Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 10, 11

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 10, 11

 Tuần 10 Tiết 37 : NÓI QUÁ

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức :

-Khái niệm nói quá.

-Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá

-Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

 2- Kỹ năng :Vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc- hiểu văn bản.

 3- Thái độ :Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- GV :phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,gợi tìm, qui nạp, nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập

- HS :Sưu tầm những câu thành ngữ, thơ, ca dao, lời nói thường ngày có sử dụng biện pháp nói quá

C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

I. Kiểm tra :

- Kt bài cũ : + Thế nào là từ địa phương Phú Yên ? Cho một số ví dụ cụ thể.

 +Tìm một số từ địa phương Phú Yên chỉ màu sắc?

 - Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : HS kiểm tra chéo vở soạn.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 10, 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 Tiết 37 : NÓI QUÁ
Ngày soạn :15/ 10/ 10
Ngày dạy : 18/ 10/10 
A-MỤC TIÊU :
 1- Kiến thức :
-Khái niệm nói quá.
-Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá 
-Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
 2- Kỹ năng :Vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc- hiểu văn bản.
 3- Thái độ :Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV :phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,gợi tìm, qui nạp, nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập
- HS :Sưu tầm những câu thành ngữ, thơ, ca dao, lời nói thường ngày có sử dụng biện pháp nói quá
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I. Kiểm tra :
- Kt bài cũ : + Thế nào là từ địa phương Phú Yên ? Cho một số ví dụ cụ thể.
 +Tìm một số từ địa phương Phú Yên chỉ màu sắc?
 - Kt sự chuẩn bị bài của học sinh : HS kiểm tra chéo vở soạn.
 II. Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : (1 đến 2 phút.) 
-Trong tục ngữ, ca dao,thơ văn châm biếm, hài hước và cả trong văn trữ tình người ta thường sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Trong tục ngữ, ca dao, thơ văn châm biếm, hài hước và cả trong văn trữ tình người ta thường sử dụng biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh gây ấn tượng nhằm tăng sức biểu cảm. Đó là biện pháp tu từ nói quá ,bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá
 Mục tiêu :Giúp học sinh hình thành khái niệm nói quá, tác dụng của nói quá.
 Phương pháp :vấn đáp, qui nạp, nêu và giải quyết vấn đề
 Thời gian : 10 phút
HS đọc các câu tục ngữ, ca dao mục I Sgk/101.
GV: lưu ý đối chiếu nội dung những câu tục ngữ, ca dao này để trả lời câu hỏi.
? Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”; “Ngày thàng mười chưa cười đã tối”; “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” có quá sự thật không? Thực chất các câu nói này nhằm nêu lên điều gì?
( Quá sự thật, không đúng sự thật, các câu này có hàm ý như sau:
- Đêm tháng nămsáng: Ngụ ý hiện tượng thời gian đêm tháng năm rất ngắn.
- Ngày tháng mười.đã tối: Ngụ ý thời gian ngày tháng mười rất dài.
- Mồ hôiruộng cày: Mồ hôi chảy nhiều ướt đẫm. Thực chất các câu này là nhằm nói lên sự trôi nhanh của thời gian và sự vất vả cuả người lao động.)
? Hãy diễn đạt lại nội dung của những câu ca dao trên theo đúng thực tế?
( Đêm tháng năm rất ngắn; Ngày thàng mười rất dài; Mồ hôi ướt đẫm.)
? So sánh các câu ca dao tục ngữ với các câu tương ứng vừa diễn đạt. Hãy nhận xét cách nói nào sinh động hơn, ấn tượng hơn?
? Vậy nói quá có tác dụng gì trong diễn đạt?
( Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.)
? Vậy theo em hiểu thế nào là nói quá? Cho ví dụ?
GV: Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng. Khoa trương. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối mà đây là một biện pháp tu từ nhằm gây ấn tượng)
? Trong văn chương nói quá thường thường được sử dụng cho các loại văn nào?
( - Châm biếm, trữ tình, anh hùng ca.
 - “Áo em trắng qua nhìn không ra,
 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.”)
I- Nói quá và tác dụng của nói quá:
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
- Đen như cột nhà cháy.
“Con Rận bằng con baba,
Đêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh.”
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập
