Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 27

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 27

TUẦN 01

VĂN BẢN

Tiết 01,02

TÔI ĐI HỌC

Thanh Tịnh

I. Mụch đích yêu cầu:

 Giúp HS :

Cảm nhận được tâm trạng , cảm giác của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

1. Kiến thức :

- Cốt truyện, sự kiện, nhân vật trong đoạn trích tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

- SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC

- Đàm thoại + diễn giảng, thảo luận nhóm

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp : 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Giới thiệu bài mới : 1 phút

 

doc 197 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
VĂN BẢN
Tiết 01,02
TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I. Mụch đích yêu cầu:
 Giúp HS : 
Cảm nhận được tâm trạng , cảm giác của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Kiến thức :
- Cốt truyện, sự kiện, nhân vật trong đoạn trích tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng, thảo luận nhóm
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Ổn định lớp : 1 phút
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài mới : 1 phút
T.Gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
05 phút
20 phút
30 phút
20 phút
05 phút
* Hoạt động 1 :
GV giới thiệu ngắn gọn với HS về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn “ Tôi đi học”
Em hãy cho biết vài nét về tác giả?
GV nhấn mạnh đặc sắc văn xuôi và đề tài của truyện.
“ Tôi đi học” được trích từ đâu?
* Hoạt động 2:hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản và chú thích.
Lưu ý đọc kĩ chú thích 2, 6, 7
* Hoạt động 3 : hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Những gì gợi lên trong lòng nhân vật?
Khung cảnh mùa thu làm cho nhân vật tôi nhớ và kể về buổi tựu trường.
Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn đạt theo trình tự như thế nào?
Thảo luận nhóm :3 phút
 Nhóm 1 :Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác vỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi củng mẹ đến trường:
 HS thảo luận dựa vào SGK trang 05, 06
 Nhóm 2 : Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác vỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi nghe gọi tên mỉnh và phải rởi tay mẹ cùng các bạn vào lớp?
HS thảo luận dựa vào SGK trang 06, 07
Nhóm : Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác vỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi ngồi vào lớp đón giờ học đầu tiên?
HS thảo luận dựa vào SGK trang 08
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này? Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu?
I. Tác giả - tác phẩm.
- Thanh Tịnh ( 1911 -1988 ) tên khai sinh là Trần văn Ninh
- Tác phẩm của ông thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm tình cảm êm dịu trong trẻo.
- “ Tôi đi học” in trong tập “ Gửi mẹ”(1941)
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của của nhân vật trong tác phẩm.
 - Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình:
 + Chuyển biến của cảnh vật sang thu.
 + Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường
 - Những hồi tưởng của nhân vật tôi :
 + Trên con đường con mẹ đến trường.
 + Nhìn ngôi trường, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình, khi rời tay mẹ vào lớp.
 + Lúc ngồi vào chổ và đón nhận bài học đầu tiên
 2. Tâm trạng hồi hộp cảm giác bở ngỡ của nhân vật “ tôi”
- Con đường cảnh vật vốn quen thuộc nhưng tự nhiên thấy lạ → có sự thay đổi lớn trong lòng.
- Cảm thấy trang trọng với bộ quần áo, quyển vở trên tay.
- Vừa lúng túng, vừa muốn thử sức mình nên xin mẹ tự mình cầm tập bút.
- Thấy sân trường dày dặc người, áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi.
- Cảm thấy mình bé nhỏ so với ngôi trường → lo sợ.
- Hồi hộp lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.
- Cảm thấy rất sợ và bật khóc khi rời khỏi tay mẹ
- Cảm thấy xa lạ mà gần gũi với cảnh vật và bạn bên cạnh
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên
3. Nghệ thuật.
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
III. Ý nghĩa văn bản
 Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh 
Củng cố : 2 phút
4.1. Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn đạt theo trình tự nào?
4.2. Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” khi cùng mẹ trên đường đến trường?
4.3. Em có cảm nhận gì về nghệ thuật và ý nghĩa truyện?
Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới “ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ” 
*****************************
TUẦN 01
TIẾNG VIỆT
 Tiết 03
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Mụch đích yêu cầu:
 Giúp HS : 
Phân biệt được các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Biết vận dụng hiểu biết về các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc hiểu và tạo lập văn bản.
 1. Kiến thức.
 Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ 
2. Kĩ năng.
 Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng + Thảo luận nhóm
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Ổn định lớp : 1 phút
Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2.1 Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn đạt theo trình tự nào?
2.2 Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” khi cùng mẹ trên đường đến trường?
2.3 Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn?
Giới thiệu bài mới : 1 phút
T.Gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
20 phút
15 phút
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
GV nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ đã học ở lớp 7.Giới thiệu chủ đề bài học.
* Hoạt động 2: tìm hiểu khái niệm
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK và gợi dẫn HS trả kời câu hỏi.
Nghĩa của từ “động vật” rộng hay hẹp so với nghĩa của các từ “thú, chim, cá”?Vì sao?
Từ “động vật” nghĩa rộng hơn, vì nó bao quát nghĩa của các từ còn lại
Nghĩa của từ “thú” rộng hay hẹp so với nghĩa của các từ “voi, hưu”?
Từ “thú” nghĩa rộng hơn
Nghĩa của từ “chim” rộng hay hẹp so với nghĩa của các từ “tu hú, sáo”?
Từ “chim” nghĩa rộng hơn
Nghĩa của từ “cá” rộng hay hẹp so với nghĩa của các từ “cá rô, cá thu”?
Từ “cá” nghĩa rộng hơn.
Nghĩa cúa từ “thú, chim, cá”rộng hơn nghĩa của từ nào?Và hẹp hơn nghĩa của từ nào?
HS tự bộc lộ.
HS trả lời đúng GV dùng sơ đồ để biểu diễn mốí quan hệ bao hàm này.
* Hoạt động 3: HS rút ra ghi nhớ
Thế nào là từ nghĩa rộng? Thế nào là từ nghĩa hẹp?Cho ví dụ?
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa ?
Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ ngữ?
Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ?
Chỉ ra những từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ?
Tìm 3 từ cùng thuộc phạm vi nghĩa?
I. Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ :
Nghệ thuật 	 văn học
( rộng ) âm nhạc
 hội họa
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
Ví dụ:
văn học
âm nhạc nghệ thuật
 hội họa
( hẹp )
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Ví dụ:
Nhạc rock
	nghệ thuật
	âm nhạc
II. Luyện tập
1/10 Lập sơ đồ 
a.Y phục
quần (quần dài,quần đen ) áo ( áo dài, áo thun )
b.Vũ khí
 súng ( súng trường, đại bác) bom ( bom ba, bom đạn, bom càng)
2/11 Từ nghĩa rộng
Chất đốt
Nghệ thuật.
Thức ăn.
Nhìn.
Đánh.
3/11 Từ ngữ có nghĩa bao hàm.
Honda, xe đạp, ôtô.
Đồng, sắt, nhôm.
Cam, ổi, quýt.
4/11 Những từ không thuộc phạm vi nghĩa:
Thuộc lào.
Thủ quỹ.
Bút điện.
Hoa tai
5/11 Động từ có nghĩa rộng: khóc
 Động từ có nghĩa : nức nở, sụt sùi.
 4 Củng cố : 2 phút
4.1 Thế nào là từ nghĩa rộng? 
4.2.Thế nào là từ nghĩa hẹp?
4.3 Cho ví dụ?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới” Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”
TUẦN 01
TẬP LÀM VĂN
Tiết 04
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. Mụch đích yêu cầu:
 Giúp HS : 
Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản cụ thể.
Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
1. Kiến thức.
- Chủ đề văn bản.
- Những biểu hiện của chủ đề văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản
- Trình bày một văn bản ( nói – viết ) thống nhất về chủ đề.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC
 - Đàm thoại + diễn giảng+ Thảo luận nhóm
