Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 29

KIỂM TRA VĂN

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs :

- Ơn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn

B.Chuẩn bị :

1.Thầy : Hướng dẫn hs học tập chuẩn bị kiểm tra, Soạn đề cùng đáp án

2.Tro : học bài

C.Tiến trình lên lớp :

1,Ổn định tổ chức :

2,Kiểm tra bài cũ :

3,Bài mới :

I.Trắc nghiệm : (3 điểm) Đọc các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng trong các câu sau .

Câu 1 : Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, điều quan trọng nhất Thế Lữ muốn thể hiện là gì ?

A.Tình cảm yêu nước nồng cháy . B. Khát vọng tự do mãnh liệt .

C. Nỗi nhớ về một quá khứ vàng son . D. Khát vọng làm chủ thế giới .

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 : 	 Ngày soạn : 18/03/2011
Tiết 113 : 	 Ngày dạy : 21/03/2011
KIỂM TRA VĂN
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs :
- Ơn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn 
B.Chuẩn bị :
1.Thầy : Hướng dẫn hs học tập chuẩn bị kiểm tra, Soạn đề cùng đáp án 
2.Trò : học bài 
C.Tiến trình lên lớp :
1,Ổn định tổ chức :
2,Kiểm tra bài cũ :
3,Bài mới :
I.Trắc nghiệm : (3 điểm) Đọc các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng trong các câu sau . 
Câu 1 : Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, điều quan trọng nhất Thế Lữ muốn thể hiện là gì ? 
A.Tình cảm yêu nước nồng cháy . B. Khát vọng tự do mãnh liệt . 
C. Nỗi nhớ về một quá khứ vàng son . D. Khát vọng làm chủ thế giới . 
Câu 2 : Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết theo thể thơ gì ? 
A. Thể thơ tự do . B. Thể thơ mới . C. Thể thơ lục bát . D. Thể thơ ngũ ngôn . 
Câu 3 : Hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” của Tế Hanh sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Aån dụ. D. Hoán dụ .
Câu 4 : Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu ?
A. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục.
B. Buồn bực, vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
C. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn tù ngục.
Câu 5 : Nhận định nào nói đúng về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh . 
B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ. 
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế cách mạng . 
D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc .
Câu 6 : Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường” của Bác Hồ ? 
A . Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh. 
B. Để thành công trong cuộc sống, con người cần phải chớp lấy thời cơ. 
C. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
D. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ thành công.
Câu 7 : Dịng nào nĩi dúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xĩt về việc đĩ, khơng thể khơng dời đổi” 
A. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đơ. 
B. Phủ định sự cần thiết phải dời đổi kinh đơ. 
C. Phủ định sự đau xĩt của nhà vua trước việc phải dời đơ. 
D. Khẳng định lịng yêu nước của nhà vua.
Câu 8 : Lý do nào khiến Trần Quốc Tuấn nêu cả gương đời trước và đương thời ?
A. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ . 
B. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình. 
C. Để tăng sức thuyết phục đối với tì tướng. 
D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.
Câu 9 : Mục đích của “Việc nhân nghĩa” thể hiện trong “Bình ngô đại cáo” ?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 10 : Theo Nguyễn Thiếp, lối học hình thức, cầu danh lợi có thể mang đến hậu quả gì ? 
A.Dân trí suy giảm. B.Kinh tế đình trệ. C.Văn hoá thấp kém. D. Nước mất, nhà tan.
Câu 11 : Khi chiến tranh kết thúc, những người dân thuộc địa đi lính cho Pháp đã được đối xử như thế nào ? 
A. Họ mặc nhiên trở về đị vị của “giống người hèn hạ, bẩn thỉu” không những thế còn bị bóc lột trắng trợn .
B. Họ đều trở về với gia đình, với quê hương bản quán .
C. Họ được chính quyền thực dân ghi công . 
D. Họ được tạo điều kiện thuận lợi để sinh sống .
Câu 12 : Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào cái gì ?
A.Những con ngựa. B.Gã phu trạm. C.Bản thân họ. D.Những con đường thuận tiện.
II.Tự luận : (7 điểm) .
Câu 1 : Theo Ru – xô thì đi bộ ngao du có tác dụng gì ? (2 điểm) . 
Câu 2 : Qua đoạn trích “Thuế máu” Nguyễn Aùi Quốc đã vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ như thế nào ? (5 điểm) .
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 8.
