu chân dung PBC
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
( Bài thơ được viết khi tg bị bọn quân phiệt TQ bắt giam tại nhà ngục Quảng Đông TQ năm 1914. Bài thơ này nằm trong tập “Ngục trung thư”, tg viết nhằm để lại một bức thư tuyệt mệnh, tâm huyết cho đồng bào đồng chí. Bài thơ này PBC viết nói làm để “tự an ủi mình” và kể lại rằng khi làm xong ông đã ngân nga lớn tiếng rồi cả cười vang động cả bốn vách hầu như không biết mình nằm trong ngục.)
GV hướng dẫn hS đọc vb: Giọng diễn cảm, mạnh mẽ, hào hùng, to ngắt nhịp 4/3 riêng câu 2 đọc nhịp ¾. Câu cuối đọc với giọng cảm thán, thách thức, ung dung, nhẹ nhàng.
GV đọc mẫu, HS đọc; HS nhận xét cách đọc; GV nhận xét, sửa chữa.
? Kinh tế ở đây được hiểu như thế nào?
A. Là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất.
B. Là những gì liên quan đến vật chất con người.
C. Là kinh bang tế thế (trị nuớc cứu đời)
D. Nói lên khát vọng độc lập tự do.
HS chọn phương án C
? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết bài thơ này được viết theo thể thơ nào?
( Thất ngôn bát cú Đường luật)
? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ này: Số câu, sỗ chữ, cách hiệp vần, phép đối, bố cục?
(- Số câu: 8 câu; 56 chữ
 - Cách hiệp vần: Hiệp vần chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
 - Phép đối: Cặp câu 3, 4 và 5, 6 đối nhau.
 - Bố cục: 2 đề, 2 thực, 2 luận, 2 kết.)
? Vb này tạo nên bởi phương thức biểu đạt chính nào? Thuộc thể loại gì?
(Biểu cảm, trữ tình)
? Nhân vật trữ tình ở đây là ai?
(NHà yêu nuước trong cảnh tù ngục PBC)
GV: Chúng ta biết bài thơ được viết theo thể thơ TNBCĐL có bố cục 4 phần: 2 đề, 2 thực, 2 luận, 2 kết. Bây giờ chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục này.
I- Đọc- Tìm hiểu chung : 
-Phan Bội Châu( 1867- 1967) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc trong vòng 20 năm đầu thể kỉ XX và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân, khác vọng tự do, độc lập.
- Bài thơ ra đời năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt giam ở TQ 
- Nhiều tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỉ chưa có sự đổi mới về ngôn ngữ và thể loại nhưng đã thể hiện được tinh thần thời đại mới mẻ.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc- văn bản
 Mục tiêu : Giúp học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
 Phương pháp : Đọc, phân tích, vấn đáp, gợi tìm
 Thời gian : 30 phút
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1) Phân tích hai câu đề:
HS tìm hiểu nghĩa lại từ: Hào kiệt, phong lưu và quan niệm “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.
- Phân tích cặp câu 1-2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng ngục tù ?
Gợi ý:
+ Tại sao bị giam trong tù ngục xiềng tay, xích chân mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt, là phong lưu ?
+ Quan niệm “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí của nhà cách mạng Phan Bội Châu ?
GV bình: Hai câu thơ biểu hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung thanh thản,vừa ngang tàng bất khuất vừa hào hoa, tài tử. Rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc. Qua đó thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp: bị tù đày, tra tấn, giam hãm, đánh đập, đói khát là lẽ đương nhiên. Vì bậc anh hùng không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, chịu để cho hoàn cảnh đè bẹp mình, họ đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về mặt tinh thần. 
2) Phân tích hai câu thực:
HS đọc hai câu thực 3-4
- Nhận xét về giọng điệu, âm hưởng so với hai câu trên ?
(giọng điệu trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố nén, khác giọng cười cợt đùa vui ở hai câu trên).
- Vì sao giọng điệu lại thay đổi ? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào ? Có phải là lời than không ?
GV bình: Đây là lời tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình, một cuộc đời sóng gió và đầy bất trắc. Nếu cho rằng đây là lời than thì hoàn toàn không vì một nguời đã có thể coi thường hiểm nguy đến thế, một người ngay từ lúc dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng đã tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước “Non sông đã chết sống thêm nhục” thì làm gì có lời than. Gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tùnh cảnh chung của đất nước, của nhân dân, câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ tầm vóc lớn lao, phi thường của người tù yêu nước. Đó cũng là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn của bậc anh hùng.
3) Phân tích hai câu luận:
HS đọc hai câu luận 5-6.
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5-6 ? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này ?