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.1 Thế nào là từ nghĩa rộng? 
2.2.Thế nào là từ nghĩa hẹp?
2.3 Cho ví dụ?
3. Giới thiệu bài mới : 1 phút
T.Gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
10 phút
15 phút
* Hoạt động 1:Tìm hiểu chủ đề của văn bản.
Dựa vào kết quả phần đọc hiểu văn bản”tôi đi học”.GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK
Tác giả nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong tuổi thơ của mình?
Từ hiện tại mơ về dĩ vãng
Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
Nội dung của việc trả lời các câu hỏi trên là chủ đề của văn bản”tôi đi học”
Em hãy phát biểu chủ đề của văn bản?
Diển tả kỉ niệm và tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày tự trường đầu tiên
Chủ đề là gì?
* Hoạt động 2: thông qua tính thống nhất chủ đề của văn bản HS sẽ nắm được điều kiện để đảm bảo tính thống nhất của văn bản
- Bước 1: HS phân tích tính thống nhất chủ đề của văn bản” tôi đi học”
Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản”tôi đi học” nói về buổi tựu trường ngày đầu tiên của tác giả?
Căn cứ vào các từ ngữ “ lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.Thấy những em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường. Tôi quên thế nào được, 
- Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích sự chú ý của sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tự trường ngày đầu tiên
Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ nhũng tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật”tôi” trong suốt cả cuộc đời?
Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cảm thấy mình chơ vơ và lúng túng khi những người học trò cũ đã vào lớp
Trong lúc nghe đọc tên quả tim như ngừng đập, giật mình và lúng túng.
Càng lúng túng hơn khi thấy người ta nhìn mình
Dúi đầu vào lòng mẹ và nức nở khóc.
Nhìn thấy các bạn và cảnh vật dường như xa lạ mà thân quen
Tìm những từ ngữ chi tiết nêu lại cảm giác mới lạ xen lẫm bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn bước vào lớp?
Cảm thấy con đường thay đổi vì có sự thay đổi lớn trong lòng.
Ngôi trường hôm nay oai nghiêm và rộng lớn như cái đình làng
→ Các chi tiết ngôn từ văn bản điều tập trung khắc họa tô đậm cảm giác này
- Bước 3: HS hình thành tính thống n ... o ví dụ kiểu câu có sử dụng hành động nói?
	5. Dặn dò: 1 phút
	Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
TUẦN 26
TIẾNG VIỆT
Tiết 99
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
I. Mụch đích yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc-hiểu văn bản nghị luận và tạo ra văn bản lập luận
1. Kiến thức.
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giửa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng.
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp sếp các luận điểm trong bài văn nghị luận
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
 2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.2 Có mấy cách thực hiện hành động nói? Kể ra?
 2.2. Cho ví dụ?
3. Giới thiệu bài mới : 1 phút
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu
15/
10/
10/
Hoạt động 1 Cho hs đọc 3 câu hỏi trong SGK và lựa chọn để trả lời câu hỏi 
luận điểm là gì?
 Luận điểm là tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu lên trong bài nghị luận
 Tại sao chọc c
 Vì (a) vấn đề không phải là luận điểm. Vấn đề là câu hỏi được đặt ra trong bài văn nghị luận để tìm cách giải quyết. Nói cách khác, luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi để giải quyết vấn đề
	(b) vì một bộ phận (khía cạnh) của vấn đề củng không là luận điểm
 Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những luận điểm nào?
 nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm cơ sở,xuất phát)
Sức mạnh to lớnchống ngoại xâm
Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua tấm gương của các anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất.
Những biểu hiện cụ thể, phong phú trong lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập
Khơi gợi và kích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước là nhân vật của Đảng, của mỗi người dân Việt Nam (luận điểm chính để kết luận)