Phần I : Trắc nghiệm khách quan : ( 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm ) .
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
B
D
A
C
B
D
A
C
B
D
A
C
II.Tự luận : (7 điểm) .
Câu 1 : Học sinh nêu được ba tác dụng chính của đi bộ ngao du là hoàn toàn tự do, mở mang tầm hiểu biết và làm giàu trí tuệ, tăng cường sức khỏe và tinh thần.
Câu 2 : Vạch trần thủ đoạn lừa gạt, bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người dân bản xứ. Văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dan thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
4.Hướng dẫn về nhà : 
- Soạn bài “Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục”
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 29 : 	 Ngày soạn : 21/03/2011
Tiết 114 : 	 Ngày dạy : 23/03/2011
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
A.Mức độ cần đạt : 
- Nắm được cách sắp xếp và hiệu quả của sự sắp xếp trật tự từ trong câu, từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
1.Kiến thức :
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu .
- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau .
2.Kĩ năng :
 - Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học .
 - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ .
3.Thái độ : có ý thức lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C.Phương pháp : thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi, trang phục.
2.Kiểm tra : 
3,Bài mới : Khi nói cũng như khi viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước cái sau, ví dụ : phát âm tiếng này rồi mới sang tiếng khác, viết chữ này rồi mới đến chữ kia, nói câu trước rồi mới tới câu sau ,Trình tự sắp xếp các từ trong câu được gọi là trật tự từ.
Vậy trật tự từ trong câu phải như thế nào để đạt hiệu quả ?Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
Hoạt động 1 : Gọi hs đọc đoạn văn và 3 câu hỏi trong sgk .
 (?) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? 
(Chia lớp thành 3 nhóm thi tìm nhanh, tìm nhiều cách sắp xếp) .
1.Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ :
2.Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất :
3.Thét bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất :
4.Bằng giọng khàn khàn của 1 người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét :
5.Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét :
6.Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét :
(?) Để diễn đật nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ ? 
- Có 6 cách sắp xếp trật tự từ 
(?)Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ? ( HSTLN) .
- Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước 
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau 
- Việc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.
(?) Hãy thử cọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy ? ( HS TL theo bàn)
(?) Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không ? Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu?
Hoạt động 2 : Gọi hs đọc đoạn a, b phân 1.II
(?) Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì ? 
a, - “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng ” Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động 
- “ Chị Dậu xắm mặt ..” Cũng thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động 
b, “ Cai lệ và người nhà Lí trưởng ” Thể hiện thứ bấc cao thấp của các nhân vật ( cai lệ có địa vị xh cao hơn người nhà lí trưởng) và thứ tự xuất hiện của của các nhân vật : Cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau
- Trật tự trong cụm từ roi song, tay thước và dây thừng tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước : cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng 
(?) So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận của câu in đậm dưới đây ? ( HSTLN)
-Cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo về sự hài hoà về ngữ âm) .
(?) Từ những điều đã phân tích ở các mục Ivà II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ? ( sgk)
Hoạt động 3 : 
I.Tìm hiểu chung :
1.VD: Có 6 cách sắp xếp mới .
* Bảng sơ kết 
câu
Nhấn mạnh
sự hung hãn 
Liên kết chặt 
Với câu 
đứng trước 
Liên kết
chặt với 
câu đứng 
sau 
2
_
+
+
3
_
+
_
4
_
_
+
5
_
_
+
6
+
_
+
à Trong một câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp .
2.Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
- Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động