GV bổ sung: Đây là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt dù có ở tình trạng bi kịch đến mức nào chí vẫn không đổi dời, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp, cứu nước, cứu đời vẫn có thể ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn khủng bố, tàn bạo của kẻ thù.
lối nói khoa trương đã tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ, tạo sức truyền cảm nghệ thuật lớn. Câu thơ là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
4) Phân tích hai câu kết:
HS đọc hai câu cuối.
- Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy ? 
GV bình: Hai câu cuối với cách lập lại từ “còn” làm cho lời thơ dõng dạc, dức khoát, tăng ý khẳn định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không bao giờ bẻ gãy
5) Tổng kết: HS đọc lại toàn bộ bài thơ.
HS nhận xét cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ ?
GV diễn giảng à Tổng kết, HS đọc ghi nhớ SGK.
* Luyện tập.
Hướng dẫn HS ôn lại thể thơ thất ngôn bát cú đường luật về số câu, số chữ, cách gieo vần qua bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
II- Đọc hiểu văn bản : 
1. Nội dung:
 -Hiện thực về cuộc đời gian truân của người chí sĩ yêu nước
 - Hình ảnh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu: phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất, bất chấp mọi gian nguy thử thách.
 - Ý chí, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. 
2. Nghệ thuật:
 - Viết theo thể thơ truyền thống.
 - Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất.
 - Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí răn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
3. Ý nghĩa: vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
III- Luyện tập
Cung cấp thêm kiến thức vế đối trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật: Các cặp câu 3-4 (câu thực), 5-6 (câu luận) bắt buộc phải đối ý, đối lời với nhau.
Hoạt động 4 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
Câu 1: Tại sao Phan Bội Châu lại viết: “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”
Bởi vì Phan Bội Châu là hào kiệt.
Bởi vì đấy là một cách nói trong thơ, khẳng định tư thế người tù.
Bởi vì bọn quân phiệt chỉ bắt giam những người hào kiệt.
Bởi vì cuộc sống trong nhà tù dành cho ông là cuộc sống phong lưu.
ĐA đúng: C
Câu 2: Chủ đề của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?
Nỗi đau khổ vì bị tù đày.
Ý chí kiên cường bất khuất.
Lòng khao khát tự do.
Sẵn sàng chấp nhận mọi nguy hiểm tù đày, lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 
ĐA đúng: D
IV- Tổng kết : Bài thơ ca ngợi người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian: 3 phút
a.Bài vừa học: 
- Học thuộc lòng bài thơ; ghi nhớ (Sgk)
- Nắm đặc điểm thể thơ TNBCĐL; Nắm nội dung bài học.
- Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ này.
b.Bài sắp học: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
- Đọc tác phẩm- tìm hiểu về nhà thơ Phan Châu Trinh.
- Phân tích ý nghĩa 4 câu đầu; 4 câu sau.
- Nghệ thuật của tác phẩm.
- Soạn các câu hỏi (Sgk/150)
KIỂM TRA:
Tuần: 15 Tiết 58 văn bản : ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 ( Phan Châu Trinh )
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức : - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
 - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước  ... m hiểu chung : 
- Tản Đà ( 1889 – 1939 ) tên thạt là Nguyển Khắc Hiếu, quê ở làng Khuê Thương, huyện Bất Bạt, Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội ) thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, có thể xem là một gach nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam
- Tác phẩm: Muốn làm thàg Cuội trích trong quyển Khối tình con I ( 1917 ) viết theo thể thơ bát cú Đường luật
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: 
 Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
 Phương pháp : Đọc, phân tích, gợi tìm, vấn đáp
 Thời gian : 30 phút
GV hướng dẫn HS đọc vb; HS đọc; GV nhận xét.
? Bài thơ sáng tác theo thể nào?
( Thất ngôn bát cú ĐL)
? Tên bài thơ có gì mới mẻ so với thơ cổ điển mà các em đã học?
( Thân mật, suồng sã )
? Nhận xét về cách xưng hô của nhà thơ với trăng?
( tình tứ, mạnh bạo và mới mẻ, thể hiện sự thân mật với chị Hằng như là người bạn tri âm tri kỉ )
HS đọc hai câu đầu, đây là lời tâm sự của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu. Đó là tâm sự gì?
( buồn chán)
? Lí giải vì sao tác giả lại buồn, chán đời? Mà lại chán một nửa?
( Hoàn cảnh xã hội: nước mất, những cảnh ngộ nhân sinh bất hạnh, các nhân, nỗi cô đơn, thất vọng, bế tắc→Tản Đà cảm thấy bất hoà với xã hội.)
Gv cung cấp thêm một số câu thơ để làm rõ nội dung này: “Gió gió mưa mưa đã chán phèo- sự đời nghĩ đến mà buồn teo”; “Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo-mà đến bây giờ có thế thôi.”