 Mục tiêu :Giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập để củng cố kiến thức.
 Phương pháp : gợi tìm, luyện tập
 Thời gian : 20 phút
HS đọc BT1/102, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV: nhận xét, bổ sung
HS đọc BT2/102, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV: nhận xét, bổ sung
HS đọc BT3/102, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV: nhận xét, bổ sung
HS đọc BT4/103, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
Khóc như mưa, Nắng như đổ lửa, Vững như bàn thạch, Lừ đừ như ông từ vào đền.
GV: nhận xét, bổ sung
HS đọc BT5/103, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV: bổ sung hướng dẫn về nhà làm hoàn chỉnh.
HS đọc BT6/103, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
-Giống:Nói quá và nói khoác đều là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng .
-Khác nhau : 
+Nói quá là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng và tạo ra giá trị biểu cảm. 
+Nói khoác: nói không đúng sự thật nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực mang tính tiêu cực
GV: Nhận xét, bổ sung
II- Luyện tập : -
1. Bàt tập 1/102:
- Các câu a, b, c đều sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Các câu đó là:
a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b. Em có thể đi đến tận chân trời.
c. Thét ra lửa.
- Ý nghĩa của các cách nói trên:
a. Khẳng định sức mạnh và khả năng của con người trong lao động sản xuất.
b. Cường điệu hoá hành động nhằm tạo sự yên tâm cho người nghe.
c. Khẳng định cái uy của Bá Kiến.( quát to, mạnh khủng khiếp, nạt người ta quá mức)
2. Bài tập 2:Điền vào chỗ trống các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá:
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b. bầm gan tím ruột.
c. ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột.
e. vắt chân lên cổ
3. Bài tập 3:Đặt câu
- Cô ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Bài toán này nghĩ nát óc mà chưa giải được.
4. Bài tập 4:Tìm 5 thành ngữ so sánh có sử dụng nói quá:
- Kêu như trời đánh; dữ như cọp; ngàn cân treo sợi tóc; lệ rơi thấm đá; đen như củ tam thất.
5. Bài tập 5: Viết đoạn văn hoặc một bài thơ có dùng biện pháp tu từ nói quá: (Có thể lấy một hoặc một số thành ngữ trong bài 4 để thiết lập đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
6. Bài tập 6:
Hoạt động 4 : Hệ thống hoá kiến thức đã tìm hiểu.
 Mục tiêu :Học sinh khái quát kiến thức đã học.
 Phương pháp :Khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
-Thế nào là nói quá? Tác dụng ? Cho ví dụ minh hoạ.
-Nói quá khác nói khoác như thế nào?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Thời gian: 3- 4 phút
a. Bài vừa học:
- Nội dung bài học, Ghi nhớ Sgk.
- Hoàn chỉnh các BT.
b.Bài sắp học: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
- Đọc lại các vb đã học từ đầu năm, ôn lại những kiến thức đã học về tác giả, thể loại, phương thức diễn đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật. Soạn các câu hỏi 1 và 2 (sgk).
KIỂM TRA:
 Tuần 10 Tiết 38 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
Ngày soạn :15/10/ 10
Ngày dạy : 18/ 10/ 10
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức :
-Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện: thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
-Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
-Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
	2- Kỹ năng :
-Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trong một số phương diện cụ thể.
-Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
	3- Thái độ :Giáo dục HS có thái độ tích cực trong tiết ôn tập.
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV :Phương pháp: vấn đáp, phân tích, tổng hợp, nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập
- HS :Lập bảng hệ thống hoá các tác phẩm truyện kí đã học.
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I.Kiểm tra :
- Kt bài cũ :
a. Trong vb “Hai cây phong”, tác giả sử dụng hai mạch kể lồng ghép vào nhau. Theo em mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
b. Trong mạch kể xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến “Hai cây phong” chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện.
- Kt sự chuẩn bị bài của học sinh :Kiểm tra vở soạn của HS.
 II.- Tổ chức dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
 Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
-Ở chương trình ngữ văn 8 chúng ta đã học những tác phẩm truyện kí nào ?