- Thể hiện thứ bấc cao thấp của các nhân vật (cai lệ có địa vị xh cao hơn người nhà lí trưởng) và thứ tự xuất hiện của của các nhân vật
- Thể hiện hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo về sự hài hoà về ngữ âm)
II,Luyện tập :
a,Cụm từ trong câu văn của Bác Hồ : Kể tên các v ... g Hoan : lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở hai đầu hai vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước . 
III.Hướng dẫn tự học : 
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một câu văn, câu thơ cụ thể.
- Soạn bài : tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
E.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 29 : 	 Ngày soạn : 20/03/2011
Tiết 115 : 	 Ngày dạy : 23/03/2011
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs:
- Củng cốø nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bày diễn đạt, sắp xếp luận điểm, phát triển luận cứ, luận chứng 
- Rèn kĩ năng tự nhận xét bài viết của bản thân sau khi đã được GV nhận xét, hướng dẫn, kĩ năng tìm các hệ thống luận điểm, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận .
B.Chuẩn bị :
1.GV :Dự kiến khả năng tích hợp: Với phần văn ở vb Đi bộ ngao du, phần Tiếng việt ở vb Lựa chọn trật tự từ .Đáp án .
2.HS : Lập lại dàn ý chi tiết.
C.Tiến trình lên lớp :
1,Ổn định tổ chức :
2,Kiểm tra bài cũ :
3,Bài mới : 
A,Đề bài : Giải thích câu nói của M. Go- rơ – ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” .
B,Yêu cầu : 
- Thể loại : Giải thích
- Nội dung : câu nói của M. Go- rơ – ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” 
C,Dàn bài :
- MB : Giới thiệu câu nói của M. Go- rơ – ki và hướng giải thích 
- TB : Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích .
+ Giải thích những luận “ Thế nào là yêu sách ? 
+ Nguồn kiến thức là gì ?
+ Vì sao chỉ có kiến thức mới là con đường sống ?
- KB : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
D,Nhận xét :
* Ưu điểm : đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt khi giải thích một câu nói .
- Bài viết đã làm cho người đọc nhận thức được rõ hơn về vai trò của sách đối với đời sống của con người .
- Trong bài đã biết kết hợp cả yếu tố biểu cảm trong bài viết, làm cho bài viết sinh động hơn.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ .
- Bố cục của bài văn đầy đủ 3 phần, rõ ràng, hợp lí .
* Hạn chế : Tuy nhiên con một số em con lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao .
- Trình bày còn cẩu thả, viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều .
- Bố cục chưa rõ ràng, chưa có sự liên kết giữa 3 phần .
- Một số em còn lẫn lộn giữa văn giải thích và chứng minh .
E,Sửa lỗi :
Câu sai
Sửa
 Giữa các phần MB,TB,KB chưa có từ liên kết 
Sách là một đồ vật dùng để cung cấp kiến thức 
Sách là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là cong đường sống 
 Cần phải có các từ như : Thật vậy, đúng vậy 
Nhầm lẫn với thể loại thuyết minh” Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. 
Sai lỗi chính tả “con”
 G,Đọc những bài khá và yếu : để hs nhận xét 
4.Hướng dẫn về nhà : Về nhà viết lại bài tập làm văn ( những em điểm dưới trung bình ) 
- Soạn bài “Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ”
5.Rút kinh nghiệm : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29 : 	 	Ngày soạn : 22/03/2011
Tiết 116 : 	 	Ngày dạy : 26/03/2011
TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ
MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mức độ cần đạt : 
- Nắm được cách sắp xếp và hiệu quả của sự sắp xếp trật tự từ trong câu, từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
1.Kiến thức :
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, Thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận .
- Nắm được cách thúc cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận .
2.Kĩ năng :
Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn ghị luận . 
3.Thái độ : có ý thức đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
C.Phương pháp : thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi, trang phục.
2.Kiểm tra : 
Trong bài văn nghị luận , bên cạnh yếu tố nghị luận là chủ ỵếu ( hệ thống luận điểm , luận cứ ) còn có các yếu tố nào khác ?
- Câu văn “ Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” Thể hiện yếu tố gì và ntn trong bài văn nghị luận ?