HS lí giải: Tản Đà chán một mửa vì TĐ nói buồn chán nhưng trong sâu thẳm trái tim ông vẫn tha thiết yêu cuộc sống; vừa chán đời vừa yêu đời, nên giọng thơ vẫn tha thiết tình đời.
HS đọc diễn cảm 4 câu tiếp theo
GV: TĐ là một hồn thơ “ngông”, chính TĐ đã tự nhận mình vốn xưa là một vị tiên trên trời, bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”
? Em hiểu ngông là ntn?
( làm những việc trái lẽ thường khác mọi người bình thường.)
? Cái ngông trong văn chương biểu hiện điều gì và xuất phát từ đâu?
( bản lĩnh của con người không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi thông thường, lấy sự ngông để chống lại cái vòng cương toả khắc nghiệt làm hãm cuộc sống của con người. Ngông là sản phẩm của xã hội PK chuyên chế, không tôn trọng cá tính con người.)
? Cái ngông của TĐ thể hiện chỗ nào trong bàit hơ này?
( - Khi chọn cách xưng hô thân mật chị Hằng.
 - Khi dám lên tận trời cao, tự nhận mình là tri âm tri kỉ chị Hằng.
 - Ngông trong ước nguyện “muốn làm thằng cuội”)
HS nhắc lại sự tích mặt trăng, chuyện chú cuội
? Tại sao khi buồn chán tg lại muốn lên cung trăng mà khôn phải tìm về dĩ vãng để quên thực tại, điều đó có ý nghĩa gì?
( muốn thoát li hẳn mọi cái tầm thường của trần gian; cung trăng là nơi tiên cảnh, không hề có những bon chen xấu xa của coi trần; chỉ có thiên nhiên mới hiểu được tâm trạng khát vọng, sự phóng túng của tg.)
? Nhà thơ bộc lộ khát vọng gì?
( được sống tự do, vui tươi thoải mái)
HS đọc hai câu cuối, nhà thơ tưởng tượng ra hình ảnh gì? cảm nhận của em về hình đó?
( rất lí thú, thể hiện cao độ hồn thơ ngông, lãng mạn của TĐ)
? Theo em nhà thơ cười ai? Cười cái gì? Vì sao cười?
( Cười thế gian: những con người tầm thường đang chạy lăng xăng ở trần gian. Cười vì đã thoát nơi đó.)
? Nỗi lòng nhà thơ?
( Buồn chán và khao khát đổi đời)
? Yếu tố nghệ thuật tạo nên thành công tp?
? Nội dung và hình thức bài thơ?
HS đọc ghi nhớ Sgk
II- Đọc hiểu văn bản : 
1- Nội dung: Muốn làn thằng Cuội thể hiện cái tôi Tản Đà tài hoa, duyên dáng, đa tình:
- Nỗi buồn nhân thế: Được bộc lộ trực tiếp, với nhiều biểu hiện, nhiều cung bậc. Tám sụ này vốn có gốc rễ từ mối bất hòa sâu sắc vói thực tại tầm thường, xấu xa
- Khát vọng thoát li thực tại, sống vui vẻ, hạnh phúc ở cung trăng với chi Hằng: thể hiện hồn thơ “ngông” của Tản Đà
2- Nghệ thuật: Muốn làm thằng Cuội cho thấy những tìm tòi, đổi mới, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ
- Kết hợp tự sự và trữ tình
- Có giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng
3- Ý nghĩa: Văn bản thể hiện nổi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẽ đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên
Hoạt động 4 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
A. Thi sĩ xưng hô với chị Hằng ntn?
a. Gọi chị, xưng tôi b. Gọi chị, xưng anh
c. Gọi chị, xưng em d. Gọi chị, xưng mình
B. Muốn lên cung trăng chơi với chị Hằng, điều đó thể hiện tính cách gì của Tản Đà?
Tính chất ngông của thi sĩ.
Tính chất phong tình, lãng mạn.
Cả a, b đúng.
III- Tổng kết : - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn của Tả Đà
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian:3 phút
a.Bài vừa học: Học nội dung bài học và ghi nhớ Sgk.
b.Bài sắp học: Ôn tập tiếng việt:
 Xem lại các bài tiếng Việt từ đầu năm đến nay.
KIỂM TRA:
Tuần: 16 Tiết 63,64 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức : Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì 1
	2- Kỹ năng : Vận dụng thuần thục kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì 1 để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
	3- Thái độ : Học sinh có ý thức khi ôn tập
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV : Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, quy nạp, gợi tìm..
- HS : Chuẩn bị một số bài tập.