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn lại kiến thức đã học đồng thời qua đó giúp các em thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa bốn vb này. Từ đó các em cỏ thể rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện kí hiện đại VN.
Hoạt động 2 : Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8
 Mục tiêu :Khái quát, hệ thống hoá kiến thức đã học
 Phương pháp : vấn đáp, gợi tìm
 Thời gian : 15 phút.
HS đọc mục 1/104, xác định yêu cầu của BT?
HS tiến hành giải BT bằng cách lập bảng thống kê theo mẫu sẵn Sgk/104.
1.Bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học:
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
Phương thức 
biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
“Tôi đi học”(1941)
- Thanh Tịnh (1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò và buổi tựu trường đầu tiên
Kể chuyện xen lẫn những dòng miêu tả đầy tinh tế, gợi ra những rung động sâu xa
“Trong lòng mẹ”(Những ngày thơ ấu-1938)
Nguyên Hồng(1918-1982)
Hồi kí
Tự sự xen trữ tình
Nỗi đau của chú bé Hồng mồ côi và tình yêu thương của chú đối với mẹ.
Những dòng văn hồi kí trữ tình, chân thực thiết tha.
“Tức nước vỡ bờ”
(Tắt đèn-)
Ngô Tất Tố
Tiểu thuyết
Tự sự
Phê phán sự tàn ác của chế độ PK thực dân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của người phụ nữ nông thôn.
Nhân vật cũng như hiện thực được khắc họa một cách sinh động, chân thực
“Lão Hạc”
Nam Cao (1915-1951)
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nét đẹp nhân phẩm của họ.
Nhân vật được khắc hoạ sắc nét, lời kể chân thực, sinh động, đậm chất trữ tình và triết lí.
 Hoạt động 3 : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học:
 Mục tiêu :Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học.
 Phương pháp : vấn đáp, gợi tìm
 Thời gian : 10 phút
Dựa vào các văn bản truyện ký Việt Nam em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học ?
2.Giá trị nội dung và nghệ thuật:
-Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945( bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân)
-Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
-Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự( kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật) 
Hoạt động 4 : Luyện tập
 Mục tiêu : Phát hiện các chi tiết tiêu biểu của thể loại truyện kí trong một tác phẩm đã học.
 Phương pháp :luyện tập, gợi tìm, tổng hợp.
 Thời gian : 10 phút
HS đọc mục 3/104, xác định yêu cầu của BT?
GV gợi ý HS giải BT:
- Đoạn văn? Nhân vật nào? Trong tác phẩm nào?
- Giải thích:
+ Lí do yêu thích: Về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.
HS đọc BT đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Nhận xét, bổ sung.
3. Nhân vật và đoạn văn thích nhẩt: 
Hoạt động 5 : Củng cố
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
Trong các văn bản truyện kí trên em hãy rút ra  ... o tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Phương pháp : thuyết trình
 Thời gian : 1 đến 2 phút.
Ở các lớp trước, các em đã được học về văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm và văn nghị luận. Tiết học này cô sẽ giới thiệu với các em về một kiểu loại vb khác: Văn thuyết minh. Vậy văn thuyết minh có đặc điểm, vai trò ra sao? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Ghi lại lời giới thiệu
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
 Mục tiêu: HS làm quen với văn bản thuyết minh
 Phương pháp :thuyết trình, vấn đáp,gợi tìm, qui nạp
 Thời gian : 15 phút
HS đọc từng vb Sgk/114, 115, 116
? 3 vb “Cây dừa Bình Định”; “Tại sao lá cây có màu xanh lục”; “Huế” trình bày vấn đề gì?
( - “Cây dừa Bình Định”: Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Ở đây tác giả giới thiệu về cây dừa Bình Định gắn với người dân Bình Định.
 - “Tại sao.màu xanh lục”: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
 - “Huế”: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.→3 vb nhằm mục đích trình bày một vấn đề( Huế, cây dừa Bình Định) hoặc giẳ thích một vấn đề (tại sao))
? Em thường gặp các loại vb đó ở đâu?	
( Trong nhiều lĩnh vực: Báo chỉ, sách vở)
? Hãy kể thêm một số vb cùng loại mà em biết?
( “Cầu Long Biên-một chứng nhân lịch sử; “Thôn tin về ngày trái đất năm 2000”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “Động Phong Nha”; “Ca Huế trên Sông Hương”.)
GV: Hướng dẫn HS phân biệt với các kiểu vb đã học để hiểu tính chất chung của vb thuyết minh.
? Nội dung của vb tự sự là gì? Ở đây có nội dung đó không?