3,Bài mới : Bên cạnh yếu tố biểu cảm, trong bài văn nghị luận còn có 2 yếu tố khác có thể và cần thiết tham gia . Đó là yếu tố miêu tả và tự sự . Nhưng đây không phải là miêu tả và tự sự riêng biệt, riêng rẽ như trong 2 kiểu vb này đã được học ở lớp 6 . Vậy vai trò và đặc điểm riêng của 2 yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận ntn, đến mức nào, có gì khác với miêu tả, tự sự trong bài văn miêu tả, tự sư ï?
Hoạt động 1 : Gọi hs đọc 2 đoạn văn 
(?) 2 đoạn văn ấy đã tạo lập ra nhắm mục đích gì là chủ yếu ? 
( Hai đoạn văn kể về thủ đoạn bắt lính và cũng tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính )
(?) Vậy 2 đoạn trích trên có phải là văn tự sự và văn miêu tả không ? Vì sao? 
(Hai đoạn văn đó vẫn không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà là người viết nhằm tới mục đích vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là “ mộ lính tình nguyện”. Vì thế, hai đoạn trích của Người phải nằm trong số vb nghị luận )
(?) Hãy loại bỏ yếu tố tự sự trong đoạn trích a chỉ còn lại yếu tố nghị luận, xem việc bắt lính kì quặc và tàn ác, đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không ? 
(?)Hãy loại bỏ yếu tố miêu tả trong đoạn trích b chỉ còn lại yếu tố nghị luận, xem chúng ta có hình dung ra sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “ lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?
(?) Từ việc tìm hiểu trên , em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu miêu tả trong văn nghị luận ? (ghi nhớ )
Yêu cầu hs đọc đoạn văn 2 .
(?) Trong vb nghị luận đó có các yếu tố tự sự và miêu tả không ? Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong vb trên và cho biết tác dụng của chúng ? ( HSTLN)
* Yếu tố tự sự và mt trong truyện Chàng Trăng: - Kể chuyện thụ thai , mẹ bỏ lên rừng . Chàng không nói, không cười ; cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đê đêm soi dòng thác bạc Pông – gơ - nhi
 * Yếu tố tự sự và mt trong truyện Nàng Han : - Nàng Han liên kết với người kinh, thêu cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm, thắng trận, nàng hoá thành tiên bay lên trời dãy núi Pu – keo vẫn còn những vũng, ao chi chít những vết chân voi của nàng Han và người kinh
* Truyện TG : Hoàn toàn không kể, tả.
* Tác dụng : Yếu tố tự sự và miêu tả làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa các truyện 
(?) Vì sao tác giả vb trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ 2 truyện chàng Trăng và Nàng Han , mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết những truyện ấy ?
( Vì mục đích nghị luận, tác giả chỉ kể kĩ càng những chi tiết như chàng Trăng không nói không cười, chàng Trăng cưỡi ngựa đá, sang khi chiến thắng kẻ thù chàng Trăng bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên trên trời sau khi thắng giặc ).
(?) Các em thấy tác giả có miêu tả tràn lan không ? 
* GV chốt : Chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kĩ 
2.Kết luận: (?) Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết : Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận , cần chú ý những gì ? ( ghi nhớ sgk)
I.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
1.Ví dụ :
- Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn 
2.Kết luận : ghi nhớ (sgk/116).
II,Luyện tập :
Bài tập 2 : Trong đề bài này người ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen . Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó
Bài tập 1 : Yếu tố tự sự : - Sắp trung thu
- Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ
- Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cơ, chỉ là những xâu những vật lỉnh kỉnh  đáng ghét của bộ mặt nhà giam 
- Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui đùa, phải làm thơ
* yếu tố miêu tả : Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng 
 - Đêm nay trăng sáng quá chừng . Trong suốt, bao là, huyền ảo, vỗ về 
 - Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. 
- Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nổi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên
- Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ.
- Tác dụng :
- Yếu tố người đọc giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ 
- Yếu tố miêu tả : Làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù – thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của 1 tâm tư ; ở đó, bên trong sự im lặng, có chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành cái đẹp
III.Hướng dẫn tự học : 
- Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả để phân tích tác dụng. 
- Soạn bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc