Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 88: Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường ( Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 88: Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường ( Hồ Chí Minh)

Ngữ văn- Bài 21- Tiết 88.

Văn bản : Ngắm trăng

 Đi đường

 ( Hồ Chí Minh)

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ , dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời .

- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ .

- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nói lên bầi học đường đời, đường cách mạng .

- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ :rất bình dị tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Kỹ năng:

- HS có kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ TNTT

3. Thái độ:

- HS có tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan trước khó khăn thử thách .

II- KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Nhận thức

2. Giao tiếp

3. xử lí thông tin

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 88: Văn bản: Ngắm trăng, Đi đường ( Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. soan:25/1/2011
N. giảng: 8a..............8b..............
Ngữ văn- Bài 21- Tiết 88.
Văn bản : Ngắm trăng
 Đi đường
 ( Hồ Chí Minh)
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ , dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời .
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ .
- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nói lên bầi học đường đời, đường cách mạng .
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ :rất bình dị tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
2. Kỹ năng:
- HS có kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ TNTT
3. Thái độ:
- HS có tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan trước khó khăn thử thách .
II- Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Nhận thức
Giao tiếp
xử lí thông tin
III- Đồ dùng dạy học:
1. GV: KT về 2 văn bản này.Chuẩn kt-kn
2. HS : soạn bài
IV- Phương pháp:
- Trao đổi đàm thoại.
V- các bước lên lớp
1. ổn định lớp: 1p.s:
2. Kiểm tra bài cũ: 2p
 H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động :
T/ y thiên nhiên đặc biệt sâu sắc ở trong thơ Bác, nhất là hành loạt các bài thơ hay viết về trăng . Trong những tháng ngày bị bắt đó người tù già đẫ bị trói, cổ mang xiềng xích mà bài thơ “Tẩu lộ” ghi laị hình ảnh đó .
 Hoạt động của thầy và trò
 Tg
 Nội dung chính
HĐ1: Đọc và thảo luận chú thích:
- MT: HS đọc được diễn cảm văn bản, hiểu các chú thích khó.
- GV huớng dẫn HS đọc:đọc cả phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa, dịch thơ.Câu 1: nhịp 2-2-3, hoặc 2-5, giọng tương đối bình thản ; câu 2 nhịp 4-3 giọng bối rối; câu 3,4 nhịp 4-3 giọng đằm thắm, vui, sảng khoái .
- GV đọc mẫu 
- 2 HS đọc 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét.
H: Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- 8/1942 HCM từ Pác Bó bí mật lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mang VN bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam trong tù
HĐ2 Tìm hiểu văn bản:
- MT: HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ , dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời .
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ .
HS đọc câu thơ 1
H: Câu thơ đầu kể và nhận xét việc gì ở đâu?
H: Vì sao Bác lại nêu nguyên nhân ấy?
H: Em có nhận xét gì về giong thơ của câu thơ này?
- Giọng thơ bình thản .
- 1HS đọc câu thơ thứ 2 .
H: Thử đối chiếu với nguyên tác& bản dịch nghĩa với bản dịch thơ để thấy cái hay của nguyên tác và sự chưa sát của câu thơ dịch ở chỗ nào?
- Câu 2 : Nai nhược hà( biết làm thế nào) 
 dịch thành “ khó hững hờ” đổi từ câu cảm , thậm chí biến thành câu tả, kể.
H: Qua 2 câu thơ 1-2 em thấy p/c gì của người tù HCM?
- Say đắm thiên nhiên dù thiếu rượu, hoa nhưng cũng ko hề vướng bận bởi vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung vẫn thèm tận hưởng cảnh trăng đẹp.
- HS đọc câu thơ 3- 4.
H: 2 câu thơ thể hiện mối quan hệ và tình cẩm ntn giữa người và trăng?
- Sự giao hoà giữa người và trăng
H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ trên? chúng đem lại hiệu quả nghệ thuật gì? 
- Đối và nhân hoá
- Hiệu quả: đối: + người chủ động đến vối thiên nhiên.
 + Quên đi thân phận tù đày
 + T/y thiên nhiên đến độ quên mình.
 Nhân hoá:
 +trăng nhòm, ngắm- trăng như có linh hồn, trở nên gần gũi thân thiết với người.
H: Hình ảnh song sắt đứng ở giữa người tù – nhà thơ .vầng trăng bè bạn có ý nghĩa gì?
- Có nghĩa đen và nghĩa tượng trưng. Sức mạnh tàn bạo lạ lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng 
H: Cuộc ngắm trăng diễn ra trong điêù kiện ko bình thường nhưng lại thuộc về nhu cầu rất bình thường trong tâm hồn Bác. Theo em đó là nhu cầu nào? nó phản ánh vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của Bác?
 HS thảo luận nhóm -đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét .
- GV nhận xét :- Được giao hoà với thiên nhiên .
- Khao khát cái đẹp, sống cho cái đẹp.
HĐ3 Ghi nhớ: 
- MT: HS cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
H: Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc
HĐ1: Đọc và thảo luận chú thích:
- MT: HS đọc được diễn cảm văn bản, hiểu cácchú thích khó.
- GV hướng dẫn HS đọc: nhấn mạnh các điệp từ ,giọng chậm rãi, suy ngẫm .
- GV đọc mẫu 
- HS đọc 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét .
- GV yêu cầu HS thảo luận chú thích 2,3.
HĐ2: Bố cục:
- MT: HS xác định được bố cục của văn bản.
H: Bài thơ có bố cục ntn?
- C1 ; khai đề
- C2: thừa.
- C3: chuyển
- C4: hợp.
HĐ3 Tìm hiểu văn bản:
- MT: Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nói lên bầi học đường đời, đường cách mạng .
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ :rất bình dị tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
- HS đọc câu thơ 1.
H: Câu đầu của bài thơ nói về việc gì?
- Nỗi gian lao của người đi đường.
H:Từ việc đi đường Tg muốn nói đến cái gì?
H: Em biết bài thơ nào nói về việc đi đường?
- Bài thơ : “Hành lộ nan”
 Hành lộ nan, hành lộ nan
 (Đường đi khó, đường đi khó)
- HS đọc câu thơ thứ 2.
H:Phân tích 2 lớp nghiã của câu thơ này?
- Nghĩa đen:nói đến việc gian lao của tẩu lộ
- Nghĩa bóng:hết khó khăn này đến khó khăn khác, gian truân này đến gian truân khác mà con nngười cách mạng muốn thành công ko thể ko vượt qua.
- 1HS đọc câu thơ3
H:Nhận xét điệp từ “ trùng san” được sử dụng theo kiểu gì? T/d?
- Điệp vòng tròn, bắc cầu, giống như cách điệp các từ “thấy”, “ ngàn dâu” trong bài “ Sau phút chia ly” của Đoàn Thị Điểm, “ chưa ngủ” trong bài “Cảnh khuya” cuả HCM đã học ở lớp 7.
H: Câu thơ này Tg muốn khái quát quy luật gì, mở ra tâm trạng ntn của chủ thể trữ tình ?
- 1HS đọc câu thơ 4
H: Câu thơ thứ 4 tả tư thế nào của ngưòi tù?
- Người tù trong tư thế gò bó, khó chịu nhưng luôn cảm thấy tự do, tranh thủ say sưa thưởng thức, ngắm cảnh đẹp trên đường đi.
- Bao quát toàn cảnh không gian khoáng rộng của thế giới tự do, làm chủ.
H:Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi?
HĐ3 Ghi nhớ.
- MT: HS cảm nhận được nội dung & nghệ thuật của bài thơ.
H: Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
- HS trả lời.
- 1HS đọc phần ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc.
4p
12p
2p
3p
2p
12p
2p
 Bài 1: Ngắm trăng
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1. Đọc :
2.Thảo luận chú thích:
 - CT*
II- Tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu: hoàn cảnh ngắm trăng
“Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa”
- Nêu một nguyên nhân: không rượu, không hoa.
- Nói lên sự thiếu thốn của một tù nhân bị đày đoạ, vô cùng cực khổ.
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
- C2 nói đến cái xốn sang, bối rối trước cảnh đêm trăng quá đẹp
2. Hai câu thơ 3-4:
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
- MQH : người- trăng
 nguyệt- thi gia.
- Phép đối, nhân hoá: tạo nên sự cân đối hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Trăng hết sức gắn bó, thân thiết trở thành tri âm tri kỷ .
III- Ghi nhớ: SGK/40.
Bài 2: Đi đường
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1. Đọc:
2. Thảo luận chú thích:
- CT: 2,3.
 II- Bố cục: 
- 4 phần.
III- Tìm hiểu văn bản:
1. Câu khai đề:
- Cuộc đời khó khăn, đường đời khó khăn.
2. Câu thừa:
- Từ khó khăn này đến khó khăn khác, gian truân này đến gian truân khác mà con người cách mạng ko thể ko vượt qua
3. Câu chuyển:
- Cách điệp từ câu 2 đến câu 3.
- Chuyển mạch thơ ý thơ vút lên theo chiều cao của dãy núi cuối cùng.
- Càng khó khăn, càng gian truân cũng là lúc đích đến đang chờ.
- Khép lại chặng đường tẩu lộ nan của người tù đến thời điểm mới, vị thế mới khắc hẳn.
4. Câu hợp:
- Bao quát toàn cảnh không gian khoáng rộng của thế giới tự do.
- Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người đi đường. Đó lầ hình ảnh người chiến sĩ CM trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh.
III- Ghi nhớ:SGK/40
4. Củng cố và hướng dẫn học bài: 2p
- GV khái quát nội dung bài học .
- Học thuộc lòng 2 bài thơ. 
- Soạn bài : Chiếu rời đô.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet88.doc