( Vb tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Ở đây không có nội dung đó.)
? Vb miêu tả có nội dung gì? Ở đây có như thế không?
( Vb miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. Ở đây chủ yếu là làm cho người ta hiểu.)
? Vb nghị luận có nội dung gì? Ở đây có như vậy không?
( trình bày ý kiến, luận điểm; ở đây chỉ có kiến thức.)
? Vb hành chính công vụ có nội dung gì? giống vb thuyết minh không?
( Trình bày quan điểm, nguyện vọng thông báo còn vb thuyết minh không có.)
? Các vb trên có thuộc một trong nhiều kiểu vb trên không?
( Không phải)
GV: Chúng thuộc vb thuyết minh. Vậy thế nào là vb thuyết minh? Nó có đặc điểm gì?
( VB thuyết minh là kiểu vb riêng biệt mà các kiểu vb khác không thể thay thế được.)
? Vậy vb thuyết minh có vai trò ntn trong cuộc sống?
( Được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, ngành nghề nào cũng cần đến.)
? Đặc điểm chung của vb thuyết minh là gì?
( - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng
 - Cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng giúp người đọc hiểu biết đúng đắn, chính xác đầy đủ về Svht đó.
 - VB thuyết minh ngôn ngữ phải được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
 - Vb thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bặc buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như Tpvh)
? Trong đó đặc điểm nào quan trọng nhất để phân biệt vb thuyết minh với các kiểu vb khác?
( Tính khách quan của tri thức; không thể bịa đặt, tưởng tượng mà có được.)
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
-Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
-Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống.
-Tính chất: khách quan, chân thực, hữu ích
Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng.
 Hoạt động 3 : Luyện tập
 Mục tiêu :Giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập để củng cố kiến thức.
 Phương pháp : gợi tìm, luyện tập
 Thời gian : 20 phút
HS đọc BT 1, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT: 
- GV: Nhận xét, bổ sung.
HS đọc BT 2, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT: 
- GV: Nhận xét, bổ sung.
HS đọc BT 3, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT: 
GV: Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
1. Xác định kiểu văn bản:
Các vb a, b cung cấp những thông tin khách quan, xác thực và hữu ích về các lĩnh vực lịch sử và khoa học sinh học. Đồng thời xét về mặt ngôn ngữ cũng như phương pháp trình bày, chúng ta có thể khẳng định những vb đã cho là Vb thuyết minh.
Bài tập 2: Vb “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là một vb nghị luận, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng trong vb tác giả sử dụng phương thức thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đối với đời sống và sức khoẻ con người. Phần thuyết minh có tác dụng làm cho đề nghị nêu ra có sức thuyết phục cao.
Bài tập 3: Với ý nghĩa như một thao tác, thuyết minh cần thiết cho tất cả các loại vb. Chỉ có điểu tuỳ theo từng đối tượng, với mục đích khác nhau mà người viết sử dụng thao tác thuyết minh theo những cách khác nhau. Ở các loại vb không thuộc kiểu thuyết minh, thao tác thuyết minh giúp cho người viết làm sáng rõ nội dung, khắc sâu những điều cần thiết, giúp người đọc tiếp nhận tích cực hơn.
Hoạt động 4 : Củng cố:
 Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
 Phương pháp :khái quát hoá
 Thời gian : 5 phút
- Thử phân biệt giữa vb tự sự, vb biểu cảm, nghị luận, miêu tả với vb thuyết minh?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian: 3 phút
a. Bài vừa học:
- Nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ.
- Hoàn thành BT
b. Bài sắp học: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của văn bản, kiểu loại văn bản.
- Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Chuẩn bị giải đáp các câu phần đọc-hiểu văn bản.
KIỂM TRA:
Tiết 41 KIỂM TRA VĂN
Ngày soạn: 22/ 10/ 10
Ngày dạy: 25/ 10/ 10
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra củng cố kiến thức của HS sau bài ôn tập truyện kí hiên đại Việt Nam.
2 .Kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh.
3 .Thái độ: Giáo dục HS thái độ nghiêm túc khi làm bài.
B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài kiểm tra của HS:
.-Kiểm tra giấy bút.
C. Bài mới:
1.Ma trận đề kiểm tra: 
Ma trận đề kiểm tra văn 8 đề 1:
Lĩnh vực kiến thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C2
Trong lòng mẹ
C1
C4
Tức nước vỡ bờ