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I.Kiểm tra :
- Kt bài cũ :
- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : Kiểm tra chéo vở soạn của học sinh
 II.- Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
Từ đầu năm học đến nay, các em đã được tìm hiểu một số nội dung kiến thức Tiếng việt, về từ vựng lẫn ngữ pháp. Tiết học hôm nay nhằm giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học, để có thể sử dụng Tiếng việt một cách có hiệu quả hơn khi nói và viết.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh ôn tập phần từ vựng 
 Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại lí thuyết và giải bài tập.
 Phương pháp :Thuyết trình, vấn đáp, quy nạp, gợi tìm..
 Thời gian : 20 phút
Ôn tập lý thuyết:
1. Ôn về từ vựng:
G: Lần lượt cho học sinh trình bày những nội dung đã học về từ vựng.
H:Lần lượt trả lời các câu hỏi:
-Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp? Có trường hợp nào từ ngữ vừa có nghiã rộng vừa có nghĩa hẹp không? Cho ví dụ, giải thích ?
-Tính rộng hẹp của từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối?
Các từ ngữ thường nằm trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa, do đó tính chất rộng hẹp chỉ là tương đối.
G: -Thế nào là trường từ vựng, cho VD minh họa?
-Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ với trường từ vựng ?
H:Trường từ vựng là tập hợp những từ ngữ có ít nhất một nét chung về nghiã. Một trường từ vựng có thể bao gồm những trường nhỏ hơnvà chúng có thể khác nhau về từ loại vì vậy khó có thể so sánh mức độ rộng hẹp của chúng như cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
G:-Nêu đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ ?
HS đọc các bài thơ, ca dao có sử dụng từ tường thanh, tượng hình =>phân tích để thấy được tác dụng biểu cảm của lớp từ này
- Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội ? cho ví dụ? Vì sao không nên lạm dụng từ địa phương?
- Nêu đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ: Nói quá, nói giảm nói tránh ?Cho VD minh họa ?
GV: chốt ý , bổ sung kiến thứ qua một số VD cụ thể.
I. Lý thuyết:
1. Từ vựng:
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Trường từ vựng
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh ôn tập phần ngữ pháp
 Mục tiêu : giúp học sinh giải được bài tập
 Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, quy nạp, gợi tìm..
 Thời gian : 15 phút
2.Ôn về ngữ pháp
G:-Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cho ví dụ minh họa.
- Tình thái từ là gì ?Sử dụng tình thái từ phải dựa vào những yêu cầu nào ?
- Đặc điểm của câu ghép? Cách nối các vế trong câu ghép? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? Cho ví dụ làm rõ.
- So sánh sự khác nhau giữa câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần ?
H Trả lời 
G tổng kết ,nâng cao những kiến thức đã học qua những ví dụ cụ thể.
G: Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Phần từ vựng:
a. Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khai quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp váo ô trống theo sơ đồ sau:
Truyện dân gian
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Truyền
thuyết
Truyện cổ tích
Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian.
b. Tìm trong câu ca dao VN hai biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói trách.
c. Viết hai câu trong đó có một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
Phần ngữ pháp
a. Viết hai câu trong đó một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
b. HS đọc đoạn trích và xác định câu ? Nếu tách câu ghép ra thành câu đơn thí có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ?
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép trong đoạn trích sau.
HS Đọc đoạn văn sau đó xác định câu ghép trên bảng và xác định cách nối các vế.
2. Ngữ pháp:
- Trợ từ, thán từ.
- Tìmh thái từ.
- Câu ghép.
II. Bài tập:
1.Từ vựng:
a.Những từ có nghĩa hẹp (sơ đồ)
-Truyền thuyết: Truyện dân gian về các n/v và sự kiện lịch sử.
- Truyện cổ tích:Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
b. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền. Cắn cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi. (nói quá).
c. Thằng bé ngồi ngất ngưởng trên lưng trâu(tượng hình)
 - Chim kêu ríu rít trên cành cây (tượng hình)
2. Phần ngữ pháp.
a. Chính anh cũng không biết điều ấy ư ? (trợ từ và tình thái từ).
b. Câu đầu tiên của đoạn trích là câu ghép, có thể tách thành ba câu đơn. Nhưng khi tách thì mối liên hệ, sự liên tục của ba sự việc dường như không thực hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.
Hoạt động 4 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
HS nhắc lại nội dung ôn tập vừa học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian:3 phút
a.Bài vừa học:
 - Tự ôn lại toàn bộ kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã hệ thống trong tiết ôn tập.
 - Thực hành qua các bài tập. Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ, câu ghép.
b.Bài sắp học:TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
-Tìm hiểu lại đề bài đã làm về:
+ Thể loại, phạm vi đề bài
+ Xây dựng dàn ý cho bài văn
KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 chuan tuan 15 16.doc