 Hãy xác định luận điểm bài “Chiếu dời đô” như SGK đúng không? Vì sao?
 Không vì chúng chỉ mới là khía cạnh của vấn đề, chưa thể hiện ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
 Trình bày luận điểm của nó.
 1. Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa trên thuận ý trời, theo ý dân, mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài (luận điểm xuất phát)
	2. Các triều Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
	3. Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
	4. Vậy vua sẽ dời đô ra đó (luận điểm chính)
 Rút ra khái niệm luận điểm.
* Hoạt động 2
 Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không?
Nêu trong bài văn, chủ tịch HCM chỉ đưa ra luận điểm”Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước mồng nàn”?
 Vấn đề “tinh thần yêu nước của nhân dân VN”. Nói rõ hơn là tinh thân yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giử nước
- Không thể là sáng tỏ vấn đề vf chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. Dể dàng nêu câu hỏi. 
Vậy xưa tình cảm của dân tộc ta với đất nước như thế nào?
 Trong “chiếu dời đo” Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm”các triều đại trước đang đã nhiều lần thay đổi kinh đô đế Đại la.
 Vấn đề chính của bài chiếu có thể đạt được không? Vì sao?
 Không, vì luận điểm trên chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô về Đại la, vấn đề chính của bài chiếu. Bởi người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đômột cách cụ thể thuyết phục?
Em có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề trong bài văn nghị luận?
* Hoạt động 3
 Cho HS đọc 2 hệ thống và lựa chọn hệ thống nào là phù hợp
 Hệ thống 1: chính xác phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, trình bày mạch lạc. Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng liên kết chặt chẽ, hô ứng với nhau, cùng làm sáng tỏ một vấn đề, toàn diện và đủ sức thuyết phục
 từ sự tìm hiểu trên, các em rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Hoạt động 4 cho học sinh thảo luận nhóm sau đó đại diện trình bày
Bài tập 1/75
Bài tập 2/75
I. Khái niệm luận điểm:
	Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài
II.Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
	Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vần đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là mộ hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)
- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa có cần sự phân biệt với nhau
- Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận
IV. Luyện tập:
Cả 2 luận điểm đều không đúng
	Luận điểm đúng là: nguyễn trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đahi lúc bấy giờ.
	2. a, luận điểm sẻ chọn là tất cả trừ: nước ta có truyền thống giáo dục lâu đời
	 B, sắp xếp: a3, a2, a1, a5, a4, a6
	4. Củng cố: 3/
	- Luận điểm là gì?
	- Luận điểm và vấn đề có mối quan hệ ra sao?
	- Giữa các luận điểm trong bài có mối quan hệ như thế nào?
	5. Dặn dò: 1/
	Học bài, làm bài, chuẩn bị bài tiếp theo
TUẦN 26
TIẾNG VIỆT
Tiết 100
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận
Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và qui nạp
II. Chuẩn bị:
Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng
Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án
III. Tiến trình lên lớp: 
	1. Ổn định lớp: 1/
	2. Kiểm tra bài cũ: 5/
	- Luận điểm là gì?
	- Giữa luận điểm và vấn đề có mối quan hệ như thế nào
	- Giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ ra sao?
3. Dạy bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu
20/
15/
Hoạt động 1
 Cho hs đọc hai đoạn văn chia nhóm thảo luận những câu hỏi trong SGK
 Đâu là câu chủ đề (nêu luận điểm) ở mỗi đoạn?
a. Luận điểm đặt ở cuối đoạn: Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, củng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
Đó là kiểu quy nạp
Cách lập luận
+ Vốn là kinh đô cũ
+ Vị trí trung tâm trời đất
+ Thế đát quí hiếm, rồng cuộn hổ ngồi
+ Dân cư đông đúc, muôn vật p2, tốt tươi
+ Nơi thắng địa
+ Kết luận: xưng là kinh đô muôn đời → lâp luận mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục
b. Câu chủ đề nêu luận điểm là câu đầu đoạn “Đồng bào tangày trước”
- Đó là đoạn diễn dịch
- Cách lập luận: theo lứa tuổi (già, nhi đồng, trẻ thơ) theo vùng, miền (kiều bào nước ngoài, vùng tạm bị chiến, miền ngược, miền xuôi) theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao ( chiến sĩ ngoài mặt trận – hậu phương, phụ nữ - bà mẹ, công nhân – nông dân, điền chủ)
è Cách lập luận thật toàn diện , đầy đủ vừa khái quát vừa cụ thể.
Khi trình bày luận điểm ta cần chú ý điều gì? Thế nào là đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
Cho hs đọc đoạn văn (H) và trả lời câu hỏi: Xác định luận điểm và câu chủ đề đặt ở vị trí nào? Từ đó xác định kiểu đoạn văn trên?
Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối “cho thằng nhà giàu rước chó giai caaso nó ra”
è Đây là đoạn văn nghị luận quy nạp
Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao?
Cách lâp luận tương phản: đặt câu chó bên người ; đặt cảnh xem chó, vồ vập mua chó, sung sướng, bù khs vì chó bên cạnh giống chó mà với người bán chó (Chị Dậu)
è Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh làm rõ luận điểm “bản chất chó má của giai cấp địa chủ”
Nếu thay thay đổi trật tự sắp xếp thì có arnhh hưởng đến đoạn văn như thế nào?
Nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghi Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yêu quý gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn
è Cách sắp xếp của tác giả là chặt chẽ, không thể đổi tùy tiện
Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đều được sắp xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì?
 Làm cho đoạn văn xoáy vào luận điểm, chủ đề, làm cho bản chất chó (Thú vật) của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhình khách quan và khinh bỉ của người phê bình.
Hoạt động 2
Cho hs đọc bài tập, thảo luận nhóm, sau đó đại diện trình bày
Bài tập 1/81
Bài tập 2/82
Bài tập 4/81
I. Trình bày luận điểm trong một đoạn văn nghị luận:
	Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý:
Thể hiệ rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề
Luận điểm trong đoạn văn được trình bày theo 2 cách:
	+ Đoạn diễn dịch: câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên 
	+ Đoạn quy nạp: câu chủ đề thường đặt ở vị trí cuối cùng
	- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bậc luận điểm
	- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn đẻ sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục
II. Luyện tập:
1. Diễn đạt ngắn gọn:
	a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu
	b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ
	2. Câu chủ đề: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế”
	- Luận điểm: Tế Thanh là một nhà thơ tinh tế à diễn dịch
	+ Luận cứ 1: Tế hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
	+ Luậ cứ 2: thơ ông đưa vào thế giới rất gần giũ thường tạo cho cảnh vật”
	- Các luận cứ được tác giả sắp xếp theo trình tự tăng tiến , luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước . Nhờ thế mà độc giả cảm thấy hứng thú không ngừng
	3. Các luận cứ được sắp xếp như sau:
	- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu
	- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích
	- Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội , dễ nhớ, dễ làm.
	- Vì thế, vẫn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
	4. Củng cố: 3 phút
	- Khi trình bày luận điểm trong văn nghị luận ta cần chú ý điều gì?
	- Thế nào là đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp?
	5. Dặn dò: 1 phút
	Học bài, làm bài tập số 3, chẩn bị bài “bàn luận về phép học”
TUẦN 27
VĂN BẢN
Tiết 101
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận
Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và qui nạp
II. Chuẩn bị:
Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng
Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án
III. Tiến trình lên lớp: 
	1. Ổn định lớp: 1/
	2. Kiểm tra bài cũ: 5/
	- Luận điểm là gì?
	- Giữa luận điểm và vấn đề có mối quan hệ như thế nào
	- Giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ ra sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 ckt moi.doc