C3
Tổng số điểm:
2
3
2
3
2.Đề kiểm tra:
1.Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng ?
2.Nhân vật “ tôi” có những hồi tưởng gì về ngày đầu tiên đi học của mình ?
3..Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố 
4.Chứng minh rằng văn Nguyên Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ giàu yếu tố biểu cảm
3. Đáp án:
1.Nguyên Hồng ( 1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. 
Sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ với chủ đề chính là những người lao động nghèo khổ đặc biệt là phụ nữ và nhi đồng. 
Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.
Những ngày thơ aúu là tập hôì kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả.
2.Nhân vật “ tôi” có những hồi tưởng gì về ngày đầu tiên đi học của mình:
-Không khí của ngày hội tựu trường : náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
-Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
3.Diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
-Khi nói với nhân vật cai lệ chị Dậu ba lần thay đổi cách xưng hô: ông – cháu; ông- tôi; mày- bà
-Cách xưng hô ấy đã phản ánh diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu:
+Lúc đầu mềm mỏng, nhún nhường trước nhà chức trách.
+Tiếp theo chị rất tức giận nhưng cố kiềm chế không muốn làm cho tình hình căng thẳng thêm
+Cai lệ không tha vẫn sấn đến trói anh Dậu, cuối cùng chị đã liều mạng cự lại.
-Tâm lí của chị Dậu diễn biến theo trình tự hợp lí, từ nhún nhường sang bực bội, kiềm nén, cuối cùng không cần kiềm giữ muốn ra sao thì ra.
=> Diễn biến tâm lí chuyển từ đấu trí sang đâu lực.
4.Đoạn văn Trong lòng mẹ giàu yếu tố biểu cảm vì:
-Đây là văn tự sự nhưng chỉ kể hai việc: cuộc nói chuyện của bé Hồng với người cô và việc Hồng gặp mẹ.
-Những nội dung được trình bày chủ yếu thể hiện tình cảm cháy bỏng của chú bé khao khát tình mẹ, niềm sung sướng vô bờ khi gặp lại mẹ.
-Đoạn trích nói nhiều đến những tình cảm mạnh mẽ của một chú bé thương yêu mẹ, căm thù những cổ tục đã đày đọa mẹ.
Ma trận đề kiểm tra văn 8, đề 2
Lĩnh vực kiến thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C2
Lão Hạc
C1
C4
Trong lòng mẹ
C3
Tổng số điểm:
2
3
2
3
Đề 2:
1.Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao ?
2.Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhân vật tôi kể lại theo trình tự như thế nào ?
3. Phân tích niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ ? Qua đó em có nhận xé gì về vẻ đẹp của tình mẫu tử ?
4. Chứng minh rằng lão Hạc là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp ?
Đáp án:
1. Nam Cao ( 1915- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc về đề tài người nông dân và người trí thức nghèo.
Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân được đăng báo năm 1943.
2. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhân vật tôi kể lại theo trình tự thời gian theo diễn biến tự nhiên của sự việc:
-Buổi mai hôm ấy, mẹ âu yếm dẫn đi trên con đường làng.
- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người và sau hồi trống thúc, học trò sắp hàng đi vào lớp.
-Khi nghe gọi tên và rời khỏi mẹ, đi cùng các bạn vào lớp.
-Vào lớp học và bắt đầu giờ học đầu tiên.
3.Phân tích niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ :
- Chạy theo mẹ vội vàng, lập cập -> khát khao được gặp mẹ.
-Cậu bé khóc nhưng đây là những giọt nước mắt bị dồn nén, những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc.
-Niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở trong lòng mẹ. Đây là đoạn văn được viết trong niềm say mê.
=> Cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp không có điều gì có thể chia cắt.
4. Chứng minh rằng lão Hạc là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp :
-Thương con vô bờ bến
-Có tấm lòng nhân hậu thật đáng quí.
-Có lòng tự trọng , nhân cách trong sạch và ý thức cao về sự sống.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học:
1. Củng cố: 
-Thu bài kiểm tra
-Giải đáp thắc mắc của HS qua bài làm.
2. Hướng dân tự học:
a. Bài vừa học:
-Tuyên dương tinh thần tự giác, trung thực khi làm bài của học sinh.
-Phê bình những HS chưa tốt khi làm bài
 b. Bài sắp học: Luyện nói: “Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
- Ôn tập về ngôi kể.
- Tập luyện nói ở nhà: Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất câu chuyện từ đoạn trích “Anh Dậu sợ quátôi không chịu được” (Chú ý cử chỉ, điệu bộ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 chuan tuan 10 11.doc